Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 12

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Giúp HS :

- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng.

- Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.

2. Năng lực

- Làm các bài 1, 2, 3.

 

doc 45 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 98Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2021-2022 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12: 
Thứngàythángnăm 2021
Toán
TIẾT 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS :
- Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng.
- Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
2. Năng lực
- Làm các bài 1, 2, 3.
3. Phẩm chất
- Giúp HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ
- Bảng con, SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- HS dưới lớp làm bảng con, 2 HS lên bảng làm:
 3 x (4 + 6) 	2 x 5 x 17
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững cách tính giá trị của biểu thức để phục vụ cho bài học mới.
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS biết cách thực hiện nhân một số với một tổng.
* Cách tiến hành: 
+ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
- GV viết lên bảng: 4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên: 1HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
 4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
→ Quy tắc một số nhân với một tổng?
- GV chỉ vào biểu thức: 4 x (3 + 5) và nêu 4 là một số (3 + 5) là một tổng. 
Vậy biểu thức 4 x (3 + 5) có dạng tích của một số nhân với một tổng.
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng.
+ Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào?
+ Gọi số đó là a, tổng là (b + c) hãy viết biểu thức a x (b + c). Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? 
+ Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó?
- GV nêu: Vậy ta có: a x (b + c) = a x b + a x c
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững quy tắc nhân một số với một tổng để thực hành các bài tập nhanh, chính xác. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
A
B
C
a x (b + c)
a x b + a x c
4
5
2
3
4
5
6
2
3
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng.
- GV hỏi: Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- HS tự làm bài vào PBT, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng.
Bài 2:
- GV hướng dẫn.
- Cả lớp làm vào vở - 2 HS làm bảng phụ:
a) 207 x (2 + 6)	b) 5 x 38 + 5 x 62
- GV chấm nhanh một số bài HS làm xong trước.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV hỏi: Trong hai cách tính trên em thấy cách nào thuận tiện hơn? 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng nhanh kiến thức làm các bài tập liên quan một cách hiệu quả.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để so sánh 2 biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 3:
- Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức và so sánh.
+ Em có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ hai so với các số trong biểu thức thứ nhất?
+ Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số chúng ta có thể làm thế nào?
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS so sánh được 2 biểu thức.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Thứngàythángnăm 2021
Toán
TIẾT 57: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
- Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
2. Năng lực 
- Làm các bài tập 1, 3, 4.
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ.
- Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 học sinh lên bảng sửa câu a bài 4 - lớp làm bảng con.
- 1 HS nêu lại cách thực hiện khi nhân một số với một tổng.
- GV nhận xét và tuyên dương. 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS thực hành tốt bài tập về nhân một số với một tổng.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS biết cách thực hiện nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số.
* Cách tiến hành:
+ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức
	3 x (7 - 5) và 3 x 7 - 3 x 5
- Y/c HS tính giá trị của hai biểu thức trên , 1 HS lên bảng làm bài
- Vậy giá trị của hai biểu thức trên như thế nào với nhau?
 3 x (7 - 5) = 3 x 7 - 3 x 5
+ Quy tắc một số nhân với một hiệu
- GV chỉ vào biểu thức 3 x (7 - 5) và nêu 3 là một số (7 - 5) là một hiệu. 
Vậy biểu thức 3 x (7 - 5) có dạng tích của một số nhân với một hiệu.
- GV nêu: Vậy khi thực hiện nhân một số với một hiệu, chúng ta có thể làm thế nào?
- GV nêu: Vậy ta có :a x (b – c) = a x b – a x c
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững quy tắc nhân một số với một hiệu để vận dụng làm các bài tập tốt
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để tính nhẩm, tính nhanh.
* Cách tiến hành:
Bài 1:
a
B
c
a x (b – c)
a x b – a x c
3
7
3
6
9
5
8
5
2
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng.
- GV hỏi: Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào?
- HS tự làm bài vào PBT, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn.
- 2 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một hiệu.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Bài toán này có thể giải mấy cách?
+ Nêu rõ từng cách giải
- 2 HS làm bảng phụ, mỗi bạn giải 1 cách, lớp làm vào vở.
Số quả trứng có lúc đầu là:
175 x 40 = 7 000 (quả)
Số quả trứng đã bán là:
175 x 10 = 1 750 (quả)
Số quả trứng còn lại là
7 000 - 1750 = 5 250 (quả)
Ðáp số: 5 250 quả
Số giá để trứng còn lại sau khi bán
40 – 10 = 30 (giá)
Số quả còn lại là
175 x 30 = 5 250 (quả)
Ðáp số: 5250 quả
- Nhận xét bài làm.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng kiến thức làm các bài tập liên quan, phối hợp làm việc nhóm một cách hiệu quả.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
* Mục tiêu: Áp dụng nhân một số với một hiệu, một hiệu với một số để so sánh 2 biểu thức.
* Cách tiến hành:
Bài 4:
- HS thảo luận nhóm 6 theo kĩ thuật Khăn trải bàn để giải quyết bài tập:
 Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
	 (7 – 5) x 3 và 7 x 3 – 5 x 3
Từ kết quả so sánh, nêu cách nhân một hiệu với một số.
+ Mỗi HS làm việc cá nhân trong vòng vài phút, trình bày câu trả lời vào ô số của mình trên bảng phụ.
+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thống nhất đáp án tính nêu cách nhân một hiệu với một số ghi vào ô ý kiến chung của cả nhóm.
- GV mời 1 nhóm trả lời. 
- Nhận xét.
- HS nhắc lại tính chất nhân một số với một hiệu và nhân một hiệu với một số, nhân một số với một tổng.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng kiến thức đã học so sánh được 2 biểu thức.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Thứngàythángnăm 2021
Toán
TIẾT 58: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS:
- Củng cố về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
- Thực hành tính nhanh.
- Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
2. Năng lực 
Làm các bài tập 1, 2, 4.
3. Phẩm chất
- HS say mê học toán, tìm tòi học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
- SGK, vở bài tập toán 
III. CÁC HAOTJ ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- 1 HS nêu quy tắc nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bảng con:
15 x (168 - 68)
- GV nhận xét.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững quy tắc nhân một số với một tổng (một hiệu) và làm tốt bài tập.
* Bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học
* Cách tiến hành:
- Nhắc lại tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS khắc sâu kiến thức đã học
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Củng cố về tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, nhân một số với một tổng, một hiệu.
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Cả lớp làm vào vở - 2 HS làm bài vào bảng phụ, mỗi bạn một câu.
a) 135 x (20 + 3) b) 642 x (30 – 6)
- GV chấm nhanh một số bài làm trong vở của HS.
- Nhận xét bài làm trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS nhắc lại về 2 quy tắc nhân một số với một tổng và nhân một số với một hiệu.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận nhóm 4 làm câu a vào bảng phụ:
134 x 4 x 5	5 x 36 x 2	42 x 2 x 7 x 5
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm - Nhận xét.
- GV nhận xét.
- Câu b HS tự làm vào vở:
 137 x 3 + 137 x 97 	428 x 12 – 428 x 2
- GV chấm nhanh một số bài làm trong vở của HS. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật vào bài tập
* Cách tiến hành: 
Bài 4:	
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- HS thảo luận nhóm đôi phân tích đề.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp giải vào vở.
- GV chấm nhanh một số bài làm trong vở của HS. Ðáp số: 16 200 m2 
- Nhận xét bài làm.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật giải được bài toán có lời văn.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Thứngàythángnăm 2021
Toán
TIẾT 59: NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Giúp HS: 
- Biết thực hiện nhân với số có hai chữ số.
- Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số.
- Áp dụng phép nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
2. Năng lực 
- Biết vận dụng vào tính toán để làm các bàì tập SGK. 
3. Phẩm chất
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, bông hoa 6 cánh.
- SGK, bảng con, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- Kiểm tra cả lớp làm vào bảng con. 652 x 30 ; 478 x 60 ; 380 x 40 
- GV nhận xét chung.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm vững kiến thức về nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
* Bài mới: Giới thiệu bài
- Giờ học toán hôm nay các em biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS biết thực hiện nhân với số có hai chữ số.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 6 tìm cách tính 36 x 23 vào bảng phụ.
+ HS phân tích 23 thành tổng của số tròn chục và 3
 36 x 23 = 36 x ( 20 + 3) = 36 x ...  mọc lên khắp nơi.)
+ Nhóm 5: Chùa gắn với sinh hoạt, văn hóa của nhân dân ta như thế nào? (Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ phật, hội họp, vui chơi,)
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP 
- Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập.
- Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới.
- Tiến hành thảo luận vòng 2: Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- Đại diện HS trình bày.
- GV kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ.Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.
+ Dưới thời Lý, nhân dân theo đạo Phật rất đông. Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật, hội họp, vui chơi,
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS phối hợp làm việc nhóm hiệu quả để tìm hiểu về đạo Phật dưới thời Lý. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Biết được chùa là công trình kiến trúc đẹp. Giáo dục HS ý thức bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát chùa Một Cột. Cho biết chùa Một Cột ở đâu? Còn có những tên gọi nào khác. Mô tả về ngôi chùa Một Cột.
- Ở địa phương em có ngôi chùa nào không? Hãy mô tả cho cô và các bạn cùng nghe.
à Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời Lý đã cho xây dựng rất nhiều chùa, có những ngôi chùa có quy mô rất đồ sộ như: Chùa Giám (Bắc Ninh), kiến trúc độc đáo như: Chùa Một Cột, 
	- Chùa là sự thể hiện nét văn hóa của dân tộc, chúng ta phải làm gì? 
	(Tự hào về trình độ văn hóa và nghệ thuật kiến trức, xây dựng thời nhà Lý, có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử.) 
- HS đọc ghi nhớ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS tự hào và có ý thức bảo tồn các công trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc của đất nước 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Thứngàythángnăm 2021
Địa lí
TIẾT 12: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức 
- HS biết đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn ở miền Bắc.
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên, đây là đồng bằng lớn thứ hai nước ta. 
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ biển. 
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. 
2. Năng lực
- HS chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ Việt Nam.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ), Sông Hồng, sông Thái Bình .
- Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, nguồn gốc hình thành, địa hình, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông.
- Bước đầu biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức. 
3. Phẩm chất
- Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát để khởi động
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS cảm thấy thú vị về bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
- GV giới thiệu Đồng bằng Bắc bộ
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hứng thú với bài học. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: HS chỉ được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc tên lược đồ.
- GV yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
- GV chỉ bản đồ và giới thiệu cho HS biết đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì & cạnh đáy là đường bờ biển.
- Các nhóm trả lời câu hỏi, từ đó tập giới thiệu về đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
VÒNG 1: NHÓM CHUYÊN GIA
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh họa theo nội dung của nhóm mình, thảo luận và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập cá nhân:
- HS tiến hành thảo luận nhóm: 
+ Nhóm 1: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những sông nào bồi đắp nên? (Sông Hồng và sông Thái Bình.)
+ Nhóm 2: Đồng bằng Bắc Bộ đã được hình thành như thế nào? (Sông Hồng và sông Thái Bình khi chảy ra gần biển, nước sông chảy chậm làm cho phù sa lắng đọng thành các lớp dày. Qua hàng vạn năm, các lớp phù sa đó tạo nên ĐB châu thổ Bắc Bộ.)
+ Nhóm 3: Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích là bao nhiêu ki-lô-mét vuông? 
(Khoảng 15 000km2)
+ Nhóm 4: Diện tích của ĐBBB có đặc điểm gì? (Có diện tích rộng lớn, là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta sau đồng bằng Nam Bộ.)
+ Nhóm 5: Địa hình (bề mặt) của ĐBBB có đặc điểm gì? (Địa hình khá bằng phẳng và đang tiếp tục mở rộng ra biển.)
VÒNG 2: NHÓM CÁC MẢNH GHÉP 
- Chia nhóm mới theo số thứ tự trên phiếu bài tập.
- Các nhóm bình bầu nhóm trưởng và thư kí mới.
- Tiến hành thảo luận vòng 2: Câu trả lời và thông tin của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau. Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ hoàn tất.
- HS trình bày lại nội dung đã trao đổi trong nhóm.
- Đại diện HS trình bày.
- GV nx, chốt ý đúng.
- GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh và cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết sử dụng bản đồ, nắm được các đặc điểm chính của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS biết trình bày một số vai trò của sông ngòi và hệ thống đê ven sông.
- HS biết được tác dụng của đê ven sông ngăn lũ và sử dụng nước đó tưới tiêu vào mùa khô .
* Cách tiến hành:
- HS quan sát hình 1, kể tên các con sông trên lược đồ. 
- Em đã nhìn thấy sông Hồng, sông Thái Bình bao giờ chưa? Ở đâu và khi nào?
+ Em biết gì về Sông Hồng? (Là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc.)
+ Vì sao lại có tên là sông Hồng? (Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng)
+ Sông Thái Bình do sông nào bồi đắp nên? (Do 3 sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành)
- Yêu cầu HS lên chỉ trên bản đồ sông Hồng và sông Thái Bình.
- GV mô tả lại về sông Hồng và sông Thái Bình: Sông Hồng là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc. Đoạn sông chảy qua ĐBBB chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc. Vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. + Sông Thái Bình do 3 sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành và cũng đổ ra biển.
+ Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường như thế nào? (Nước các sông dâng cao thường gây ngập lụt ở đồng bằng.)
+ Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm? (Trùng với mùa lũ)
- GV nói thêm về hiện tượng lũ lụt ở ĐBBB khi chưa có đê, khi đê vỡ: Nước sông lên rất nhanh, cuồn cuộn tràn về làm ngập lụt cả đồng bằng, cuốn trôi nhà cửa, phá hoại mùa màng, gây nguy hiểm cho tính mạng của người dân
- Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê ven sông để làm gì? (Đắp đê để ngăn lũ.)
- Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (Hệ thống đê dài tới hàng nghìn km.)
- Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
(Còn đào nhiều kênh mương để tưới tiêu nước cho đồng ruộng)
- Bên cạnh mặt tích cực, hệ thống đê có mặt tồn tại gì? (Hệ thống đê đã làm cho phần lớn diện tích đồng bằng không được bồi đắp thêm phù sa và tạo nên nhiều vùng đất trũng)
* GDBVMT : HS biết được tác dụng của đê ven sông ngăn lũ và sử dụng nước đó tưới tiêu vào mùa khô.
- HS đọc ghi nhớ SGK/100.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS biết khai thác bản đồ, nêu được những hiểu biết của mình 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
Thứngàythángnăm 2021
	Kĩ thuật	
TIẾT 12: KHÂU VIỀN MÉP VẢI BẰNG
 MŨI KHÂU ĐỘT THƯA
(Tiết 3)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức
- Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu.
- Biết cách khâu viền hai mép vải bằng mũi khâu đột thưa
2. Năng lực
- Khâu viền các đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
3. Phẩm chất
- Có hứng thú và yêu thích may thêu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh qui trình.
- Mẫu đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Sản phẩm hoàn chỉnh.
- SGK, bộ dụng cụ kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu
- HS hát để khởi động
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS cảm thấy thú vị về bài học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- Hãy nêu các thao tác kĩ thuật khi thực hiện viền hai mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- GV nhận xét 
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS nắm chắc các thao tác để thực hành tốt.
* Bài mới: Giới thiệu bài 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. Biết viền hai mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện thao tác gấp mép vải.
- GV nhận xét, củng cố các bước:
+ Bước 1: Gấp mép vải.
+ Bước 2: Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ thực hành của HS và nêu yêu cầu, thời gian hoàn thành sản phẩm.
- Quy định thời gian hoàn thành sản phẩm 20 phút. 
- HS thực hành gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
- GV quan sát, uốn nắn thao tác chưa đúng hoặc chỉ dẫn cho HS còn lúng túng.
* GV lưu ý HS
- Chú ý cách cầm kim, khi rút chỉ.
- Không đùa nghịch khi thực hành.
- Khâu từ phải sang trái.
- Tay cầm vải đưa phần vải có đường dấu lên, xuống nhịp nhàng với sự lên xuống của mũi kim.
- Dùng kéo cắt chỉ sau khi khâu.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS hoàn thành được sản phẩm đẹp theo yêu cầu. 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS biết đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- Các tiêu chuẩn đánh giá: 
+ Gấp được mảnh vải phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền bằng mũi khâu đột.
+ Mũi khâu tương đồi đều, phẳng.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn.
- HS tự đánh giá sản phẩm.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
* Sản phẩm mong đợi từ hoạt động: HS tự tin nêu ý kiến
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
	..
 Ngày  tháng  năm 20 	
 Đã kiểm tra 	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2021_2022_tuan_12.doc