Giáo án Tổng hợp Lớp 5 Tuần 1 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 Tuần 1 - Năm học 2022-2023

- Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.

- GV nhận xét, đánh giá

- 1 HS đọc toàn bài

- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.

 

doc 48 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 Tuần 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 1
Ngày soạn: 2/9/2022
Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 5 tháng 9 năm 2022
TẬP ĐỌC
TIẾT 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời GV, yêu bạn. Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). 
*Bổ sung tích hợp liên môn: GD ĐĐHCM, QTE.
- Giáo dục HS biết yêu quý, kính trọng biết ơn bác Hồ. Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học.
 * TT Hồ Chí Minh: Tình cảm của Bác dành cho các em HS là bao la. Bác luôn dành tình cảm đặc biệt nhất cho thiếu nhi, tin tưởng vào thế hệ học sinh tương lai của đất nước.
*QTE: Trẻ em có quyền được đi học, và có bổn phận chăm chỉ, siêng năng học tập, ngoan ngoãn và vâng lời GV giáo, cô giáo.
* HS Long: Đọc theo hướng dẫn 2-3 câu trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Ti vi, máy tính, bảng phụ, ảnh Bác 
	- HS: Sách giáo khoa, vở viết...
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
* Khởi động:
- Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" 
* Kết nối: 
Bài hát thể hiện điều gì?
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
Tình cảm của BH với thiếu nhi
Thái độ kính trọng biết ơn Bác của TN-NĐ
- HS ghi vở
 - Hát
-Lắng nghe 
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (12 phút)
2.1. Hướng dẫn luyện đọc: 10p
- Gọi HS đọc toàn bài
YC chia đoạn
Hướng dẫn cách đọc toàn bài
 Biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc thể hiện được 
+ Lần 1: Kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ
+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ
+ Lần 3: HS luyện đọc theo cặp
 - Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên.
- GV nhận xét, đánh giá
- 1 HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN.
- 1HS đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm.
- HS nghe
- HS đọc
- HS nghe
Đọc theo HD 
2-3 câu
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
- GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp:
+ Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? 
 + Nêu ý 1 ?
 + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì?
 + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 + Nêu ý 2: 
 + Nêu ý chính của bài ?
- GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời GV, yêu bạn. 
-TTHCM:
* Liên hệ: Tình cảm của Bác dành cho các em HS là bao la. Bác luôn dành tình cảm đặc biệt nhất cho thiếu nhi, tin tưởng vào thế hệ học sinh tương lai của đất nước.
Để tỏ lòng biết ơn Bác các em phải làm gì?
* QTE: GV: các em có quyền được đi học, và có bổn phận chăm chỉ, siêng năng học tập, ngoan ngoãn và vâng lời GV giáo, cô giáo.
- HS nghe và thực hiện nhiệm vụ
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó.
-XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu
-Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe GV yêu bạn để lớn lên XD đất nước.
- Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS nêu
- HS nghe - ghi lại ý chính của bài Tập đọc.
Học tập chăm chỉ, thực hiện tốt 5 điều bác dạy, tích cực tham gia hoạt động...
Lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 10 phút)
* Luyện đọc diễn cảm:
 - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài.
 - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm 
- Luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- Cho HS luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng
- 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều
- HS luyện đọc nhóm đôi. 
- HS thi đọc diễn cảm.
- HS luyện đọc thuộc lòng
- HS thi đọc thuộc lòng.
Lắng nghe
4. Hoạt động vận dụng: (4phút)
- Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ?
- Trình bày trước lớp các bài thơ, bài hát về Bác Hồ?
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
Lắng nghe
TOÁN
TIẾT 1: ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS thực hiện thành thạo, vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm; góp phần phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy - lập luận logic, năng lực quan sát,...
* HS Long: Đọc, viết theo HD phân số
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV:Ti vi, máy tính, Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3, Bộ hình học phân số trong thiết bị phòng trải nghiệm.
- HS: SGK, vở viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
 1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
*Khởi động:
HS hát bài “Em yêu trường em”.
*Kết nối:
- Giới thiệu bài
GV nhận xét- ghi tên bài
- Hs hát
Hs nghe – ghi tên bài
 Hát
Lắng nghe
 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 12p
2.1.Ôn tập khái niệm về phân số.
*Nhớ lại cách đọc, viết, quan sát, theo dõi ví dụ để xác định được cấu tạo của PS
*Đọc viết phân số
 VD: 
2
3
 hai phần ba
 5 năm phần mười
 10
* HS chơi: HS chơi khám phá theo nhóm 4
YC các nhóm sử dụng bộ hình HSn phân số trong thiết bị phòng trải nghiệm. 
- Xếp được hình thành các phân số nào?
GV chốt kq đúng, truyên dương
2.2. Ôn tập cách viết thương 2 số TN cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
*Quan sát,biểu diễn được cách viết thương, rút ra được một số tính chất cần ghi nhớ của PS.
- HS chơi: Ai nhanh ai đúng:
Thi viết: Phân số là kq phép chia 2 số tự nhiên.
 VD : 1 : 3 = ; 4 : 10 = 
+ Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng
 Thi viết phân số có mẫu số là 1.
 VD : 5 = ; 6 = 
+ Số 1 có thể viết dưới dạng phân số có tử số bằng mẫu số.
+ Số 0 có thể viết thành phân số có mẫu số khác 0 và tử số bằng 0.
HĐ nhóm 4 - Chia băng giấy bằng bìa, tô màu, viết phân số chỉ số phần đã tô màu
- H - QS tấm bìa - Thảo luận – trình bày kết quả nhóm - đọc, viết, XĐ được PS.
- Nhận xét - Tự viết và đọc phân số
=> Làm tương tự với các tấm bìa còn lại.
- Rút ra KL của bài học.
HS thảo luận nhóm 4
1 HS đại diện báo cáo
Nhận xét
- H cả lớp đọc thầm phần ghi chú- Viết 1:3; 4:10 ; 9:2 dưới dạng STP - Nêu 1: 3 có thương là 1 phần 3...- rút ra NX
Có thể dùng PS để ghi kết quả của phép chia 1 số TN cho STN ¹ 0. PS đó gọi là thương của phép chia đã cho.
=> Tương tự với chú ý 2, 3, 4...
HS thực hiện HS chơi
Nhận xét, tuyên dương
2
3
Đọc theo HD ps:
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
 - GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.
a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ; ; ; 
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp 
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
Viết theo HD PS 2/3
4. Hoạt động vận dụng: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật đã chuẩn bị bằng giấy thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất
- Tìm thương (dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6 : 8 ; 12 : 15; 4 : 12; 20 : 25
Lắng nghe
Kể chuyện
 TIẾT 1: LÝ TỰ TRỌNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kể thù.
- Kể từng đoạn và kể nối tiếp; kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn học sinh có thái độ biết ơn những anh hùng, liệt sĩ, yêu quê hương, đất nước mình. Góp phần phát triển phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm, NL ngôn ngữ, văn học.
* Giáo dục Quốc phòng - An ninh: 
- Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* HS Long: nhớ được tên câu chuyện đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: video, tranh ảnh
- HS: Vở, SGK,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
* Khởi động:
- Cho HS hát Lớp chúng ta đoàn kết’
* Kết nối:
- GV giới thiệu bài
- GV ghi bài lên bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
- HS hát
- HS lắng nghe
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (10 phút)
 * Việc 1: GV kể lần 1: Đoạn 1 kể chậm, nhấn giọng những từ chỉ hoạt động của anh, giọng kể khâm phục ở đoạn 3
* Việc 2: GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ (kể đến nhân vật nào, ghi tên lên bảng- Kết hợp giải nghĩa từ khó : sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành viên )
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh LTT được cử đi học nước ngoài khi nào? Về nước anh làm nhiệm vụ gì? Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất ?
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ 
- HS nêu
- HSTL
-HS lắng nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành (15 phút)
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu
- HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi bức tranh, HS phát biểu, nhận xét
- HS các nhóm thi kể 
- Các nhóm nhận xét
-HS lắng nghe
+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?
+ Ý nghĩa câu chuyện 
- GV nhận xét, KL
- HS nghe, tự trả lời câu hỏi, báo cáo với giáo viên
- Lý Tự Trọng
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- HS nghe
5. Hoạt động ứng dụng: ( 3phút)
- Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ?
- Noi gương anh LTT các ... C:
- Tivi (tranh các tình huống bài học).
- Mũ bảo hiểm người lớn đạt tiêu chuẩn 03 cái; mũ bảo hiểm trẻ em đạt chuẩn 15 cái.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)
* Khởi động :
- Tổ chức trò chơi: nghe nhạc bài Chúng em với ATGT và chuyền hoa.
- Học sinh đứng tại chỗ và tham gia trò chơi
- Cách chơi: Các em nghe nhạc và chuyền hoa, bài hát dừng - hoa dừng ở đâu thì bạn cầm hoa có cơ hội trả lời một câu hỏi do em tự chọn trên các cánh hoa. Trò chơi tiếp tục sau khi bạn đã trả lời xong, người cầm hoa thứ hai không được lựa chọn câu hỏi người trước đó đã trả lời. Các em đã rõ luật chơi chưa ?
+ Nêu một số địa điểm vui chơi không an toàn ?
- Trên đường phố, trước cổng trường, trên vỉa hè, nơi ô tô dừng đỗ, gần đường sắt,...
+ Khi đá bóng dưới lòng đường, em có thể gặp nguy hiểm gì ?
- Gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông (bị xe đâm, gây tai nạn cho người khác,...)
- Nhận xét, bổ sung (nếu có)
-> GV: Các em cần vui chơi ở những nơi an toàn như sân chơi, công viên. Không chơi ở những nơi nguy hiểm như lòng đường, hè phố, gần đường sắt, bãi đỗ xe,...
*Kết nối:
- GV trình chiếu tranh (trang 9): GV nói: Cô có 1 bức tranh, các em quan sát và trả lời câu hỏi sau: 
- HS quan sát tranh 
+ Trong bức tranh những ai chưa đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy? (Xin mời một em lên bảng chỉ)
- Người lái xe máy số 3, 5, 9 và người ngồi sau xe số 4 không đội mũ bảo hiểm.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ GV chốt: Qua bức tranh đã có 3 người lớn và 01 trẻ em không đội muc bảo hiểm khi ngồi sau xe máy. Vậy theo em những người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có đảm bảo an toàn không? Vì sao?
- GV Chốt để vào bài mới: Những hâu quả khi bị tai nạn giao thông do không đội mũ bảo hiểm là rất quan trọng phải không nào? Và bài học ngày hôm nay cô muốn nhấn mạnh với các em rằng các em hãy: Nhớ đội mũ bảo hiểm nhé! GV mời cả lớp ghi bài (Khi HS ghi bài xong)
 - GV chuyển ý: Các em ạ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là rất quan trọng, vậy Mũ bảo hiểm có tác dụng gì? Chúng ra sẽ cùng đến hoạt động 1: Các em hãy cho cô biết tác dụng của mũ bảo hiểm?
- Không an toàn vì khi bị tan nạn có thể bị thương ở phần đầu và có thể để lại di chứng nặng mất khả năng lao động hoặc tử vong.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 10’
a. Hoạt động 1: Tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm 
- Hoạt động cả lớp
- Em hãy nêu tác dụng của việc đội mũ bảo hiểm? 
+ GV gọi học sinh trả lời: Tổ 1 trả lời ý 1,2; tổ 2 trả lời 3,.tổ 4 trả lời ý 5.
+GV khen ngợi: Các em đã phát hiện rất chính xác tác dụng của mũ bảo hiểm cô khen cả 4 bạn.
- Bảo vệ đầu không bị tổn thương khi va chạm;
- Che nắng, mưa;
- Thực hiện đúng luật giao thông đường bộ;
- Bảo vệ sức khỏe;
- Bảo vệ tính mạng con người.
- Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào?
- Cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện.
->GV: Các em ạ!
+ Tại Khoản 2 Điều 30 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: chúng ta bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển hoặc ngồi sau xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng cách.
+ Theo định nghĩa của Bách khoa toàn thư, mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm bảo vệ phần đầu của người đội trong trường hợp không may xảy ra tai nạn khi ngồi trên xe máy, xe đạp. Như vậy nếu không có mũ bảo hiểm, khi xảy ra tai nạn, người tham gia giao thông có thể bị chấn thương sọ não, thương tật suốt đời hoặc thậm chí có thể tử vong. Vì thế, khi tham gia giao thông chúng ta cần đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn. 
+ Vậy: Đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách để đảm bảo an toàn chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
b. Hoạt động 2: Quy cách đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn 
GV nói: Cô biết rằng, ở nội dung này các em đã được làm quen ở các tiết trước rồi, tuy nhiên để các em nhớ lại và hiểu rõ hơn về quy cách đội mũ bảo hiểm an toàn. 
- Thảo luận nhóm 4 (thời gian 3 phút)
- Chia nhóm
- 4 nhóm
- Giao nhiệm vụ: 
- Học sinh thực hiện
+ Thực hành đội mũ (Đại diện 01 bạn trong nhóm)
+ Các thành viên trong nhóm quan sát - nêu các bước đội mũ bảo hiểm.
- Bước 1: chọn mũ vừa với kích cỡ đầu của mình.
+ Thư kí ghi lại các bước đội mũ.
- GV nói: Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? (HS rồi ạ). Vậy 3 phút dành cho các em thảo luận bắt đầu!
- Bước 2: mở dây quai sang hai bên, đội mũ lên đầu sao cho vành dưới trước của mũ song song với chân mày. Phần đầu mũ cách chân mày khoảng 2 đốt ngón tay.
- GV mời 01 nhóm xung phong trình bày. Gợi ý hs trả lời: Thưa cô theo quan sát chúng em thấy các bước đội mũ bảo hiểm gồm: 
+B1: Mở khóa dây đeo, đội mũ lên đầu, chỉnh mũ cho cân, trên long mày một đoạn
+B2: Em chỉnh dây đeo cho vừa cằm
+B3: Đóng khóa dây đeo
- Gọi các nhóm bổ sung: Gợi ý 
+ Nhóm..: Bổ sung bước 1: Vành dưới trước mũ phải song song vói chân mày
+ Nhóm...: Bổ sung bước 3: Khi cài quai dây đeo không quá chặt và vẫn có dây đeo vào là được.
- Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai. 
- Bước 4: Cài khóa nằm phía dưới cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét vừa hai ngón tay dưới cằm.
- Các nhóm còn lại nhận xét bổ sung.
- GV trình chiếu các bước đội mũ bảo hiểm (GV nói: Cô thấy các nhóm thảo luận tương đối chính xác các bước đội mũ BH rồi, sau đây cô mời các em quan sát, cô sẽ sắp xếp lại các bước đội mũ BH kết hợp thực hành cho các em cùng quan sát như sau)
+ B1: Chọn mũ bảo hiểm vừa đầu
+ B2: Cố nhất trí với các em nhưng cô b/s phần đầu mũ phải cách lông mày khoảng 2 đốt ngón tay.
+B3: Cô nhất trí và bổ sung ta không chỉ chỉnh dây vừa cằm mà phải sát vào tai
+B4: Sau khi cài quai các em chỉnh quai mũ sao cho nhét vừa 2 ngón tay dưới cằm
->GV: Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp để đảm bảo an toàn.
Chúng ta xem các bạn khác thực hiện đúng chưa?
c. Hoạt động 3: Góc vui học
- GV trình chiếu tranh (trang 10) 
- GT: Đây là bạn Bi và các hình ảnh đội mũ bảo hiểm bạn Bi đã thực hiện.
- Các em quan sát tranh: từ hình 1 đến hình 6 và cho cô biết:
- Học sinh thực hiện yêu cầu
+ Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm chưa đúng quy cách và an toàn? Vì sao? 
- Nhận xét, bổ sung
- Hình 4 vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách. Vì bạn đội mũ vừa đầu, cài quai mũ vừa, đúng. 
+ Hình nào vẽ bạn Bi đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và an toàn? Vì sao?
- Hình 1: Đội mũ sụp xuống mặt che tầm mắt 
- Nhận xét, bổ sung
- Hình 2: Đội mũ lệch 
- Hình 3: Đội mũ nhưng không cài quai 
- Hình 5: Đội mũ ngược 
- Hình 6: Không đội mũ mà cầm trên tay 
-> GV: Để bảo vệ vùng đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn, chúng ta cần đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
- Làm thế nào để có thể chọn mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng chúng ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
d. Hoạt động 4: Cách chọn mũ bảo hiểm đủ tiêu chuẩn chất lượng
- GV cho học sinh xem video - 1 phút (cùng là mũ bảo hiểm sau khi va chạm một cái vỡ, một cái còn nguyên vẹn). Sau khi xem xong video GV hỏi:
- Học sinh thực hiện yêu cầu
- Vì sao khi cùng va chạm một lực một mũ bảo hiểm nguyên vẹn, một mũ vỡ?
- Mũ bảo hiểm chất lượng tốt, bền và đảm bảo.
- Mũ bảo hiểm không bền, chất lượng kém, không tốt và rẻ tiền.
- Theo em mũ bảo hiểm như thế nào là đủ tiêu chuẩn chất lượng? Gợi ý học sinh trả lời:
+ Tổ 1: Theo em mũ bảo hiểm đạt chuẩn là phải có dây đeo, khi đội che hết được phần đầu
+ Tổ 2: Khi bị va đập không bị vỡ
+ Tổ 3: Được chứng nhận đảm bảo chất lượng
- GV nói: Để hiểu rõ hơn sau đây cô mới các em xem đọn video sau: 
- Xem video 5 loại mũ đạt tiêu chuẩn. (Hết video GV trình chiếu các chon mũ bảo hiểm dạt chuẩn)
- Hs đọc lại tiêu chuẩn
- Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đêm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
- Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu sau: 
+ Mũ che nửa đầu;
+ Mũ che cả đầu và tai;
+ Mũ che cả đầu, tai và hàm.
- Có tem hợp quy chuẩn kĩ thuật quốc gia của Việt Nam (tem hợp quy CR).
* Liên hệ:
- Cô mời cả lớp lấy mũ bảo hiểm của minh, quan sát, kiểm tra và cho cô biết mũ bảo hiểm của em có kiểu dáng như thế nào? Và có đủ tiêu chuẩn về chất lượng không? Vì sao?
- Học sinh thực hiện yêu cầu
- HS trả lời
- Học sinh báo cáo kết quả 
-> GV: Các em ạ! Tiêu chuẩn về mũ bảo hiểm đẫ được quy định tại:
+ Điều 3, Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhaaph khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy , xe đạp máy
+ Các em đã thực hiện đội mũ bảo hiểm đầy đủ khi tham gia giao thông song mũ bảo hiểm của một số bạn chưa đạt tiêu chuẩn, các em cần đề nghị bố mẹ mua mũ bảo hiểm đạt chuẩn và thay ngay để bảo vệ vùng đầu. Em hãy nhắc nhở bạn bè người thân cùng thực hiện.
+ Nếu mũ bảo hiểm đã bị va đập một lần do tai nạn thì cần bỏ và thay thế mũ khác.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: 5 phút
 Thực hành đội mũ bảo hiểm:
- Học sinh nhắc lại các bước đội mũ. Học lên thực hiện (4 học sinh)
- HS quan sát nhận xét
- Học sinh cả lớp thực hành đội mũ bảo hiểm.
- GV nhận xét: Theo quan sát cô thấy các em đã đội mũ đầy đủ 4 bước và điều chỉnh các bộ phận của mũ vừa theo kích cỡ đầu của mình, cô khen cả lớp mình nào.
->GV: Chúng ta cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách khi đi xe máy, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp để đảm bảo an toàn.
Chúng ta xem các bạn khác thực hiện đúng chưa?
4. Hoạt động vận dụng, củng cố dặn dò: 3’
- Học sinh thực hiện yêu cầu
Qua bài học cá em đã biết:
1. Mũ bảo hiểm có tác dụng gì ?
2. Ta cần đội mũ bảo hiểm khi nào?
3. Chọn và đội mũ bảo hiểm như thế nào là đúng quy cách?
- GV trình chiếu, ghi nhớ.
- Học sinh đọc
- Nhận xét, bổ sung
- Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo vệ chính mình và hãy là tuyên truyền viên tích cực đối với người thân và bạn bè. Về nhà các em tìm hiểu cách ngồi trên xe máy, xe đạp an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_1_nam_hoc_2022_2023.doc