Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022

- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để giải các bài toán có lời văn. Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn.

- Rèn KN tính toán, quan sát, nghe, trình bày, hợp tác, ĐG bạn.

- Góp phần hình thành và phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, GQVĐ, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

- Chăm học, đoàn kết, yêu thương.

 

docx 47 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 99Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Soạn: 6/11/2021
Giảng: Thứ hai 8/11/2021
Tiết 1. Toán
Tiết 66. CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Vận dụng để giải các bài toán có lời văn. Rèn học sinh chia nhanh, chính xác. Vận dụng giải bài toán có lời văn.
- Rèn KN tính toán, quan sát, nghe, trình bày, hợp tác, ĐG bạn.
- Góp phần hình thành và phát triển NL tư duy và lập luận toán học, NL giao tiếp toán học, GQVĐ, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Chăm học, đoàn kết, yêu thương.
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
	- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
 1. Mở đầu
- Gọi học sinh nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân và thực hành tính 11:4 = ?
- Giới thiệu bài: Chia 1 số tự nhiên cho 1 số thập phân 
- HS nêu
- HS nghe và ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới
 Ý a) Tính rồi so sanh k/quả: HS làm nháp, trình bày miệng
b) Ví dụ 1: Hình thành phép tính
- GV nêu VD 1
- Để tính chiều rộng của mảnh vườn hình chữ nhật chúng ta phải làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính để tính chiều rộng của hình chữ nhật.
Đi tìm kết quả
- GV áp dụng tính chất vừa tìm hiểu về phép chia để tìm kết quả của 
57 : 9,5.
- GV hỏi : vậy 57 : 9,5 = ? m
- GV HD cách chia
- GV yêu cầu HS cả lớp thực hiện lại phép chia 57 : 9,5.
- Tìm hiểu và cho biết dựa vào đâu chúng ta thêm một chữ số 0 vào sau số bị chia (57) và bỏ dấu phẩy của số chia 9,5 ?.
- Thương của phép tính có thay đổi không?
b) Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu: 99 : 8,25.
- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình.
c) Quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân
- Quy tắc SGK
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Chúng ta phải lấy diện tích của mảnh vườn chia cho chiều dài.
- HS nêu phép tính
57 : 9,5 = ? m
- HS thực hiện nhân số bị chia và số chia của 57 : 9,5 với 10 rồi tính :
(57 10) : (9,5 10)
= 570 : 95 = 6.
- HS nêu : 57 : 9,5 = 6
 570 9,5 
 0 
6 (m) 
- HS làm bài vào giấy nháp. 1 HS lên bảng làm bài, sau đó trình bày lại cách chia.
- HS trao đổi với nhau và tìm câu trả lời.
- Thương của phép chia không thay đổi khi ta nhân số bị chia và số chia với cùng một số khác 0.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi và tìm cách tính.
- Một số HS trình bày trước lớp. HS cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến.
- HS đọc 
3. Thực hành
 Bài 1(70): 
- GV QS, hỗ trợ HS
- Chữa bài
Bài 2 (70)
- Gv quan sát, uốn nắn.
- Yêu cầu HS nêu lại cách chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01; 0,001 ;... 
(KT tia chớp)
 Bài 3(70): 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV QS, hỗ trợ HS
- Chữa bài
- Lớp thực hiện bảng con
7 : 3,5 = 2 702 : 7,2 = 97,5
9 : 4,5 = 2 2 : 12,5 = 0,16
- Lớp làm SGK + bảng nhóm, trao đổi cặp, trình bày miệng
a) 3,2 : 0,1= 32 b) 168 : 0,1 = 1680
 32: 10 = 3,2 168 : 10 = 16,8
c) 934 : 0,01= 93400
 934: 100 = 9,34
- HĐ nhóm 4 (KT Khăn trải bàn)
Bài giải
1m thanh sắt đó cân nặng là:
16 : 0,8 = 20(kg)
Thanh sắt cùng loại dài 0,18m cân nặng:
20 x 0,18 = 3,6(kg)
 Đáp số: 3,6kg
4. Vận dụng
- Cho HS vận dụng tính kết quả của phép tính:
28 : 0,1 =
53 : 0,01 =
 7 : 0,001 = 
- HS tính
28 : 0,1 = 280
53 : 0,01 = 5300
 7 : 0,001 = 7000
- Về nhà tìm hiểu cách chia nhẩm một số cho 0,2 ; 0,5; 0,25;...- Hoàn thành VBT
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
Tiết 2. Luyện từ và câu
Tiết 23. MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức (BT2). Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
- Góp phần hình thành NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo, NL văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
- Bảo vệ môi trường sống.
* GDBVMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: + Các thẻ có ghi sẵn : phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, san bắn thú ...
 + Tranh ảnh về bảo vệ môi trường
- Học sinh: Vở viết, SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- Trò chơi: Truyền điện
- Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Mở rộng vôn từ: Bảo vệ môi trường
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa và vở viết.
2. Thực hành 
Bài 1(115): HĐ nhóm
a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- Đại diện HS lên trả lời.
b) Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng
Bài 2(116): HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Tổ chức HS làm việc theo nhóm
+ Ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ phức.
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 3(116): HĐ cá nhân 
- Yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.
- GV nhận xét chữa bài
(Theo dõi, giúp đỡ đối tượng M1 hoàn thành BT)
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS hoạt động nhóm
+ Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp 
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS
- Nhận xét 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ trước lớp
Đáp án:
+ Đảm bảo: làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được 
+ Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn, trả khoản tiền thoả thuận khi có tai nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm
+ Bảo quản: Giữ gìn cho khỏi hư hỏng.
+ Bảo tàng: cất giữ tài liệu , hiện vật có ý nghĩa lịch sử .
+ Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn , không thể suy suyển, mất mát.
+ Bảo tồn: để lại không để cho mất.
+ Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ
+ Bảo vệ: chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn
- HS nêu yêu cầu
(KT tia chớp)
- Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn 
+ Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp.
+ Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp.
3. Vận dụng
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Đặt câu với các từ: môi trường, môi sinh, sinh thái.
- Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường ?
- 1, 2 học sinh nhắc lại.
- HS đặt câu
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết 3. Tập đọc
Tiết 24. HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ , ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. 
- Rèn KN quan sát, nghe, đọc, ghi, hợp tác, ĐG bạn.
- Góp phần hình thành NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo, NL văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
- Giáo dục HS tính cần cù ,nhẫn nại trong mọi công việc.
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: , Sách giáo khoa, tranh minh họa, bảng phụ ghi sẵn nội dung bài.
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- Cho HS tổ chức thi đọc và trả lời câu hỏi bài Mùa thảo quả
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Hành trình của bầy ong.
- 2 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. Hình thành kiến thức mới
* Luyện đọc
- HS( M3,4) đọc toàn bài
- Cho HS đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm
- Giáo viên nhận xét và sửa lỗi về phát âm, giọng đọc, cách ngắt nhịp thơ cho học sinh.
- Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ (đẫm, rong ruổi, nối liền mùa hoa, men)
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- 1 hoặc 2 học sinh (M3,4) nối tiếp nhau đọc.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài:
- Từng tốp 4 HS nối tiếp nhau 4 khổ thơ.
+ Lần 1: Đọc + luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Lần 2: Đọc + giải nghĩa từ chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc cả bài.
- HS nghe
* Tìm hiểu bài
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc bài và trả lời câu hỏi trong SGK:
1. Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
2. Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào?
3. Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Thể hiện sự vô cùng của không gian: đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời, không gian là cả nẻo đường xa.
+ Thể hiện sự vô tận của thời gian: bầy ong bay đến trọn đời, thời gian về vô tận.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 2 và 3.
- Ong rong ruổi trăm miền: ong có mặt nơi thăm thẳm rừng sâu, nơi bờ biển sóng tràn, nơi quần đảo khơi xa. Ong nối liền các mùa hoa, nối rừng hoang với biển xa. 
- Nơi rừng sâu: bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.
4. Em hiểu nghĩa câu thơ “Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” thế nào?
5. Qua 2 dòng thơ cuối bài, nhà thơ muốn nói điều gì về công việc của bầy ong?
- Giáo viên tóm tắt nội dung chính: Những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. 
- Nơi biển xa: Có hàng cây chắn bão 
- Nơi quần đảo: có loài hoa nở như là không tên.
- Học sinh đọc khổ thơ 3.
- Đến nơi nào, bầy ong chăm chỉ, giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật, đem lại hương vị ngọt ngào cho đời.
- Học sinh đọc thầm khổ thơ 4.
- HS nêu
3. Thực hành: Luyện diễn cảm
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.
- Hướng dẫn các em đọc đúng giọng bài thơ.
- 4 học sinh nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm 4 khổ thơ.
- Học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đến 2 khổ thơ tiêu biểu trong bài.
- Học sinh nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và thi đọc thuộc lòng..
4. Vận dụng
 - Em học tập được phẩm chất gì từ các phẩm chất trên của bầy ong ?
- Từ bài thơ trên em hãy viết một đoạn văn miêu tả hành trình tìm mật của loài ong.
- Học sinh trả lời.
HS viết bài và đọc
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
.................................................................................................................................
Chiều
Tiết 1. Tập làm văn
Tiết 21. CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cấu tạo 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người( ND Ghi  ... ỉnh bổ sung ...........................................................................................
.................................................................................................................................
CHIỀU
Tiết 2. Luyện từ và câu
Tiết 27. ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được danh từ chung ,danh từ riêng,trong đoạn văn ở bài tập 1. Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) . Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 . Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) .
- Rèn quy tắc viết hoa, tự tìm đại từ xưng hô. Rèn KN quan sát, nghe, đọc, ghi, hợp tác, ĐG bạn.
- Góp phần hình thành NL tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, GQVĐ và sáng tạo, NL văn học, ngôn ngữ, thẩm mĩ.
- Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ; từ điển HS
	- Học sinh: Vở 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
 Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi " Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên. 
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Thực hành
 Bài tập 1(137): Cả lớp
(KT tia chớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
+ Thế nào là danh từ chung? Cho ví dụ?
+ Thế nào là danh từ riêng? Cho ví dụ?
- GV nhận xét
- GV treo bảng phụ cho HS đọc ghi nhớ về danh từ
 Bài tập2(137): Cả lớp
- Treo bảng phụ có ghi sẵn quy tắc viết hoa danh từ riêng
- Đọc cho HS viết các danh từ riêng
VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn....
- GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng.
 Bài tập 3(137): Cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 
- HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp. 
- GV nhận xét bài 	
 Bài tập 4a,b,c: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu 
- HS tự làm bài
- Gọi HS lên chia sẻ kết quả
- Nhận xét bài trên bảng
- HS đọc yêu cầu, trả lời câu hỏi
+ Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật. VD: sông, bàn, ghế, thầy giáo...
+ Danh từ riêng là tên của một sự vật Danh từ riêng luôn được viết hoa. 
VD: Huyền, Hà,..
- HS đọc yêu cầu bài 
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng.
KT tia chớp
Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi.
a) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai làm gì?
- Nguyên quay sang tôi, giọng nghẹn 
 DT
ngào.
- Tôi nhìn em cười trong hai hàng nước 
 ĐT
mắt.
- Nguyên cười rồi đưa tay quyệt nước 
 DT
mắt.
 b) Danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu Ai như thế nào?
- Một mùa xuân mới bắt đầu.
 Cụm DT
c) DT hoặc đại từ làm chủ ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị (đại từ gốc DT) là chị gái của em nhé !
+ Chị (đại từ gốc DT) sẽ là chị của em mãi mãi .
- HS tự làm bài vào vở, báo cáo GV
d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?”
+ Chị là chị(DT)gái của em nhé !
+ Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi .
3. Vận dụng
- Tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam được viết hoa theo quy tắc nào?
- Khi viết tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. 
- Hoàn thành VBT
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết 3. Khoa học
Tiết 21. SẮT, GANG, THÉP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số tính chất của sắt, gang, thép. Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát nhận biết một số đồ dùng làm từ gang thép.
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Thích tìm hiểu khoa học, bảo vệ môi trường
* GDBVMT: Nêu được sắt, gang, thép là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Ảnh minh hoạ; kéo, dây thép, miếng gang. 
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- Cho HS tổ chức trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu đặc điểm, ứng dụng của tre?
- Hãy nêu đặc điểm ứng dụng của mây, song?
 - Giáo viên nhận xét
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
 - Học sinh trả lời
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. Hình thành kiến thức mới
 * Hoạt động 1: Nguồn gốc và tính chất của sắt, gang, thép
- GV phát phiếu và các vật mẫu
- Yêu cầu HS nêu tên các vật vừa nhận
- GV nhận xét kết quả thảo luận
- Yêu cầu câu trả lời
+ Gang, thép được làm từ đâu?
+ Gang, thép có điểm nào chung?
+ Gang, thép khác nhau ở điểm nào?
- GV kết luận
* Hoạt động 2: Ứng dụng của gang, thép trong đời sống
- Tổ chức hoạt động theo cặp
+ Tên sản phẩm là gì?
+ Chúng được làm từ vật liệu nào?
- Ngoài ra em còn biết gang, sắt thép sản xuất những dụng cụ, đồ dùng nào?
3. Thực hành
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm từ sắt và hợp kin của sắt
+ Nhà em có những đồ dùng nào làm từ sắt hay gang, thép. Nêu cách bảo quản
(KT tia chớp)
- Kéo, dây thép, miếng gang
- HS hoạt động nhóm
- Các nhóm trình bày
Sắt
Gang
Thép
Nguồn gốc
Có trong thiên thạch và trong quạng sắt
Hợp kim của sắt và các bon
Hợp kim của sắt và các bon thêm một số chất khác
Tính chất
- Dẻo, dễ uốn, kéo thành sợi, dễ rèn, dập
- Có màu trắng xám, có ánh kim
- Cứng, giòn, không thể uốn hay kéo thành sợi
- Cứng, bền, dẻo
- Có loại bị gỉ trong không khí ẩm, có loại không
- Được làm từ quặng sắt đều là hợp kim của sắt và các bon.
- Gang rất cứng và không thể uốn hay kéo thành sợi. thép có ít các bon hơn gang và có thể thêm một vài chất khác nên bền và dẻo.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
H1: Đường ray xe lửa làm từ thép hoặc hợp kim của sắt.
H2: Ngôi nhà có lan can làm bằng thép
H3: Cầu sử dụng thép để xây dựng
H4: Nồi cơm được làm bằng gang
H5: Dao, kéo, cuộn dây thép bằng thép
H6: Cờ lê, mỏ lết bằng thép
- Cày, cuốc, dây phơi, hàng rào, song cửa sổ, đầu máy xe lửa, xe ô tô, xe đạp
+ Dao làm làm từ hợp kim của sắt dùng xong phải rửa sạch để nơi khô ráo sẽ không bị gỉ.
+ Kéo làm từ hợp kim của sắt dễ bị gỉ, dùng xong phải rửa và để nơi khô ráo
+ Cày, cuốc, bừa làm từ hợp kim sử dụng xong phải rửa sạch để nơi khô ráo
+ Hàng rào sắt, cánh cổng làm bằng thép phải có sơn chống gỉ.
+ Nồi gang, chảo gang làm từ gang nên phải treo để nơi an toàn. nếu rơi sẽ bị vỡ.
4. Vận dụng
- Trưng bày tranh ảnh, về các vật dụng làm bằng sắt, gang, thép và nêu hiểu biết của bạn về các vật liệu làm ra các vật dụng đó.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm hiểu thêm công dụng của một số vật dụng làm từ các vật liệu trên.
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
.................................................................................................................................
Tiết 4. Khoa học
Tiết 22. ĐỒNG, HỢP KIM CỦA ĐỒNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết một số tính chất của đồng . Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng. Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Thích tìm hiểu khoa học.
* GDBVMT: Nêu được đồng là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Ảnh minh hoạ; vài sợi dây đồng ngắn. 
 - Học sinh: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguồn gốc và tính chất của sắt?
 + Hợp kim của sắt là gì? Có tính chất nào?
 + Nêu ứng dụng của gang thép trong đời sống
 - GV nhận xét
- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.
 - Học sinh chơi trò chơi
- Lắng nghe.
- Mở sách giáo khoa, 1 vài học sinh nhắc lại tên bài.
2. Hình thành kiến thức mới 
* Hoạt động 1: Tính chất của đồng
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm
- Yêu cầu HS quan sát sợi dây đồng và cho biết.
+ Màu sắc của sợi dây đồng?
+ Độ sáng của sợi dây?
+ Tính cứng vào dẻo của sợi dây?
* Hoạt động 2: Nguồn gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim đồng
- Chia nhóm yêu cầu HS hoạt động nhóm
Đồng
Tính chất: Có màu nâu đỏ, có ánh kim. Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uốn hình dạng khác nhau, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
- Theo em đồng có ở đâu?
- GV kết luận:
3. Thực hành
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
- Tổ chức cho HS thảo luận
+ Tên đồ dùng đó là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì? Chúng thường có ở đâu?
+ Em có biết những sản phẩm nào khác làm từ đồng? Hợp kim đồng?
+ Ở gia đình em có đồ dùng nào làm bằng đồng? Thường thấy bảo quản các đồ dùng như thế nào?
- GV nhận xét
- Nhóm trưởng cho HS thảo luận, trao đổi nhóm
- Các nhóm phát biểu ý kiến
+ Sợi dây màu đỏ
+ Có ánh kim, không sáng
+ Rất dẻo, uốn thành hình dạng khác nhau
- HS hoạt động nhóm làm phiếu
Hợp kim đồng
Đồng thiếc
Đồng kẽm
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng
- Có màu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng
- Có trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- 2 HS ngồi cùng thảo luận cặp
+ H1: Lõi dây điện làm bằng đồng. Dẫn điện và nhiệt tốt.
+ H2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình cổ làm bằng hợp kim của đồng. Có ở đình, chùa, miếu, bảo tàng.
+ H3: Kèn, hợp kim của đồng có ở viện bảo tàng, ban nhạc, giàn nhạc giao hưởng.
+ H4: Chuông đồng - hợp kim đồng, có ở đình, chùa, miếu...
+ H5: Cửu đình Huế - từ hợp kim đồng
+ H6: Mâm đồng - hợp kim đồng có ở gia đình địa chủ, giàu có.
- Trống đồng, dây quấn động cơ, thau đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao động...
- HS nối tiếp trả lời
HS nghe
4. Vận dụng
Trưng bày tranh ảnh một số đồ dùng làm bằng đồng có trong nhà và giới thiệu hiểu biết của em về vật liệu ấy.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm thêm những tranh ảnh về các sản phẩm làm từ đồng và hợp kim của đồng.
Điều chỉnh bổ sung .................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2021_2020.docx