Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 4

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 4

- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi “Bắn tên”

+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?

+ Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

- Quan sát tranh nêu những suy nghĩ của mình về nội dung bức tranh => HS chia sẻ trước lớp.

- Học sinh nhắc lại tên bài. Cá nhân viết tên bài vào vở và mở SGK.

 

docx 35 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Hà - Trường Tiểu học Như Quỳnh - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4:
Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022
Buổi sáng CHÀO CỜ
______________________________________
TẬP ĐỌC
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. MỤC TIÊU
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
* Điều chỉnh: Viết đoạn văn nêu ý kiến (giải thích) về hiện tượng xã hội. (Lồng ghép vào HĐ Vận dụng)
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập đọc trên bài giảng Powerpoint
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: 
- Yêu cầu TBHT điều hành cả lớp chới trò chơi “Bắn tên”
- GV nhận xét, tuyên dương
- Quan sát tranh nêu những suy nghĩ của mình về nội dung bức tranh bài tập đọc.
- GV giới thiệu chủ điểm và bài ghi bảng tên bài.
- TBHT điều hành lớp chơi trò chơi “Bắn tên”
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh?
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?
- Quan sát tranh nêu những suy nghĩ của mình về nội dung bức tranh => HS chia sẻ trước lớp.
- Học sinh nhắc lại tên bài. Cá nhân viết tên bài vào vở và mở SGK.
2. Hình thành kiến thức mới
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc
- Yêu cầu HS chia đoạn: 
- GV nhận xét, chốt đoạn
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm 4
- 1 HS đọc tốt đọc toàn bài.
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu...Nhật Bản.
+ Đoạn 2: Tiếp đến .. nguyên tử
+ Đoạn 3: tiếp đến ..644 con.
+ Đoạn 4: còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn vòng 1 trong nhóm 4 phát hiện và luyện đọc từ khó.
- Đọc nối tiếp vòng 2 trong nhóm 4 phát hiện và luyện đọc câu văn dài.
- TBHT cho các bạn chia sẻ.- GV ghi bảng
- GV hướng dẫn HS luyện đọc:
* Từ khó: 100000 người, Xa-xa-cô Xa-xa-ki, Hi-rô-si-ma, Na-ga-da-ki.mười năm,lâm bệnh nặng,liền lặng lẽ,sếu giấy,...
* Câu khó: Nằm trong bệnh viện/ nhẩm đếm từng ngày của đời mỡnh,/cụ bộ ngừy thơ tin vào một truyền thuyết nỳi rằng/nếu gấp đủ một nghỡn con sếu bằng giấy treo quanh phũng ,em sẽ khỏi bệnh.
- Đại diện các nhóm chia sẻ.
- HS đọc lại trước lớp 
- Nhận xét, chỉnh sửa (nếu đọc sai)
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm lần 2. 
- Yêu cầu giải nghĩa từ: bom nguyên tử,phóng xạ nguyên tử,truyền thuyết. 
 - GV kết hợp giải nghĩa một số từ học sinh có thể bị khó hiểu
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc với giọng thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật và tình huống kịch.
- HS đọc trong nhóm lần 2; Đọc cặp đôi phần chú giải
- 1 HS đọc phần chú giải trước lớp.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài. 
- Lắng nghe
b) Tìm hiểu bài:
* Giao nhiệm vụ: Em đọc và trả lời câu hỏi cuối bài trong nhóm 4
- GV bao quát, giúp đỡ HS.
- Gọi 1 em điều khiển lớp học TLCH: 
Câu 1: Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? 
Câu 2: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? 
 Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
Câu 4: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
=> GV quan sát và kết luận
- HS nhận nhiêm vụ và thực hiện: đọc và trả lời câu hỏi cuối bài trong nhóm 4
- Nhóm trưởng điều hành các bạn trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp:
+ 10 năm sau chiến tranh thế giời kết thúc.
+ Em tin rằng nếu xếp đủ 1000 con sếu bằng giấy thì em sẽ khỏi bệnh.
+ Gấp những con sếu bằng giấy và gửi tới Xa-da-cô.
+ Góp tiền xây tượng đài cho Xa-da-cô, khắc dòng chữ mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình.
- Lắng nghe
- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài đọc
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài
- HS nêu nội dung bài đọc theo hướng dẫn.
- 2 – 3 HS nhắc lại
* Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em.
3. Thực hành kĩ năng:
Luyện đọc diễn cảm 1 đoạn:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc hay ở từng đoạn trước lớp.
