I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ
( người ông ).
- Hiểu nội dung: : tình cảm yêu quý thiên nhiên cûa hai ông cháu.
(Trả lời được các câu hỏi trongSGK)
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TUẦN 11 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011 Ngày soạn 30/11/2011 tiết 1 Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ ( người ông ). - Hiểu nội dung: : tình cảm yêu quý thiên nhiên cûa hai ông cháu. (Trả lời được các câu hỏi trongSGK) II. CHUẨN BỊ : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Giới thiệu chủ điểm: - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh 4. Bài mới : a. Luyện đọc - Bài này thuộc thể loại gi? Tác giả là ai? Bài này chia làm mấy đoạn? - GV chia đoạn: bài chia 3 đoạn - Gv ghi bảng từ khó: Cây quỳnh, ti giôn, ngọ nguậy, bé xíu + Ngoài những từ trên trong bài còn có từ nào khó đọc? - GV kết hợp sửa lỗi phát âm - GV đọc mẫu từ khó Trong bài này có những câu văn nào dài? Những từ nào em chưa hiểu? - Hướng dẫn luyện đọc theo cặp - Gọi hS đọc - GV đọc mẫu toàn bài. b. Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và đọc câu hỏi - Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì? - Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điẻm gì nổi bật? - GV ghi và nêu giải thích: + cây quỳnh + Hoa ti-gôn + Cây hoa giấy + Cây đa Ấn độ - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? - Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào? - Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? c. Luyện đọc diễn cảm : - Gọi 3 HS đọc nối tiếp - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3 + Treo bảng phụ có đoạn 3 + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - GV nhận xét bình chọn và ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài - HS trả lời, chia đoạn: bài chia 3 đoạn - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài. - HS nêu từ khó - HS luyện đọc từ khó trên bảng. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài. - HS nêu chú giải cuối bài. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - 2 HS đọc toàn bài. - Lớp đọc thầm bài và đọc câu hỏi - 1 HS đọc câu hỏi 1: + Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công + cây quỳnh lá dày, giữ được nước. cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậynhư những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng + vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn + Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. - 3 HS đọc nối tiếp - HS đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 2 Toán LUYEÄN TAÄP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: : Biết : - Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất . - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Bµi tËp cÇn lµm: Bµi 1 ; Bµi 2 (a,b) ; Bµi 3 (cét 1) ; bµi 4. II. CHUẨN BỊ : SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi 1 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập 3 tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Giới thiệu bài a. Luyện tập: Bài 1: Tính. - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - GV nhận xét chữa bài. Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - HS lên bảng làm bài 3 tiết trước. - 1 HS nêu , HS cả lớp theo dõi và bổ xung. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a) 15,32+ 41,69+ 8,44= 65,45 b) 27,05+ 9,38+ 11,23 = 47,66 - HS nhận xét bài làm của bạn cả về đặt tính và thực hiện tính. - Bài toán yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. a/ 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + 10 = 14,68 b/ 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2) = 10 + 8,6 = 18,6 - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: Điền dấu? (Cả lớp làm cột 1) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu cách làm. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài. Bài 4: Bài toán. - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải. - GV chữa bài nhận xét. 4. Củng cố dặn dò - Các bài 2c,d và 3 cột 2 cho HS về nhà làm - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS lần lượt giải thích. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - 1 HS nêu cách làm bài trước lớp - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS cả lớp đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. Giải. Số mét vải dệt trong ngày thứ hai là : 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Số mét vải dệt trong ngày thứ ba là : 30,6 + 1,5 = 32,1 (m) Số mét vải dệt trong cả ba ngày là : 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m). Đáp số : 91,1m kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 3: Lịch sử : ÔN TẬP: HƠN 80 NĂM THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 –1945: Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta; nữa cuối thế kỉ XIX: Phong trào chóng Pháp của Trương Định và phong trào Cần Vương; Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu; Ngày 3-2-1930: Đảng Cộng sản VN ra đời; Ngày 19-8-1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn đọc lập. Nước VN dân chủ cộng hòa ra đời. - Giáo dục Hs lòng yêu đất nước ta. II. CHUẨN BỊ : Bản đồ hành chính Việt Nam; Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định Hs 2. Dạy bài mới : a.Giới thiệu bài . GV - ghi mục bài lên bảng . * Bài học này GV cần hệ thống các kiến thức đã học cho học sinh như bảng sau : * Ôn tập Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến 1945. Thời gian Sự kiện tiêu biểu Nội dung cơ bản (hoặc ý nghĩa lịch sử) của sự kiện Nhân vật lịch sử tiêu biểu 1/9/1858 Thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên xâm lược nước ta Mở đầu quá trình xâm lược nước ta lâu dài của TD Pháp tại nước VN 1859-1864 Phong trào chống Pháp của Trương Định Phong trào nổ ra từ những ngày đầu khi Pháp chiếm Gia Định, phong trào đang phát triển thì triều đình ra lệnh cho Trương Định giải tán nghĩa quân nhưng ông không nghe. ông kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp Bình tây Đại nguyên soái Trương Định 5/7/1885 Cuộc phản công ở kinh thành Huế Để dành thế chủ động, Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước. Nhưng do địch còn mạnh nên kinh thành nhanh chóng thất thủ. Sau cuộc phản công, ông đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị, ra chiếu Cần Vương. \ừ đó bùng nổ phong trào đấu tranh chống TD Pháp mạnh mẽ gọi là phong trào Cần Vương. Tôn Thất Thuyết. Vua Hàm Nghi 1905-1908 Phong trào Đông Du Do Phan Bội Châu cổ động và tổ chức đưa nhiều thanh niên Việt nam ra nước ngoài học tập để đào tạo người tài trở về cứu nước. PBC là nhà yêu nước tiêu biểu đầu TK XX 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước Người ra đi từ bến cảng Nhà Rồng với mong muốn tìm con đường cứu nước khác với các bậc tiền bối đi trước. Nguyễn Tất Thành 3/2/1930 Đảng CSVN ra đời Đây là một bước ngoặc lịch sử của CM nước ta. Từ đây CM VN đã có Đảng lãnh đạo Nguyễn ái Quốc 1930- 1931 Phong trào Xô viết- Nghệ Tĩnh Nhân dân Nghệ - Tĩnh đã đấu tranh quyết liệt giành quyền làm chủ. Xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở nhiều vùng nông thôn lớn. Ngày 12/9 là ngày kỷ niệm Xô viết- Nghệ Tĩnh. Phong trào cho thấy nhân dân ta có thể làm CM thành công 8/1945 Cách mạng tháng Tám Mùa thu 1945, nhân dân cả nước vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, ngày 19/8 là ngày kỷ niệm cách mạng tháng Tám ở nước ta. 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình Tuyên bố với toàn thể quốc dân đồng bào ~à thế giới biết: “Nước Việt Nam đã thực sự độc lập tự do, nhân dân VN quyết đem tất cả để bảo vệ quyền tự do , độc lập ấy” Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và hoàn thành bảng thống kê - 1 Học sinh điều khiển các nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên tổng hợp chung và chốt lại các kiến thức trọng tâm. 3. Tổng kết, dặn dò: - Chuẩn bị nội dung tiết sau. kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 4 Đạo đức: THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ 1 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: -Giúp Hs củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. -Giáo dục Hs có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức. II. CHUẨN BỊ : Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định Hs 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài. b. Hđ 1: Quan sát tranh, thảo luận câu hỏi sgk Nhóm 1: Hãy ghi những việc làm của H lớp 5 nên làm và những việc không nên làm ? Nhóm 2: Ghi lại những việc làm thể hiện sự có trách nhiệm về việc làm của mình. Nhóm 3: nêu những thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng quyết tâm của em. Nhóm 4: Nêu những việc làm thể hiện hiện lòng biết ơn tổ tiên. Nhóm 5:Cần phải cư sử với bạn bè như thế nào ? Nêu những việc em đã làm thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. c. Hđ 2: Làm việc cả lớp - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Gv nhận xét chung 3. Củng cố,dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học sau. - Hs đọc yêu cầu ( mở SGK tìm bài : Em là HS lớp 5; có trách nhiệm về việc làm của mình; có chí thì nên,..để xem ). - Hs đọc thầm, thảo luận nhóm - Ghi lại kết quả thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác bổ sung kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: Chính tả : Nghe viết: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức văn bản luật . - Làm được BT (2) a/b, hoặc BT (3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do Gv soạn. - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. CHUẨN BỊ : Bút dạ; Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC . HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định . 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài b. Hdẫn HS nghe viết - Gv đọc bài chính tả - Tìm từ khó - Bài này cho em biết điều gì? - Gv đọc từng câu hoặc cụm từ - Gv đọc lại toàn bài - Gv chấm 5-7 bài, nhận xét chung c. Hd làm bài tập Bài 2 a: Hãy tim từ chứa tiếng cho sẵn . Lắm / ... Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu? - Gv kết luận, rút ra bài học 3. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau -2 Hs trả bài - Hs quan sát tranh, thảo luận nhóm - Hs trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét - Hs chỉ bản đồ, trình bày, cả lớp nhận xét - Hoạt động nhóm - Hs trình bày kết quả Cả lớp nhận xét - Hs liên hệ - Hs nhắc lại bài học kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011 Tiết 1: Kể chuyện NGÖÔØI ÑI SAÊN VAØ CON NAI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh và lời gợi ý (BT1); tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2). Kể nối tiếp được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. II. CHUẨN BỊ : - GV: Tranh minh hoạ - HS: Đọc trước truyện ở nhà III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác? - GV nhận xét ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: * Hướng dẫn kể chuyện : - GV kể lần 1 : - GV kể chuyện lần 2 theo tranh : * Kể trong nhóm : - Tổ chức HS kể trong nhóm theo hướng dẫn: + Yêu cầu từng em kể từng đoạn trong nhóm theo tranh + Dự đoán kết thúc câu chuyện : Người đi săn có bắn con nai không? chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? + Kể lại câu chuyện theo kết thúc mà mình dự đoán. * Kể trước lớp : - Tổ chức thi kể - yêu cầu HS kể tiếp nối từng đoạn câu chuyện - Gv kể tiếp đoạn 5 - Gọi HS thi kể đoạn 5 - Nhận xét HS kể chuyện. 4. Củng cố dặn dò - Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Nhận xét tiết học - Về tập kể lại và kể cho người thân nghe. - Chuẩn bị tiết sau. - 2 HS kể - HS nghe - HS nghe quan sát tranh. - HS kể trong nhóm cho nhau nghe trao đổi nội dung câu chuyện - HS thi kể nối tiếp từng đoạn câu chuyện. - HS kể đoạn 5 - HS nghe - HS thi kể toàn đoạn và câu chuyện. + Câu chuyện muốn nói với chúng ta hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 2: Khoa học TRE, SONG, MÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song. - Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song . - Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng. II. CHUẨN BỊ: - GV:- Hình trang 46;47 SGK + Phiếu học tập - HS: -Một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song . III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách phòng tránh bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, nhiễm HIV/AIDS ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Phát triển bài : *Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Mục tiêu : HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song . Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu đọc các thông tin kết hợp với hiểu biết để hoàn thành phiếu học tập . - GV rút ra kết luận *Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận Mục tiêu : Nhận ra một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song . - Yêu cầu quan sát các hình 4;5;6;7/47 SGK và nói tên từng đồ dùng có trong mỗi hình, xem đồ dùng đó làm từ vật liệu gì . - Yêu cầu HS thảo luận các câu : - Kể tên một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song . - Nêu cách bảo quản các đồ dùng đó . - Kết luận : Tre ,mây ,song là những vật liệu phổ biến , thông dụng ở nước ta . Những đồ dùng trong gia đình được làm từ tre ,mây ,song thường được sơn dầu để bảo quản . 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài tiết sau - 4 HS trả lời câu hỏi - Nghe giới thiệu bài - Làm việc theo nhóm 3 . - Nhóm trưởng cho các bạn quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và thảo luận để điền vào phiếu học tập : Tre Mây, song Đặc điểm Công dụng - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . - Làm việc theo nhóm 6 - Cử thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào bảng sau : Hình Tên sản phẩm Tên vật liệu - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . - Cả lớp thảo luận kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 3: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên . * Bµi tËp cÇn lµm: Bµi 1 ; Bµi 3. II. CHUẨN BỊ: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 4 của tiết học trước. - GV nhận xét và cho điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1. Nhận xét: *Ví dụ 1 : + Hình thành phép nhân - GV vẽ lên bảng và nêu bài toán ví dụ : Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi canh dài 1,2m. Tính chu vi của hình tam giác đó. - GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC. - 3 cạnh của hình tam giác BC có gì đặc biệt ? + Tìm kết qủa - GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi , suy nghĩ để tìm kết qủa 1,2m 3. - GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - GV nghe HS trình bày và viết cách làm lên bảng như phần bài học trong SGK. - GV hỏi : Vậy 1,2m 3 bằng bao nhiêu mét ? - 1HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. - HS nghe. - HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ. - Chu vi của hình tam giác ABC bẳng tổng độ dài 3 cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m - HS thảo luận. - 1 hs nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 1,2m = 12dm 12 3 36dm 36dm = 3,6m Vậy 1,2 3 = 3,6 (m) - HS : 1,2m 3 = 3,6 - GV : Em hãy so sánh 1,2m 3 ở cả hai cách tính. - GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo cách đặt tính. - GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân. 12 1,2 3 và 3 36 3,6 Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này. * Ví dụ 2: - GV nêu yêu cầu ví dụ : Đặt tính và tính 0,46 12. - GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trênbảng. - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình. - Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m) - HS cả lớp cùng thực hiện. - HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét : *Giống nhau về đặt tính, thực hịên tính. *Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có. - 2 HS lên bảng thực hịên phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp. - HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - GV nhận xét cách tính của HS. 2.Ghi nhớ: (SGK) 3. Luyện tập - thực hành Bài 1: Đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Kết quả: a. 17,5 ; b. 20,90 ; c. 2,048 ; d. 102,0 - HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS : Bài tập yêu cầu chúng ta tìm tích. - HS làm bài vào vở bài tập. Bài 3: Bài toán. - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - 1HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở. Giải Trong 4giờ ô tô đó đi được số km là: 42,6 x 4 = 170,4 (km) ĐS: 170,4 km kinh nghiệm sau tiết Rút dạy Tiết 1: Âm nhạc TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3 - NGHE NHẠC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: (SGV) - Giáo dục HS thêm yêu cầu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến vói mọi người. II. CHUẨN BỊ: - Nhạc cụ quen dùng - Đọc nhạc và đàn giai điệu bài TĐN số 3 - Đàn giai điệu, đệm đàn và hát bài Đi học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nội dung 1 : Tập đọc nhạc: TĐN số 3 – Tôi hát Son La Son 1. Giới thiệu bài TĐN - GV treo bài TĐN số 3 lên bảng. - Bài TĐN viết ở loại nhạc gì? Có mấy nhịp? - Bài TĐN chia làm 2 câu, câu 1 có 4 nhịp, câu 2 có 6 nhịp. 2. Tập nói tên nốt nhạc - GV chỉ từng nốt , cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc. 3. Luyện tập cao độ. - HS nói tên nốt trong bài TĐN từ thấp lên cao (Đô-Rê-Mi-Son-La). - GV quy định đọc các nốt Đô-Rê-Mi-Rê-Đô, rồi đàn để HS đọc hoà theo. - GV quy định đọc các nốt Mi-Son-La-Son-Mi, rồi đàn để HS đọc hoà theo. 4. Luyện tập tiết tấu - GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. - GV bắt nhịp (1-2), cả lớp cùng đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. 5. Tập đọc từng câu. - GV bắt nhịp. - GV bắt nhịp để HS đọc câu 1. - GV chỉ định HS xung phong đọc. - Cả lớp đọc câu 1. - Đọc câu thứ 2 tương tự. 6. Tập đọc cả bài. - GV bắt nhịp cả bài, HS đọc nhạc, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. GV bắt nhịp - HS xung phong đọc - HS đọc cả bài. GV lắng nghe để sửa chỗ sai cho HS. 7. Ghép lời ca - GV bắt nhịp, 1 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.- Cả lớp hát lời và gõ phách. 8. Củng cố, kiểm tra. - GV bắt nhịp, cả lớp cùng đọc nhạc rồi hát lời kết hợp gõ phách. GV bắt nhịp. - HS gõ phách mạnh, phách nhẹ khi đọc nhạc và lời. GV bắt nhịp (không đàn), cả lớp thực hiện. - HS xung phong trình bày - Các tổ đọc nhạc, hát lời và gõ phách. GV đánh giá. Nội dụng 2 Nghe nhạc: Đi học - Giới thiệu bài hát: Đi học là bài hát miêu tả chân thực cảm xúc của em bé lần đầu tiên tới - HS ghi bài - HS theo dõi - HS trả lời Bài TĐN viết ở nhịp 2/4 gồm có 10 nhịp. - HS nhắc lại - Cả lớp thực hiện - 1 - 2 HS xung phong. - HS theo dõi - HS luyện tập cao độ - HS theo dõi - HS luyện tiết tấu - HS lắng nghe - HS ghi nhớ - Cả lớp đọc câu 1 - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc - Đọc câu 2 - HS thực hiện - 1-2 HS thực hiện - HS đọc nhạc, sửa sai - HS thực hiện - Cả lớp thực hiện - Cả lớp thực hiện - Tập gõ phách mạnh, nhẹ - 1-2 HS thực hiện - Tổ, nhóm trình bày - HS nhắc lại tên bài hát, tác giả Tiết 5: Sinh hoạt lớp tuần 11 1/ Nhận xét chung tuần 11 * Ưu điểm - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Vệ sinh lớp học. Thân thể sạch sẽ. - Kĩ năng tính toán có nhiều tiến bộ. * Tồn tại: - Một số em HS ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu. - Lười học bài và làm bài chậm. - Đi học quên đồ dùng. - Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp. 2/ Phương hướng tuần 12: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 11. - Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh. - Ôn tập cho đại trà Hs. - Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
Tài liệu đính kèm: