- Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
Môn: Lịch sử Bài: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta Tiết: 23 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành. - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội. 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn. 3. Phẩm chất: - HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động. - Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước. Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước trên thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, một số ảnh tư liệu về Nhà máy Cơ khí Hà Nội. 2. Học sinh: SGK, vở,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Phong trào “Đồng khởi” ở Bến Tre nổ ra trong hoàn cảnh nào ? - GV nhận xét, kết luận - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS trả lời - HS nhận xét - HS ghi vở 25’ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công xây dựng và tháng 4 - 1958 thì hoàn thành. - Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc nhóm - Cho HS đọc nội dung, làm việc nhóm - Cho HS chia sẻ trước lớp: + Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? + Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy Cơ khí hiện đại? + Đó là nhà máy nào? - GV kết luận: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm - GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, 1-2 nhóm làm bảng nhóm - GV gọi nhóm HS đã làm vào bảng nhóm gắn lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét. - GV kết luận, sau đó cho HS trao đổi cả lớp theo dõi + Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958 +Phía tây nam thủ đô Hà Nội + Hơn 10 vạn mét vuông + Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ + Liên Xô + Máy bay, máy tiện, máy khoan, ... tiêu biểu là tên lửa A12 + Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội + Phát biểu suy nghĩ của em về câu “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược” + Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói: Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên đi - Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước. Giáo dục tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các nước trên thế giới. - HS đọc, làm việc nhóm, chia sẻ trước lớp - HS chia sẻ trước lớp: + Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. + Vì để trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta. + Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. + Các nhóm cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu Thời gian xây dựng : Địa điểm : Diện tích : Qui mô : Nước giúp đỡ xây dựng : Các sản phẩm : - HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình. - HS cả lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét. + 1 HS kể trước lớp. + Một số HS nêu suy nghĩ trước lớp. + Cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất của nước nhà vì hiện đại hóa sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước. 5’ 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Chia sẻ với mọi người về nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. - HS nghe và thực hiện - Sưu tầm tư liệu liên quan đến Nhà máy Cơ khí Hà Nội rồi giưới thiệu với các bạn. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ........................................................................................................................................................ Môn: Địa lí Bài: Một số nước ở Châu Âu Tiết: 23 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên Bang Nga: + Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế. + Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch. - Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ. Xác định được vị trí địa lí của nước Hy Lạp hiện nay trên bản đồ, lược đồ. Kể lại được một số câu chuyện về lịch sử Olympic 2. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. 3. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bản đồ các nước châu Âu, một số ảnh về LB Nga và Pháp,... 2.Học sinh: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Người dân châu Âu có đặc điểm gì? - GVnhận xét- Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 HS trả lời - Lớp nhận nhận xét - HS ghi vở 25’ 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên Bang Nga * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Làm việc theo cặp - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân 1. Liên Bang Nga - HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẻ sẵn - HS làm bài cá nhân theo phiếu Các yếu tố Đặc điểm – sản phẩm chính của các ngành sản xuất Vị trí địa lí Nằm ở Đông Âu và Bắc á Diện tích 17 triệu km2, lớn nhất thế giới Dân số 144,1 triệu ngời Khí hậu Ôn đới lục địa (chủ yếu phần châu Á thuộc Liên Bang Nga) Tài nguyên khoáng sản Rừng tai- ga, dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt Sản phẩm công nghiệp Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông Sản phẩm nông nghiệp Lúa mì, ngô, khoai tây, lợn, bò, gia cầm - GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn - GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn làm trên bảng lớp + Em có biết vì sao khí hậu của Liên Bang Nga, nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh, khắc nghiệt không? + Khí hậu khô và lạnh tác động đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào? - GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại về các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên Bang