Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu - Tuần 2

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu - Tuần 2

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

- Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.

- Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.

 

doc 35 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Ngọc Diệu - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02
LỊCH BÁO GIẢNG LỚP 5A4
Từ ngày 12 / 09 / 2022. Đến ngày 16/ 09 / 2022.
Thứ
Buổi
Tiết
Môn dạy
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai
12
09
SÁNG
1
Chào cờ
2
Tập đọc
Nghìn năm văn hiến
3
Toán 
Luyện tập
4
Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình ( T2)
CHIỀU
1
Chính tả 
Nghe – ghi: Lương Ngọc Quyến
2
LT & câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
3
Khoa học
Nam hay nữ ( TT)
Ba
13
09
SÁNG
1
2
3
4
CHIỀU
1
Toán 
Ôn tập: Phép cộng và phép trừ hai PS
2
Tập L văn
Luyện tập tả cảnh
MT-3799
3
Tư
14
09
SÁNG
1
2
3
4
CHIỀU
1
Tập đọc 
Sắc màu em yêu
MT-3799
2
Toán 
Ôn tập: Phép nhân và phép chia hai PS
3
Địa lí
Địa hình và khoáng sản
MT-BĐ
Năm
15
09
SÁNG
1
Tập L văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
3799
2
Lịch sử 
Nguyễn Trường Tộ ... canh tân đất nước.
3
Toán 
Hỗn số
3799
4
Khoa học
Cơ thể chúng ta được hình thành NTN ?
CHIỀU
1
LT & câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
2
3
Sáu
16
09
SÁNG
1
2
Toán 
Luyện tập ( tr.14, 15)
3799
3
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
HCM
4
SHL + ĐS
CHIỀU
1
2
3
4
Gv: Nguyễn Thị Ngọc Diệu 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 02
Thứ Hai ngày 12 tháng 09 năm 2022
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm.
- Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS tổ chức thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện đọc: (12phút)
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... 
 - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
 - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đọc đoạn 1, TLCH 
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Nêu ý chính đoạn 1:
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN?
- Nêu ý chính đoạn 2
- Nêu ý chính của bài.
- HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển.
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Nhóm trưởng điều khiển.
+ Triều đại Lê: 104 khoa
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
+ VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN
- HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
 - GV gọi HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Thi đọc
 - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. 
- HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0...
- HS luyện đọc nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
- HS trả lời
- Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em thích nhất được thăm khu nào trong di tích này ? Vì sao ?
- HS trả lời
 ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân
 + HS làm bài tập 1, 2, 3
- HS thực hiện thành thạo cách đọc, viết phân số, chuyển một PS thành PS thập phân.
- Năng lực: Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Viết 3 PSTP có mẫu số khác nhau.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng.(Mỗi bạn viết 3 phân số không được giống nhau)
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (27 phút)
 Bài 1: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tia số, điền và đọc các phân số đó.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận:PSTP là phân số có mẫu số là 10;100;1000;....
 Bài 2: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận: Muốn chuyển một PS thành PSTP ta phải nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
 Bài 3: HĐ cặp đôi
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi
 - GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách làm
- GV củng cố BT 2; 3: Cách đưa PS về PSTP
- Viết PSTP 
- HS viết các phân số tương ứng vào nháp, đọc các PSTP đó
- HS nghe
- Viết thành PSTP
- Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
- Học sinh làm vở, báo cáo 
- Viết thành PSTP có MS là 10; 100; 1000;..
- Làm cặp đôi vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
- HS nghe 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(43phút)
- Củng cố cho HS cách giải toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
- HS nghe
- Tìm hiểu đặc điểm của mẫu số của các phân số có thể viết thành phân số thập phân.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Đạo đức 
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.
* Tích hợp Em là học sinh lớp 5:
- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Vận dụng kiến thức giải quyết các tình huống có liên quan.
- Có ý thức học tấp, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh: SBT, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chia sẻ theo câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta cần sống có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Bạn đã làm gì để thực hiện nếp sống có trách nhiệm về việc làm của mình? 
- Giới thiệu bài học. Ghi bài lên bảng.
- HS chia sẻ câu hỏi
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (27 phút)
 HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học. 
* Cách tiến hành:
- Gợi ý để mỗi hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày của HS, GV gợi ý để HS tự rút ra bài học
- GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.
 + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhớ lại và và kể về việc làm của mình.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc làm của mình.
- Vài HS nêu lại.
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Thực hiện mình là người có trách nhiệm.
 - HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Chính tả
NGHE - GHI: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 - 10 tiếng) trong BT2, chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu (BT3)
- Viết đúng tốc độ chữ viết đều, đẹp, đúng mẫu, làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- HS cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần bài 3
- Học sinh: Vở viết.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng", viết các từ khó: ghê gớm, nghe ngóng, kiên quyết...
- 1 HS phát biểu quy tắc chính tả viết ... hường xuyên cử động và cảm nhận được tiếng động ở bên ngoài. Sau 9 tháng trong bụng mẹ em
- HS thảo luận nhóm
- Cơ quan sinh dục của cơ thể người quyết định giới tính của mỗi người.
- Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng
- Bào thai được hình thành từ trứng gặp tinh trùng.
- Em bé được sinh ra sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ
- HS quan sát các hình SGK, thảo luận nhóm đôi, trả lời.
- 1 HS lên bảng mô tả quá trình thụ tinh.
+ Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng.
+ Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào được trứng.
+ Hình 1c: Trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử.
2 HS mô tả tả lại.
- HS quan sát hình trong SGK, trả lời 
- Một số học sinh trình bày.
 + Hình 2: Thai 9 tháng đã là một cơ thể hoàn chỉnh.
 + Hình 3: Thai 8 tuần đã có hình dạng đầu hình, mình, tay, chân những chưa hoàn thiện.
 + Hình 4: Thai 3 tháng có hình dạng đầu, mình, tay, chân hoàn thiện hơn, hình thành đầy đủ các bộ phận cơ thể.
 + Hình 5: Thai 5 tuần có đuôi, hình thù của đầu, mình, tay, chân, nhưng chưa rõ ràng.
- HS theo dõi.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Quá trình thụ tinh diễn ra như thế nào?
- Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi mà em biến?
- HS nêu
- Học thuộc lòng mục bạn cần biết 
- Chuẩn bị bài sau: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (bài tập 1), xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2).
- Viết một đoạn văn tả cảnh gồm 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa (BT 3).
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho chính xác khi dùng từ đặt câu, viết văn.
- HS yêu thích Tiếng Viêt, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức sử dụng từ đồng nghĩa cho phù hợp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bút dạ, bảng phụ viết những từ ngữ bài 2.
	- Học sinh: Vở, SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện" với nội dung là tìm các từ đồng nghĩa từ một từ cho trước.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức chơi trò chơi: Một bạn nêu 1 từ sau đó truyền điện cho bạn khác tìm từ đồng nghĩa với từ vừa nêu. Nếu bạn đó tìm đúng thì bại được đưa ra một từ mới và truyền cho bạn khác tìm. Đến khi hết thời gian thì dừng lại
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: (27 phút)
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1 xác định yêu cầu của bài 1
 - Yêu cầu HS làm bài
 - GV nhận xét chữa bài yêu cầu HS nêu nhận xét đó là từ đồng nghĩa nào?
- Kết luận: Từ đồng nghĩa hoàn toàn là từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Bài 2: HĐ trò chơi
 - 1 học sinh đọc yêu cầu 
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức theo 3 nhóm, các nhóm lên xếp các từ cho sẵn thành những nhóm từ đồng nghĩa. 
 - GV nhận xét chữa bài và hỏi:
 + Các từ ở trong cùng 1 nhóm có nghĩa chung là gì? 
Bài 3: HĐ cá nhân
 - 1 học sinh đọc yêu cầu
 - Sau khi XĐ yêu cầu đề bài GV cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu từng HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn đã viết, cả lớp theo dõi, n/x.
 - GV nhận xét.
- Lớp đọc thầm theo
- HS làm việc cá nhân, chia sẻ trước lớp
- Đọc các từ đồng nghĩa trong đoạn văn: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ.
 - Từ đồng nghĩa hoàn toàn
- HS đọc 
- VD: Nhóm 1: bao la, bát ngát
Các nhóm kiểm tra kết quả, chữa bài. Bình chọn nhóm thắng cuộc.
 +Nhóm 1: Chỉ 1 không gian rộng lớn
 + Nhóm 2: Gợi tả vẻ lay động rung rinh của vật có ánh sáng phản chiếu vào.
 + Nhóm 3: Gợi tả sự vắng vẻ không có người, không có biểu hiện hoạt động của con người
- Cả lớp theo dõi 
- HS viết đoạn văn
- HS tiếp nối đọc đoạn văn miêu tả
