Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hữu Khánh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hữu Khánh

- Cho HS hát

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

- Giới thiệu chủ điểm: GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Ghi bảng

 

doc 38 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 11 - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hữu Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD&ĐT HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Tiểu học Phú Thuận B4 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 11
Tháng 11 năm học: 2022 - 2023
Thời gian
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài dạy
ĐDDH
Thứ hai 14/11/2022
Chiều
1
Toán
Luyện tập
Tivi, bảng phụ
2
Âm nhạc
3
Tập đọc
Chuyện một khu vườn nhỏ
Tivi
Ra chơi
4
Chào cờ
5
Sáng
1
Khoa học
Ôn tập con người và sức khỏe
2
Đạo đức
Thực hành giữa kì 1
3
Lịch sử
Ôn tập
Thứ ba 15/11/2022
Chiều
1
Tiếng anh
2
Toán
Trừ hai số thập phân
Tivi, bảng phụ
3
Thể dục
Ra chơi
4
Chính tả
Luật bảo vệ mội trường ( nghe viết )
Tivi, bảng phụ
5
LT & câu
Đại từ xưng hô
Tivi, bảng phụ
Thứ tư 16/11/2022
Chiều
1
Toán
Luyện tập
Tivi, bảng phụ
2
Địa lí
Lâm nghiệp và thủy sản
Tivi
3
Tập đọc
Tiếng vọng (không dạy)
Tivi
Ra chơi
4
Tin học
5
Sáng
1
Kể chuyện
Người đi săn và con nai
2
Kĩ thuật
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
3
Khoa học
Tre, song, mây
Thứ năm 17/11/2022
Chiều
1
Tin học
2
Thể dục
3
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
Tivi
Ra chơi
4
Toán
Luyện tập chung
Tivi, bảng phụ
5
LT & câu
Quan hệ từ
Tivi
Thứ sáu 18/11/2022
Chiều
1
Toán
Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
Tivi
2
Mĩ thuật
3
Tiếng anh
Ra chơi
4
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn (Chọn nội dung viết đơn phù hợp với địa phương)
Tivi
5
SHTT
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 11
Phú Thuận B, ngày 7 tháng 11 năm 2022
 Tổ trưởng
 GVCN
Nguyễn Minh Trí
 Nguyễn Hữu Khánh
MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT ( PHÂN MÔN: TẬP ĐỌC ) - LỚP: 5
Tên bài học: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
Thời gian thực hiện:/11/2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân
- Năng lực đặc thù:	
NL Văn học: Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu (trả lời được các câu hỏi trong Sgk). 
NL Ngôn ngữ: Đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
2. Phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm: chăm chỉ làm bài tập, hoàn thành bài tập đúng quy định.
- Yêu con người: Biết yêu thương, có trách nhiệm với bản thân và bạn bè.
*GDBVMT: Có ý thức làm đẹp môi trường sống gia đình và xung quanh.
- CV 3799: HS tốm tắt lại câu chuyện đã học.
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 	- HS: Đọc trước bài, Sgk
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ Khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu chủ điểm: GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh - Ghi bảng
- HS hát 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. Đọc đúng các từ khó trong bài
Cách tiến hành 
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu 
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn:
- Bài chia thành 3 đoạn:
+ Đ1: Từ đầu..... loài cây
+ Đ2: Tiếp theo.....không phải là vườn
+ Đ3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc:
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp đọc từ khó, câu khó.
+ 3 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc 
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
Mục tiêu: Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu (trả lời được các câu hỏi trong Sgk). 
Cách tiến hành
- Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài và TLCH
+ Bé Thu Thu thích ra ban công để làm gì?
+ Mỗi loài cây ở ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?
+ Bạn Thu chưa vui vì điều gì?
 + Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
+ Em hiểu: " Đất lành chim đậu" là thế nào?
+ Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu?
+ Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công 
+ Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng.
+ Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn.
+ Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn 
+ Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn
+ Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ.
+ Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi.
Cách tiến hành 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 
- HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Treo bảng phụ có đoạn 3
+ GV đọc mẫu
+ HS luyện đọc theo cặp
- HS thi đọc
- GV nhận xét bình chọn .
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS đọc diễn cảm
- HS đọc theo cặp
- Tổ chức HS thi đọc
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5phút)
- Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Em có muốn mình có một khu vườn như vậy không ?
- Liên hệ thực tiễn, giáo dục HS: Cần chăm sóc cây cối, trồng cây và hoa để làm đẹp cho cuộc sống.
- HS trả lời.
- Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân.
- Lắng nghe.
- Về nhà trồng cây, hoa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT ( PHÂN MÔN: LUYỆN TỪ VÀ CÂU ) - LỚP: 5
	Tên bài học: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
Thời gian thực hiện:/11/2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân
- Năng lực đặc thù:	
NL Ngôn ngữ:
- Năm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ ) .
- Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). 
- Rèn kĩ năng sử dụng đại từ xưng hô một cách hợp lí.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
- Trách nhiệm: có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
II. Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Bảng phụ
 	- HS: Sgk, vở
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. HĐ Khởi động:(3 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi: Truyền điện
- Nội dung: Kể nhanh các đại từ thường dùng hằng ngày.
- GV tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương HS.
- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Đại từ xưng hô
 - HS tham gia chơi.
- Lắng nghe.
- HS mở Sgk, vở ghi đầu bài
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
Mục tiêu: Năm được khái niệm đại từ xưng hô( Nội dung ghi nhớ ) 
Cách tiến hành 
 Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm để làm bài.
- Đoạn văn có những nhân vật nào 
- Các nhân vật làm gì?
- Những từ nào được in đậm trong câu văn trên?
- Những từ đó dùng để làm gì?
- Những từ nào chỉ người nghe?
- Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới?
- Thế nào là đại từ xưng hô?
Bài 2: HĐ cả lớp
- HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm
- Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
Bài 3:HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận theo cặp
- Nhận xét các cách xưng hô đúng.
- KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người được nhắc đến.
- Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn TLCH
Sau đó chia sẻ kết quả
+ Có Hơ Bia, cơm và thóc gạo
+ Cơm và Hơ Bia đối đáp với nhau. Thóc gạo giận Hơ Bia bỏ vào rừng
+ Chị, chúng tôi, ta, các ngươi, chúng.
+ Những từ đó dùng để thay thế cho Hơ Bia, thóc gạo, cơm
+ Những từ chỉ người nghe: chị, các người
+ Từ chúng
- HS trả lời
- HS đọc
+ Cách xưng hô của cơm rất lịch sự, cách xưng hô của Hơ Bia thô lỗ, coi thường người khác.
- HS đọc
- HS thảo luận, chia sẻ theo cặp
+ Với thầy cô: xưng là em, con
+ Với bố mẹ: Xưng là con
+ Với anh em: Xưng là em, anh, chị
+ với bạn bè: xưng là tôi, tớ, mình
- HS đọc ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
Mục tiêu: - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn (BT1 mục III ); chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). 
- HS (M3,4) nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô.
Cách tiến hành
 Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài trong nhóm
- GV gạch chân từ: ta, chú, em, tôi, anh.
- Nhận xét. 
Bài 2: Cá nhân=> Cả lớp
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- GV nhận xét chữa bài
- Gọi HS đọc bài đúng
- 1 HS đọc lại bài văn đã điền đầy đủ.
- Gọi HS đọc
- HS thảo luận nhóm
- HS chia sẻ
- HS nghe
- HS đọc
- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả
- HS đọc
- HS đọc
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS có tinh thần học tập tốt.
- Nhắc nhở HS về nhà xem lại bài đã làm, chuẩn bị bài: Quan hệ từ
- 1, 2 HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng đại từ xưng hô.
- HS nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
................................................................................................... ... - GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả 1,2m 3.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình.
- GV nghe HS trình bày và viết cách làm lên bảng như phần bài học trong SGK.
- Vậy 1,2m 3 bằng bao nhiêu mét ?
- Em hãy so sánh 1,2m 3 ở cả hai cách tính.
- GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo cách đặt tính.
- GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân.
12 1,2
 3 và 3
36 3,6
- Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này.
+ Ví dụ 2:
- GV nêu yêu cầu ví dụ: Đặt tính và tính 0,46 12.
- GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
- GV nhận xét cách tính của HS.
+ Ghi nhớ
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- Chu vi của hình tam giác ABC bẳng tổng độ dài 3 cạnh: 
1,2m + 1,2m + 1,2m
- 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m
- HS thảo luận.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
1,2m = 12dm
 12
 3
 36dm 
36dm = 3,6m Vậy 1,2 3 = 3,6 (m)
- Cách đặt tính cũng cho kết quả 
 1,2 3 = 3,6 (m)
- HS cả lớp cùng thực hiện.
- HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, 
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét :
* Giống nhau về đặt tính, thực hịên tính.
* Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
Mục tiêu:- Biết giải bài toán có phép nhân một số một số thập phân với một số tự nhiên.
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 3.
Cách tiến hành
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cặp đôi 
- GV gọi HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS tự làm bài, trao đổi thảo luận cặp đôi, chia sẻ trước lớp
- GV chữa bài cho HS
Bài 2:(M3,4)
- Cho HS tự làm và chia sẻ trước lớp.
- HS đọc
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) 17,5 ; b) 20,90 ; c) 2,048 ; d) 102,0
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi 
- HS làm bài chia sẻ trong nhóm, cả lớp
Bài giải
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
Đáp số: 170,4 km
- HS làm và báo cáo giáo viên
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,89
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
Biết thanh sắt dài 1dm cân nặng 0,75kg. Hỏi một thanh sắt loại đó dài 1,6m cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam?
- HS làm bài
- Về nhà tự đặt các đề toán trong đó có sử dụng các phép tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên để làm?
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN HỌC: TIẾNG VIỆT ( PHÂN MÔN: TẬP LÀM VĂN ) - LỚP: 5
Tên bài học:LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
Thời gian thực hiện:/11/2022
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực: 
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tự học, tự tìm hiểu bài trước khi đến lớp.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: trình bày ý kiến, thảo luận nhóm TLCH.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trả lời các câu hỏi theo ý bản thân
- Năng lực đặc thù:	
NL Ngôn ngữ:	
- Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Chọn nội dung viết phù hợp với địa phương.
-Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.
2. Phẩm chất:
- Trung thực: Biết chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
- Trách nhiệm: có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
- CV 3799: Chọn nội dung viết phù hợp với địa phương.
* GDBVMT: GD HS có ý thức bảo vệ môi trường trong đề bài.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: + Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn.
 + Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS
 - HS : Sgk, vở viết
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ Khởi động:(3 phút)
 - Kiểm tra, chấm bài của HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại
- Nhận xét bài làm của HS
- Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu nội dung bài
 - HS thực hiện
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
2. HĐ Luyện tập, thực hành:(28 phút)
Mục tiêu: - Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết.
Cách tiến hành: Cá nhân=> Nhóm đôi=> Cả lớp
Đề bài: Nơi em ở có một con sông chảy qua. Gần đây có một số người dùng thuốc nổ hoặc kích điện làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng ấp làm đơn gửi UBND hoặc công an địa phương để ngăn chặn việc làm việc làm trên để bảo vệ đàn cá và đảm bảo an toàn cho nhân dân.
- Gọi HS đọc đề
* Xây dựng mẫu đơn
- Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn
- GV ghi bảng ý kiến HS phát biểu
- Theo em tên của đơn là gì?
- Nơi nhận đơn em viết những gì?
- Người viết đơn ở đây là ai?
- Em là người viết đơn tại sao không viết tên em
- Phần lí do bài viết em nên viết những gì?
- Em hãy nêu lí do viết đơn cho đề trên?
*Thực hành viết đơn
- Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn
- GV có thể gợi ý:
- Gọi HS trình bày đơn
- Nhận xét 
 - HS đọc dề
+ Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn. nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn.
+ Đơn kiến nghị, hay đơn dề nghị.
+ Kính gửi: UBND xã ....
 Công an xã.....
+ Người viết đơn phải là bác trưởng ấp.
+ Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng ấp.
+ Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết.
- 2 HS nối tiếp nhau trình bày.
- HS làm bài
- 3 HS trình bày
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Vừa rồi các em học bài gì?
- GV nhận xét tiết học tuyên dương HS tích cực.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe.
- Về nhà viết một lá đơn kiến nghị về việc đổ rác thải bừa bãi xuống ao, hồ.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: SINH HOẠT - LỚP 5
TÊN HOẠT ĐỘNG: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 11
– 1 TIẾT
Thời gian thực hiện:/11/2022
I. Yêu cầu cần đạt: 
- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để HS nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
HĐ1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
-Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
-Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
HĐ2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (thời gian: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
HĐ3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
- GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kết”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
+ Tổ 4 
+ Tổ 5
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 12
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
+ Tổ 4
+ Tổ 5
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1,2 Kể chuyện
+ Tổ 3 Hát
+ Tổ 4,5 Đọc thơ
IV. Điều chỉnh sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_11_nam_hoc_2022_2023_nguyen_huu.doc