Nga. - GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - GV chia HS thành các nhóm 2. Pháp - Các nhóm thảo luận, trao đổi để hoàn thành phiếu học tập sau: - Một số HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến. + Vì lãnh thổ rộng lớn và chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương + Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai- ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu Á đều có rừng tai – ga bao phủ. - 1 HS trình bày trước lớp - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu. - GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. - Trình bày kết quả - GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu và kiến thức địa lí, nội dung SGK trình bày lại các đặc điểm về tự nhiên và các sản phẩm của các ngành sản xuất ở Pháp. - Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ. - 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. - 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. 3. Hy Lạp - Giới thiệu vị trí địa lý Hy Lạp - Kể một số câu chuyện về văn minh Hy Lạp - HS lắng nghe 5’ 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Chia sẻ với mọi người về một số nước ở châu Âu. - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. - HS nghe và thực hiện - Viết một đoạn văn ngắn về một số nước ở châu Âu về những điều em thích nhất khi học về một số nước ở châu Âu. - HS nghe và thực hiện PHIẾU HỌC TẬP Các em hãy cùng xem các hình minh họa trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau: 1. Xác định vị trí địa lí và thủ đô của nước Pháp. a. Nằm ở Đông Âu, thủ đô là Pa- ri. b. Nằm ở Trung Âu, thủ đô là Pa- ri. c. Nằm ở Tây Âu, thủ đô là Pa- ri. 2. Kể tên một số sản phẩm của ngàmh công nghiệp nước Pháp IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................... Môn: Kĩ thuật Bài: Lắp xe cần câu (tiết 2) Tiết: 23 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu. - Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc và có thể chuyển động được. 2. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 3. Phẩm chất: - Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học. - Yêu thích lắp ghép, yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Giáo viên: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5, SGK,.... 2.Học sinh: SGK, bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - Giới thiệu bài (nêu mục đích, yêu cầu của bài) - Nêu tác dụng của xe cần cẩu trong thực tế : Xe cần cẩu được dùng để nâng hàng, nâng các vật nặng ở cảng hoặc ở các công trình xây dựng - Ghi đầu b ... mừng Xuân -Ca hát vui chơi, ôn các bài hát trong chương trình - Nhận xét tiết học -Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng báo cáo về các mặt hoạt động của tổ trong tuần - Tổ trưởng, lớp trưởng nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động trong tuần -Lắng nghe + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Môn: Thể dục. Bài: Nhảy dây, bật cao. Trò chơi "Qua cầu tiếp sức". Tiết 45 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức, kĩ năng: - Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác. - Ôn bật cao. Yêu cầu thực hiện được động tác cơ bản đúng. - Làm quen trò chơi “ Qua cầu tiếp sức ”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được. 2. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động, luyện tập thể dục thể thao. 3. Phẩm chất: - GD HS ý thức chăm tập luyện thể thao, yêu môn học; Rèn cho HS kỹ năng, kỹ xảo và thể lực. III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: chuẩn bị 1 còi, bóng , dây, ghế băng. 2. Học sinh: tác phong gọn gàng, vệ sinh nơi tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ 13’ 10’ 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - GV nhận lớp, cho tập hợp hàng ngang, dóng hàng, sửa trang phục, báo cáo sĩ số ( 1’ ) - Khởi động ( 2’ ): Chạy chậm, đi thường hít thở sâu. Xoay các khớp 2L X 8N. - Trò chơi “ Lăn bóng ” ( 2’ ) + Nêu tên , nhắc lại nội dung, tổ chức chơi. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành A. Ôn di chuyển tung và bắt bóng. + Nhắc lại nội dung + Chia tổ tập luyện Theo dõi , sửa sai. * Thi di chuyển tung và bắt bóng theo từng đôi + Nhận xét Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. + Nhắc lại nội dung + Chia tổ tập luyện Theo dõi, động viên, sửa sai - Tập bật cao . + Nêu tên, nhắc lại nội dung , tập luyện. + Chia tổ tập luyện Theo dõi , sửa sai * Thi bật nhảy cao với tay lên chạm vật chuẩn. + Mỗi tổ chọn ra 1 em cao nhất để thi + Nhận xét. B. Trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức” + Nêu tên, làm mẫu và giải thích . Cách chơi: 2 – 4 quả bóng, 2 - 4 ghế băng. tập hợp 2-4 hàng dọc. Khi có lệnh em số 1 đi hoặc chạy đến băng thì thực hiện những động tác đi thường 2 tay chống hông, đi chuyển gót.. đi đến cầu bên kia nhảy xuống rồi chạy đến cầm bóng chạy ngược về trao bóng cho bạn số 2 rồi đi về cuối hàng. Em số 2 khi nhận bóng nhanh chóng mang đến đích, khi đi về thực hiện ở trên cầu như đã qui định về đến vạch xuất phát chạm vào tay em số 3, em số 3 thực hiện như em thứ 1. Trò chơi cứ thế cho đến hết. Đội nào ít phạm qui thì thắng cuộc + Tổ chức chơi. +Lưu ý hs an toàn khi chơi. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Nhu cầu các chất sinh năng lượng: Gồm có Protein, Lipid, Glucid, chất xơ,chất khoáng,vitamin. -Vai trò của PROTEIN (chất đạm)1g/ 1kg cân nặng 1 ngày, Lipit ( chất béo), glucid( đường).Tuy nhiên dùng quá nhiều hoặc ít. sẽ bất ổn đến sức khỏe. Hồi tĩnh. Thả lỏng: Đi thường thả lỏng . Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. Giáo viên nhận xét giờ học. Thường xuyên tập TDTT hằng ngày. +Về nhà ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Đội hình nhận lớp. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X ( tổ 1 ) X X X X GV X X X X ( tổ 2 ) X X X X X x x x GV X X X X X X X X X X X X X X ( Tổ 1 ) GV X X X X X ( Tổ 2 ) X X X X GV X X X X X X X X X GV X X X X X X X X IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY Thứ ba ngày 21 tháng 2 năm 2023 Môn: Thể dục. Bài: Nhảy dây, trò chơi Qua cầu tiếp sức. Tiết 46 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức, kĩ năng - Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và đạt thành tích cao. - Rèn cho HS hoàn thiện đúng kĩ thuật nhảy dây. 2. Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động, luyện tập thể dục thể thao. 3. Phẩm chất: - GD HS ý thức chăm tập luyện thể thao, yêu môn học; Rèn cho HS kỹ năng, kỹ xảo và thể lực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: chuẩn bị 1 còi, bóng , dây, ghế băng. 2. Học sinh: tác phong gọn gàng, vệ sinh nơi tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 7’ 15’ 8’ 5’ 1. Hoạt động mở đầu: - GV nhận lớp, cho tập hợp hàng ngang, dóng hàng, sửa trang phục, báo cáo sĩ số ( 1’ ) - Khởi động ( 2’ ): Chạy chậm, đi thường hít thở sâu. Xoay các khớp 2L X 8N. * Ôn các động tác tay, chân , vặn mình, toàn thân và bật nhảy của bài thể dục phát triển chung ( 2L x 8N ) 2. Hoạt động luyện tập, thực hành A. Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. + Nêu tên, nhắc lại nội dung + Chia tổ tập luyện Theo dõi, động viên, sửa sai - Thi nhảy dây. + Mỗi tổ chọn ra 1 em để thi + Nhận xét. B. Trò chơi: “ Qua cầu tiếp sức” + Nêu tên, nhắc lại nội dung. + Tổ chức chơi. +Lưu ý hs an toàn khi chơi. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Nhu cầu các chất sinh năng lượng: Gồm có Protein, Lipid, Glucid, chất xơ,chất khoáng,vitamin. -Vai trò của PROTEIN (chất đạm)1g/ 1kg cân nặng 1 ngày, Lipit ( chất béo), glucid( đường).Tuy nhiên dùng quá nhiều hoặc ít. sẽ bất ổn đến sức khỏe . Hồi tĩnh. Thả lỏng: chạy chậm hít thở sâu Trò chơi: “ Làm theo hiệu lệnh” Nêu tên , nhắc lại nội dung, tổ chức chơi. Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Thường xuyên tập TDTT hằng ngày. + Về nhà ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau Đội hình nhận lớp. X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X X ( Tổ 1 ) GV X X X X X ( Tổ 2 ) X X X X GV X X X X X X X X X X X X X GV X X X X X X X X IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ....................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................... Môn: Đạo đức Bài: Em yêu tổ quốc Việt Nam (tiết 1) Tiết: 23 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam. 2.Năng lực: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 3. Phẩm chất: Có ý thức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK,tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác. 2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, mẩu tin có nội dung liên quan đến tổ quốc Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 15’ 7’ 7’ 1 . Hoạt động mở đầu: - Cho HS hát - Yêu cầu HS nêu ghi nhớ của bài học trước. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Mục tiêu: - Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế. * Cách tiến hành: a. HĐ 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK) - GV yêu cầu HS nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK. - GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày. b. HĐ 2: Trả lời câu hỏi - GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau: + Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam? + Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước? - GV kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam. GDKNS: KN xác định giá trị yêu Tổ quốc Việt Nam. KN hợp tác nhóm. KN trình bày những hiểu biết về đất nước , con người Việt Nam. - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Làm bài tập 2/SGK. - Chú trọng tổ chức cho HS lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tìm hiểu về các di sản thế giới của Việt Nam, về một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc, về một số công trình nổi tiếng, về một số thành tựu, sự kiện nổi bật của Tổ quốc Việt Nam. - GV nêu yêu cầu của bài tập 2. - Cho HS làm việc cá nhân. - GV kết luận. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GDBVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, . Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước. + GDMTBĐ: Yêu vùng biển, hải đảo của Tổ quốc. Bảo vệ, giữ gìn tài nguyên môi trường biển đảo là thể hiện lòng yêu nước, yêu Tổ quốc Việt Nam. - Cho hs sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam. - Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam. - HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở - HS chuẩn bị giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long. - HS lên trình bày. Ví dụ: Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà + Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào. - Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - HS làm việc cá nhân. - Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam). - HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam, nối tiếp nhau nêu trước lớp. - Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: