Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019

1. Đồ dùng

 - GV: + Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc

 + Phiếu kẻ bảng ở bài tập

 - HS: SGK, vở

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi

 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

 - Kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 37 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	
Thứ hai ngày 5 tháng 11 năm 2018
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100tiếng/phút; lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .
 - HS (M3,4) đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ
* GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác. Thể hiện sự tự tin.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
 - GV: + Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
 + Phiếu kẻ bảng ở bài tập
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Nhắc lại các bài tập đọc đã học
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nhắc lại 
- HS nghe
2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét
- HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
3. Hoạt động thực hành: (10 phút)
* Mục tiêu: Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cả lớp=> Cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Em đã được học những chủ điểm nào?
- Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng
- HS đọc
+ Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ
+ Bài ca về trái đất của Định Hải
+ Ê-mi-li, con... của Tố Hữu
+ Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà của Quang Huy
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh
- HS làm bài, chia sẻ, lớp nhận xét 
Chủ điểm
Tên bài
Tác giả
Nội dung
Việt Nam Tổ quốc
Sắc màu em yêu
Phạm Đình Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vât, con người trên đất nước Việt Nam. 
Cánh chim hoà bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh.
Ê-mi-li, con 
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. 
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Ánh
Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của "Cổng trời" ở vùng núi nước ta.
3. Hoạt động ứng dụng: (3phút)
- Về nhà đọc các bài tập đọc trên cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
2.Kĩ năng: So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Giải bài toán có liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
3.Thái độ: Làm bài cẩn thận.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Ai nhanh,ai đúng"
- Cách chơi: Chuẩn bị 11 tấm thẻ ghi các chữ số từ 0-9 và dấu phẩy sau đó phát cho 2 đội chơi. 
 + Khi quản trò đọc to một số thập phân hai đội phải mau chóng xếp thành hàng ngang đứng giơ thẻ sao cho đúng với số quản trò vừa đọc 
 + Mỗi lần đúng được 10 điẻm.
 + Chậm chạp, lúng túng: 5 điểm.
 + Đội nào nhiều điểm hơn thì thắng cuộc. 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
 - HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu: - Biết chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. Giải bài toán có liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
*Cách tiến hành:
 Bài 1:HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét HS.
Bài 3:HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi1 HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét HS.
Bài 4: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Cho HS thảo luận làm bài theo 2 cách trên.
- GV nhận xét, kết luận .
Bài 5(M3,4): Biết 5 gói bột ngọt cân nặng 2270g. Hỏi 12 gói như thế cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ?
- Cho HS làm bài
- GV quan sát, sửa sai
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) = 12,7 (mười hai phẩy bảy)
b) = 0,65
c) = 2,005
d) = 0,008
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp
- HS chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS giải thích :
a) 11,20 km > 11,02 km
b) 11,02 km = 11,020km
c) 11km20m = 11km = 11,02km
d) 11 020m = 1100m + 20m 
 = 11km 20m = 11,02km
Vậy các số đo ở b, c, d bằng 11,02km
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp
- HS cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 4m 85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km2
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận làm bài theo 2 cách, sau đó chia sẻ kết quả trước lớp.
Giải
C1: Giá tiền 1 hộp đồ dùng là:
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
Mua 36 hộp hết số tiền là:
15 000 x 36 = 540 000 (đồng)
Đáp số: 540 000 (đồng)
C2: 36 hộp so với 12 hộp gấp số lần là:
36 : 12 = 4 (lần)
Mua 36 hộp hết số tiền là:
180 000 x 3 = 540 000 (đồng )
Đáp số: 540 000 (đồng)
- HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
 Bài giải
Cân nặng của 1 gói bột ngọt là:
 2270 : 5 = 454(g)
Cân nặng của 12 gói bột ngọt là:
 454 x 12 = 5448(g)
 5448g = 5,448kg
 Đáp số: 5,448kg
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Cho HS làm bài toán sau:
Một khu đất hình chữ nhật có chiều dài 200m, chiều rộng bằng 3/4 chiều dài. Diện tích của khu đất đó bằng bao nhiêu héc-ta ?
- HS làm bài
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------
Lịch sử
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập: Ngày 2-9, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng trường Ba Đình, tại buổi lễ Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên chính phủ lâm thời. Đến chiều, buổi lễ kết thúc.
2. Kĩ năng: - Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 2-9-1945. 
 - Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
3.Thái độ: Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà.
4. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng 
 - GV: Các hình ảnh minh họa trong SGK
 - HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho học sinh tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" trả lời câu hỏi.
+ Hãy tường thuật lại cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
+ Nêu ý nghĩa thắng lợi của cách mạng tháng Tám?
 - Nhận xét.
 - Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu: Biết cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập....
*Cách tiến hành:
 *Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và dùng ảnh minh họa miêu tả quang cảnh của Hà Nội vào ngày 2-9-1945
- Tổ chức cho học sinh thi tả quang cảnh ngày 2-9-1945
- Giáo viên kết luận .
*Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
- HS làm việc theo nhóm
- Yêu cầu: Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta diễn ra như thế nào?
- Câu hỏi gợi ý:
+ Buổi lễ bắt đầu khi nào?
+ Buổi lễ kết thúc ra sao?
- Học sinh trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.
* Hoạt động 3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn độc lập
- Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
- Yêu cầu ... .......................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------------
Khoa học
 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nắm được đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
2. Kĩ năng: Biết cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV / AIDS.
3. Thái độ: Có ý thức BVMT để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. CHUẨN BỊ 
1. Đồ dùng 
- GV: Phiếu học tập
- HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho học sinh tổ chức hỏi đáp với câu hỏi sau:
+ Chúng ta cần làm gì để thực hiện an toàn giao thông?
+Tai nạn giao thông để lại những hậu quả như thế nào?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS hát
- 2 học sinh trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu:- Nắm được đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
 - Biết cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A, nhiễm HIV / AIDS.
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Ôn tập về con người
- Phát phiếu cho từng học sinh
- GV gợi ý cho học sinh vẽ theo sơ đồ.
Mẫu phiếu (sách thiết kế )
- GV đưa ra biểu điểm
+ Vẽ đúng sơ đồ (3 điểm)
+ Câu khoanh đúng (2 điểm)
- GV tổ chức cho học sinh thảo luận
- Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nam giới?
- Hãy nêu đặc điểm tuổi dậy thì ở nữ giới?
- Em có nhận xét gì về vai trò của người phụ nữ ?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Lớp làm phiếu
- Học sinh nhận xét bài làm
2. Khoanh tròn vào ô (d)
3. Khoanh tròn vào ô (c)
- HS tự chấm bài
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Ở nam giới tuổi dậy thì bằt đầu khoảng 13-17 tuổi. Lúc này cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân năng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có hiện tượng xuất tinh. Có nhiều biến đổi về tình cảm suy nghĩ?
- Ở nữ giới, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng 10-15 tuổi. Lúc này cơ thế phát triển nhanh cả về chiều cao và cân năng. Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, có xuất hiện kinh nguyệt, cơ quan sinh dục tạo ra trứng. Có nhiều biến đổi về tình cảm, suy nghĩ?
... Trứng kết hợp với tính trùng gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai. Bào thai lớn trong bụng mẹ khoảng 9 tháng.
- Có thể làm được tất cả công việc của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ có thiên chức riêng là mang thai và cho con bú 
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ bố mẹ ?
- HS nêu
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------------
Kĩ thuật
BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Nêu được những công việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
2. Kĩ năng: Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
3. Thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: Tranh , ảnh một số kiêu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ở các gia đình thành phố và nông thôn.
- Học sinh: SGK
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Cho HS hát 
- Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của giờ học.
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nêu được những công việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
 - Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình.
* Cách tiến hành:
 HĐ1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn:
- Em hãy nghĩ lại cách bày móm ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em.
- Quan sát hình 1 và đọc nội dung mục 1a - SGK, hãy nêu mục đích của việc bày móm ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn.
- Cho học sinh quan sát một số tranh, ảnh minh họa.
- Cho học sinh đọc mục 1b - SGK, thảo luận nhóm để nêu cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn trong gia đình.
- Ở gia đình em thường bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn như thế nào ? 
HĐ2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn:
- Cho biết mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em?
- Dựa vào nội dung mục 2b - SGK kết hợp với thực tế ở gia đình em, nêu cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình.
- Hướng dẫn học sinh về nhà giúp đỡ gia đình.
HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đọc phần ghi nhớ - SGK
- Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và vệ sinh.
- Học sinh sau khi thảo luận sau cần đưa ra được các yêu cầu (SGK)
- Trình bày cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho bữa ăn ở gia đình ; các em khác nhận xét và bổ sung.
- Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn.
- Học sinh thảo luận nhóm, nêu cách dọn sau bữa ăn ; các em khác nhận xét và bổ sung.
3.Hoạt động ứng dụng:(2phút)
- Giáo viên nhận xét thái độ học tập của học sinh ; nhắc nhở các em cần giúp đỡ gia đình.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị để giờ sau học bài : "Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống "; Tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp - Giáo dục ngoài giờ
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 10
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 11
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 11
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt chào mừng ngày 20/11.
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2018_2019.doc