- HS được củng cố tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Tự học và giải quyết vấn đề
- Vận dụng linh hoạt tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để làm bài.
LỊCH SOẠN GIẢNG LỚP 5A1 TUẦN 11 Thứ Buổi Môn Tên bài dạy Thứ 2 14/11/2022 Sáng Chào cờ Toán Luyện tập. Tập đọc Chuyện một khu vườn nhỏ. Chính tả Nghe – ghi: Luật Bảo vệ môi trường. Chiều Khoa học Tre, mây, song Khoa học Sắt, đồng, nhôm Lịch sử Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ (1858 -1945) Địa lí Nông nghiệp Thứ 3 15/11/2022 Sáng LTVC Đại từ xưng hô. Toán Trừ hai số thập phân. Đạo đức Thực hành giữa HKI Chiều Thứ 4 16/11/2022 Sáng Toán Luyện tập. Tập đọc Ôn: Chuyện một khu vườn nhỏ TLV Trả bài văn tả cảnh. Thứ 5 17/11/2022 Sáng Toán Luyện tập chung LTVC Quan hệ từ. Kể chuyện Người đi săn và con nai Kĩ thuật Cắt, Khâu thêu và nấu ăn tự chọn (tiết 2) Thứ 6 18/11/2022 Sáng Toán Nhân một số thập phân với một số tự nhiên. TLV Luyện tập làm đơn. Sinh hoạt lớp Thứ Hai ngày 14 tháng 11 năm 2022 MÔN: TOÁN BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG Số tiết: 01 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - HS được củng cố tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, so sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. - Tự học và giải quyết vấn đề - Vận dụng linh hoạt tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để làm bài. 2. Phẩm chất - Chăm chỉ, trách nhiệm trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: slide bài giảng - HS: Chép các bài tập vào vở ô li III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi sau: + Nêu cách cộng hai số thập phân? + Nêu cách tổng của nhiều số thập phân? + Nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân ? - Nhận xét - Nêu mục tiêu giờ học – Giới thiệu bài - HS tham gia chơi và trả lời câu hỏi - HS nêu - HS nêu + Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba thì ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại. 2. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu + Nêu cách đặt tính và thực hiện tính cộng nhiều số thập phân? - Yêu cầu HS làm bài – đọc bài - Nhận xét. - Gọi 2 HS nêu lại cách tính 1. Tính - 1HS nêu - 1 HS nêu. - HS làm vào vở - 2HS lên bảng làm. a) 15,32 + 41,69 + 8,44 = 65,45 b) 27,05 + 9,38 + 11,23 = 47,66 Bài 2(a,b) - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất - 1HS nêu - HS làm vào vở - 2HS làm bảng phụ. Bài 3(cột 1) - Gọi HS nêu yêu cầu + Để điền dấu đúng em làm như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài. - Nhận xét, chốt kết quả đúng. 3. > , <, = ? - 1HS nêu yêu cầu + Tính tổng các số thập phân rồi so sánh và điền vào dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm vào vở - 1HS làm bảng phụ. - Nhận xét. 3,6 + 5,8 > 8,9 7,56 < 4,2 + 3,4 5,7 + 8,9 > 14,5 0,5 > 0,08 + 0,4 Bài 4 - Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn biết cả ba ngày người đó dệt được bao nhiêu mét vải ta cần biết gì ? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS đọc bài - Nhận xét, chốt bài giải đúng. - 1HS đọc. Ngày thứ nhất: 28,4m Ngày thứ hai nhiều hơn ngày thứ nhất: 2,2m Ngày thứ ba nhiều hơn ngày thứ hai: 1,5m Cả ba ngày dệt:.... m ? + Cần biết số mét vải dệt được của ngày thứ hai và thứ ngày thứ. - HS làm bài vào vở. Bài giải Ngày thứ hai dệt được số mét vải là : 28,4 + 2,2 = 30,6 (m) Ngày thứ ba dệt được số mét vải là : 30,6 + 1,5 = 32,1(m) Cả ba ngày dệt được số mét vải là : 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1(m) Đáp số : 91,1m 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm + Nêu cách thực hiện phép cộng nhiều số thập phân ? - Dặn HS về làm bài ở VBT, chuẩn bị bài Trừ hai số thập phân - HS nêu - HS lắng nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài học: . . MÔN: TẬP ĐỌC BÀI: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ Số tiết: 01 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Nêu được nghĩa của các từ trong bài: săm soi, cầu viện, ... - Nêu nội dung bài: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. - Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: rủ rỉ, leo trèo, xoè ra, - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. - Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ ,chậm rãi của người ông. - Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài đọc. - Giúp HS phát triển năng lực văn học, thẩm mĩ cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn nhỏ, từ đó có ý thức làm đẹp cho môi trường sống mình đang ở và xung quanh. 2. Phẩm chất - Có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và làm đẹp môi trường sống trong gia đình, xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, máy chiếu. -HS: Sưu tầm hình ảnh các loài cây trong bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi “Thò thụt” kết hợp trả lời câu hỏi: - HS chơi + Đọc từng đoạn trong bài Đất Cà Mau + Mưa ở Cà Mau có gì khác thường? + Người dân Cà Mau có tính cách như thế nào ? - Nhận xét. - 2HS đọc + Là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh. + Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ, thích kể và thích nghe chuyện kỳ là về sức mạnh và trí thông minh của con người . - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ + Nêu tên chủ điểm? + Tên chủ điểm nói lên điều gì ? Mô tả những gì em thấy có trong tranh? - Giới thiệu bài. - HS quan sát tranh minh hoạ + Hãy giữ lấy màu xanh. + Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh ... 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) - Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa phát âm và hướng dẫn đọc câu dài - Yêu cầu HS đọc thầm chú giải. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, GV kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ : săm soi, cầu viện, ban công, rủ rỉ. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 - Tiếp tục sửa sai (nếu có) - Nhận xét - Cho HS luyện đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài. - 1HS đọc toàn bài. - 3HS đọc. + rủ rỉ, leo trèo , xoè ra , + Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh/ bị nó cuốn chặt một cành. - HS đọc thầm chú giải ở SGK. - 3HS đọc. + Ban công: Khoảng sân nhỏ trên không có lan can, làm nhô ra ngoài của nhà tầng. + Rủ rỉ: nói nhỏ, khẽ một cách thân mật - 3HS đọc. - Nhận xét giọng đọc của bạn. - HS lắng nghe. b. Tìm hiểu bài - Cho HS đọc thầm đoạn 1+2 1. Khung cảnh ban công nhà bé Thu + Bé Thu thích ra ban công để làm gì? + Để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông giảng về từng loại cây ở ban công. + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật? - Cho HS quan sát hình ảnh minh họa của HS sưu tầm. -> Ban công nhà Thu tuy nhỏ nhưng trồng rất nhiều loài cây, mỗi cây có một vẻ riêng nó góp phần làm cho không gian nhà Thu thêm đẹp. + Để tả các loài cây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Từ ngữ nào thể hiện biện pháp nghệ thuật đó? + Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa và so sánh có tác dụng gì? + Cây quỳnh : lá dày, giữ được nước Cây hoa Ti gôn: thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy bị vòi Ti gôn quấn nhiều vòng. Cây đa Ấn Độ: bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to. + Nhân hóa: thích leo trèo, thò, ngọ nguậy So sánh: như những cái vòi voi bé xíu + Câu văn giàu hình ảnh, rõ nét, sinh động. + Bạn Thu chưa vui vì điều gì? + Qua tìm hiểu đoạn 1 và 2, hãy nêu ý thứ nhất của bài là gì? + Bạn Thu chưa vui bạn Hằng nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. - 2HS nêu - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 2. Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu +Vì sao thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết? +Vì sao Thu lại muốn bạn công nhận ban công nhà mình là một khu vườn nhỏ? + Ông của Thu đã nói với hai bạn nhỏ điều gì? * Em hiểu “ Đất lành chim đậu” là như thế nào? -> Ta hay hiểu theo nghĩa chuyển - HS quan sát tranh minh họa + Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn. + Vì bé Thu yêu khu vườn nhỏ; vì bé Thu muốn nhà mình có một khu vườn; vì bé Thu rất yêu quý thiên nhiên. + Đất lành chim đậu + Có nghĩa là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu (Nghĩa gốc), sẽ có con người đến sinh sống, làm ăn (Nghĩa chuyển) + Rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. * Bài văn muốn nói với em điều gì? + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh * Nêu ý chính của bài ? + Ý chính: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu. Nhắc nhở mọi người có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. - HS nghe ghi lại ý chính của bài tập đọc. => Thiên nhiên mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, trồng cây xanh xung quanh nhà mình sẽ làm cho môi trường sống quanh mình trong lành, tươi đẹp hơn. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành : Luyện đọc diễn cảm: - Gọi 3HS đọc nối tiếp đoạn + Nêu giọng đọc toàn bài ? - HS đọc nối tiếp đoạn . + Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng; Giọng bé Thu: hồn nhiên nhí nhảnh. Giọng ông: chậm rãi, hiền từ. - Gọi 1HS đọc diễn cảm đoạn 3 + Nêu các từ cần nhấn giọng ? - 1HS đọc diễn cảm đoạn 3 + hé mây, thản nhiên, cầu viện, - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm -> HS đọc phân vai - 3 HS thi đọc diễn cảm - 1 nhóm HS đọc phân vai - Nhận xét . 