Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thuần - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thuần - Tuần 4

- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).

- Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS cả lớp làm được bài 1 .

 

doc 62 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Đoàn Thị Yến - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Thuần - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
 Toán
 Tiết 16: Ôn tập và bổ sung về giải toán
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS cả lớp làm được bài 1 .
* Hình thành năng lực, phẩm chất: 
+ Hình thành năng lực:
-Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh biết tự tìm tòi các kiến thức vận dụng làm bài tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chia sẻ bài làm, chữa bài tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Suy nghĩ tìm ra sách giải bài tập sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học vào làm các bài tập.
+ Hình thành phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì.
II- Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Máy chiếu
2. SGK, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5p
18p
10p
7p
1.Mở đầu:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "
Gọi thuyền" với các câu hỏi sau: 
 + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ?
+ Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ?
 + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2.Hình thành kiến thức mới:
 *Mục tiêu: Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
*Cách tiến hành:
 a.Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
- GV treo bảng phụ ví dụ lên bảng.
Thời gian đi 
1 giờ
2giờ
3 giờ
Quãng đường đi
4 km
8 km

2 km
? Khi thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
? 3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
? 3 giờ so với 1 giờ gấp mấy lần? 
? Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp lên mấy lần?
- GV: Khi thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên 3 lần. Trong ví dụ trên nếu 1 giờ đi được quãng đường là 4 km thì 3 giờ sẽ đi được 12 km.
 ? Em có nhận xét gì về thời gian đi và quãng đường đi được (mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường) 
- GV nhận xét, chốt lại: 
- KL: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
b. Giới thiệu bài toán và cách giải
- GV nêu bài toán và tóm tắt lên bảng.
 2 giờ: 90 km
 4 giờ: .... km?
? Bài toán cho biết gì?	
? Bài toán hỏi gì?
? Để tìm quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ trước tiên ta phải tìm quãng đường ô tô đi được trong mấy giờ? 
- Yêu cầu vận dụng phương án làm bài.
- GV nhận xét, nhấn mạnh: Bước tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ là bước “rút về đơn vị”
? Ngoài cách giải trên, bạn nào có thể giải bài toán theo cách khác ?
- GV nhận xét, nhấn mạnh: Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ số lần là bước “tìm tỉ số”
- GV nhắc có thể giải bài toán bằng 1 trong 2 cách trên sao cho phù hợp.
- KL: Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số.
3. Luyện tập, thực hành : 
* Mục tiêu: Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS cả lớp làm được bài 1 .
* Cách tiến hành: 
* Bài 1 
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
 5m : 80000 đồng
 7m : . đồng ?
? Theo em nếu giá vải không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải sẽ như thế nào ? 
? Số tiền mua vải giảm đi thì số vải sẽ như thế nào ?
? Em hãy nêu mối quan hệ giữa số tiền và số vải mua được ? 
? Bài toán này giải theo cách mấy?
- GV yêu cầu tự làm bài, sau đó đổi chéo vở kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài, củng cố cách giải bài toán áp dụng bước rút về đơn vị.
- GV lưu ý bài toán này không thể giải theo cách 2.
4. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
*Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học giải được bài toán theo tóm tắt.
* Cách tiến hành
 - Cho HS làm bài theo tóm tắt sau:
30 sản phẩm: 6 ngày
45 sản phẩm:...ngày ?
- Có phải bài nào của dạng toán này cũng có thể giải bằng hai cách không ?
Kết luận: các em đã vận dụng giải bài toán rất tốt.
- Gv nhận xét giờ học
- Dặn dò học sinh về nhà chuẩn bị bài
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
* Hoạt động cả lớp: 
- HS quan sát
- 1 HS đọc.
- ...thời gian gấp lên 2 lần, thì quãng đường gấp 2 lần.
- 3 giờ người đó đi được 12 km.
- 3 giờ so với 1 giờ gấp 3 lần.
- Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đường gấp lên 3 lần.
- HS nghe.
- Thời gian tăng lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
- 2HS nhắc lại.
* Hoạt động cả lớp: 
- HS chú ý lắng nghe và quan sát.
+ Một ô tô trong 2 giờ đi được 90 km.
+ Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- Tìm quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ.
- Lớp làm nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- 2 HS đọc bài, HS nhận xét
Bài giải:
C1: Một giờ ô tô đi được là:
 90 : 2 = 45 (km)
 Bốn giờ ô tô đi được là:
 45 x 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km.
- HS nêu cách giải khác.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp làm nháp.
C2 : Bài giải
4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km
- HS đọc bài làm và nhận xét.
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc, và nêu tóm tắt
- Số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được cũng tăng lên. 
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải sẽ giảm đi.
- Khi số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì số vải mua được sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể giải theo cách 1: Rút về đơn vị.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở. 
- HS đổi chéo vở kiểm tra, nêu nhận xét.
- Nhận xét bài bảng phụ.
Bài giải
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
16000 x 7 = 112 000 (đồng)
 Đáp số : 112000đồng
- Lắng nghe
- HS nêu bài toán
- HS làm bài
+ Cách 1:
 Bài giải
1 ngày làm được số sản phẩm là:
 30 : 6 = 5 ( sản phẩm)
45 sản phẩm thì làm trong số ngày là:
 45 : 5 = 9 ( ngày)
 Đ/S : 9 ngày
+ Cách 2:
Bài giải
45 sản phẩm so với 30 sản phẩm thì
bằng: 30 : 45 = 3/2(lần)
Để sản xuất ra 45 sản phẩm thì cần số ngày là: 6 x 3: 2 = 9(ngày)
Đáp số: 9 ngày
- Hs trả lời 
Tập đọc
Tiết 7: Những con sếu bằng giấy
Thời gian thực hiện: Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
* Hình thành phát triển năng lực- phẩm chất:
+ Hình thành năng lực: 
- Năng lực văn học: Chủ động tìm tòi và đưa ra câu trả lời ngắn gọn, chính xác.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết hợp tác nhóm để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ: Hiểu ý nghĩa câu chuyện qua nội dung bài tập đọc, tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống khát vọng hoà bình của trẻ em.
+Hình thành phẩm chất: Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh.
* Tích hợp giáo dục kĩ năng sống :
- Xác định giá trị.
- Thể hiện sự cảm thông( bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những người dân bị bom nguyên tử sát hại).
 * Điều chỉnh theo CV 3799:
 - Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện. 
- Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu: hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì vưới Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hòa bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói.
II- Đồ dùng dạy học: 
1. GV: Máy chiếu
2. SGK
III. Các hoạt động dạy học:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
TG 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
5p
10p
12p
8p
5p
1.Hoạt động mở đầu:
- Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động Luyện đọc: 
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều khiển)
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu
3. Hoạt động Tìm hiểu bài: 
*Mục tiêu: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo giáo viên rồi chia sẻ trước lớp:
+ Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
+ Bạn hiểu phóng xạ là gì?
+ Bom nguyên tử là gì?
+ Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV nhận xét, KL:
4. Hoạt động Đọc diễn cảm: 
*Mục tiêu:
 - HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc.
- GV và HS nhận xét giọng đọc
- GV trình chiếu đoạn 3.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
5. Hoạt động vận dụng, ứng dụng:
CV3799 - Nếu được đứng trước tượng đài Xa-xa-cô, em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hoà bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói ?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên trái đất này ?
- 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS ghi vở
- Học sinh( M3,4) đọc bài, chia đoạn:
- HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm
- HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi
- Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy ....
- Xa-xa-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; .....
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS nghe
- Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4)
- Lớp lắng nghe
- HS nhận xét
- HS quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 3- 5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét.
- HS trả lời: Cái chết của bạn sẽ làm cho những kẻ có vũ khí ...  1 số lần thì số xăng tiêu thụ như thế nào?
- GV yêu cầu hs làm bài.
+ GV quan sát, giúp đỡ.
-> Kết luận: GV chốt lại cách làm các dạng bài trên
? Em đã vận dụng cách nào để giải bài toán trên? Vì sao ?
- GV nhận xét chữa bài, củng cố dạng toán quan hệ tỉ lệ.
4. HĐ vận dụng, ứng dụng: 
*Mục tiêu:Học sinh vận dụng dạng toán tổng tỉ, hiệu tỉ và tìm tỉ số để giải bài toán
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu học sinh vận dụng làm bài toán sau: 
Chị Hoa dệt được 72m vải trong 6 ngày. Hỏi với mức dệt như vậy, trong 24 ngày chị Hoa dệt được bao nhiêu mét vải?
*Kết luận:
? Nêu những dạng toán vừa luyện tập?
- GV nhận xét tiết học
- Về chuẩn bị bài sau.
-Cả lớp hát 
- HS nhận xét
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu tóm tắt.
- Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- 1 HS lên bảng vẽ sơ đồ, lớp quan sát.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở.
- HS đọc kết quả, nhận xét.
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu.
- Lớp làm vở ô li, 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS đọc bài làm, nhận xét. 
 Đáp số: 90 m
* Hoạt động cá nhân
- 1 HS đọc, tóm tắt.
- HS: số xăng giảm
- HS làm vở, 1 hs làm bảng phụ.
- 2 hs đọc KQ, nhận xét.
