Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 35

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 35

Hình thành và phát triển cho học sinh:

a) Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.

b ) Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

 

doc 33 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Cai Hoàng Diễm - Trường Tiểu học Võ Văn Dũng - Tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Từ ngày 16/ 05/ 2022 đến ngày 20 / 05/ 2022)
Thứ
ngày
Tiết
Môn
Bài dạy
Tiết PPCT
Đồ dùng dạy học
Điều chỉnh- giảm tải
Nội dung tích hợp
2
16/05
1
CC
Chào cờ tuần 23
2
T
Luyện tập toán có lời văn
3
TV
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 1
4
TD
5
KH
Bài 69: Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
6
KH
Bài 70: Ôn tập và kiểm tra cuối năm.
3
17/05
1
T
Luyện tập toán có lời văn
2
TV
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 2
3
TV
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 3
4
TV
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 4
5
AN
- Biểu diễn (đánh giá cuối năm)
4
18/05
sáng
1
T
Ôn tập Hình tam giác, hình thang
2
TA
3
TA
4
TĐ
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 5
5
TV
Tiếng Việt: Ôn tập tiết 6
4
18/05
chiều
1
LS
Kiểm tra cuối năm học
2
ĐL
Kiểm tra cuối năm học
3
ĐĐ
Thực hành kĩ năng cuối năm học
4
KT
Ôn tập cuối năm
5
HĐNG
5
19/05
1
T
Ôn tập Hình hộp chữ nhật, Hình lập phương.
2
Tin
3
Tin
4
TV
Kiểm tra cuối HK 2 phần đọc
5
MT
6
20/05
1
T
Kiểm tra cuối HK2
2
TA
3
TA
4
TD
5
TV
Kiểm tra cuối HK 2 phần viết
6
SH
Thứ hai, ngày 16 tháng 5 năm 2022
Toán
LUYỆN TẬP TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nắm được cách tính và giải toán có lời văn.
	- Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
	- HS làm bài 1(a, b, c), bài 2a, bài 3.
Hình thành và phát triển cho học sinh:
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
b ) Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 5’
 28’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
 - Biết thực hành tính và giải toán có lời văn.
 - HS làm bài 1(a, b, c), bài 2a, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1(a, b, c): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS nêu lại thứ tự thực hiện các bước tính trong biểu thức
Bài 2a: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- GV hướng dẫn HS cần tách được các mẫu sốvà tử số của phân số thành các tích và thực hiện rút gọn chúng
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn HS phân tích đề
+ Muốn biết chiều cao của bể nước cần biết gì?
+ Tìm chiều cao mực nước hiện có trong bể bằng cách nào?
- Cho HS làm bài 
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài
- Cho HS phân tích đề bài
- Cho HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
Bài 5: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài
- Cho HS phân tích đề bài
- Cho HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
- Tính
- Cả lớp làm vở
- 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a)1 x = x = = 
=
b) : 1 = : = x = = = 
c. 3,57 x 4,1 + 2,43 x 4,1 
 = (3,57 + 2,43) 4,1 
 = 6 4,1 
 = 24,6
- Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- HS theo dõi
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
- Cả lớp theo dõi
- HS điều khiển phân tích đề
+ Biết được chiều cao mực nước hiện có trong bể
+ Lấy mực nước hiện có chia cho diện tích đáy
- Cả lớp làm vở
- 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
 Diện tích đáy của bể bơi là:
22,5 19,2 = 432 (m)
Chiều cao của mực nước trtong bể là:
414,72 : 432 = 0,96 (m)
Tỉ số chiều cao của bể bơi và chiều cao của mực nước là 
 Chiều cao của bể bơi là:
0,96 = 1,2 (m)
 Đáp số: 1,2 m
- HS đọc bài
- HS phân tích đề bài
- HS làm bài, báo cáo kết quả với GV
 Bài giải
a) Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là:
 7,2 + 1,6 = 8,8(km/giờ)
Quãng sông thuyền đi xuôi dòng trong 3,5 giờ là:
 8,8 x 3,5 = 30,8(km)
b) Vận tốc của thuyền khi ngược dòng là:
 7,2 - 1,6 = 5,6(km/giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng để đi được 30,8km là:
 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ)
 Đáp số: a) 30,8 km
 b) 5,5 giờ
- HS đọc
- HS nêu được Nhân một số cho một tổng là : (a + b) c = a c + b c.
- HS vận dụng làm bài:
8,75 x + 1,25 x = 20
 (8,75 1,25) x = 20
10 x = 20
 x = 20 : 10
 x = 2
 3’
3.Hoạt động vận dụng:
- Qua bài học vừa rồi em nắm được điều gì ?
- HS nêu: Nắm được cách tính và giải toán có lời văn.
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 5 -7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
- HS năng khiếu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. 
Hình thành và phát triển cho học sinh:
a ) Phẩm chất: Nghiêm túc, tự giác và trách nhiệm trong ôn tập.
b ) Năng lực: 
 + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL, bảng nhóm
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 5’
28’
3’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: 
 - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm được đoạn thơ, đoạn văn đã học; thuộc 5 -7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 - Biết lập bảng tổng kết về chủ ngữ, vị ngữ theo yêu cầu của BT2.
 - HS năng khiếu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật. 
* Cách tiến hành:
* Kiểm tra tập đọc 
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài tập đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài đã bốc thăm và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét trực tiếp HS
* Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- GV treo bảng phụ đã viết bảng mẫu bảng tổng kết Ai là gì?: HS nhìn lên bảng, nghe hướng dẫn:
- Tìm VD minh hoạ cho từng kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào?) 
- Cho HS hỏi đáp nhau lần lượt nêu đặc điểm của:
+ VN và CN trong câu kể Ai thế nào?
+ VN và CN trong câu kể Ai làm gì?
- GV Gắn bảng phụ đã viết những nội dung cần nhớ
- Yêu cầu HS đọc lại	
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài(5 HS), về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút rồi lần lượt đọc bài
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Theo dõi, nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS theo dõi.
- HS lần lượt tìm ví dụ minh hoạ 
VD: Bố em rất nghiêm khắc.
 Cô giáo đang giảng bài
- HS lần lượt nêu
Kiểu câu Ai thế nào?
 TP câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Thế nào?
Cấu tạo
- Danh từ (cụm danh từ)
- Đại từ
- Tính từ (cụm tính từ)
- Động từ (cụm động từ)
Kiểu câu Ai là gì?
 TP câu
Đặc điểm
Chủ ngữ
Vị ngữ
Câu hỏi
Ai (cái gì, con gì)?
Là gì (là con gì, là con gì)?
Cấu tạo
Danh từ (cụm danh từ)
Là + danh từ (cụm danh từ)
3.Hoạt động vận dụng:
- GV cho HS đặt câu theo 3 mẫu câu đã học
- HS đặt câu:
+ Chim công là nghệ sĩ múa tài ba.
+ Chú ngựa đang thồ hàng.
+ Cánh đại bàng rất khoẻ.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn cả lớp xem lại kiến thức đã học về các loại trạng ngữ để chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập sau.
- HS nghe
-HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o-----------------------------------------
Khoa học
ÔN TẬP: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
- Hiểu về khái niệm môi trường.
- Vận dụng kiến thức về môi trường để ứng dụng vào cuộc sống.
 Hình thành và phát triển cho học sinh:
a) Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
b) Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu học tập, bảng nhóm
- HS: SGK, vở.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
28’
3’
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên": Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường(mỗi HS chỉ nêu 1 biện pháp)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:
* Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: 
*Mục tiêu :Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường 
* Cách tiến hành :
+ Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Giáo viên đọc từng câu hỏi trong trò chơi “Đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm.
Dòng 1: Tính chất của đất đã bị xói mòn.
Dòng 2: Đồi cây đã bị đốn hoặc đốt trụi.
Dòng 3: Là môi trường của nhiều 
Dòng 4: Của cải sẵn có trong 
Dòng 5: Hậu quả mà rừng phải chịu do việc đốt rừng làm nương rẫy, 
 Hoạt động 2: 
 Câu hỏi trắc nghiệm :
Chọn câu trả lời đúng :
 Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khí độc thải vào không khí? 
 Câu 2: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm nước?
 Câu 3: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường đất ?
 Câu 4: Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước ... .
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ôn lại các dạng toán đã học và tìm các bài tập tương tự để làm.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------o0o------------------------------------------
Tiếng Việt
KIỂM TRA CUỐI HKII PHẦN ĐỌC
B. ĐỌC HIỂU : (7 điểm)
 Đọc bài văn sau: 	ÚT VỊNH
 Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
 Tháng trước, trường của Út Vịnh phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn – một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
 Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu.Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
 Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét.
 Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
 Biết tin, ba mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. 
Theo Tô Phương
 2. Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1: (0,5 điểm) Bài văn thuộc chủ điểm nào? (Mức 1)
A. Nam và nữ B. Vì cuộc sống thanh bình 
C. Những chủ nhân tương lai. D. Người công dân số Một
 Câu 2: (0,5 điểm) Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?(Mức 2)
 A.Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy.	 
B. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy. Lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu.
C. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy. Lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.
D. Lúc thì lúc thì các phương tiện giao thông vượt qua đường tàu chạy. Lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Tre chăn trâu còn ném đá lên tàu.
Câu 3: (0,5 điểm) Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt?(Mức 2)
A.Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em. Nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều, đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu nữa.
B. Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em. Nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều.
C. Đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu nữa.
D. Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em. Nhận việc thuyết phục Sơn- một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều, đã không thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu nữa.
 Câu 4: ( 0,5 điểm) Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ? (Mức 1)
A.Thấy bọn trẻ chăn trâu ném đá lên tàu. 
B. Hoa và Lan đang chơi chuyền thẻ trên đường ray.
C. Sơn đang thả diều trên đường sắt.
D. Hoa và Lan đang chơi nhảy dây trên đường ray.
Câu 5:( 1 điểm) Theo em Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? 
Câu 6:(1 điểm) Theo em cần làm gì để tham gia giao thông đường bộ được an toàn?(Mức 4)
Câu 7/ (0,5 điểm) Em hiểu nghĩa của từ “ trẻ em” như thế nào? Chọn ý đúng nhất: (Mức 1)
A. Trẻ sơ sinh đến 6 tuổi. B. Trẻ sơ sinh đến 11 tuổi. 
C. Người dưới 16 tuổi. D. Người dưới 18 tuổi. 
Câu 8: ( 0,5 điểm) Dấu hai chấm (:) trong câu sau có tác dụng gì ? (Mức 2)
Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn:
Hoa, Lan, tàu hỏa đến!
A.Ngăn cách các vế trong câu ghép.
B.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C.Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
D.Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 9/(1 điểm) Điền dấu thích hợp vào ô trống: (Mức 3)
- Cảnh vật xung quanh tôi có sự thay đổi lớn hôm nay tôi đi học.
- Ngày nay mỗi khi nhìn lên mặt trăng ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.
Câu 10/ (1 điểm) Phân tích cấu tạo câu sau: (Mức 4)
Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tấc.
Chủ ngữ:.
Vị ngữ:
Tác dụng của dấu phẩy:
Thứ sáu, ngày 20 tháng 05 năm 2022
Toán
KIỂM TRA CUỐI HKII 
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1/(0,5 điểm) Giá trị chữ số 8 trong số thập phân 473,892 thuộc hàng nào? (Mức 1)
 A. B. C. D. 8
Câu 2/ (0,5 điểm) Bác Hồ sinh năm 1890 thuộc thế kỉ nào? (Mức 1)
A. XVIII	 B.XX	 C.XIX	 D. XVII
Câu 3/ (0,5 điểm) Công thức tính diện tích xung quanh hình lập phương có cạnh a là: .............................................................................................................................................(Mức 1)
Câu 4 / (0,5 điểm) Đâu là phân số thập phân: ; (Mức 1)
A . B. C. D. 
Câu 5/ (0,5 điểm) 2 ngày 12 giờ = .............................giờ (Mức 2)
Câu 6 / (0,5 điểm) Tìm tỉ số phần trăm của hai số 15 và 60:(Mức 2)
0,4% 	 B. 0,25 	 C. 25% 	D.40% 
Câu 7/ (0,5 điểm) Kết quả của 7,5 + 7,5 + 7,5 + 7,5 + 7,5 là : (Mức 3)	
A. 3,75	 B. 30 C. 32,5	 D. 37,5
Câu 8/(0,5 điểm) Một hình tam giác vuông có diện tích 112,5dm2, chiều cao là 9dm. Vậy độ dài đáy của hình tam giác đó là : (Mức 3)
A. 25dm B. 2,5dm C. 25m D. 50dm 
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 6 ĐIỂM )
Câu 9/ (2điểm) Đặt tính rồi tính: (Mức 2)
a)365,76+ 29,05 b) 40 – 26,87	 c) 48,16 x 3,4 d) 755,2 : 3,2
Câu 10/ ( 1 điểm) Điền số thích hợp vào chỗ chấm: (Mức 3) 
a) 6840 = 684 x .; b) 26 dm34cm3 =..dm3
c) 980ha=.km2 d) 4,5 giờ =  giờ.. phút
Câu 11/ (2điểm) Một ô tô đi từ A lúc 6 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ với vận tốc 54 km/giờ. 
a/ Tính quãng đường từ AB?
b/ Cùng lúc ô tô xuất phát trên quãng đường AB, một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc bằng vận tốc ô tô. Vậy xe máy đi hết quãng đường AB trong thời gian bao lâu? (Mức 3)
Câu 12/ (1điểm) Tính thuận tiện nhất: (Mức 4) 
KIỂM TRA CUỐI HKII PHẦN VIẾT
I. Chính tả: (2 điểm) (15phút)
	Bài viết: Công việc đầu tiên
Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. 
Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”
 II. Tập làm văn: (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Các em sắp xa mái trường Tiểu học thân yêu. Hãy tả lại quang cảnh trường em trước giờ học.
----------------------------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 32: SINH HOẠT LỚP TUẦN 35
Sinh hoạt theo chủ điểm: Tự hào truyền thống Đội ta
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS nhận thấy:
- Nhận biết được trách nhiệm của người HS.
- Tinh thần giúp đỡ bạn cùng tiến bộ .
- Ưu khuyết điểm của bản thân, tổ, lớp tuần qua. 
- Những mặt mạnh cần phát huy và các mặt hạn chế cần khắc phục.
- Rèn luyện và có hướng phấn đấu để vươn lên
*Năng lực chung: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.
- Tham gia được các hoạt động chung của trường, lớp.
* Phẩm chất: 
- Phẩm chất chăm chỉ: Thể hiện trong lao động, nề nếp, gọn gàng trong sinh hoạt và học tập
- Phẩm chất nhân ái: Vui vẻ, thân thiện với các bạn khi trở lại trường học, hợp tác, chia sử với bạn khi tham gia công việc chung của trường, lớp.
- Phẩm chất : Trách nhiệm qua ý thức tự rèn luyện, tinh thần tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
- GV : Tổng hợp ưu điểm và tồn tại của HS trong tuần thứ 35.
- HS : Tự nhận xét chất lượng học tập và các hoạt động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
5’
1. Hoạt động mở đầu:
- Hát tập thể
-Giới thiệu hoạt động: ( Tuyên bố lí do)
10’
2. Báo cáo tổng kết công kết công tác Tuần 32:
GV mời: Lớp trưởng điều hành nhận xét tình hình hoạt động sau 1 tuần học.
GV tổng hợp những ưu khuyết điểm: 
* Ưu điểm:
-Về nề nếp: Các em đi học trực tiếp đã đi vào ổn định. Đa số các em đi học đúng giờ
-Tác phong: Các em mặc đồng phục đầy đủ, gọn gàng. 
- Về học tập: Các em tham gia học tập nghiêm túc, kiểm tra bài cũ và làm bài đầy đủ.
* Tồn tại: 
- Một số em còn viết chữ, trình bày bài còn yếu.
- Trong học tập các em ít phát biểu xây dựng bài.
- Sĩ số lớp còn chưa đầy đủ trong các buổi học.
*Hướng khắc phục: 
GV tổng hợp, đưa ra lời khuyên.
- Nhắc nhở các em duy trì tốt nội quy nhà trường.
 - Nhắc nhở, động viên các em phát biểu xây dựng bài.
* Bình bầu cá nhân tốt:
- Lớp trưởng điều hành mời từng tổ trưởng lên báo cáo- các thành viên trong lớp góp ý nhận xét.
- HS lắng nghe nhận xét của cô giáo.
10’
2. Sinh hoạt theo chủ đề:
Hát múa về tập thể, bạn bè.
- HS tham gia văn nghệ.
10’
3. Thảo luận kế hoạch hoạt động tổng kết năm học:
-Học tập: Các em học tập, chuẩn bị bài, làm bài đầy đủ, kết hợp ôn tập kiến thức đã học
- Chuyên cần: Các em đi học đầy đủ, đúng giờ.
Khi vào lớp giữ vệ sinh, thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ y tế phòng chống Covid 19.
- Đạo đức: Thực hiện đúng tác phong của người đội viên. Lễ phép với thầy cô giáo.
- Thực hiện nội quy, nề nếp: Tiếp tục ổn định nề nếp lớp. Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
- Tiếp tục rèn luyện chuẩn bị cho thi nghi thức Đội.
- Thực hiện truy bài 10 phút đầu giờ.
* YC HS phát biểu ý kiến:
- Đánh giá kết quả thực hiện hoạt động
- HS theo dõi thảo luận đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp với lớp.
 ----------------------------------------o0o--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_cai_hoang_diem_truo.doc