Giáo án tổng hợp Lớp 5 tuần 10

Giáo án tổng hợp Lớp 5 tuần 10

TẬP ĐỌC

Ôn tập giữa học kì I ( tiết 1)

I/ MỤC TIÊU :

 - Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu ( TV5 T1) ,tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng /phút, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

 - Thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn .

 -.Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1đến tuần 9 theo mẫu (SGK ) .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 991Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 10
Thứ hai ngày 1 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
Ôn tập giữa học kì I ( tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	- Đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 9 tuần đầu ( TV5 T1) ,tốc độ đọc tối thiểu 100 tiếng /phút, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
	- Thuộc 2-3 bài thơ ,đoạn văn dễ nhớ ;hiểu nội dung chính ,ý nghĩa cơ bản của bài thơ , bài văn . 
	-.Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1đến tuần 9 theo mẫu (SGK ) .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phiếu bốc thăm các bài tập đọc được ghi tên bài cho mỗi bài đọc.
bảng phụ ghi bài tập 2.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 A. Ổn định tổ chức :
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Hãy nêu tên các bài tập đọc trong tuần 9 vừa qua mà em đã học. 
C. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài. – Ghi đầu bài .
2/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
a. Kiểm tra đọc.
- Căn cứ vào số lượng HS chia lớp để HS đọc được ¼ số HS trong lớp.
 - Đặt các phiếu ghi tên bài tập đọc và HTL cho HS bốc thăm bài và đọc sau đó GV đặt câu hỏi để HS trả lời cho bài vừa đọc phù hợp với nội dung bài.
- Nếu HS đọc chưa đạt yêu cầu cho đọc lại tiết học sau. Dặn HS về nhà đọc lại bài nhiều lần.
b. Bài tập số 2. lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc ở 9 tuần đầu.
- Phát phiếu cho HS để hoàn thành bài tập, sau đó trình bày lên bảng lớp.
- GV kẻ bảng lớp khung hình như SGK. Cho HS lên điền vào bảng.
- Nhận xét sửa chữa nếu cần thiết.
D. Củng cố : 
- GV nhận xét tiết học.
E.Dặn dò :
- Yêu cầu học sinh về nhà đọc các bài tập đọc còn lại nhiều lần
- Chuẩn bị cho tiết sau.
- Hai HS đọc 
- Lần lượt lên bốc thăm theo yêu cầu của GV sau đó đọc bài và trả lời câu hỏi cho từng bài.
- Làm bài vào phiếu do GV phát.
- Trình bày bài lên bảng
- Nhận xét bài trên bảng
**********************************
 MỸ THUẬT
( Giáo viên chuyên )
***********************************
 TOÁN 
Luyện tập chung
I/ MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về:
Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. 
So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SGK và vở bài tập đối với GV và HS
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra: 
- GV ghi bài toán lên bảng. gọi 1 HS lên bảng giải.
3. Hướng dẫn luyện tập :
- GV HD HS tự giải bài toán rồi sửa chữa bài.
Bài 1. Yêu cầu HS đọc đề sau đó tự giải. Sau khi viết xong số TP GV cho đọc số TP đó. 
- VD: = 12,7 đọc là một trăm hai bảy phần mười bằng mười hai phẩy bảy.
Bài 2: HS tự làm rồi giải. và chữa bài.
 - GV hỏi muốn có hai số thập phân bằng nhau ta lưu ý điều gì.?
- Sau khi HS giải xong cho kết luận về các số trên.
Bài 3; HS nêu bài toán GV HD HS giải.
- Đổi ra hỗn số sau đó từ hỗn số ra số TP.
VD: 4m 85 cm = 4m = 4,85m, phần ghi bài làm là 4m 85cm = 4,85 m
Bài 4 : HS nêu bài toán GV HD HS giải. Có thể giải bằng hai cách. C1 tìm tỉ số , C2 rút về đơn vị.
4. Củng cố 
- Bài học hôm nay chúng ta học về nội dung gì?
- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại nội dung bài. 
- Dưới lớp làm nháp sau đó nhận xét.
- HS đọc YC bài .
- Giải vào vở BT sau đó sửa chữa và đọc số thập phân vừa giải.
- HS đọc lại đầu bài .
- HS trả lời: Căn cứ các gá trị phần thập phân của nó .
- HS nêu kết quả.
HS đọc lại đầu bài.
- HS theo dõi GV HD rồi giải vào vở.
- HS nêu kết quả.
- 2 HS lên bảng mỗi em giải một cách khác nhau trên bảng lớp.
********************************
ĐỊA LÍ.
NÔNG NGHIỆP
	I/ MỤC TIÊU:
	- Học xong bài này HS biết:
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phân bố nông nghiệp ở nước ta .
 - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp .
 - GDHS: Quý trọng và tự hào về đất nước VN ta.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC.
	- Bản đồ địa lí Việt Nam.
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ - Gọi hai HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài - ghi tên bài.
b. Tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1. ( làm việc cả lớp)
 - Cho HS dựa vào SGK mục 1; Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò quan trọng như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
- Nêu tóm tắt.
* Hoạt động 2 ( Làm việc theo nhóm đôi)
Bước 1: Quan sát hình và chuẩn bị các câu trả lời cho câu hỏi mục 1 SGK.
Bước 2: Cho HS trình bày câu trả lời. GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Bước 3: Kết luận .
 - Hỏi tiếp một số câu hỏi liên quan đến cây trồng như:
+ Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng?
+ Nước ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc trồng cây lúa gạo?
* Hoạt động 3:( làm việc nhóm đôi)
 Bước 1. Cho HS quan sát hình 1, kết hợp vốn hiểu biết trả lời câu hỏi cuối mục 1.
Bước 2. Cho HS trình bày kết quả, sau đó chỉ bản đồ vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu.
Bước 3: Kết luận về vùng trồng các cây nông nghiệp ở nước ta
- Ở địa phương em người ta thường hay nuôi con gì?
* Hoạt động 4: ( làm việc cả lớp)
- Hỏi: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
- Gia súc nuôi được phân bổ như thế nào?.
4. Củng cố : 
- Nhắc lại nội dung bài học
- Nhận xét tiết dạy.
5.Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài sau.
- Nêu tác hại của việc tăng dân số.
- Nhận xét bài của bạn.
- HS đọc tên bài 
- Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi GV nêu
- Trình bày câu trả lời trước lớp.
- Nhận xét câu trả lời.
- Tiếp tục quan sát hình 1 kết hợp hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi cuối mục 1 SGK.
- Trình bày kết quả quan sát, sau đó chỉ bản đồ vùng phân bố cây trồng ở nước ta.
- Lắng nghe GV kết luận
- Thi kể về cây trồng ở địa phương ta.
- Đại diện tổ lên bảng một người đọc một người ghi kết quả, sau đó cho kiểm tra và tuyên dương các bạn ghi đúng và ghi nhiều tên cây trồng.
- Vài học sinh nêu dựa vào sgk.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Cho HS thi kể về vật nuôi ở địa phương mình.
- HS nêu .
******************************************
KHOA HỌC
	Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
I/ MỤC TIÊU
	Sau bài học HS có khả năng:
	Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ . 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
	- Hình minh hoạ trang SGK
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ: 
- .Làm gì để phòng tránh xâm hại?
- Khi bị xâm hại ta phải làm gì?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1 : Động não.
* Mục tiêu :	 HS nhận ra những việc làm vi phạm luật giao thông của những người tham gia giao thông trong hình.
* Cách tiến hành : 
Bước1 : Làm việc theo cặp.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát các hình 1,2 3,4 ( SGK 40), Cùng phát hiện chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông trong từng hình, tự đặt ra cho mình hậu quả có thể xảy ra của những hành vi sai đó.
Bước 2 : Làm việc cả lớp.
 - Cho đại diện một số cặp lên đặt câu hỏi và chỉ định các bạn trong lớp trả lời.
- GV quan sát việc làm của HS sau đó kết luận nguyên nhân gây tai nạn giao thông đường bộ.
Hoạt động 2 : ( Quan sát và thảo luận)
* Mục tiêu : Nêu được một số biện pháp an toàn giao thông
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp quan sát các hình 5,6,7 ( SGK 41), Cùng phát hiện chỉ ra những việc cần làm của người tham gia giao thông trong từng hình, 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Trình bày kết quả học tập theo cặp.
- Yêu cầu HS nêu biện pháp an toàn giao thông, GV ghi ý kiến của HS lên bảng, tóm tắt và kết luận chung.
4. Củng cố 
- Bài học hôm nay chúng ta nắm thêm về nội dung gì?
- GV nhận xét tiết học.
5. Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại nội dung bài. 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Dưới lớp nhận xét.
- Làm việc cặp đôi cùng thảo luận về việc làm của những người tham gia giao thông trong từng hình..
- Đặt ra những tình huống xấu có thể xảy ra.
- Đại diện một số nhóm lên đặt câu hỏi cho nhóm bạn trả lời.
- VD: Điều gì có thể xảy ra nếu cố ý vượt đèn đỏ?.....
+ Sẽ bị tai nạn do người khác phản ứng không kịp............
.........................
- Làm việc theo cặp: Tôi và bạn cùng thảo luận ý nghĩa của các hình.
- Trình bày kết quả thảo luận.
+ VD: H5 Thể hiện việc HS được học luật giao thông đường bộ....
.............
- Nêu nội dung bài học.
**********************************************
THỂ DỤC.
 Tập động tác vặn mình - “ Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn”
	I/ MỤC TIÊU
Học động tác vặn mình. Yêu cầu thực hiện đúng động tác cơ bản.
Chơi trò chơi: ai nhanh và khéo hơn.
GDHS: Tự tin có ý thức rèn kĩ năng khi tập thể dục
	II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
	Địa điểm : Trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Phần mở đầu : 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chấn chỉnh hàng ngũ, trang phục.
- GV cho HS chạy theo địa hình tự nhiên : 1phút.
- Khởi động toàn thân.
2. Phần cơ bản : 
a. Đội hình đội ngũ : 
* Ôn tập động tác : Vươn thở, tay và chân
- Lần 1 GV điều khiển.
- Gv quan sát nhận xét sửa sai.
* Tập động tác : Vặn mình ( 3-4 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp)
- GV nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác để HS tập theo.
- Lần đầu hô chậm nhịp sau khi HS tập tương đối rồi nhanh dần và sang nhịp khác.
- Nhắc HS chú ý chân bước ngang vai hoặc tay, chân cần thẳng.
* Ôn tập các động tác đã học tiết trước kết hợp động tác vừa học.
- Lần 1 GV hô lần 2 HS hô theo tổ nhóm.
 - Nhận xét, đánh giá, biểu dương.
- Lần 4 GV điều khiển nhằm củng cố bài.
b. Trò chơi vận động.
- Trò chơi «.Ai nhanh và khéo hơn..»
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cho chơi thử, quan sát HS làm sau đó cho chơi thi theo nhóm.
- Nhận xét trò chơi, khen đội thắng cuộc.
3. Phần kết thúc : 
- Hệ thống lại bài học.
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết dạy, giao việc về nhà.
- Tập hợp theo khẩu lệnh của cán sự tổ.
- Nhận nhiệm vụ bài học.
- Khởi động toàn thân, vỗ tay và hát.
.- Lần 2 HS tự điều khiển theo tổ.
- Lần 3 tập hợp cả lớp, các tổ thi nhau.
- HS lắng nghe. 
- Tập theo khẩu lệnh của GV.
- Tập theo khẩu lệnh của GV.
-Trình diễn theo tổ..
- Thi đua các tổ.
- HS chơi trò chơi .
- Đội thắng nhận khen thưởng.
- Đội thua nhận phạt chạy lò cò theo vòng tròn.
- Cho các tổ vừa đi nối nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau đó vòng tròn cho khép nhỏ lại. đứng  ... iểm tra bài cũ. 
? Thế nào là từ đồng âm ?
 ? Thế nào là từ trái nghĩa ?
C. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài. – Ghi tên bài dạy
 - Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. HD học sinh làm bài tập.
Bài 1. GV giao việc cho cả lớp .Vì sao cần thay các từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác nhau? 
Nhận xét, sửa chữa bài của HS. 
Bài 2. GV nêu yêu cầu bài tập 2.
HD HS trước khi làm bài. 
- Nhận xét, sửa chữa bài của HS.
Bài tập 3. Yêu cầu HS đọc bài trước khi làm bài.
- Yêu cầu mỗi em có thể đặt hai câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm và 1 câu chứa đồng thời 2 từ đồng âm.
- Cần chú trọng dùng từ đúng nghĩa đã cho.
- Nhận xét bài của HS, cho vài em đặt câu nêu miệng với một số từ vừa tìm được. 
Bài 4. GV HD học sinh làm bài. Làm mẫu một câu; chẳng hạn:
- Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy... đập vào người.
 + Bố em không đánh em bao giờ.
 + Đánh bạn là không tốt.
.........
D. Củng cố 
- Bài học hôm nay chúng ta nắm thêm về nội dung gì?
- GV nhận xét tiết học.
E.Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại nội dung bài. 
- 2 HS nêu
- HS đọc lại đầu bài vài em.
- Trao đổi nhóm đôi và làm bài vào vở.
- Trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét cùng GV về bài của bạn. Sửa vào vở nếu sai.
- HS đọc lại đầu bài vài em.
- Trao đổi nhóm đôi và làm bài vào vở. 
- Một số h/s điền trên bảng lớp
- Nhận xét cùng GV về bài của bạn.
Đáp án đúng: no; chết; bại; đậu; đẹp.
- HS đọc lại đầu bài vài em.
- Trao đổi nhóm đôi và làm bài vào vở BT
- Trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét cùng GV về bài của bạn.
Ví dụ: 
Quyển truyện này giá bao nhiêu?
Trên giá sách của bạn An có mấy quyển sách.
Chị Hà hỏi giá chiếc áo trao trên giá.
- Làm việc các nhân.
- Trình bày bài trước lớp, nối tiếp nhau đọc câu văn; sau đó viết vào vở ba câu, mỗi câu mang một ý nghĩa của từ đánh.
- Nêu nội dung bài.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra tiết sau
**************************************************************
Thứ sáu ngày 5 tháng 11 năm 2010
TOÁN
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
 I/ MỤC TIÊU :
	Giúp HS củng cố về:
Biết tính tổng của nhiều số thập phân.
Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
Biết vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
SGk đối với GV và HS
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Kiểm tra: 
- GV ghi phép tính lên bảng gọi 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới. 
a. HD tính tổng của nhiều số TP.
 - GV nêu ví dụ như SGK, sau đó viết lên bảng một tổng các số TP. 27,5+36,75+14,7=?
- HD HS tự đặt tính( theo hàng dọc, sao cho các chữ số của hàng trên và hàng dưới thẳng cột với nhau), tự tính ( cộng từ trái sang phải, viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy ở các số hạng).
- Gọi vài HS nêu cách tính.
b. GV HD HS nêu bài toán rồi tự giải và chữa bài ( như SGK)
c. Bài thực hành.
- GV HD HS tự giải bài toán rồi sửa chữa bài.
Bài 1. Yêu cầu HS tự giải. Khi chữa bài cho nêu cách tính tổng của nhiều số TP
Bài 2: HS tự làm rồi giải. và chữa bài. Khi chữa bài cho HS nêu cách sử dụng tính chất kết hợp của phép tính cộng. GV viết bảng (a+b) + c = a + (b+c)
Bài 3; HS tự giải bài toán. Khi chữa bài cho HS nói đã áp dụng tính chất nào của phép cộng các số TP trong quá trình tính. 
- Chú ý bài này có áp dụng hai tính chất.
GV nhận xét 
4. Củng cố 
- Bài học hôm nay chúng ta học về nội dung gì?
- GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại nội dung bài. 
- Dưới lớp làm nháp sau đó nhận xét.
- 1 HS đọc bài 
- Tự giải, sau đó nêu kết quả tính.
 27,5
+36,75
 14,7
 .......
- HS theo dõi GV HD rồi giải vào vở.
- HS trả lời cách tính. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đọc tính chất kết hợp do GV ghi bảng.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán.
HS làm bài vào vở 
Chữa bài trên bảng 
12,7 + 5,9 + 1,3 = ( 12,7 + 1,3 ) + 5,9 = 
14 + 5,9 = 19,9 
.
- Nêu nội dung bài học.
**********************************************
TIẾNG VIỆT 
KIỂM TRA .( tiết 7 )
( Đọc hiểu , luyện từ và câu ) 
I . Mục tiêu :
 Kiểm tra đọc - hiểu theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa HKI ( nêu ở tiết 1 , ôn tập ) .
II. Đồ dùng : Đề kiểm tra in sẵn cho học sinh .
 III. Đề kiểm tra :
Đọc thầm bài Mầm non ( trang 98 ) SGK .
Dựa vào nội dung bài đọc , chọn câu trả lời đúng .( 5 điểm )
Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào ?
a, Mùa xuân 
b, Mùa hè 
c, Mùa thu 
d, Mùa đông 
2. Trong bài thơ , mầm non được nhân hóa bằng cách nào ?
a, Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể ,tả về mầm non .
b, Dùng những tính từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả mầm non .
c, Dùng đại từ chỉ người để chỉ mầm non .
3, Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về ?
a, Nhờ những âm thanh rộn ràng , náo nức của cảnh vật mùa xuân .
b, Nhờ sự im ắng của mọi vật trong mùa xuân .
c, Nhờ màu sắc tươi tắn của cỏ cây , hoa lá trong mùa xuân .
4. Em hiểu câu thơ “ Rừng cây trông thưa thớt ’’nghĩa là thế nào ?
a,Rừng thưa thớt vì rất ít cây .
b, Rừng thưa thớt vì cây không lá .
c, Rừng thưa thớt vì toàn lá vàng .
5. Ý chính của bài thơ là gì ?
a, Miêu tả mầm non .
b, Ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân .
c, Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên .
6. Trong câu nào dưới đây , từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?
a, Bé đang học ở trường mầm non .
b, Thiếu niên , nhi đồng là mầm non của đất nước .
c, Trên cành cây có những mầm non mới nhú .
7.Hối hả có nghĩa là gì ?
a, Rất vội vã , muốn làm việc gì đó cho thật nhanh . 
b. Mừng vui , phấn khởi vì được như ý .
c. Vất vả vì dốc sức để làm cho thật nhanh .
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?
a, Danh từ
b, Tính từ 
c, Động từ 
9. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ?
a, nho nhỏ , lim dim , mặt đất , hối hả , lất phất , rào rào , thưa thớt .
b, Nho nhỏ , lim dim , hối hả , lất phất , lặng im , thưa thớt , róc rách .
c, Nho nhỏ , lim dim , hối hả , lất phất , rào rào , thưa thớt , róc rách .
10 . Từ nào đồng nghĩa với im ắng ?
a, Lặng im 
b, Nho nhỏ 
c, lim dim 
**************************************
TIẾNG VIỆT 
 Kiểm tra (tiết 8)
I/ MỤC TIÊU
- Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa học kì I .
- Nghe viết đúng chính tả ( tốc độ viết khoảng 95 chữ / 15 phút ) , không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi ) .
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu của đề bài .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
Phô tô đề thi.
 Giấy kiểm tra
III, ĐỀ KIỂM TRA
1, Nghe viết : kì diệu rừng xanh ( từ Nắng trưa .....đến cảnh mùa thu )	
2, Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiêu năm qua . 
III.THANG ĐIỂM 
Chính tả : 5 điểm 
Tập làm văn : 5 điểm 
*******************************************
ĐẠO ĐỨC
	TÌNH BẠN ( tiết 2)
	I/ MỤC TIÊU
 Học xong bài này, HS biết :
 - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết ,thân ái , giúp đỡ lẫn nhau , nhất là những khi khó khăn , hoạn nạn .
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày .
	II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- SGk và vở bài tập đối với GV và HS
	III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra :
Đọc ghi nhớ SGK
GV nhận xét 
3 . Bài mới :
Hoạt động 1 : Đóng vai ( BT1)
* Mục tiêu : HS biết ứng xử trong tình huống bạn mình làm điều sai.
* Cách tiến hành.
- Chia nhóm giao nhiệm vụ để đóng vai.
- GV kết luận: cần khuyên ngăn các bạn của mình khi bạn làm điều sai trái giúp bạn tiến bộ. Thế mới là bạn tốt.
Hoạt động 2 : Tự liên hệ
* Mục tiêu : HS biết cách liên hệ về cách đối xử bạn bè.
* Cách tiến hành. 
- Yêu cầu HS tự liên hệ
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Khen HS và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà phải vun đắp bằng tình cảm chân thành vốn có.
Hoạt động 3 : Hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao tục ngữ về chủ đề Tình bạn ( bt3, sgk)
* Mục tiêu : Củng cố bài.
* Cách tiến hành.
- Cho Hs xung phong theo sự chuẩn bị trước.
- Giới thiệu thêm cho HS một số bài thơ, bài hát về tình bạn đẹp.
4 .Củng cố :
- Dặn về nhà chăm sóc cho tình bạn của mình luôn luôn gần gũi, thân mật.
5. Dặn dò :
- Chuẩn bị bài sau.
1 HS
- Thảo luận nhóm để phân vai cho nhau các tình huống trong bài tập.
- Lên bảng đóng vai.
- Thảo luận về các tình huống do Gv đặt câu hỏi hoặc HS tự đặt câu hỏi cho bạn mình.
- VD: Vì sao bạn lại xử sự như vậy khi thấy bạn làm điều sai trái? bạn có sợ làm bạn giận khi bạn khuyên ngăn không...?
- Làm việc cá nhân.
- Lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét cùng GV.
- Lên bảng đọc thơ hoặc hát một bài hát, kể một câu chuyện về tình bạn.
- Nghe GV giới thiệu thêm.
*************************************
THỂ DỤC.
Ôn 4 động tác đã học - TRÒ CHƠI “ Chạy nhanh theo số ”
	I/ MỤC TIÊU
Chơi trò chơi: “Chạy nhanh theo số” 
Biết tập bốn động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình.
GDHS: Tự tin có ý thức rèn kĩ năng khi tập thể dục
	II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
	1. Địa điểm : Trên sân trường. vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	2. Phương tiện : Còi 1 chiếc.
	III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Phần mở đầu : 
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Chấn chỉnh hàng ngũ, trang phục.
- GV cho HS chạy theo địa hình tự nhiên : 1p’
- Khởi động toàn thân.
- Trò chơi : Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản : 
a. Ôn tập bốn động tác: 
* Ôn tập động tác : Vươn thở, tay, chân, vặn mình.
- Lần 1 GV điều khiển.
- Gv quan sát nhận xét sửa sai.
- Nhận xét, đánh giá, biểu dương.
- Lần 4 GV điều khiển nhằm củng cố bài.
b. Trò chơi vận động.
- Trò chơi «.Chạy nhanh theo số.»
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi, cho chơi thử, quan sát HS làm sau đó cho chơi thi theo nhóm. Trong khi chơi nhắc HS không nên vội vàng quá.
- Nhận xét trò chơi, khen đội thắng cuộc.
3. Phần kết thúc : 
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét đánh giá tiết dạy, giao việc về nhà.
- Tập hợp theo khẩu lệnh của cán sự tổ.
- Nhận nhiệm vụ bài học.
- Khởi động toàn thân, vỗ tay và hát.
.
- Lần 2 HS tự điều khiển theo tổ.
- Lần 3 tập hợp cả lớp, các tổ thi nhau.
- HS lắng nghe. 
- Tập theo khẩu lệnh của GV.
- Đội thắng nhận khen thưởng.
- Đội thua nhận phạt chạy lò cò theo vòng tròn.
-Cho các tổ vừa đi nối nhau thành vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau đó vòng tròn cho khép nhỏ lại. đứng tại chỗ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Hệ thống lại bài học.
*********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 5 rat ki va hay(tuan10).doc