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là:
 100 : 50 = 2 (lần)
Ô tô đi 50 m tiêu thụ hết số lít xăng là:
 12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít xăng.
- HS đọc bài toán
- HS làm bài 
Giải :
24 ngày gấp 6 ngày số lần là :
24 : 6 = 4 (lần)
24 ngày dệt được số mét vải là :
 72 x 4 = 288 (m vải)
 Đáp số : 288 m vải.
Tập làm văn
 Tiết 8: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 1 tháng10 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Giúp học sinh thực hiện viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
* Định hướng phát triển năng lực - phẩm chất :
+ Hình thành năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
+ Hình thành phẩm chất: Giáo dục HS phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, yêu thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên: máy chiếu
2.Học sinh : Vở tập làm văn
III. Các hoạt động dạy học
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6’
26’
8’
1.Mở đầu:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Gv dẫn vào bài: Viết bài văn tả cảnh (Kiểm tra viết)
2. Luyện tập, thực hành: 
*Mục tiêu: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
*Cách tiến hành:
- Trình chiếu màn hình có ghi cấu tạo 1 bài văn.
- Nhắc nhở học sinh khi viết bài
- Hãy nêu tên đề bài mình chọn?
- Nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh? 
- Nhắc nhở HS một vài vấn đề cần lưu ý khi làm bài: cách trình bày, cách dùng từ đặt câu, diễn đạt, sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ...
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài và cách trình bày bài khoa học.
* Thu bài
3. Vận dụng, ứng dụng: 
* Mục tiêu: 
- HS vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế: Học sinh cảm nhận được nét đẹp trong bài văn mình vừa viết
* Cách tiến hành:
- Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo kiểu nào?
- Trong bài văn em vừa viết thì em thích nhất hình ảnh nào ? Vì sao ?
- GV nhận xét đánh giá giờ học.
- Về nhà chuẩn bị tiếp bài sau.
- HS để lên bàn.
- HS lắng nghe
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 đề bài
- 1 học sinh đọc
- 1 số em nêu đề bài mình chọn
- Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần :
1) Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.
2)Thân bài: 
- Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3) Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ.
- Học sinh viết bài vào vở.
- HS nghe và thực hiện
- Học sinh thu bài
-Hs trả lời
Chuẩn bị giờ sau.
Sinh hoạt Đội
 CHỦ ĐIỂM : CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 1 tháng10 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
 - Tổng kết kết quả thi đua của cá nhân, các tổ trong tháng vừa qua 
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tậo tốt.
- Có thái độ khiêm tốn, ham học hỏi, có tinh thần giúp đỡ nhau cùng tiến bộ 
II- Đồ dùng dạy học: 
1.Giáo viên: Nội dung ghi chép.
2.Học sinh 
III. Các hoạt động dạy học
TG 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1p
2p
15p
2p
1.Hoạt động mở đầu:
- Giáo viên cho học sinh hát bài hát: “ Mái trường mến yêu” 
2. Chào cờ: 
- Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
3. Hoạt động chính:
a, Tổng kết thi đua sau khi kí giao ước thi đua:
 - GV Giới thiệu: Chúng ta tiến hành giao ước thi đua giũa các tổ, cô mời đại diện các tổ lên báo cáo kết quả thi đua của tổ mình
- GV mời lớp trưởng lê tổng kết về kết quả thi đua của lớp trong tháng qua
- GV nhận xét đánh giá kết quả thi đua của cá nhân tổ lớp trong tháng qua theo chủ điểm chăm ngoan học giỏi. 
- GV nhận xét tuyên dương HS 
- GV nhấn mạnh một số điều cần cố gắng hơn. 
b, Tổ chức trò chơi giải ô chữ 
- Giới thiệu: Chúng ta bước vào nội dung thứ hai: “ Trò chơi giải ô chữ”
- GV giới thiệu luật chơi cách chơi . 
+ Có tất cả 6 hàng ngang, mỗi bạn sẽ chọn một hàng ngang, nếu trả lời đúng thì nhận một tràng pháo tay. 
+ Qua 3 hàng ngang thì các bạn có thể đoán hàng dọc, nếu đúng thì được nhận liên tiếp hai tràng pháo tay. 
-GV tổ chức trò chơi
1. Hàng ngang thứ nhất Có 5 chữ cái: Ai đã gửi thư cho ngành giáo dục vào ngày 15/10?
2. Hàng ngang thứ hai Có 5 chữ cái: Đây là phương pháp tự học đạt hiệu quả cao? 
3. Hàng ngang thứ ba Có 7 chữ cái: Điều không được làm trong thi cử? 
4. Hàng ngang thứ ba Có 5 chữ cái: Một đức tính quyết định sự thành công trong thi cử? 
5. Hàng ngang thứ ba Có 8 chữ cái: Một đức tính quan trọng trong 5 điều Bác Dạy thiếu niên nhi đồng? 
6. Hàng ngang thứ ba Có 10 chữ cái: Đây là hình thức tốt để động viên học sinhđạt kết quả tốt vào cuối năm? 
? Nêu từ khóa của ô chữ
-GV nhận xét chốt lại. 
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương HS tích cực 
4, Nhận xét tiết sinh hoạt : 
- GV nhận xét buổi sinh hoạt.	
- Dặn dò HS: 
-HS hát tập thể.
- HS Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
-HS lắng nghe 
- Lần lượt 3 tổ lên trình bày
- Các tổ trưởng báo cáo 
- Lớp trưởng nhận xét lớp về các hoạt động
-HS lắng nghe, tìm hiểu luật chơi cách chơi đưa ra câu hỏi thăc mắc nếu có
-HS chơi trò chơi
-Học tốt
************************************************* 
An toàn giao thông:
 Bài 1: Điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn (tiết 1)
Thời gian thực hiện: Thứ sáu ngày 1 tháng10 năm 2021
I- Yêu cầu cần đạt:
- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn. 
-Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.
- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.
- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng. 
-Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.
* Hình thành phát triển năng lực - phẩm chất: 
+ Hình thành năng lực:
 Năng lực tự chủ và tự học: học sinh chủ động tiếp thu kiến thức về điều khiển hướng xe an toàn
Năng lực giao tiếp và hợp tác: chia sẻ với bạn về cách điều khiển hướng xe an toàn.
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện điều khiển xe đạp theo hướng an toàn.
+ Hình thành phẩm chất: chấp hành luật giao thông, điều khiển xe đạp đảm bảo ATGT
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1.Chuẩn bị giáo viên: 
- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông 
- Máy chiếu
2. Chuẩn bị học sinh: 
- Sách ATGT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
12’
3’
1. Mở đầu:
-Tổ chức trò chơi“kể các bộ phận của xe đạp ”
- Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.
- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS ) tuyên dương. 
- Xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.
KL: Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.
2. Hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu: - Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn. 
- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng. 
*Cách tiến hành: 
1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong mục 1và quan sát tranh. Trình bày các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.
- Nhận xét
- Yêu cầu học sinh nêu những điều cần ghi nhớ khi điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.
- KL: Cần thực hiện các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn và những điều cần ghi nhớ khi điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.
2. Tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng
- Quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.
- Kể thêm những hành vi khác khi chuyển hướng.
- KL: Một số hành vi gây nguy hiểm khi chuyển hướng: Không đi sát lề phải; không quan sát phía sau; không đưa ra tìn hiệu báo chuyển hướng
Không nhường đường cho xe máy; không đưa ra tìn hiệu báo chuyển hướng Không nhường đường cho xe tải. Vượt đèn đỏ; không nhường đường cho ô tô,..
3. Hoạt động vận
- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương. 
- GV kết luận 
- GV tuyên dương, nhận xét
-Lần lượt kể
 - HS quan sát tranh
- Hs trả lời: Yên xe, chuông
- HS trả lời 
Hoạt động nhóm đôi
- Học sinh trình bày:
Bước 1: Xác định hướng đi, giảm tốc độ
Bước 2: Quan sát các hướng (trái, phải, trước, sau), khi thấy đảm bảo an toàn thì đưa ra tín hiệu báo chuyển hướng
Bước 3: Thận trọng điều khiển xe chuyển hướng và luôn quan sát phòng tránh tai nạn.
- Học sinh trình bày:
+ Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác
+ Chấp hành hiệu lệnh điều khiển giao thông.
+ Nếu đường đi có nhiều xe qua lại, em phải dắt xe qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ (khi đèn tín hiệu dành cho người đi bộ bật sang màu xanh).
Hoạt động nhóm 6
- Học sinh trình bày:
+ Tranh 1: Không đi sát lề phải; không quan sát phía sau; không đưa ra tìn hiệu báo chuyển hướng
+ Tranh 2: Không nhường đường cho xe máy; không đưa ra tìn hiệu báo chuyển hướng
+ Tranh 3: Không nhường đường cho xe tải.
+ Tranh 4: Vượt đèn đỏ; không nhường đường cho ô tô,..
- Không nhường đường cho các phương tiện khác, đi sai tín hiệu đèn hoặc người điều khiển giao thông, đi vào đường cấm
- HS liên hệ thực tế

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_doan_thi_yen_truong.doc