1. Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố việc gọi tên, kí hiệu và nhận biết được quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
- Củng cố và rèn kỹ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải được các bài toán với các số đo độ dài.
2. Phẩm chất, năng lực:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Yêu thích học toán, cẩn thận, chăm chỉ
TUẦN 4 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022 Tiết 1 Hoạt động trải nghiệm XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp. - Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26 cm - Ảnh chụp chung cả lớp. Ảnh chụp từng cá nhân. - Thông tin cá nhân, các nhóm, lớp. - Bút , hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Chuẩn bị: - GV chuẩn bị thông tin của lớp: các thành tích về học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ các năm học, báo tường - Yêu cầu mỗi HS một bảng tự thuật - GV vẽ sơ đồ chỗ ngồi HS và ghi biệt danh HS. 2. Tiến hành làm sổ truyền thống: - Ban biên tập thu thập thông tin, tranh ảnh -Sắp xếp tranh ảnh thông tin theo từng loại. - Tổng hợp, biên tập lại các thông tin. - Trình bày trang trí sổ truyền thống - GV và HS cùng nhau hoànthiện sổ truyền thống từ đầu năm đến khi ra trường. - Theo dõi giúp đỡ các em làm sổ - HS thống nhất nội dung làm sổ. -HS làm bảng tự thuật: - Họ tên, biệt danh, ngày sinh, quê quán, sở thích, năng khiếu môn học yêu thích, thành tích các mặt. - Ban bin tập thống nhất trang trí: + Trang bìa: tên trường , lớp, Sổ truyền thống. + Ảnh chụp cả lớp, giới thiệu chung tập thể lớp. +Sơ đồ lớp, ghi tên biệt danh + Ảnh GVCN, tự thuật +Mỗi trang mỗi ảnh chụp và tự thuật của từng HS. -Sau đó mỗi HS tự ghi cảm nghĩ của mình về mái trường, về lớp, về thầy cô, bạn bè 3. Nhận xét: - Nhắc HS giữ sổ tryền thống - Nhận xét cách làm việc của các em. - Các em hãy chuẩn bị 1 số đò dùng học tập hoặc đồ dùng cá nhân như sách, vở, quần áo, mà các em không sử dụng để quyên góp ủng hộ những bạn khó khăn. ----------------------------------------------------------- Tiết 2 Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3) - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện - Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu: hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì vưới Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hòa bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói. 2. Phẩm chất, năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Yêu nước, đoàn kết. Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh. GDKNS: XĐ giá trị, thể hiện sự thông cảm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - HS: Đọc trước bài, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ mở đầu: - Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi - HS nghe - HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới: a. Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài, chia đoạn - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều khiển) - Yêu cầu học sinh đọc chú giải. - Yêu cầu HS đọc theo cặp. - Cho HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh( M3,4) đọc bài, chia đoạn: + Đ1: từ đầu...Nhật Bản. + Đ2: Tiếp đến .. nguyên tử + Đ3: tiếp đến ..644 con. + Đ4: còn lại. - HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm - HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó - 1 HS đọc - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - Cả lớp theo dõi. - HS theo dõi b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo giáo viên rồi chia sẻ trước lớp: + Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? + Bạn hiểu phóng xạ là gì? + Bom nguyên tử là gì? + Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? + Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình? + Nội dung chính của bài là gì ? - GV nhận xét, KL: - Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời. - Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. - Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”. - Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. - HS nghe 3. HĐ luyện tập, thực hành- Đọc diễn cảm: - Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc. - GV và HS nhận xét giọng đọc - GV treo bảng đoạn 3. - Giáo viên đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4) - Lớp lắng nghe - Đoạn 1: đọc to rõ ràng; - Đoạn 2: trầm buồn. - Đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động. - Đoạn 4: trầm, chạm rãi. - HS nhận xét - HS quan sát - Học sinh lắng nghe - Luyện đọc theo cặp - 3- 5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét. 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: - Nếu được đứng trước tượng đài, bạn sẽ nói gì với Xa-da-cô? - Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên trái đất này ? - HS trả lời 5. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại nội dung của bài. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ----------------------------------------------------------- Tiết 3 Toán ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Củng cố việc gọi tên, kí hiệu và nhận biết được quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. - Củng cố và rèn kỹ năng chuyển đổi các số đo độ dài và giải được các bài toán với các số đo độ dài. 2. Phẩm chất, năng lực: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Yêu thích học toán, cẩn thận, chăm chỉ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài - ghi bảng - Hát - HS nghe 2. Hoạt động luyện tập, thực hành: * Mục tiêu: Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài. - Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận. - Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. Bài 2(a, c): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nhận nhận xét. GV đánh giá Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu đề bài - Yêu cầu HS làm bài - Yêu cầu HS nêu cách đổi. - Chữa bài, nhận xét bài làm. - HS đọc yêu cầu đề bài. - Thảo luận cặp, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài. - HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét. - 2HS nêu, lớp nhận xét - Viết số thích hợp vào chỗ trống - HS làm bài cá nhân, chia sẻ 135m = 1350dm 342dm = 3420cm 15cm = 150mm 1mm= cm 1cm = m 1m = km - HS nêu - HS chia sẻ 4km 37m = 4037m; 354 dm = 34m 4dm 8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữ nhật. - HS đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn học của em và tính diện tích mặt bàn đó. - HS đọc bài toán - HS làm bài Giải: Đổi : 4 dam = 40 m. Nửa chu vi thửa ruộng là : 480 : 2 = 240 (m) Chiều rộng thửa ruộng là : (240 – 40) : 2 = 100 (m) Chiều dài thửa ruộng là : 100 + 40 = 140 (m) Diện tích thửa ruộng là : 140 100 = 1400 (m2) Đáp số : 1400 m2 - HS đo và tính. 4. Củng cố, dặn dò. - Kể tên các đơn vị đo độ dài và nêu mối quan hệ của chúng. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------ Tiết 4 Khoa học TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kĩ năng: - Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào? - Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 2. Phẩm chất, năng lực: - Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Thông tin và hình trang 16, 17 SGK. - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và nghề khác nhau III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho học sinh tổ chức chơi trò chơi: bắt thăm các hình 1, 2, 3, 5 của bài 6. Bắt được hình vẽ nào thì nói về lứa tuổi ấy. - Giáo viên nhận xét - Giới thiệu bài: Ghi đầu bài - Học sinh trả lời lên bảng bắt thăm về giai đoạn phát triển của cơ thể mà bức ảnh bắt được. - Học sinh lắng nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: *Hoạt động 1: Đặc điểm con người ở từng giai đoạn: vị thành niên, trưởng thành, tuổi già. - Chia nhóm: phát cho mỗi nhóm một ... i vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: * Giới thiệu đơn vị đo diện tích mm2 + Hình thành biểu tượng về mm2 - Nêu tên các đơn vị diện tích đã học? -Trong thực tế hay trong khoa học nhiều khi chúng ta cần đo diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo diện tích đã học chưa thuận tiện. Vì vậy, người ta dùng đơn vị đo nhỏ hơn là mm2 - GV treo hình vẽ SGK. Hình vuông cạnh 1mm - Diện tích hình vuông đó là bao nhiêu ? - Tương tự như các đơn vị trước, mm2 là gì? - Ký hiệu mi-li-mét vuông là như thế nào? - HS quan sát hình vẽ. Tính diện tích hình vuông có cạnh 1cm? - Diện tích hình vuông 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích hình vuông có cạnh dài 1mm Vậy 1cm2 = ? mm2 1mm2 = ? cm2 * Bảng đo đơn vị diện tích - GV treo bảng phụ kẻ sẵn phần bảng. - Gọi học sinh nêu tên các đơn vị đo diện tích bé đến lớn (GV viết bảng kẻ sẵn tên đơn vị đo diện tích) Gv ghi vào cột m2 1m2 = ? dm2 1m2 = dam2 - Tương tự học sinh làm các cột còn lại - GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của học sinh trên bảng - Hai đơn vị đo diện tích liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ? - cm2; dm2 ; m2; dam2; hm2 ; km2 - Học sinh lắng nghe - Diện tích hình đó là: 1mm x 1mm = 1mm2 - Diện tích một hình vuông có cạnh 1mm. - 1mm2. - Diện tích hình vuông: 1cm x 1cm = 1cm2. - Gấp 100 lần. 1cm2 = 100mm2 1mm2 = cm2 Học sinh nhắc lại - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - Học sinh làm vở, 1 HS làm bảng - Hơn kém nhau 100 lần. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu a) GV viết các số đo diện tích yêu cầu học sinh đọc. b) GV đọc các số đo diện tích yêu cầu học sinh viết các số đo đó - GV nhận xét chữa bài Bài 2a(cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Hướng dẫn học sinh thực hành 2 phép đổi. + Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé : 7 hm2 = ...m2 - Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. Khi đổi từ hm2 ra m2 , ta lần lượt đọc tên các đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 chữ số 0 vào sau số đo đã cho. Ta có : 7hm2 = 7 00 00 hm2 dam2 m2 Vậy 7hm2 = 70000 m2 - Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại - GV chấm, nhận xét. - HS đọc - Học sinh lần lượt đọc, viết theo cặp - Học sinh viết số đo diện tích vào vở và đổi vở để kiểm tra - HS đọc - Học sinh theo dõi, thực hiện lại hướng dẫn của giáo viên + Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn: 90000m2 = ... hm2 Tương tự như trên ta có : 9 00 00 = ...hm2 hm2 dam2 m2 Vậy 90000m2 = 9 hm2 - HS làm bài 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài tập sau: 6 cm2 = .... mm2 2 m2 = ..... dam2 6 dam2 = ..... hm2 4 hm2 = ..... km2 - HS làm bài 6 cm2 = 400 mm2 2 m2 = 2/100 dam2 6 dam2 = 6/100 hm2 4 hm2 = 4/100 km2 5. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại tên các đơn vị đo diện tích theo thứ tự từ bé đến lớn. - Nhận xét tiết học. - HS nêu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- Tiết 3 Toán* ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN( Tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức, kỹ năng: - Củng cố về giải toán có lời văn: các bài toán có liên quan đến tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. 2. Phẩm chất, năng lực: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Cẩn thận, chăm chỉ, trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ôn lại kiến thức đã học Yêu cầu HS nêu cách giải bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ, hiệu và tỉ, tổng và hiệu ? HS nêu. KL: Các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: Lớp 5A có số HS đại trà gấp 4 lần số HS giỏi và hơn số HS giỏi là 21 HS. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu học sinh đại trà? - Yêu cầu học sinh xác định dạng toán và các bước giải. - Chữa bài, nhận xét, củng cố, chốt đáp án đúng. Bài 2: Mẹ sinh con năm 24 tuổi, hiện nay tuổi mẹ bằng lần tuổi con. Tính tuổi của mẹ và con hiện nay. - Củng cố các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số. Bài 3: Có 18 quả cam, táo và xoài. Số quả cam bằng 1/2 số táo. Số quả xoài gấp 3 lần số quả cam. Tính số quả táo. - Gợi ý : Vẽ sơ đồ (coi số cam là 1 phần, số táo 2 phần, xoài 3 phần) rồi giải. Bài 4*: Cách đây 2 năm con lên 5 và kém cha 30 tuổi. Hỏi sau bao nhiêu năm nữa thì tuổi cha gấp 3 lần tuổi con - HD học sinh phân tích đề rồi giải. - Củng cố cách làm cho học sinh. Bài 5*: Cách đây 8 năm tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi con và tổng số tuổi 2 mẹ con lúc đó là 32 tuổi . Hỏi sau mấy năm nữa tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi con ? - Yêu cầu học sinh đọc, phân tích bài toán. - Tìm dữ liệu và xác định dạng toán. 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số. - Nhận xét tiết học. - HS tự hoàn thành các bài toán, xác định dạng toán, các dữ kiện liên quan và giải. - HS xác định dạng toán về hiệu- tỷ và giải. - HS đọc, xác định yêu cầu. - HS nêu hiệu và cách giải. - HS đọc, xác định yêu cầu. - HS phân tích, vẽ sơ đồ rồi giải. Tuổi con hiện nay là: 5+ 2 = 7 (tuổi) Hiệu tuổi cha và con không thay đổi theo thời gian nên khi cha gấp 3 lần tuổi con thì cha vẫn hơn con 30 tuổi . Tuổi con khi cha gấp 3 lần tuổi con là: 30 : 2 x 1 = 15 (tuổi) Số năm cần tìm là : 15 - 7 = 8 (năm) Tuổi mẹ cách đây 8 năm là: 32: ( 7+ 1) x 7 = 28 (tuổi) Tuổi con cách đây 8 năm là: 32- 28 = 4 (tuổi) - Hiệu số tuổi 2 mẹ con là : 28 - 4 = 24 ( tuổi ) Khi mẹ gấp 2 lần tuổi con thì hiệu số tuổi của con cũng là 24 Tuổi con khi đó là : 24: ( 2-1 ) x 1 = 24 (tuổi ) Tuổi con hiện nay là: 4+ 8 = 12 ( tuổi ) Số năm cần tìm là : 24 - 12 = 12 ( năm ) IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY .......................................................................................................................................................................................................................................................................................... ---------------------------------------------------------- Tiết 4 Sinh hoạt lớp+ Hoạt động trải nghiệm SINH HOẠT LỚP + ATGT: BÀI 3: THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG AN TOÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS thấy rõ được các ưu điểm, khuyết điểm của bản thân, của lớp về việc thực hiện hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục khác trong tuần đang thực hiện. Nắm được phương hướng hoạt động của tuần tới. - HS có kĩ năng điều hành, diễn đạt, trao đổi ý kiến, kĩ năng tự nhận xét, ứng xử, giải quyết các tình huống trong tiết học. - HS có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, học tấp tốt; quan tâm đến bạn bè, tự tin, yêu trường lớp. * ATGT: - Tìm hiểu một số qui định khi tham gia giao thông đường hàng không. - Tuân thủ thực hiện các qui định khi tgam gia giao thông đường hàng không an toàn. - Nhận biết một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không. -biết cách xử lí sự cố đơn giản khi tham gia giao thông đường hàng không. -Chia sẻ, nhắc nhở người thực hiện các qui định khi tgham gia giao thông đường hàng không. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ban cán sự lớp chuẩn bị nội dung để nhận xét, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế của lớp, của tổ. ATGT: - Tài liệu giáo dục An toàn giao thông. Mô hình an toàn giao thông - Vở ghi chép III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. SINH HOẠT LỚP 1. Lớp trưởng điều hành buổi sinh hoạt lớp. a) Lớp trưởng thông qua nội dung chương trình buổi sinh hoạt lớp: + Lần lượt các tổ trưởng nhận xét về các hoạt động của các bạn trong tuần và nêu phương hướng hoạt động cho tuần sau. + Các thành viên trong lớp bổ sung ý kiến. + Lớp trưởng nhận xét chung. + GV nhận xét, kết luận và đề ra phương hướng cho hoạt động tuần sau. b) Lớp bình bầu cá nhân, nhóm xuất sắc. 2. GVCN nhận xét, đánh giá những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần về nền nếp, học tập, việc học bài và làm bài của học sinh; việc tự quản của lớp, hoạt động của các tổ. - GV tuyên dương nhóm, tổ, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động của lớp. 3. Phương hướng tuần tới - Các tổ thảo luận và đề xuất các công việc sẽ thực hiện trong tuần tiếp theo. - Lớp trưởng giao nhiệm vụ cho các tổ. B. AN TOÀN GIAO THÔNG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Mở đầu: - Cho học sinh xem phim hướng dẫn đường bay an toàn - HS quan sát video 2. Hình thành kiến thức mới: a.Tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc thông tin để tìm hiểu những việc cần làm khi tham gia giao thông đường hàng không - Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày . - GV Nhận xét – tuyên dương. b. Tìm hiểu một số hành vi cần tránh khi tham gia giao thông đường hàng không Yêu cầu quan sát tranh và tìm hiểu một số hành vi không được làm khi tham gia giao thông đường hàng không - GV kết luận - GV tuyên dương, nhận xét -HS quan sát tranh và thảo luận. - Hs báo cáo kết quả - HS nêu cá nhân Thảo luận và tham gia trả lời - HS nêu phần cần ghi nhớ 3. Luyện tập, thực hành: - Yêu cầu quan sát và chỉ ra những hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông đường hàng không. - GV yêu cầu HS nhận xét và tìm những hành động của các nhân vật trong tình huống khi Tham gia giao thông đường hàng không - GV Nhận xét tuyên dương Thảo luận và nêu - HS trả lời 4. Vận dụng, trải nghiệm: - Tự xây dựng những việc cần làm khi mình tham gia giao thông đường hàng không. - HS thực hiện -HS trình bày --------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày .......tháng..........năm 2022 .......................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Tài liệu đính kèm: