*Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 20:
* TPT Đội nhận xét thi đua trong tuần.
-Tổng kết điểm thi đua trong tuần 22.
Nhận xét ưu điểm, tồn tại.
- Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường:
+ Thực hiện nội qui nhà trường.
+ HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K.
+ Khui heo đất.
+Tuyên truyền kĩ năng phòng chống dịch covid 19. (Cán bộ Y tế)
+ Tập huấn Phụ trách Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh.(sáng thứ tư khối 4, chiều thứ 4 khối 5).
(Từ ngày 14/ 02/ 2022 đến ngày 18/ 02/ 2022) Thứ ngày Tiết Môn Bài dạy Tiết PPCT Đồ dùng dạy học Điều chỉnh- giảm tải Nội dung tích hợp 2 21/02 1 CC Chào cờ tuần 23 2 T Giới thiệu hình cầu, hình trụ 3 TĐ Phân xử tài tình Tranh SGK 4 TD 5 KH Bài 46-47: Lắp mạch điện đơn giản 6 KH Bài 48: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. 3 22/02 1 T Luyện tập chung trang 128 2 CT Nhớ- viết:Cửa sông 3 LTVC Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Trang 54 4 KC Nhà vô địch Kể chuyện đã nghe, đã đọc Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Chủ điểm «Những chủ nhân tương lai» (tuần 32, 33, 34), GV lựa chọn tổ chức cho HS thực hành 01 bài kể chuyện. 5 AN 4 23/02 sáng 1 T Bảng đơn vị đo thời gian 2 TA 3 TA 4 TĐ Chú đi tuần HS tự học thuộc long ở nhà. 5 TLV Lập chương trình hoạt động 4 23/02 chiều 1 LS Bài 23: Sấm sét đêm giao thừa Chỉ kể lại vắn tắt sự kiện cuộc tiến công Tết Mậu Thân 1968. Không yêu cầu trả lời câu hỏi số 2 2 ĐL Bài 21: Một số nước ở Châu Âu Bài tự chọn. Thêm mục 3. Hy Lạp. Theo hướng dẫn CV 405 BGD_ĐT. 3 ĐĐ Bài 25: Thực hành kĩ năng giữa học kì 2 4 KT Lắp xe cần cẩu( tiết 2) 5 HĐNG CĐ tháng 2: Mừng Đảng mừng Xuân 5 24/02 1 T Cộng số đo thời gian 2 Tin 3 Tin 4 LTC MRVT: An ninh- Trật tự 5 MT 6 25/02 1 T Trừ số đo thời gian 2 TA 3 TA 4 TD 5 TLV Trả bài văn kể chuyện. 6 SH Sinh hoạt lớp tuần 23 Thứ hai ngày 21 tháng 02 năm 2022 Hoạt động trải nghiệm Tiết 3: SINH HOẠT DƯỚI CỜ CHỦ ĐIỂM: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của lễ chào cờ và sự trang nghiêm của lễ. Rèn HS kỹ năng tự quản, tự phục vụ, tính tích cực, tự giác trong học tập, trong thực hiện nề nếp nội quy trường lớp. - Thái độ của HS lúc chào cờ biểu hiện ý thức kỉ luật, niềm tự hào và tình cảm đối với Tổ quốc trong ngày đầu năm học - Chăm ngoan, lễ phép, có hướng phấn đấu để vươn lên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV – TPT Đội: Nội dung chào cờ. Cờ đội, đội trống, đội kèn, kế hoạch tuần 23. - HS: Sắp xếp lớp học gọn gàng ngồi dự lễ chào cờ đầu tuần. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 33’ 1. Nội dung sinh hoạt dưới cờ: ( TPT điều hành thực hiện) *Hoạt động 1: Kiểm tra điều kiện, ổn định tổ chức lớp. - Kiểm tra sĩ số, trang phục. - Ổn định nề nếp. *Hoạt động 2: Chào cờ (Tiến hành tại sân trường) - Chào cờ theo nghi thức Đội do TPT điều hành. *Hoạt động 3: Phương hướng, nhiệm vụ tuần 20: * TPT Đội nhận xét thi đua trong tuần. -Tổng kết điểm thi đua trong tuần 22. Nhận xét ưu điểm, tồn tại. - Phổ biến một số công việc của HS cần thực hiện trong kế hoạch của nhà trường: + Thực hiện nội qui nhà trường. + HS cần thực hiện nghiêm khẩu hiệu 5K. + Khui heo đất. +Tuyên truyền kĩ năng phòng chống dịch covid 19. (Cán bộ Y tế) + Tập huấn Phụ trách Sao nhi đồng và Đội TNTP Hồ Chí Minh.(sáng thứ tư khối 4, chiều thứ 4 khối 5). * BGH đánh giá và triển khai công việc trong tuần. - Cô Hà – Hiệu trưởng nhắc nhở HS toàn trường về các hoạt động học tập và sinh hoạt tại trường trong tuần 23. 2. Nội dung sinh hoạt trong lớp : ( GVCN điều hành thực hiện) - Hướng dẫn HS tự học. - Phổ biến cách sưu tầm tem để tham gia bài dự thi: “ Biển đảo Việt Nam qua con tem Bưu chính” - Chọn 4 HS tham gia sinh hoạt sao khối 3 - Chọn 2 HS tham gia đội cờ đỏ của trường. - Chọn 2 HS tham gia Kể chuyện theo sách. - Phổ biến ngày giờ sinh hoạt Đội( Chiều thứ 3 tiết 5 hàng tuần). - Lắng nghe. - Học sinh đứng lên, tư thế nghiêm trang, chào cờ. - Nghỉ-Nghiêm! Chào cờ - Chào! - Quốc ca! - Đội ca! “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại – Sẵn sàng.” - Lắng nghe. - Tích cực tham gia. - Lắng nghe , Tích cực tham gia. - Lắng nghe. * HS lắng nghe, thực hiện Tiết 118: Toán GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ. GIỚI THIỆU HÌNH CẦU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hình thành biểu tượng về hình trụ, hình cầu. - Nhận dạng hình trụ, hình cầu. - Xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. Hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. b) Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Một số đồ dùng có dạng hình trụ, hình cầu. HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 15’ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Hình thành biểu tượng về hình trụ, hình cầu. - Nhận dạng hình trụ, hình cầu. - Xác định đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. * Cách tiến hành: a) Hình trụ: * GV đưa ra vài hình có dạng hình trụ: hộp sữa, hộp chè... + Các hình này là hình lập phương? Hình hộp chữ nhật? + Có phải hình dạng quen thuộc không? Có tên là gì? * GV: các hộp này có dạng hình trụ. * GV: treo tranh vẽ hình trụ, chỉ vào hai đáy và hỏi: + Hình trụ có hai mặt đáy là hình gì? Có bằng nhau? * GV: chỉ và giới thiệu các mặt xung quanh. * GV: đưa ra vài hình vẽ không có dạng hình trụ để HS nhận dạng. * GV chốt ý các đặc điểm nhận biết hình trụ. b) Hình cầu: * GV đưa ra vài hình đồ vật có dạng hình cầu: quả bóng, quả địa cầu và giới thiệu: Quả bóng có dạng hình cầu. - GV: treo tranh vẽ hình cầu, các vật hình cầu: quả bóng bàn, ....đồng thời GV đưa một số đồ vật không phải hình cầu: quả lê, quả trứng,.... + Yêu cầu HS chỉ ra các vật là hình cầu và các vật không phải là hình cầu. - HS quan sát. - Không. - Quen thuộc nhưng không biết tên. - 2 hình tròn bằng nhau. - HS quan sát. - HS xác định - HS nghe. - HS theo dõi và ghi nhớ. - HS xác định hình. - HS chỉ và thao tác 15’ 3. Hoạt động thực hành: * Mục tiêu: Nhận dạng, xác định được hình trụ, hình cầu. * Cách tiến hành: Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi tìm hình trụ. - HS trình bày. Lớp nhận xét - GV nhận xét, đánh giá. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - HS thảo luận nhóm đôi tìm đồ vật có dạng hình cầu. - HS trình bày. Lớp nhận xét. * Trò chơi: 2 đội thi viết tên các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu. - HS đọc. - HS thảo luận nhóm - HS trình bày kết quả thảo luận. - HS đọc. HS thảo luận. - Nhiều đội tham gia chơi, lớp làm cổ động viên và giám khảo. 3’ 4.Hoạt động vận dụng: - Nêu cách nhận biết hình trụ, hình cầu. - Xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau. - HS nghe và thực hiện - HS nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------o0o----------------------------------------- Tiết 45: Tập đọc PHÂN XỬ TÀI TÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Chuyện ca ngợi trí thông minh tài xử kiện của vị quan án.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) . - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật. Hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: Tích cực, chăm chỉ luyện đọc. b) Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi: - Chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng? - Nêu ý nghĩa của bài thơ ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - Phải đi qua đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc. - Ca ngợi Cao Bằng, mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang giữ gìn biên cương đất nước. - HS nghe - HS ghi vở 12’ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn và từ khó. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Hiểu được quan án là người thông minh, có tài xử kiện ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) . * Cách tiến hành: 2.1. Luyện đọc: - Mời một HS khá đọc toàn bài. - GVKL: bài chia làm 3 đoạn - Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn. - Gv kết hợp hướng dẫn đọc từ ngữ khó và hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài: Giải nghĩa thêm từ : công đường - nơi làm việc của quan lại; khung cửi - công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ; niệm phật - đọc kinh lầm rầm để khấn phật. - YC HS luyện đọc theo cặp. - Mời một, hai HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu bài văn : giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, thể hiện niềm khâm phục trí thông minh, tài sử kiện của viên quan án; chuyển giọng ở đoạn đối thoại, phân biệt lời nhân vật: + Giọng người dẫn chuyện: rõ ràng, rành mạch biểu lộ cảm xúc + Giọng 2 người đàn bà: ấm ức, đau khổ. +Lời quan: ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm. -1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp lắng nghe. - HS chia đoạn: Bài chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến . Bà này lấy trộm. + Đoạn 2: Tiếp theo đến kẻ kia phải cúi đầu nhận tội. + Đoạn 3: Phần còn lại. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + Lần 1: 3HS đọc nối tiếp, phát âm đúng: vãn cảnh, biện lễ, sư vãi. + Lần 2: HS đọc nối tiếp, 1HS đọc chú giải : quán ăn, vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, đàn, chạy đàn - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc toàn bài - HS lắng nghe. 10’ 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì ? + Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải? -Y/C HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: + Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp? - GV kết luận : Quan án thông minh hiểu tâm lí con nguời nên đã nghĩ ra một phép thử đặc biệt- xé đôi tấm vải là vật hai người đàn bà cùng tranh chấp để buộc họ tự bộc lộ thái độ thật, làm cho vụ án tưởng như đi ... các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào? * Ví dụ 2: - GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán, thỏa luận tìm cách làm + Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào? - Cho HS đặt tính. - GV hỏi: + Em có thực hiện được phép trừ ngay không? - GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính. + Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào? - GV gọi 1HS nhắc lại chú ý trên. - Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi: - Vào lúc 13 giờ 10 phút - Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút - Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút - HS thực hiện, nêu cách làm: - 15giờ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút - Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị. - HS đọc ví dụ 2 Tóm tắt: Hoà chạy hết : 3phút 20giây. Bình chạy hết : 2phút 45giây. Bình chạy ít hơn Hoà : giây ? - Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây. - HS đặt tính vào giấy nháp. - Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây. - HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp. - - 3phút 20giây 2phút 80giây 2phút 45giây 2phút 45giây 0phút 35giây Bài giải Bình chạy ít hơn Hòa số giây là: 3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây) Đáp số: 35 giây. + Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. - HS nêu 15’ 3. HĐ luyện tập, thực hành: *Mục tiêu: - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2. *Cách tiến hành: Bài 1 : HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi, làm bài rồi chia sẻ kết quả - Nhận xét, bổ sung. Bài 2 : - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - Nhận xét, bổ sung Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét - Tính. - Thực hiện phép trừ các số đo thời gian vào vở sau đó đổi vở để kiểm ta chéo - Nx bài của bạn. a) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây - 23 phút 25 giây 15 phút 12 giây 8 phút 13 giây b) 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây - - 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây 32 phút 47 giây c) 22 giờ 15 phút -12 giờ 35 phút - - 22 giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 12 giờ 35 phút 12 giờ 35 phút 9 giờ 40 phút - Tính. 23 ngày 12 giờ - 3 ngày 8 giờ - 23 ngày 12 giờ 3 ngày 8 giờ 20 ngày 4 giờ b) 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ - - 14 ngày 15 giờ 13 ngày 39 giờ 3 ngày 17 giờ 3 ngày 17 giờ 10 ngày 22 giờ c) 13 năm 2 tháng – 8 năm 6 tháng - - 13 năm 2 tháng 12 năm 14 tháng 8 năm 6 tháng 8 năm 6 tháng 4 tháng 8 tháng - HS làm rồi báo cáo kết quả cho GV Bài giải Không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian: 8 giờ 30 phút - 6giờ 45 phút - 15 phút = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút 3’ 4. Hoạt động vận dụng: - Cho HS tính: 12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây - Về nhà suy nghĩ tìm cách tính thời gian ở trường của em vào buổi sáng. - HS nghe và thực hiện: 12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây = 6 phút 11 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây = 5 phút 3 giây - HS nghe và thực hiện IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------o0o----------------------------------------- Tiết 46: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung. - Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Hình thành và phát triển cho HS: a) Phẩm chất: Trung thực và trách nhiệm trong học tập. b) Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng lớp, bảng phụ - HS : SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - GV cho HS trình bày chương trình hoạt động đã viết tiết TLV trước. - GV nhận xét, bổ sung. - Giới thiệu bài : Trong tiết học hôm nay, thầy sẽ trả bài viết về văn kể chuyện mà các em vừa kiểm tra tuần trước. Để nhận thấy mặt ưu, khuyết của bài làm của mình, thầy đề nghị các em nghiêm túc chú ý lắng nghe và có hình thức sửa chữa lỗi cho đúng. - GV ghi bảng - HS trình bày - HS nghe - HS nghe -HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động trả bài: * Mục tiêu: Nhận biết và tự sửa được lỗi trong bài của mình và sửa lỗi chung. Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại đoạn văn cho hay hơn. * Cách tiến hành: * Nhận xét chung về kết quả bài làm của HS - GV gọi HS đọc lại đề bài - GV mở bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài của tiết kiểm tra; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý - Những ưu điểm chính. Nêu một số ví dụ cụ thể - Những thiếu sót, hạn chế. Nêu một số ví dụ cụ thể * Hướng dẫn HS chữa bài - GV trả bài cho từng HS a. Hướng dẫn HS chữa lỗi chung - GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ - GV nhận xét chữa bài b. Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài - GV theo dõi, kiểm tra HS làm việc c. Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của HS trong lớp d. HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn - GV chấm đoạn viết của một số HS - 1HS đọc thành tiếng trước lớp - HS theo dõi - Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp. - HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng - HS đọc lời nhận xét của thầy (cô) giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi. Đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi. - HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình. - Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt viết lại cho hay hơn - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn viết lại 3’ 3.Hoạt động vận dụng: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết bài tốt và những HS đã tham gia chữa bài tốt trong giờ học. - Chia sẻ với mọi người về kết quả bài văn của mình. - HS nghe - HS nghe và thực hiện - Kể lại câu chuyện của em viết cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe và thực hiện. IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------o0o----------------------------------------- HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ Tiết 23: SINH HOẠT LỚP TUẦN 23 Sinh hoạt theo chủ điểm: Mừng Đảng-Mừng Xuân. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : Giúp HS nhận thấy: - Nhận biết được trách nhiệm của người HS. - Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ . - Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. - Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục. - Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên *Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế. - Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp. * Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập - Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp. - Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 23, kế hoạch tuần 24. - HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : TG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Hát tập thể -Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do) 10’ 2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 23: GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học. GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: * Ưu điểm: -Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ -Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. - Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ. * Tồn tại: - Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu. - Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài. - Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học. *Hướng khắc phục: GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên. - Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường. - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài. * Bình bầu cá nhân tốt: - Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét. - HS lắng nghe nhận xét của cô giáo. 10’ 2. Sinh hoạt theo chủ đề: Phòng tránh Covid 19. - Thực hành đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ y tế. - HS tham gia hoạt động. 10’ 3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tuần 24: -Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học - Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ. Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19. - Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo. - Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường. -Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập - Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ. * YC HS phát biểu ý kiến: - Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động - HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp. ----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tài liệu đính kèm: