Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 33

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 33

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu cách quy đồng và rút gọn phân số.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 

doc 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
 2
02/05
NGHỈ LỄ NGÀY 30/4 và 1/5
 3
03/05
4
04/05
sáng
1
T
Ôn tập: Cộng trừ phân số
2
TA
3
TA
4
TĐ
Ôn tập: Tà áo dài Việt Nam
5
TLV
Ôn tập làm văn tả cảnh
4
04/05
chiều
1
LS
Ôn tập: Hoàn thành thống nhất đất nước
2
ĐL
Ôn tập: Ôn tập các châu lục trên thế giới
3
ĐĐ
Bài 34: Đạo đức dành cho địa phương
4
KT
Ôn tập: Lắp mô hình tự chọn( máy bay)
5
HĐNG
5
05/05
1
T
Ôn tập: Nhân, chia phân số
2
Tin
3
Tin
4
LTC
Ôn tập: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
5
MT
5
05/05
chiều
1
T
Ôn tập: Cộng trừ số thập phân
2
TĐ
Ôn tập: Công việc đầu tiên
3
TD
4
KH
Ôn tập: Năng lượng
5
KH
Ôn tập: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
6
06/05
1
T
Ôn tập: Nhân, chia số thập phân
2
TA
3
TA
4
TD
5
TLV
Trả bài văn tả trường em vào buổi sớm mai
6
SH
Sinh hoạt lớp tuần 33
6
06/05
chiều
1
T
Luyện tập chung
2
CT
Nghe viết: Tà áo dài Việt Nam
3
LTVC
Ôn tập Liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ
4
LTVC
Ôn tập Liên kết các câu bằng cách thay thế từ ngữ
5
AN
- Biểu diễn (đánh giá cuối năm)
Thứ tư ngày 04 tháng 05 năm 2022
Tiết 176	 Toán
ÔN TẬP: CỘNG, TRỪ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Thực hành kĩ năng cộng, trừ các phân số và ứng dụng trong giải toán.
- Vận dụng phân số giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b) Năng lực:
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV : Bảng phụ
- HS : Vở làm bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu cách quy đồng và rút gọn phân số.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
- Thực hành kĩ năng cộng, trừ các phân số và ứng dụng trong giải toán.
- Vận dụng phân số giải bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x
- Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét
- GV nhận xét , kết luận
Bài 3: HĐ nhóm 4 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
Bài 4: HĐ nhóm 4 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét , kết luận
- Tính.
- HS làm bài vào vở, 
- 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a) ; b) ; c) ; d) 
Bài 2: Tìm X:
a) X + = b) X - = 
- Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích
- HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả.
a) X + = b) X - = 
 X = - X = + 
 X = X = 
- Một mảnh đất hình tam giác có độ dài cạnh đáy bằng độ dài chiều cao và kém chiều cao 22,5m. Tính diện tích mảnh đất.
- HS làm bài vào phiếu.
Hiệu số phần bằng nhau: 5 – 2 = 3 (phần)
Độ dày đáy của mảnh đất là: (22,5 : 3) x 2 = 15 (m)
Chiều cao của mảnh đất là: 15 + 22,5 = 37,5 (m)
Diện tích của mảnh đất hình tam giác:
 (15 x 37,5) : 2 = 281,25 (m2)
 Đáp số: 281,25 m2
- Một mảnh đất hình thang có tổng độ dài hai đáy 240m, đáy bé bằng đáy lớn. Chiều cao có độ dài 82m
a) Tính diện tích mảnh đất hình thang.
b) Cứ 100m2 thu hoạch được 40,4 kg đậu tương. Tính số kg đậu tương thu hoạch trên mảnh đất đó.
 Bài giải
a) Tổng số phần bằng nhau: 3 + 5 = 8 (phần)
Đáy bé dài là: ( 240 : 8) x 3 = 90 ( m)
Đáy lớn dài là: 240 – 90 = 150 ( m)
Diện tích mảnh đất hình thang là: 
 240 x 82 : 2 = 9840 (m2)
 Đáp số: 9840 m2
3’
3. Hoạt động vận dụng:
- Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau:
2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=....
- Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán.
- HS làm bài:
 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41
=( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41)
= 7 + 9
= 16
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 71	 Tập đọc
ÔN TẬP: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc đúng từ ngữ, câu văn, đoạn văn dài; biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tự hào.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục niềm tự hào dân tộc.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 	+ Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS nghe bài hát “Áo dài ơi” và trả lời hình ảnh và bài hát nói về cái gì?
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS xem và trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
12’
10’
2. Hoạt động ôn tập kiến thức:
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Chiếc áo dài Việt Nam thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ và truyền thống của dân tộc Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
* Cách tiến hành:
2.1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lần.
- 1 HS M3,4 đọc mẫu bài văn
- HS đọc theo cặp
- HS đọc
- Cả lớp theo dõi
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:
- HS thảo luận nhóm theo câu hỏi
 Ý 1: Chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo
+ Chiếc áo dài đóng vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Ý 2: Sự giống nhau và khác nhau giữa áo dài tân thời và áo dài truyền thống.
+ Chiếc áo dài tân thời có gì khác chiếc áo dài cổ truyền?
Ý 3: áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam?
+ Em có cảm nhận gì về người thân khi họ mặc áo dài? 
- GVKL:
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ kết quả
+ Phụ nữ VN xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
+ Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau, áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước may từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
+ Áo dài tân thời là chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phiá sau. 
+ Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo./Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài/...
+ HS có thể giới thiệu ảnh người thân trong trang phục áo dài, nói cảm nhận của mình.)
- HS nghe 
8’
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
 - GV lưu ý thêm.
- Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn cách đọc mẫu diễn cảm đoạn “ Phụ nữ Việt Nam xưa...thanh thoát hơn”.
- Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc.
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
 - HS lần lượt phát biểu.
+ 4 HS đọc nối tiếp cả bài.
+ HS nhận xét cách đọc cho nhau.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, 
- 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp: HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Qua bài học trên, em biết được điều gì ?
- HS nêu:
VD: Em biết được tà áo dài Việt Nam đã có từ lâu đời/ Tà áo dài Việt Nam là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc - Đọc trước bài Con gái
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 71	 Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương đât nước cho HS.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- GV: SGK, bảng nhóm
 	- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
1. Hoạt động mở đầu
 -Cho HS thi đọc một dàn ý đã lập tiết học trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
- HS thi đọc bài làm.
- HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
28’
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
 - Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
 - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS nói tên đề tài mình chọn. ... ...................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 73: 	 Luyện từ và câu
ÔN TẬP: LIÊN KẾT CÁC CÂU 
BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ).
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III)
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo liên kết câu khi nói, viết.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
 1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" đặt câu có sử dụng liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
15’
2.Hoạt động ôn tập kiến thức:
*Mục tiêu: Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (ND Ghi nhớ). 
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp. GV gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai ? 
- GV kết luận lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét, kết luận: Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
- Các câu trong đoạn văn sau nói về ai ? Những từ ngữ nào cho biết điều đó ?
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
+ Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ông, Vị Quốc công Tiết chế, vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
- Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn trên hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn sau đây ?
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn ở bài 1 diễn đạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở bài tập 2 lặp lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. Cho 1 em làm vào bảng phụ
- GV cùng HS nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng, bổ sung.
Bài 4: HĐ cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tìm các từ ngữ lặp lại, chọn những từ ngữ khác thay thế vào từ ngữ đó.
- Cho hs viết lại đoạn văn đã thay thế vào vở, 1 em làm vào bảng phụ .
- Cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
- Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào ? Cách thay thế các từ ngữ ở đây có tác dụng gì ?
- HS tự làm bài vào vở. 1 em làm vào bảng phụ, chia sẻ kết quả :
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
- Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết từ.
- Hãy thay thế những từ ngữ lặp lại trong mỗi câu của đoạn văn sau bằng những từ ngữ có giá trị tương đương để đảm bảo liên kết mà không lặp từ.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 em làm vào bảng phụ, chia sẻ kết quả
- HS viết lại đoạn văn đã thay thế:
 Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng (1). Nàng bảo chồng (2): 
- Thế này thì vợ chồng mình chết mất thôi.
An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
- Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
- nàng câu (2) thay thế cho vợ An Tiêm câu (1)
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Dặn HS chia sẻ với mọi người về cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 4 -5 câu có sử dụng cách liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 72: 	 Luyện từ và câu
ÔN TẬP: LIÊN KẾT CÁC CÂU 
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Giáo dục HS yêu thích môn học, giứ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
b) Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, SGK, bút dạ, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" đặt câu có sử dụng cặp từ hô ứng.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài -ghi bảng
- HS chơi
- HS nhận xét
- HS ghi vở
15’
2. Hoạt động ôn tập kiến thức: 
* Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- GV gợi ý HS: Thử thay thế các từ in đậm vào câu sau, sau đó đọc lại xem 2 câu đó có ăn nhập với nhau không? Vì sao?
- GV nhận xét, kết luận: Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ: nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu không ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói về một sự vật khác nhau...
Bài 3: HĐ nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Việc lặp lại từ trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
- Kết luận.
* Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đặt 2 câu có liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ để minh họa cho Ghi nhớ.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài cá nhân.
- HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
 + Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt, xòe hoa.
 + Từ đền là từ đã được dùng ở câu trước và được lặp lại ở câu sau.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài.
- HS nối tiếp nhau phát biểu trước lớp.
 + Nếu thay từ nhà thì 2 câu không ăn nhập với nhau vì câu đầu nói về đền, câu sau lại nói về nhà.
 + Nếu thay từ chùa thì 2 câu không ăn nhập với nhau, mỗi câu nói một ý. Câu đầu nói về đền Thượng, câu sau nói về chùa.
- HS lắng nghe.
- Việc lặp lại từ đền tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 câu.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc 
- HS nối tiếp nhau đặt câu.
 + Con mèo nhà em có bộ lông rất đẹp. Bộ lông ấy như tấm áo choàng giúp chú ấm áp suốt mùa đông.
3’
4. Hoạt động vận dụng:
- Để liên kết một câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc phần Ghi nhớ
- Về nhà viết một đoạn văn có sử dụng cách lặp từ.
- HS nêu
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiết 33: 	 	 Âm nhạc
BIỂU DIỄN (ĐÁNH GIÁ CUỐI NĂM)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS hát các bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Vỗ tay giậm chân theo nhịp điệu cơ thể.
- Trình bày bài hát theo nhóm, cá nhân.
Hình thành và phát triển cho HS:
a) Phẩm chất: Biết chia sẻ ý kiến cá nhân,tích cực tham gia các hoạt động trong lớp, biết đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập.
b) Năng lực:
- Năng lực đặc thù môn học: Thể hiện âm nhạc, cảm thụ âm nhạc qua hát kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể theo nhạc .
- Năng lực chung: Biết tự chủ và tự học, tinh thần học tập hợp tác, biết cách giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Đàn, thanh phách, song loan...
- Học sinh: Sách âm nhạc, thanh phách, trống nhỏ hoặc nhạc cụ gõ tự tạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Hoạt động Mở đầu:
-HS nghe bài hát “Bốn mùa” vận động nhẹ nhàng theo nhạc.
-HS nghe nhạc ,vận động
10’
2. Hoạt động: Thực hành – Luyện tập
* Mục tiêu: -HS biết sử dụng nhạc cụ gõ thể hiện các hình tiết tấu đệm cho bài hát.
* Cách thực hiện:
2.1: Ôn tập bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ
- HS hát kết hợp gõ đệm: theo phách, gõ với hai âm sắc
- HS hát bằng cách hát nối tiếp, đồng ca kết hợp gõ đệm
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
2.2: Ôn tập bài hát: Mùa hoa phượng nở
- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
+ Từng tổ trình bày bài hát./ Cá nhân trình bày bài hát.
- HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc
+ 2 – 3 HS làm mẫu
+ Cả lớp tập hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Trình bày bài hát theo nhóm, kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- 4-5 HS trình bày
- HS thực hiện
- HS trình bày
-HS thực hiện.
5’
4. Hoạt động: Vận dụng
- Cho các nhóm thảo luận, tự thực hiện và lựa chọn nhạc cụ sử dụng gõ đệm cho bài hát
- Cho HS chia sẻ cảm xúc sau bài học (cảm xúc yêu thích hay không, sự hợp tác trong học tập).
- Nhận xét tiết học
-HS thảo luận.
-HS chia sẻ.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có):
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc