Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hoành Trang - Tuần 13

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hoành Trang - Tuần 13

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.

 

doc 28 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Lê Thị Hoành Trang - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021
Ngày dạy: 29/11/2021
Buổi sáng:
Tiết 2: Tập đọc:
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.
- Giáo dục QP-AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (3 phút)
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Người gác rừng tí hon.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
*Yêu cầu cần đạt: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: rô bốt, còng tay, ngoan cố...
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đoạn 1: Từ đầu.......ra bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2: Tiếp......thu lại gỗ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện
 đọc từ khó, câu khó
+ HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ 
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Yêu cầu cần đạt: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh
 Bạn là người dũng cảm
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia 
bắt bọn trộm gỗ?
+ Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Nội dung chính của bài là gì ?
- GV KL:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ
+ Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- HS theo dõi
3. HĐ Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
*Yêu cầu cần đạt:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Thi đọc 
- GV nhận xét
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu giọng đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- HS thi đọc diễn cảm
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Học sinh trả lời.
- HS nêu
- Về nhà viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng.
- HS nghe và thực hiện.
-----------------------------------------------------
Tiết 3: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Thực hiện phép cộng, trừ, nhân các số thập phân.
	- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
	- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân và nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
	- HS làm được bài 1, 2, 4(a).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Trò chơi Ai nhanh ai đúng:
TS
14
45
13
1

TS
10
100
100
10
Tích
450
6500
48
160
+ Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Yêu cầu cần đạt: Biết: 
 - Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân .
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
 - Cả lớp làm được bài 1, 2, 4(a) .
 - HS (M3,4) làm được tất cả các bài tập
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân - cả lớp
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài học sinh trên bảng 
- Gọi học sinh nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân nhẩm để thực hiện phép tính
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Bài 4a: Làm việc cá nhân=> Cặp đôi
- GV treo bảng phụ
-Yêu cầu HS làm bài 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- 3 học sinh làm trên bảng lớp, chia sẻ
+
x
 375,86 80,475 48,16
+ 29,05 26,287 3,4
 404, 91 53,468 19264
 14448
 163,744
- Cả lớp theo dõi
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
a, 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b, 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c, 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- HS làm bài vào vở 
-1 HS lên bảng làm trên bảng phụ 
a
b
(a + b) x c
a x c + b x c
2,4

,8
1,2
(2,4 + 3,8) x 1,2
= 6,2 x 1,2
 = 7,4

2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2
= 6,88 + 4,56 
= 
 7,4

6,

2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8
= 9,2 x 0,8
 = 7,36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8
= 5,2 + 2,16
= 7,36
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Giáo viên nhận xét chung, chữa bài.
Lưu ý: Giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.
Bài 3 (M3, M4) : HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải
- GV quan sát, uốn nắn, sửa sai.
Bài 4b(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
- HS nhận xét 
+ HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân .
(a + b) x c = a x c + b x c
- HS làm bài
Bài giải
Giá tiền 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700(đồng)
Số tiền mua 3,5kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950(đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường(cùng loại) là:
38500 - 26950 = 11550(đồng)
 Đáp số:11550 đồng
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3= 9,3x(6,7+ 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35
 = 10 x 0,35 = 3,5 
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
+ Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo đọ dài.
+ Nêu phương pháp đổi đơn vị đo độ dài.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh nêu
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nghĩ ra các bài toán phải vận dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm.
- HS nghe và thực hiện
-------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức:
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
* Tích hợp bài: Nhớ ơn tổ tiên
- Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Kính trọng người lớn tuổi và yêu quý trẻ em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: SGK
- Học sinh: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
H ...  trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
- Học sinh: Vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho học sinh tìm quan hệ từ trong câu: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”. 
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Yêu cầu cần đạt: 
 - Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của BT1 .
 - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) .
 - Bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh 2 đoạn văn (BT3).
 - HS (M3,4) nêu được tác dụng của quan hệ từ (BT3).
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ Cặp đôi
+ GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề 
+ Yêu cầu HS làm bài
+ Trình bày kết quả
+ GV nhận xét chữa bài
Bài 2: Cá nhân 
+ HS đọc yêu cầu và nội dung của bài 
+ Mỗi đoạn văn a và b đều có mấy câu?
+ Cho HS làm việc các nhân, một số em báo cáo, HS khác nhận xét, bổ sung:
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng
Bài 3: HĐ nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong SGK
- Gọi HS phát biểu ý kiến
+ Hai đoạn văn sau có gì khác nhau?
+ Đoạn nào hay hơn? Vì sao?
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý điều gì?
+ HS đọc yêu cầu
+ HS thảo luận nhóm đôi
 + Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả:
Đáp án:
- nhờ ... mà.
- không những .... mà còn
- HS đọc yêu cầu
+ Mỗi đoạn văn a và b đều gồm có 2 câu.
- HS làm bài cá nhân
Đáp án:
a. Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều nên ở ven biển các tỉnh như ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.
b. Chẳng những ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, ... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển...
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS trao đổi, thảo luận, làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng,báo cáo kết quả trước lớp
+ So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở một số câu sau:
Câu 6: vì vậy...
Câu 7: cũng vì vây ...
Câu 8: vì (chẳng kịp)... nên (cô bé).
+ Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà.
+ Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý cho đúng chỗ, đúng mục đích.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5phút)
- Chuyển câu sau thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ:
+ Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh.
- HS nêu
+Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.
- Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ.
- HS nghe và thực hiện.
------------------------------------------------
Tiết 2: Toán: 
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000,....
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .và vận dụng để giải bài toán có lời văn .
- Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho10, 100, 1000, .và vận dụng để giải bài toán có lời văn .
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ.	
 	- HS : SGK, vở.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi.
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh quy tắc: Muốn chia một số thập phân cho một số tự nhiên ta làm thế nào?Cho VD?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Yêu cầu cần đạt: Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
*Cách tiến hành:
* Ví dụ 1: 213,8 : 10
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 10.
* Ví dụ 2: 89,13 : 100
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính
- GV nhận xét phép tính của HS, sau đó hướng dẫn các em nhận xét để tìm quy tắc chia một số thập phân cho 100.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp
213,8 10
 13 21,38
 3 8
 80
 0
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
89,13 100
 9 13 0,8913
 130
 300
 0
- HS nêu 
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Yêu cầu cần đạt: 
- Biết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, .và vận dụng để giải bài toán có lời văn.
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, b), bài 3.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV chốt lời giải đúng 
- Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...
Bài 2(a,b): HĐ Cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu của đề bài 
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện cặp trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài 3: HĐ Cá nhân 
- GV cho HS đọc và xác định yêu cầu của đề và làm bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét chữa bài. 
Bài 2(c,d)(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho Hs tự làm bài 
- HS nêu
- HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả
a. 43,2 : 10 = 4,32 
 0,65 : 10 = 0,065
 432,9 : 100 = 4,329 
 13,96 : 1000 = 0,01396 
b. 23,7 : 10 = 2,37
 2,07 : 10 = 0,207
 2,23 : 100 = 0,0223
 999,8 : 1000 = 0,9998
- Cả lớp theo dõi
- HS làm bài theo cặp, trình bày kết quả
Đáp án:
a. 12,9 : 10 = 112,9 0,1
 1,29 = 1,29
Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau
b. 123,4 : 100 = 123,4 0,01
 1,234 = 1,234
Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau
- HS đọc đề bài
- HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725 (tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25 - 53,5 = 483,525 (tấn)
 Đáp số: 483,525 tấn
- HS làm và báo cáo giáo viên
Đáp án:
c. 5,7 : 10 = 5,7 0,1
 0,57 = 0,57
Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau
d. 87,6 : 100 = 87,6 0,01
 0,876 = 0,876
Ta thấy 2 kết quả trên đều bằng nhau
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Cho HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, ...
Cho VD minh họa.
- HS nêu
- Về nhà tự lấy thêm ví dụ chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;... để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện.
------------------------------------------------
Tiết 3: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh ý thức tự giác và trách nhiệm trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Đồ dùng 
 - GV: Đoạn văn mẫu, bảng nhóm
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- GV kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý của HS
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
 - HS hát
- HS chuẩn bị
- HS ghi đầu bài vào vở
2. Hoạt động thực hành:(25phút)
* Yêu cầu cần đạt: Học sinh viết được một đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp dựa vào dàn ý và kết quả quan sát đã có . 
* Cách tiến hành: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc phần Gợi ý
- Yêu cầu HS đọc phần tả ngoại hình trong dàn ý sẽ chuyển thành đoạn văn
- Gợi ý HS : Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó ...
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS làm ra giấy, đọc đoạn văn.
- GV cùng HS cả lớp nhận xét, sửa chữa để có đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết.
- Nhận xét HS 
 - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc phần tả ngoại hình
- HS lắng nghe
- 2 HS làm vào bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung cho bạn
- 3 - 5 HS đọc đoạn văn của mình.
Ví dụ:
 Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xoã ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh mắt nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Khi viết một văn tả người, em cần lưu ý điều gì ?
- HS nêu
- Về nhà viết lại đoạn văn tả người cho hay hơn.
- HS nghe và thực hiện.
------------------------------------------------
Tiết 4: SINH HOẠT ĐỘI
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận xét tuần học vừa qua, nêu phương hướng tuần tới.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1.Sinh hoạt Đội:
a.Nhận xét tuần qua:
 - Cả lớp trực nhật lớp tốt.
 - Lớp đã đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ.
 - 100% các bạn đi học chuyên cần, đến lớp đúng giờ quy định.
 - Nhiều em đã hăng say phát biểu xây dựng bài như: Hưng, Nga, Trinh, Khang.
b.Phương hướng tuần tới: 
 - Đi học chuyên cần.
 - Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ, mặc trang phục đúng quy định.
 - Tích cực học tập dành nhiều bông hoa điểm tốt.
 - Tập bài hát theo chủ đề của Đội.
 - Đến lớp đủ sách vở, dụng cụ học tập.
 - Thực hiện tốt nề nếp của Đội đề ra, chú trọng nề nếp, ra vào lớp đúng giờ, nghiêm túc.
 - Thực hiện tốt vệ sinh lớp, trường học.
--------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_le_thi_hoanh_trang.doc