- Bình chọn bạn viết đoạn văn hay
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn chỉ những vật dụng cần thiết trong gia đình.
- HS nêu
- Về nhà hoàn thành tiếp đoạn văn.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Thứ Sáu ngày 16 tháng 09 năm 2022
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. 
	- Cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. 
	- HS làm bài 1(2 ý đầu) bài 2(a, d).
 - Củng cố kiến thức về số thập phân.
	- Biết chuyển:
 	+ Phân số thành phân số thập phân
 	+ Chuyển hỗn số thành phân số thập phân
 	+ Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
 	+ HS làm bài 1, 2 (2 hỗn số đầu), 3, 4.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là ôn lại các kiến thức về hỗn số, chẳng hạn:
+ Hỗn số có đặc điểm gì ?
+ Phần phân số của HS có đặc điểm gì ?
+ Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta cần thực hiện như thế nào ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (25 phút)
Bài 1:( 2 ý đầu): HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS nêu lại cách chuyển và làm bài
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Kết luận: Muốn chuyển HS thành PS ta lấy PN nhân với MS rồi cộng với TS và giữ nguyên MS.
Bài 2 (a,d): HĐ cặp đôi
- Nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách so sánh 2 hỗn số 
- GV nhận xét từng cách so sánh mà HS đưa ra, để thuận tiện bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Kết luận: GV nêu cách so sánh hỗn số.
Bài 1/15: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu, TLCH:
+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?
+ Nêu cách viết phân số đã cho thành phân số thập phân?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Giáo viên nhận xét.
- Kết luận: PSTP là phân số có MS là 10,100,1000,...Muốn chuyển PS thành PSTP ta phải ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho
Bài 2:(2 hỗn số đầu) HĐ cá nhân
- Nêu yêu cầu của bài tập?
- Có thể chuyển 1 hỗn số thành 1 phân số như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu lại cách chuyển
Bài 3: HĐ cá nhân
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 4: HĐ nhóm
- Giáo viên ghi bảng 5m7dm = ?m
- Hướng dẫn học sinh chuyển số đo có 2 tên đơn vị thành số đo 1 tên viết dưới dạng hỗn số.
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
- Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- Học sinh làm bài vào vở, báo cáo kết quả 
- So sánh các hỗn số
- HS làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả
+ Cách 1: Chuyển 2 hỗn số thành phân số rồi so sánh 
ta có 
+ Cách 2: So sánh từng phần của hỗn số.
 Phần nguyên: 3>2 nên 
- Học sinh làm phần còn lại, đổi chéo vở để kiểm tra
và vì 5>2
và ta có và 
vì 
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Những phân số có mẫu số là 10, 100... gọi là các phân số thập phân.
- Trước hết ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
- HS theo dõi
- Chuyển các hỗn số thành phân số thập phân:
- Nhân phần nguyên với mẫu số rồi cộng với tử số của phần phân số ta được tử số của phân số. Còn mẫu số là mẫu số của phần phân số. Sau đó ta có thể quy đồng mẫu số thành 10, 100, 1000 để được phân số thập phân
- Học sinh làm vở, báo cáo kết quả
- Viết phân số thích hợp vào chỗ trống
- HS làm vở, báo cáo
a, 1dm = m b, 1g = kg
 3dm = m 8g = kg
 9dm = m 25g = kg
- HS nhận xét
- HS thảo luận nhóm 4 tìm cách làm.
- Học sinh nêu cách làm: 
hoặc
- HS làm vở, chia sẻ trước lớp
+ 2m 3dm = 2m + m = 2m
+ 4m 37cm = 4m + m = 4m
+ 1m 53cm = 1m + m = 1m 
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Cho HS nêu lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số và ngược lại chuyển đổi phân số thành hỗn số. 
- HS nêu 
- Tìm hiểu thêm xem cách so sánh hỗn số nào nhanh nhất.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ):
================================
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng đủ ý.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 	
 - Giáo viên: Một số sách, báo, truyện viết về anh hùng, danh nhân đất nước.
 - Học sinh: Câu chuyện đã chuẩn bị ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động mở đầu: (3’)
 - Cho HS tổ chức thi kể câu chuyện Lý Tự Trọng. Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể 
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
- Gọi HS đọc đề bài
- Đề bài yêu cầu làm gì?
- GV gạch chân những từ đã nghe, đã đọc, danh nhân, anh hùng, nước ta.
- GV giải nghĩa từ danh nhân
- Cho HS đọc gợi ý SGK
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- HS nối tiếp nêu những câu chuyện sẽ kể
- HS đọc đề bài
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
3. Hoạt động luyện tập, thực hành:(23 phút)
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút)
- Em học tập được điều gì từ nhân vật trong câu chuyện em vừa kể ?
- HS nêu
- Về nhà kể lại chuyện cho bố mẹ nghe lại câu chuyện của em vừa kể.
- HS lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_nam_hoc_2022_2023_nguyen_thi_ngoc_die.doc