+ Tổ chức nhận xét.
- HS đọc nối tiếp đoạn và nêu cách đọc hay ở từng đoạn trước lớp.
- HS nhận xét
- Đọc diễn cảm đoạn 3
+ Gọi 1HS đọc.
+ Yêu cầu HS thảo luận tìm cách đọc.
+ Tổ chức chia sẻ, nhận xét
=> GV chốt cách đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc cá nhân 
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm
- Tổ chức nhận xét.
- HS nhận nhiệm vụ
+ 1 HS đọc.
+ HS thảo luận tìm cách đọc.
+ HS chia sẻ, nhận xét.
- HS luyện đọc cá nhân
- HS thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét, tìm ra bạn đọc tốt nhất
4. Vận dụng
- Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì với Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được sống cuộc sống hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói.
- Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên trái đất này ?
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
TOÁN
TIẾT 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ này bằng một trong hai cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”. 
* Bài tập cần làm: Bài 1. 
* Bải tập phát triển năng lực: Bài 2, 3.
* Điều chỉnh: Cập nhật lại dữ liệu cho phù hợp với đời sống thực tế. 
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi ví dụ 1.
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 - TBHT điều khiển cho các bạn chơi trò chơi chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau: 
 + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ?
+ Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ?
 + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ?
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
- HS cả lớp chơi
- HS nhắc lại tên bài, ghi tên bài vào vở
2. Hình thành kiến thức mới
*Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận.
- Treo bảng phụ ghi ví dụ 1.
- GV giao nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu đề, chẳng hạn như:
 + 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
 + 8km gấp mấy lần 4km?
- Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường như thế nào ?
- Khi thời gian gấp 3 lần thì quãng đường như thế nào?
- Tổ chức cho HS chia sẻ
- Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được.
à GVKL: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
* Giáo viên ghi nội dung bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên ghi tóm tắt như SGK. Yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải.
Cách 1: Rút về đơn vị.
- Tìm số km đi được trong 1 giờ?
- Tính số km đi được trong 4 giờ?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm như thế nào?
Cách 2: Tìm tỉ số.
- So với 2 giờ thì 4 giờ gấp ? lần
- Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp quãng dường đi được trong 2 giờ mấy lần? Vì sao?
- 4 giờ đi được bao nhiêu km?
à GVKL: Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số.
- Yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
- 1 học sinh đọc.
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện
- 4km
- 8km
- Gấp 2 lần
- Gấp 2 lần
- Gấp lên 2 lần.
- Gấp lên 3 lần
- TBHT điều hành các nhóm chia sẻ
- Học sinh thảo luận rút ra nhận xét.
- 2 - 3 em nhắc lại.
- 1 HS đọc
 + 2 giờ đi 90km.
 + 4 giờ đi ? km?
- Học sinh thảo luận, tìm ra 2 cách giải.
- Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Lấy 45 x 4 = 180 (km)
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4:2=2 (lần).
- Gấp 2 lần vì kế hoạch tăng thời gian ? lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ đi được: 90 x 2 =180 (km)
- Học sinh trình bày vào vở.
3. Thực hành kĩ năng
 * GV giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập 1 trong SGK
- GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
* Bài tập phát triển NL: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì y/c làm thêm bài tập 2, 3
* Điều chỉnh lại dữ liệu Bài 1: “Mua 5m vải hết 80 000 đồng.” sửa thành “Mua 5m vải hết 250 000 đồng.”
* Chia sẻ trước lớp:
- HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả với GV.
Bài 1
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV cùng HS nhận xét, chốt đáp án đúng
=> Củng cố: giải toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ.
- 1 HS lên bảng làm 
Bài giải
Mua 1m vải hết số tiền là:
250 000 : 5 = 50 000 (đồng)
 Mua 7m vải đó hết số tiền là:
50 000 x 7 = 350 000 (đồng)
 Đáp số: 350 000 đồng 
- HS nhận xét, chốt đáp án
* Bài tập phát triển NL: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì y/c làm thêm bài tập 2, 3
- GV xuống kiểm tra kết quả, hỏi cách làm
(Nếu còn thời gian cho HS chia sẻ trước lớp)
4. Vận dụng
- Yêu cầu HS làm bài theo tóm tắt sau:
30 sản phẩm: 6 ngày
45 sản phẩm:...ngày ? 
- Có phải bài nào của dạng toán này cũng có thể giải bằng hai cách không ?
- HS làm bài – báo cáo GV
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
 LỊCH SỬ
NƯỚC TA ĐẦU THẾ KỈ XX VÀ CÔNG CUỘC TÌM ĐƯỜNG  (T1)
Hoạt động cơ bản 1; 2; 3
(Dạy theo tài liệu Hướng dẫn học Lịch sử và Địa lí lớp 5 tập 1)
Điều chỉnh
.........................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________
Buổi chiều: ĐẠO ĐỨC
BÀI 2: CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
* Học sinh có năng lực tốt: Xác định được ...  “Một người mua 25 quyển vớ, với giá 10 000 đồng một quyển thì vừa hết số tiền đang có. Cũng với số tiền đó nếu mua vở giá 5 000 đồng một quyển thì người đó mua được bao nhiêu quyển vở?”
- Bài tập 2, trang 21: “Bình quân thu nhập hằng tháng là 800 000 đồng mỗi người.” sửa thành “Bình quân thu nhập hằng tháng là 4 000 000 đồng mỗi người.”
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện
Bài 1
- Quan sát, hỗ trợ HS làm bài
- Tổ chức chia sẻ
- GV nhận xét, chữa bài
* Củng cố cho HS biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng cách “Tìm tỉ số".
- HS làm việc nhóm, báo cáo kết quả
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài theo 2 cách
* Cách 1 :
 Người đó có số tiền là:
10 000 x 25 = 250 000 (đồng).
Nếu 1 quyển giá 5 000 đồng thì mua được số quyển là:
250 000 : 5 000 = 50 (quyển).
 Đáp số : 50 quyển
*Cách 2: 
10 000 đồng gấp 5 000 đồng số lần là:
10 000 : 5 000 = 2 (lần).
Nếu 1 quyển giá 5 000 đồng thì mua được số vở là:
25 x 2 = 50 (quyển)
 Đáp số : 50 quyển
Bài 2
- Tổ chức cho HS chia sẻ.
- GV nhận xét, chữa bài
*Củng cố cho HS biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng cách rút về đơn vị.
- HS làm việc cặp đôi, báo cáo kết quả
- Đại diện 2 nhóm lên bảng làm bài theo 2 cách
Tóm tắt:
3 người : 4 000.000 đồng / người / tháng
4 người : ... đồng / người / tháng
- Học sinh làm bài cặp đôi, đổi vở để kiểm tra chéo.
Giải
Tổng thu nhập của gia đình đó là:
4 000 000 x 3 = 12 000 000 (đồng)
Khi có thêm 1 con thì thu thập trung bình của một người là:
12 000.000 : 4 = 3 000.000 (đồng)
Trung bình hàng tháng mỗi người giảm: 
 4 000 000 - 3 000 000 = 1 000 000 (đồng)
 Đáp số: 1 000 000 đồng
* Bài tập phát triển NL: HS nào hoàn thành xong các bài tập bắt buộc thì y/c làm thêm các bài tập còn lại 
- GV xuống kiểm tra kết quả, hỏi cách làm
(Nếu còn thời gian cho HS chia sẻ trước lớp)
3. Vận dụng
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
 Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 40 m đường. Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu mét đường?
- HS làm bài
 Bài giải :
20 công nhân gấp 10 công nhân số lần là:
20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
40 x 2 = 80 (m)
 Đáp số : 80 m.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2022
TẬP LÀM VĂN
TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi đề bài
2. Học sinh : 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chuẩn bị bài
- Học sinh trình bày 
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
Đề bài :
1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
2.Tả một cơn mưa.
3.Tả ngôi nhà của em ( căn hộ, phòng ở của gia đình em)
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- HS đọc to đề bài
- Học sinh nhắc lại yêu cầu bài, chọn đề bài.
- Học sinh viết bài vào vở.
- Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài và cách trình bày bài khoa học.
* Thu bài
- HS nghe và thực hiện
- Học sinh thu bài
3. Vận dụng
- Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo kiểu nào ? 
- Về nhà chọn một đề bài khác trong 3 đề trên để tả.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
TOÁN
 TIẾT 20: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Yêu thích học toán, cẩn thận khi làm bài. 
* Góp phần hình thành và phát triển năng lự: NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: 
 - HS: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động:
- Cả lớp hát 1 bài
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng: 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Yêu cầu học sinh nêu các bước giải
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm tương tự 
- Giáo viên nhận xét
Bài 3: 
- Gọi HS đọc đề bài
- Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi làm bài.
Tóm tắt : 100 km : 12 lít
 50 km :..... lít ?
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- Dạng toán tổng - tỉ.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
- HS nêu
Giải
Số học sinh nam là:
28: (2 + 5) x 2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là: 
28 - 8 = 20 (em)
 Đáp số: 8 em nam
 20 em nữ 
- HS đọc 
- HS làm vở, báo cáo kết quả
Giải
 Chiều rộng của mảnh đất là:
15: (2 -1) = 15 (m)
 Chiều dài mảnh đất là:
15 x 2 = 30 (m).
 Chu vi mảnh đất là:
(15 + 30) x 2 = 90 (m)
 Đáp số : 90m
- Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm
- Khi quãng đường giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ cũng giảm bấy nhiêu lần.
- Học sinh làm bài cặp đôi, đổi vở kiểm tra chéo
Giải
 100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít xăng 
3. Vận dụng:
- Yêu cầu học sinh vận dụng làm bài toán sau: 
Chị Hoa dệt được 72m vải trong 6 ngày. Hỏi với mức dệt như vậy, trong 24 ngày chị Hoa dệt được bao nhiêu mét vải?
- Về nhà giải bài toán trên bằng cách khác.
- HS đọc bài toán
- HS làm bài 
Giải
24 ngày gấp 6 ngày số lần là :
24 : 6 = 4 (lần)
24 ngày dệt được số mét vải là :
72 x 4 = 288 (m vải)
 Đáp số : 288 m vải.
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tìm được những từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, 2 (3 trong số 4 câu), BT3. 
- Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của BT4 (chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4 (BT5)
- Học sinh có năng lực tốt: Thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
* Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
2. Học sinh: 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi:
+ Thế nào là từ trái nghĩa ?
+ Từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
+ Đặt câu với một cặp từ trái nghĩa ?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
- Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Thực hành kĩ năng
* GV giao nhiệm vụ: Làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập 1, 2 (3 trong số 4 câu), 4 chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a, b, c, d), 5 trong vở, báo cáo kết quả với GV.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS. Nêu một số câu hỏi kiểm tra kết quả và cách làm.
* Bài tập phát triển NL: thuộc được 4 thành ngữ, tục ngữ ở BT1, làm được toàn bộ BT4.
- HS làm việc cá nhân, báo cáo kết quả với GV.
Bài 1: 
- Tổ chức cho HS chia sẻ
=> GV theo dõi, cùng HS chốt lại chốt lại đáp án đúng, củng cố về từ trái nghĩa cho HS
- Yêu cầu HS đọc thuộc các thành ngữ, tục ngữ.
* HS khá tốt học thuộc cả 4 thành ngữ, tục ngữ
Bài 2: 
- Tiến hành tương tự bài 1(bạn nào làm xong 3 câu thì làm tiếp câu còn lại)
* Củng cố cho HS biết tìm được các từ trái nghĩa.
Bài 3: 
- Tổ chức chia sẻ
- Giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng:
Bài 4:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài
* HS có NL tốt làm cả bài 4
- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
*Củng cố cho HS biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu.
Bài 5:
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu hay.
* Củng cố cho HS biết đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghiã.
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả:
+ ít / nhiều; chìm / nổi
+ Nắng / mưa; trẻ / già
- HS thực hiện
- Lớp làm vở cá nhân, báo cáo kết quả.
- Các từ điền vào ô trống: lớn, già, dưới, sống.
- HS trình bày, lớp nhận xét
+ Việc nhỏ nghĩa lớn.
+ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may
+ Thức khuya dậy sớm.
- HS chia sẻ, lớp theo dõi
a. Tả hình dáng : 
 + cao / thấp, cao vống / lùn tịt
 + to / bé, to xù / bé tí...
- HS tiếp nối nhau đọc câu của mình
- Lắng nghe
3. Vận dụng
- Cho HS tìm từ trái nghĩa trong câu thơ sau:
 Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, 
 Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm.
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn tả cảnh chiều tối có sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
- Học sinh nêu
- HS nghe và thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________
SINH HOẠT 
SINH HOẠT ĐỘI
(Đã soạn trong Sổ chủ nhiệm)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_ha_truon.docx