Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Bích Liên

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Bích Liên

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:

 + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ?

 + Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ?

 + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ?

- Giáo viên nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

 

doc 130 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 1 đến 4 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Thị Bích Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Ngày thứ: 1
Ngày soạn: 2/9/2022
Ngày dạy: 5/9/2022
Lớp : 5B
Toán (Tiết 1)
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Khởi động - Kết nối(5phút)
- Cho HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nghe, ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số:(15 phút)
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
*Cách tiến hành:
 a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- GVKL: Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS thảo luận
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1 : 3 = (1 chia 3 thương là )
3. Luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số để làm các bài tập 1,2,3, 4.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
 - GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ;;;
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp 
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
4. Vận dụng, trải nghiệm::(3phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Tìm thương(dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6 : 8 ; 12 : 15; 4 : 12; 20 : 25
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất.
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
*************************************************
Tập đọc (Tiết 1)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Yêu quý Bác Hồ.
- Năng lực:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: + Tranh minh hoạ (SGK) 
 + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Khởi động - Kết nối(5 phút)
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới- Hoạt động luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
 * Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài 
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm
- HS nghe
- HS đọc
- HS nghe
*. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: 
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
* Cách tiến hành:HĐ nhóm 4
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? 
 + Nêu ý 1 ?
 + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 +Nêu ý 2:
 + Nêu ý chính của bài ?
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
-Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước.
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS nêu
3. Luyện tập thực hành - Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
* Cách tiến hành:
 - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- Cho HS luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
4. Vận dụng, trải nghiệm:: (4phút)
- Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ?
-HS nêu
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
****************************************************************
Ngày thứ: 2
Ngày soạn: 2/9/2022
Ngày dạy: 6/9/2022
Lớp : 5B 
Toán (T2)
ÔN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số ( Trường hợp đơn giản) 
- Lồng ghép dấu hiệu chia hết
- HS làm bài 1, 2. 
- Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 Khởi động - Kết nối(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS
+ N1: Viết thương một phép chia hai số tự nhiên
+ N2: Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập, thực hành - Hoạt động ôn tập lí thuyết:(15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
*Cách tiến hành:
 * Tính chất cơ bản của phân số 
- GV đưa ra dưới dạng BT: Điền số thích hợp. Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Chốt lại: Cả tử số và mẫu số phải cùng nhân hoặc cùng chia với cùng một số tự nhiên khác 0
 *Ứng dụng của tính chất 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để tìm ra 2 ứng dụng: 
 + Rút gọn phân số
 + Quy đồng mẫu số: cách tìm MSC
* Chốt lại: Phải rút gọn về được PS tối giản
- Lồng ghép dấu hiệu chia hết
- HS tính và điền kết qủa
- Rút ra nhận xét:
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
- HS nghe
3. Luyện tập, thực hành:: (15 phút)
*Mục tiêu: 
-Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số ( Trường hợp đơn giản) 
- HS làm bài 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV quan sát, nhận xét 
- KL: Rút gọn nhanh bằng cách tìm ra số lớn nhất chia hết cho cả tử số và mẫu số
Phần b, c khuyến khích tìm MSCNN 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài 
* Chốt lại: Cách tìm MSC
- Rút gọn phân số
- Làm bài vào vở, báo cáo
- HS nghe
- HS nghe
- Quy đồng mẫu số
 a- b- c- 
- Làm vào vở, báo cáo GV
- Giải thích cách làm
4. Vận dụng, trải nghiệm::(3 phút)
- Vai trò của t/c cơ bản của phân số.
- HS nêu
- Nêu cách tìm các PS bằng nhau từ một PS cho trước.
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: 
****************************************************************
Chính tả (T1)
NGHE- VIẾT: VIỆT NAM THÂN YÊU
ÔN TẬP QUI TẮC VIẾT c/k ; g/gh ; ng , ngh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp cho các em.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,..
- Hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn kính
- Năng lực:
 	+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
 	+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn  ... ực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- GV: SGK
 	- HS : SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động - Kết nối (5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chuẩn bị bài
- Học sinh trình bày 
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập,thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
Đề bài :
1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
2.Tả một cơn mưa.
3.Tả ngôi nhà của em ( căn hộ, phòng ở của gia đình em)
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài và cách trình bày bài khoa học.
* Thu bài
- HS đọc to đề bài
- Học sinh nhắc lại yêu cầu bài, chọn đề bài.
- Học sinh viết bài vào vở.
- HS nghe và thực hiện
- Học sinh thu bài
3. Vận dụng, trải nghiệm: (5phút)
- Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo kiểu nào ?
- HS nêu
- Về nhà chọn một đề bài khác trong 3 đề trên để tả.
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ):
................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************************
Lịch sử (T 4)
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX : Vê kinh tế về xã hội .
 + Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
 + Về xã hội: Xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
 - HS khá giỏi :
 + Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế- xã hội nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 + Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội .
- Nêu được các điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội VN đầu thế kỉ XX.
- Bồi dưỡng lòng say mê lịch sử nước nhà. 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV:Hình minh hoạ SGK, tranh ảnh tư liệu về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động - Kết nối (5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ngày 5/7/1885?
+ Cuộc phản công có tác dụng gì đến lịch sử nước ta?
+ Cuộc phản công này gắn với những nhân vật lịch sử nào ?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
-Trước khi thực dân Pháp xâm lược nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
- Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế mới nào?
- Ai được thừa hưởng những quyền lợi do sự phát triển kinh tế?
- Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến.
- Giáo viên kết luận.
Hoạt động 2: Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và đời sống của nhân dân.
- Chia học sinh thành nhóm 4 với các câu hỏi:
+Trước khi thực dân Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
+ Khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam xã hội Việt Nam có gì thay đổi? Có thêm những tầng lớp mới nào?
+ Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20?
- Giáo viên tổng kết lại những ý học sinh trả lời, khắc sâu kiến thức và rút ra bài học
- Học sinh đọc SGK, quan sát hình minh hoạ để trả lời câu hỏi.
- Nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển.
- Xây nhà máy điện, nước, xi măng...
- Cướp đất của nhân dân.
- Lần đầu tiên có đường ô tô, đường ray xe lửa.
- Pháp
- HS phát biểu
- HS nghe
- Học sinh thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp
+ Có 2 giai cấp: địa chủ phong kiến và nhân dân.
+ Xuất hiện ngành kinh tế mới =>kéo theo sự thay đổi của xã hội.
+ Thành thị phát triển có tầng lớp mới: viên chức, trí thức, chủ xưởng, giai cấp công nhân.
+ Nông dân mất ruộng đói nghèo phải vào làm thuê trong các nhà máy, xí nghiệp. Đời sống cực khổ.
 - 2 HS nêu bài học.
3. Vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
 - Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi kinh tế - xã hội nước ta?
- Do thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Sưu tầm các hình ảnh tư liệu lịch sử về đời sống cùng cực của nhân ta cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.
 - HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( NẾU CÓ):
................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************************
KHOA HỌC (T 8)
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ – VI KHUÂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh
 - Biết thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì. 
- Kể/Nói được tên bệnh ở người do vi khuẩn gây ra; nêu được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể nhất là giai đoạn cơ thể bước vào tuổi dậy thì. 
- Tự tin trao đổi ý kiến của mình. Biết chăm sóc sức khỏe bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu học tập-Tranh SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động - Kết nối. (4’)
Ôn lại KT bài : Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- Nêu đặc điểm nổi bật của các giai đoạn từ tuổi vị thành niên đến tuổi già. 
- HS chọn hình và nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn đó. 
Ÿ GV cho điểm, nhận xét bài cũ. 
- HS nhận xét 
2.Hình thành kiến thức mới. (27’)
 “Vệ sinh tuổi dậy thì”
* Hoạt động 1: Đàm thoại
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải 
+ Bước 1
-GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? 
+Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
+ Bước 2
-GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên 
- HS trình bày ý kiến 
-GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
- Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
+ Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
- Tránh mụn trứng cá, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho
- GV chốt ý: Những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Ngoài ra ở tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục mới bắt đầu phát triển nên chú ý giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
* Hoạt động 2: Phiếu học tập 
+ Bước 1:
-GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ, phát phiếu học tập với các nội dung chính:
- Thời gian vệ sinh cơ quan sinh dục
- Những lưu ý khi vệ sinh cơ quan sinh dục
- Những lưu ý khi dùng đồ lót (nam), băng vệ sinh (nữ)
Nhận phiếu, làm bài trắc nghiệm
-Nam phiếu1:“Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
-Nữ phiếu 2: “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 
+ Bước 2: Sửa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng 
-Phiếu 1: 1- b ; 2 – a, b. d; 3 – b,d
-Phiếu 2: 1- b, c ; 2 – a, b, d; 3 – a ; 4 - a
- GV chốt ý: Cần vệ sinh cơ thể đúng cách, đặc biệt phải thay quần áo lót, rửa cơ quan sinh dục bằng nước sạch và xà phòng tắm hàng ngày.
* Hoạt động 3: Quan sát tranh-Thảo luận
+ Bước 1 : Quan sát, thảo luận
-Yêu cầu các nhóm quan sát H 4, 5 , 6 , 7 Tr 19 SGK và trả lời câu hỏi 
+Chỉ và nói nội dung từng hình 
+Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- 4 HS tạo thành nhóm trao đổi, trả lời câu hỏi
+ Bước 2: Trình bày
-GV khuyến khích HS đưa thêm ví dụ về những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh
Hoạt động 4. - GV yêu cầu HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm 2 trả lời câu hỏi.
 1. Cơ quan sinh dục của chúng ta có thể nhiễm khuần khi nào ?
 2. Khi cơ quan sinh dục bị nhiễm khuẩn ta sẽ có cảm giác như thế nào ? 
 3. Con kể các việc làm để phòng chống tác hại do vi khuẩn gây ra ? 
3. Vận dụng (4’)
- Nêu ND cần nhớ
HS đọc tài liệu, thảo luận nhóm 2 trả lời
 - Cơ quan sinh dục của chúng ta có thể bị nhiễm khuẩn khi chúng ta không vệ sinh đúng quy định, vệ sinh bằng nguồn nước không đảm bảo an toàn, 
- Mọc nốt, ngứa, đau vùng bụng dưới, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu, rối loạn kinh nguyệt, sốt, sùi mào gà, lậu, 
- Phòng bệnh thông qua vệ sinh đúng cách. 
- Đi khám bác sĩ để tìm cách điều trị nhiễm khuẩn,... 
-HS đọc ghi nhớ bài học.
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________________ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_den_4_nam_hoc_2022_2023_nguyen.doc