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm + Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? + Chúng ta phải làm gì để giữ môi trường luôn trong sạch ? - Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau: Ôn các bài tập đọc đã học. + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh - 2HS nêu - HS lắng nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài học: MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE – GHI) BÀI: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số tiết: 01 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Nghe- ghi đúng chính tả một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường. - Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/ l hoặc âm cuối n/ ng. - Có việc làm cụ thể để thể hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường sống xung quanh. 2. Phẩm chất - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: slide bài giảng - HS: vở ghi bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘’ ... úng túng. Bước 2: Đánh giá kết quả thực hành. - HS đọc nội dung đánh giá/SGK/46: + Hoàn thành sản phẩm ( Khâu, thêu hoặc nấu ăn ) đúng thời gian quy định. + Sản phẩm đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật, mĩ thuật (về khâu, thêu hoặc nấu ăn). - GV tổ chức cho các nhóm đánh giá chéo theo nội dung đánh giá vừa nêu. - HS các nhóm báo cáo kết quả đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. Thực hành theo nội dung lựa chọn của các nhóm Các nhóm đánh giá sản phẩm lẫn nhau - Báo cáo kết quả đánh giá 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Nêu cách trình bày món ăn mà em thích? - GV nhận xét ý thức và kết quả thực hành của HS. - Thực hành tại nhà cùng với người thân Cá nhân nêu ý kiến Thực hành tại nhà Điều chỉnh sau bài học: ******************************* Thứ Sáu ngày 18 tháng 11 năm 2022 MÔN: TOÁN BÀI: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN Số tiết: 01 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Nhân một số thập phân với một số tự nhiên. - Giải bài toán có phép nhân một số một số thập phân với một số tự nhiên - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 2. Phẩm chất: Chăm chỉ, siêng năng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: Vở ghi bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS tổ chưc chơi trò chơi "Điền nhanh, điền đúng" vào ô trống: SH 37,5 45,7 SH 56,2 26,15 T 45,63 175,4 - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chia thành 2 đội chơi, mối đội 3 bạn thi tiếp sức. Đội nào đúng và nhanh hơn thì chiến thắng. - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: + Ví dụ 1: * Hình thành phép nhân - GV vẽ lên bảng và nêu bài toán - Ví dụ : Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi canh dài 1,2m. Tính chu vi của hình tam giác đó. - GV yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC. - GV : 3 cạnh của hình tam giác BC có gì đặc biệt ? * Tìm kết quả - GV yêu cầu HS cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả 1,2m 3. - GV yêu cầu HS nêu cách tính của mình. - GV nghe HS trình bày và viết cách làm lên bảng như phần bài học trong SGK. - Vậy 1,2m 3 bằng bao nhiêu mét ? - Em hãy so sánh 1,2m 3 ở cả hai cách tính. - GV yêu cầu HS thực hiện lại phép tính 1,2 3 theo cách đặt tính. - GV yêu cầu HS so sánh 2 phép nhân. - Nêu điểm giống và khác nhau ở 2 phép nhân này. + Ví dụ 2: - GV nêu yêu cầu ví dụ: Đặt tính và tính 0,46 12. - GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng. - GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình. - GV nhận xét cách tính của HS. + Ghi nhớ - HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ. - HS : Chu vi của hình tam giác ABC bẳng tổng độ dài 3 cạnh : 1,2m + 1,2m + 1,2m - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m - HS thảo luận. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 1,2m = 12dm 12 3 36dm 36dm = 3,6m Vậy 1,2 3 = 3,6 (m) - Cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 3 = 3,6 (m) - HS cả lớp cùng thực hiện. - HS so sánh, sau đó 1 HS nêu trước lớp, - HS cả lớp theo dõi và nhận xét : * Giống nhau về đặt tính, thực hịên tính. * Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có. - 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp. - HS nhận xét bạn tính đúng/sai. Nếu sai thì sửa lại cho đúng. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. 3. HĐ thực hành, luyện tập Bài 1: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét, kết luận Bài 3: HĐ cặp đôi - GV gọi HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS tự làm bài, trao đổi thảo luận cặp đôi, chia sẻ trước lớp - GV chữa bài cho HS Bài 2:(Dành cho học sinh hoàn thành tốt) - Cho HS tự làm và chia sẻ trước lớp. - HS đọc - Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính. - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Kết quả: a) 17,5 ; b) 20,90 ; c) 2,048 ; d) 102,0 - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi - HS làm bài chia sẻ trong nhóm, cả lớp Bài giải Trong 4 giờ ô tô đi được là: 42,6 x 4 = 170,4 (km) Đáp số: 170,4 km - HS làm và báo cáo giáo viên Thừa số 3,18 8,07 2,389 Thừa số 3 5 10 Tích 9,54 40,35 23,89 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Biết thanh sắt dài 1dm cân nặng 0,75kg. Hỏi một thanh sắt loại đó dài 1,6m cân nặng bao nhiêu ki- lô- gam? - Về nhà tự đặt các đề toán trong đó có sử dụng các phép tính nhân một số thập phân với một số tự nhiên để làm? - HS làm bài - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh sau bài học: MÔN: TẬP LÀM VĂN BÀI: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN Số tiết: 01 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Củng cố kiến thức về cách viết đơn. Chọn nội dung viết phù hợp với địa phương. - Viết được lá đơn ( Kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lý do kiến nghị, thể hiện đầy đủ ND cần thiết. - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Bảng phụ viết sẵn các yêu cầu trong mẫu đơn. + Phiếu học tập có in sẵn mẫu đơn đủ dùng cho HS - HS: Vở ghi bài III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Kiểm tra, chấm bài của HS viết bài văn tả cảnh chưa đạt phải về nhà viết lại - Nhận xét bài làm của HS - Giới thiệu bài: Nêu yc nội dung bài - HS thực hiện - HS nghe - HS nghe và thực hiện 2. Hoạt động thực hành: - Gọi HS đọc đề - Cho HS quan sát tranh minh hoạ 2 đề bài và mô tả lại những gì vẽ trong tranh - Trước tình trạng mà hai bức tranh mô tả. Em hãy giúp bác trưởng thôn làm đơn kiến nghị để các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. * Xây dựng mẫu đơn - Hãy nêu những quy định bắt buộc khi viết đơn - GV ghi bảng ý kiến HS phát biểu - Theo em tên của đơn là gì? - Nơi nhận đơn em viết những gì? - Người viết đơn ở đây là ai? - Em là người viết đơn tại sao không viết tên em - Phần lí do bài viết em nên viết những gì? - Em hãy nêu lí do viết đơn cho 1 trong 2 đề trên? * Thực hành viết đơn - Treo bảng phụ có ghi sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn - GV có thể gợi ý: - Gọi HS trình bày đơn - Nhận xét - HS đọc dề + Tranh 1: Vẽ cảnh gió bão ở một khu phố, có rất nhiều cành cây to gãy, gần sát vào đường dây điện, rất nguy hiểm + Tranh 2: Vẽ cảnh bà con đang rất sợ hãi khi chứng kiến cảnh dùng thuốc nổ đánh cá làm chết cả cá con và ô nhiễm môi trường + Khi viết đơn phải trình bày đúng quy định: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của đơn. nơi nhận đơn, tên của người viết, chức vụ, lí do viết đơn, chữ kí của người viết đơn. + Đơn kiến nghị, hay đơn dề nghị. + Kính gửi: Công ti cây xanh xã ... UBND xã .... + Người viết đơn phải là bác tổ trưởng dân phố... + Em chỉ là người viết hộ cho bác trưởng thôn. + Phần lí do viết đơn phải viết đầy đủ rõ ràng về tình hình thực tế, những tác động xấu đã, đang, và sẽ xảy ra đối với con người và môi trường sống ở đây và hướng giải quyết. - 2 HS nối tiếp nhau trình bày. - HS làm bài - 3 HS trình bày 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Vừa rồi các em học bài gì? - Giáo viên nhận xét tiết học tuyên dương học sinh tích cực. - Về nhà viết một lá đơn kiến nghị về việc đổ rác thải bừa bãi xuống ao, hồ. - Học sinh phát biểu. - Lắng nghe. Điều chỉnh sau bài học: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC: SINH HOẠT LỚP TUẦN 11 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nêu được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. - Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. - Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. - Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tập luyện và thi múa hát sân trường *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - GV tuyên dương 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Ngày đầu tiên đi học - Thực hành thăm và chúc mừng thầy cô giáo. - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 + Tổ 4 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 + Tổ 4 - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Các nhóm thực hành vẽ tranh chúc mừng thầy cô giáo - Các nhóm trình bày Điều chỉnh sau tiết dạy: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ..................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: