i/ mục tiêu:
giúp hs củng cố về:
-kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
-so sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân.
ii/ các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-kiểm tra bài cũ:
-nêu cách cộng nhiều số thập phân?
-tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân?
2-bài mới:
2.1-giới thiệu bài:
gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-luyện tập:
Tuần 11 Thứ hai ngày 8 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán $51: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: -Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. -So sánh các số thập phân, giải toán với các số thập phân. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: -Nêu cách cộng nhiều số thập phân? -Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (52): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 (52): Tính bằng cách thuận tiện nhất. -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm cách giải. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 4 HS lên chữa bài. -HS khác nhận xét. -GV nhận xét, bổ sung. *Bài tập 3 (52): > < = -1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm cách làm. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. *Bài tập 4 (52): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải, sau đó yêu cầu HS tự tóm tắt ra nháp. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 65,45 48,66 - Đọc đề bài *Ví dụ về lời giải: 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97) = 4,68 + 10 =14,68 (Các phần b, c, d làm tương tự) *Kết quả: 3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4,2 + 3,4 5,7 + 8,8 = 14,5 0,5 > 0,08 + 0,4 *Bài giải: Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ hai là: 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Số mét vải người đó dệt trong ngày thứ ba là: 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Số mét vải người đo dệt trong cả ba ngày là: 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m) Đáp số: 91,1m 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách cộng nhiều số thập phân. Tiết 4: Tập đọc $21: chuyện một khu vườn nhỏ I/ Mục tiêu: 1- Đọc diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh ; giọng ông hiền từ, chậm rãi ) và nội dung bài văn. 2- Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. II/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc “Đất Cà Mau” và trả lời các câu hỏi về bài đã đọc. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu tranh minh hoạ vàchủ điểm -GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn 1. +Bé Thu thích ra ban công để làm gì? +) Rút ý1: Nêu ý chính của đoạn 1? -Cho HS đọc đoạn 2: +Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật? +)Rút ý 2: Nêu ý chính của đoạn 2? -Cho HS đọc đoạn 3: +Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? +Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào? +)Rút ý 3: ý chính của đoạn 3 là gì? -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc DC đoạn 3 trong nhóm 3. -Thi đọc diễn cảm. -Đoạn 1: Câu đầu. -Đoạn 2: Tiếp cho đến không phải là vườn! -Đoạn 3: Đoạn còn lại. - Đọc nối tiếp theo đoạn - Đọc trong nhóm - Lắng nghe -Để được ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể -ý thích của bé Thu. -Cây quỳnh lá dày, Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra -Đặc điểm nổi bật của các loại cây trong khu vườn. - Đọc đoạn 3 -Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công của nhà mình cũng là vườn. -Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để tìm ăn. -HS nêu. - Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu Thu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 9 tháng 11 năm 2010 (Đ/c Toàn, Vượng, Chung soạn và dạy) Thứ tư ngày 10 tháng 11 năm 2010 Tiết 1: Toán $53: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng trừ hai số thập phân. -Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ với số thập phân. -Cách trừ một số cho một tổng. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách trừ hai số thập phân? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (54): Đặt tính ròi tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 (54): Tìm x -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm x. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 4 HS lên chữa bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét. *Bài tập 3 (54): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (54): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm giá trị của biểu thức. -Cho HS làm ra nháp. -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -GV nhận xét. *Kết quả: 38,81 43,73 44,24 47,55 *Kết quả: x = 4,35 x = 3,34 x = 9,5 x = 5,4 *Bài giải: Quả dưa thứ hai cân nặng là: 4,8 – 1,2 = 3,6 (kg) Quả dưa thứ nhất và quả dưa thứ hai cân nặng là: 4,8 + 3,6 = 8,4 (kg) Quả dưa thứ ba cân nặng là: 14,5 - 8,4 =6,1 (kg) Đáp số : 6,1 kg Ví dụ: 8,3- 1,4- 3,6 = 8,3 – 4 = 3,3 8,3 – 1,4 – 3,6 = 6,9 – 3,6 = 3,3 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách cộng, trừ hai phân số. Tiết 2: Luyện từ và câu $21: đại Từ xưng hô I/ Mục tiêu: -Nắm được khái niệm đại từ xưng hô -Nhận biết đại từ trong đoạn văn. Bước đầu biết sử dụng đại từ xưng hô thích hợp trong một văn bản ngắn. II/ Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đại từ? (Cho 1 vài HS nêu) Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2.2.Phần nhận xét: *Bài tập 1(104): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hỏi: +Đoạn văn có những nhân vật nào? +Các nhân vật làm gì? -Cho HS trao đổi nhóm 2theo yêu cầu của bài. -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV nhấn mạnh: Những từ nói trên được gọi là đại từ xưng hô *Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. 2.3.Ghi nhớ: -Đại từ xưng hô là những từ như thế nào? -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. 2.4. Luyện tâp: *Bài tập 1 (106): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2(106): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS đọc thầm đoạn văn. -HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. -Mời 6 HS nối tiếp chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung. -Cho 1-2 HS đọc đoạn văn trên. -Hơ Bia, cơm và thóc gạo. -Cơm và Hơ Bia đối đáp nhau. Thóc gạo giận Hơ Biabỏ vào rừng. *Lời giải: -Những từ chỉ người nói: Chúng tôi, ta. -Những từ chỉ người nghe: chị các ngươi. -Từ chỉ người hay vật mà câu truyện hướng tới: Chúng. *Lời giải: -Cách xưng hô của cơm: tự trọng, lịch sự với người đối thoại. -Cách xưng hô của Hơ Bia: kiêu căng, thô lỗ, coi thường người đối thoại. *Lời giải: -Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em: kiêu căng, coi thường rùa. -Rùa xưng là tôi, gọi thỏ là anh: tự trọng, lịch sự với thỏ. *Lời giải: Thứ tự điền vào các ô trống: 1 – Tôi, 2 – Tôi, 3 – Nó, 4 – Tôi, 5 – Nó, 6 – Chúng ta Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Tiết 3: Kể chuyện $11: Người đi săn và con nai I/ Mục tiêu. 1- Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của thầy (cô),kể lại được từng đoạn câu truyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý dưới tranh, phỏng đoán được kết thúc của câu truyện; Cuối cùng kể lại được cả câu truyện. Hiểu ý nghĩa câu truyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. 2- Rèn kỹ năng nghe: Nghe thầy(cô) kể truyện, ghi nhớ truỵên. Nghe bạn kể truyện , nhận xét đúng lời bạn kể, kể tiếp được lời bạn. II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ trong SGK( phóng to nếu có điều kiện). III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - HS kể truyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc địa phương khác. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK. 2.2-GV kể chuyện: -GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ. 2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK. -Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh. -Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) -Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: +Vì sao người đi săn không bắn con nai? +Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? -Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, GV cho điểm những HS kể tốt. Nội dung chính của từng tranh: +Tranh1: Người đi săn chuẩn bị súng để đi săn. +Tranh 2: Dòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai. +Tranh 3: Cây trám tức giận. +Tranh 4: Con nai lặng yên trắng muốt. -HS thi kể theo nhóm 2 -HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Vì người đi săn thấy con nai đẹp. -Câu chuyện muốn nói với chúng: Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý.Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Chính tả (nghe – viết) $11: Luật bảo vệ môi trường I/ Mục tiêu: Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong Luật Bảo vệ môi trường. Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng. II/ Đồ dùng daỵ học: -Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở bài tập 2a hoặc 2b. -Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bảng con một số từ có âm đầu l / n, âm cuối n / ng. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV Đọc bài. - Mời một HS đọc lại bài. - Nội dung điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường nối gì? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, khắ ... * * * * * * * * * * * * * * ĐHTC: GV * * * * * * * * * * -ĐHKT: * * * * * * * * * * * * * * GV Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2008 Lịch sử $12: Vượt qua tình thế hiểm nghèo I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: -Tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc” ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. -Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, đã vượt qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc như thế nào. II/ Đồ dùng dạy học: -Các tư liệu liên quan đến bài học. -Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS nêu những sự kiện chính của nước ta từ năm 1858 đến năm 1945. 2-Bài mới: 2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp ) -GV giới thiệu bài, nêu tình huống nguy hiểm ở nước ta ngay sau CM tháng Tám. -Nêu nhiệm vụ học tập. 2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm) -GV hướng dẫn HS tìm hiểu những khó khăn của nước ta ngay sau Cách mạng tháng Tám: +Vì sao nói: ngay sau CM tháng Tám, nước ta ở trong tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc”? -GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu thảo luận (ND câu hỏi như SGV-Tr.36) -Cho HS thảo luận trong thời gian từ 5 đến 7 phút. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng. 2.3-Hoạt động 3 (làm việc cá nhân) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét ảnh tư liệu: -Cho HS quan sát ảnh ( cảnh chết đói năm 1945) +Nêu nhận xét về tội ác của chế độ thực dân? Từ đó liên hệ với Chính phủ ta đã chăm lo cho đời sống nhân dân. -HS quan sát hình 3-SGK: +Em có nhận xét gì về tinh thần “diệt giặc dốt của nhân dân ta”? - Lắng nghe - Thực hiện theo nhóm 4 em. a) nguyên nhân của tình thế hiểm nghèo: -Các lực lượng thù địch bao vây, chống phá CM. -Lũ lụt, hạn hán, nạn đói, hơn 90% đồng bào mù chữ. b) Diễn biến của việc vượt qua tình thế hiểm nghèo: -Bác Hồ kêu gọi lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm” -Dân nghèo được chia ruộng. -Phong trào xoá nạn mù chữ được phát động khắp nơi. -Đẩy lùi quân Tưởng, nhân nhượng với Pháp. c) Kết quả, ý nghĩa: Từng bước đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm” -HS quan sát ảnh và nêu những nhận xét của mình theo những câu hỏi gợi ý của GV. 3-Củng cố, dặn dò: -GV cho HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài. -GV nhận xét giờ học. Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008 Thứ sáu ngày 28 tháng 11năm 2008 Thể dục $24: Ôn tập 5 động tác của bài thể dục phát triển chung I/ Mục tiêu: -Ôn 5 động tác vươn thở ,tay chân, vặn mình,toàn thân. Yêu cầu tập đúng nhịp hô vàthuộc bài -Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động. II/ Địa điểm-Phương tiện. -Trên sân trường vệ sinh nơi tập. -Chuẩn bị một còi, bàn ghế để kiểm tra. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1.Phần mở đầu. -GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học. -Chạy chậm theo địa hình tự nhiên -Khởi động xoay các khớp cổ tay cổ chân,gối ,vai. 2.Phần cơ bản. *Ôn 5động tác: vươn thở, tay, chân vặn mình ,toàn thân. -Lần 1: Tập từng động tác. -Lần 2-3: Tập liên hoàn 5động tác. *Kiểm tra 5 động tác đã học -NDKT:Mỗi HS thực hiện 5 động tác của bài thể dục -Phương pháp kiểm tra:Gọi một lần 4-5 em lên tập. -Đánh giá +Hoàn thành tốt: Thực hiện đúng 5động tác + Hoàn thành: Đúng 3 động tác trở lên +Chưa hoàn thành : Đúng dưới 3 động tác. *Trò chơi “Kết bạn” +nêu tên trò chơi +Nhắc lại cách chơi -GV tổ chức cho HS chơi trò chơi 6-10 phút 1-2 phút 1phút 2 phút 18-22 phút 5 phút 10-12 phút 5-7 phút 4-5 phút -ĐHNL. * * * * * * * * GV * * * * * * * * * * * * * * * * -ĐHTL: GV @ * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * -ĐHKT: GV * * * * * * * * - Thực hiện lần lượt theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh khác chuẩn bị kĩ khởi động trước khi tập luyện. ĐHTC: GV 3 Phần kết thúc. -GV hướng dẫn học sinh thả lỏng -GV cùng học sinh hệ thống bài -GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà. 4 phút 1 phút 2 phút -ĐHKT: * * * * * * * * * * * * * * GV Sinh hoạt : sơ kết tuần 12 A) Mục tiêu : Thấy được những ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần. Có phương hướng hoạt động trong tuần 13 B) Chuẩn bị: -Những tấm gương điển hình. C) Các hoạt động dạy học : - GV nhận xét chung về tuần học: Đạo đức: Hiện tượng nói tục, chửi bậy ý thức đoàn kết, ý thức đội: Học tập: Sự chuẩn bị bài ở nhà, xây dựng bài ở lớp, chuẩn bị dụng cụ học tập: Lao động: Chuẩn bị dụng cụ lao động, tinh thần lao động, ý thức tự giác trong lao động: Truy bài:Chất lượng giờ truy bài, tập trung truy bài, tinh thần tự quản: Hoạt động đội: Xếp hàng, múa hát, thể dục giữa giờ: Vệ sinh:Giờ giấc thực hiện công tác vệ sinh, khu vực vệ sinh, chất lượng vệ sinh trước trong và sau lớp: Chuẩn bị đồ dùng học tập: Chuẩn bị sách, vở, giấy, bút, thước kẻ.. - Khen ngợi, biểu dương những HS học tốt. Nhắc nhở những HS cần cố gắng. - Nêu kế hoạch hoạt động tuần 13: - Động viên tinh thần học tập, nêu cao ý thức tự học, chủ động của học sinh của học sinh. - Thực hiện tốt các phong trào do nhà trường, đoàn đội tổ chức, các yêu cầu của nội quy lớp học khi tham gia học tập tại khu nhà mới. - Phát động thi đua chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dânViệt Nam. Khoa học $21: ôn tập: con người và sức khoẻ (tiết 2) I/ Mục tiêu: Sau bài học .HS có khả năng: -Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh. -Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS. II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 42-43 SGK. Giấy vẽ, bút màu. III/ Hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Mời 5 HS nêu cách phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; nhiễm HIV/AIDS? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động *Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện ( hoặc xâm hại trẻ em, hoặcHIV/AIDS, hoặc tai nạn giao thông). *Cách tiến hành: a)Bước 1: Làm việc theo nhóm +GV chia lớp thành 3 nhóm. +GV gợi ý: -Quan sát các hình 2,3 trang 44 SGK. -Thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình -Phân công nhau cùng vẽ. -GV đến từng nhóm giúp đỡ HS. b)Bước 2: Làm viêc cả lớp -Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét tuyên dương những nhóm làm việc hiệu quả. -HS thảo luận rồi vẽ theo sự hướng dẫn của GV. -Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. -HS nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc HS thực hiện tốt việc phòng các loại bệnh. -GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học. Toán $57: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Rèn luyện kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên. -Rèn kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm thế nào? 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (58): Tính nhẩm -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào nháp, sau đó đổi nháp kiểm tra chữa chéo cho nhau. -Mời một số HS đọc kết quả. - GV nhận xét. *Bài tập 2 (58): Đặt tính rồi tính -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS làm vào bảng con. -Mời 4 HS lên chữa bài. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét. *Bài tập 3 (58): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (58): Tìm số tự nhiên x -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm cách giải bài toán: Lần lượt thử từ x = 0, khi kết quả lớn hơn 7 thì dừng lại. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài. *Kết quả: a) 14,8 512 2571 155 90 100 b) Số 8.05 phải nhân với: 10, 100, 1000, 10 000 để được tích là 80,5 ; 805 ; 8050 ; 80500. *Kết quả: 384,5 10080 512,8 49284 *Bài giải: Số km người đó đi trong 3 giờ đầu là: 10,8 x 3 = 32,4 (km) Số km người đó đi trong 4 giờ sau là: 9,52 x 4 = 38,08 (km) Người đi xe đạp đi được tất cả số km là: 32,4 + 38,08 = 70,48 (km) Đáp số: 70,48 km. *Kết quả: x = 0 x = 5 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại nhân một số thập phân với một số tự nhiên, nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... Khoa học $23: Sắt, gang, thép I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: -Nêu nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. -Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang hoặc thép. -Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng gang, thép có trong gia đình. II/ Đồ dùng dạy học: -Thông tin và hình trang 49, 48 SGK. -Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng được làm từ gang, thép trong gia đình. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2-Nội dung: 2.1-Hoạt động 1: Thực hành xử lí thông tin *Mục tiêu: HS nêu được nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng. *Cách tiến hành: -HS đọc các thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi: +Trong tự nhiên, sắt có ở đâu? +Gang, thép đều có thành phần nào chung? +Gang và thép khác nhau ở điểm nào? -GV Gọi một số HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr, 93. -HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Đều có một lượng các bon nhất định. -HS trình bày. 2.2-Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận *Mục tiêu: Giúp HS: -Kể được tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm bằng gang, thép. -Nêu được cách bảo quản một số đồ dùngbằng gang, thép. *Cách tiến hành: -GV giảng: Sắt là một kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. -Cho HS quan sát hình trang 48, 49 SGK theo nhóm đôi và nói xem gang và thép được dùng để làm gì? -Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV cho HS cùng thảo luận câu hỏi: +Kể tên một số dụng cụ, máy móc đồ dùng được làm từ gang và thép mà em biết? +Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng gang, thép có trong nhà bạn? -GV kết luận: (SGV – tr. 94) -Cho HS nối tiếp đọc phần bóng đèn toả sáng. -Thép được sử dụng: Đường ray tàu hoả, lan can nhà ở, cầu, dao, kéo, dây thép, các dụng cụ được dùng để mở ốc vít. -Gang được sử dụng: Nồi. -HS kể thêm: mũi cày, bừa, búa, kiếm... -HS nêu. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: