Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 12 năm 2011

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 12 năm 2011

 I-Yêu cầu:

 Giúp HS nắm được chủ đề tháng 11 “Tôn sư trọng đạo “

 Thực hiện tốt nội qui của nhà trường đề ra.

 Thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.

 Tăng cường học tập,làm tốt câu khẩu hiệu Vào lớp thuộc bài,ra lớp hiểu bài”

 II-Chuẩn bị:

Sổ trực tuần.

doc 57 trang Người đăng huong21 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hoạt động tập thể:
 Thứ 2 ngày 7 tháng 11 năm 2011
 I-Yêu cầu:
Giúp HS nắm được chủ đề tháng 11 “Tôn sư trọng đạo “
Thực hiện tốt nội qui của nhà trường đề ra.
Thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ có chất lượng.
Tăng cường học tập,làm tốt câu khẩu hiệu ‘Vào lớp thuộc bài,ra lớp hiểu bài”
 II-Chuẩn bị:
Sổ trực tuần.
 III-Hoạt động tập thể
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
20ph
15ph
Hoạt động chào cờ
 1. Ổn định
 2. Kiểm tra sĩ số
 3. Tiến hành chào cờ
Lớp trực điều khiển chào cờ.
GV trực tuần nhận xét.
 Sinh hoạt tốt 15’đầu giờ,cán sự lớp cần phải giúp đỡ những bạn học yếu giúp bạn chữa bài tập khó, đồng thời truy bài các bạn trong lớp.
Tăng cường học để chuẩn bị thi kiểm tra cuối kì 1.
Nhắc HS trực cờ đỏ ,lớp trực nhật tưới nước cây cảnh trong sân trường.
Hoạt động tập thể
GV nhận lớp và tổ chức:
Ôn múa hát các bài hát của đội.
Tổ chức trò chơi mang tính giáo dục
-HS chào cờ
-HS nghe
-HS múa hát
	*Rút kinh nghiệm:
 Chủ điểm 
 Tập đọc:
hoa học:
 Theo Ma Văn Kháng
 I- Mục đích yêu cầu:
 1) Đọc lưu loát và đọc diễn cảm toàn bộ bài văn . 
 - Giọng đọc vui , nhẹ nhàng , thong thả ; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài , nhiều dấu phẩy , nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.
 -Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả .
 2) Hiểu các từ ngữ trong bài . 
 *Nội dung:Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa
 3)GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.
II.- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn các câu , đoạn văn cần luyện đọc.
III.- Các hoạt động dạy – học:
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
1ph
5ph
30ph
4ph
1) Ổn định tổ chức:
2) Kiểm tra bài cũ:
 GV : Em hãy đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu bài Tiếng vọng.
 H: Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ? 
GV:Đọc thuộc lòng các dòng thơ còn lại
H: Vì sao tác giả băn khoăn , day dứt vì cái chết của chim sẻ?
 GV nhận xét và ghi điểm
3) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
-GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu:Đây là cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả .Thảo quả là một trong những loại cây quả quý của Việt Nam.Dưới ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng,rừng thảo quả hiện ra với mùi hương và màu sắc đặc biệt như thế nào?Để biết được điều đó cô cùng các em sẽ tìm hiểu qua bài Mùa thảo quả.
b) Luyện đọc
-Gọi 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài 
-GV chia đoạn : 3 đoạn 
Đoạn1: Từ đầu  nếp khăn 
Đoạn 2: Thảo quả  không gian 
Đoạn 3: Còn lại
-*Lượt1:2HS đọc nối tiếp từng đoạn(Kết hợp luyện đọc từ khó:( lướt thướt , quyến,xoè lá và hướng dẫn HS ngắt nghỉ ở các câu dài.)
*Lượt 2:2 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (Kết hợp nêu chú giải SGK: Thảo quả,Đản Khao,Chin San,sầm uất,tầng rừng thấp)
-Cho HS luyện đọc theo cặp toàn bài
-Cho 3 HS đọc lại toàn bài
-GV đọc toàn bài 
*Chuyển ý:Để biết được thảo quả có mùi thơm đặc biệt như thế nào ,mời các em đọc thầm đoạn 1
c) Tìm hiểu bài:
* Cho HS đọc thầm đoạn1
H: Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
-Trong đoạn1 những từ ngữ nào được tác giả lặp đi lặp lại nhiều lần.
GV ghi bảng: hương ,thơm
-Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng gì?
-Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ?
*Giảng:Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh so sánh độc đáo để nói về thảo quả .Đó là những từ ngữ rất gợi cảm "lướt thướt"quyến hương thảo quả ...hương thảo quả ngọt lựng thơm nồng"cách miêu tả ấy gợi lên hương thơm quyến rũ lạ kì của thảo quả chín .Hương của nó đã làm cho cả vùng rừng núi toả hương .Quả là thứ hương thơm kì lạ.
*Ý đoạn 1 là gì?
*Chuyển ý:Không chỉ say sưa với hương thảo quả ,tác giả còn thể hiện sự hiểu biết của mình về quá trình sinh trưởng của cây thảo quả.
-Cho HS đọc thầm đoạn 2
H: Chi tiết nào trong bài cho thấy câu thảo quả phát triển rất nhanh ?
-GV ghi bảng:vươn ngọn,xoè lá,lấn chiếm không gian.
*Ýchính của đoạn này là gì?
*Chuyển ý:Không chỉ say sưa với hương thảo quả ,tác giả còn thể hiện sự hiểu biết của mình về về quá trình sinh trưởng của cây thảo qua.
-Mời HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi
- Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
-Khi thảo quả chín rừng có những nét đẹp gì ?
-GV ghi bảng:đỏ chon chót,nhấp nháy.
*Giảng:Sự quan sát của nhà văn thật là tinh tế.Cây thảo quả đã được nhân hoá nó như một người thiếu nữ e ấp .Và khi hoa khép miệng là bắt đầu kết trái .Và đến mùa quả chín ,thảo quả mang đến những sắc màu rực rỡ và hương thơm ngây ngất cho núi rừng .Cách dùng câu văn so sánh đã miêu tả được sức sống của thảo quả thật mạnh mẽ.
*Ý của đoạn 3 là gì?
d) Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài
-Toàn bài chúng ta đọc với giọng như thế nào?
-Khi đọc đoạn 1 chúng ta cần chú ý những từ ngữ nào?
-Vì sao chúng ta lại nhấn giọng những từ ngữ đó?
-Ở đoạn 2 khi đọc chúng ta cần nhấn giọng các từ nào?
-Trong đoạn 3 khi đọc chúng ta cần nhấn giọng ở các từ ngữ nào?
-Gọi HS đọc thể hiện
-GV nhận xét
-GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 3
-Cho HS lên gạch chân những từ ngữ cần chú ý khi đọc.
-GV đọc mẫu
-Cho HS luyện đọc theo cặp
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 GV nhận xét,ghi điểm.
4) Nhận xét, dặn dò:
-Đọc bài văn mùa thảo quả em cảm nhận được điều gì?
-GV ghi nội dung lên bảng
-Qua bài này bản thân của các em đã rút ra điều gì ?
*Các em ạ,thảo quả không chỉ mang đến ấm no cho con người mà còn m,ang đến cho núi rừng một vẻ đẹp thật kì diệu ,sắc màu và hương thơm đều ngây ngất lòng người .Bài văn đã mang đếnh cho người đọc một tình yêu tha thiết đối với quê hương,đất nước của những loài cây đáng yêu và đáng quý như thảo quả.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
-Về nhà đọc trước bài Hành trình của bầy ong
-HS hát
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Chim sẻ nhỏ chết trong cơn bão lúc gần sáng, không có chỗ trú vì đã đập cửa một ngôi nhà nhưng không ai mở. Xác chết lạnh ngắt, bị mèo tha đi ăn thịt. Chim chết để lại trong tổ những quả trứng không bao giờ nở.
- HS 2 đọc và trả lời
-Vì trong đêm mưa bão, tác giả nghe cánh chim đập cửa. Nằm trong chăn ấm, tác giả không muốn dậy mở cửa cho chim sẻ trú mưa. Vì thế, chim sẻ đã chết một cách đau lòng.
-HS quan sát tranh và lắng nghe.
-HS đọc
- HS đánh dấu đoạn đọc
-HS đọc nối tiếp 
-HS luyện đọc theo cặp
-HS đọc toàn bài
-HS nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
- Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rải theo triền núi: bay vào những thôn xóm, hương thơm ủ trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
-Từ hương và từ thơm
-Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, lan toả rất rộng, rất mạnh, rất xa của thảo quả. --Câu dài có nhiều dấu phẩy; các câu 3, 4, 5 lại rất ngắn nhấn mạnh làn gió đã đưa hương thơm thảo quả bay đi khắp nơi, làm cả đất trời tràn ngập mùi hương.
-Thảo quả báo hiệu vào mùa
- HS đọc thầm
- Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người.
- Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
*Sự phát triển của thảo quả
-HS đọc thầm
- Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
-Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót nhấp nháy vui mắt.
*Vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín
-HS đọc nối tiếp 
-Đọc với giọng nhẹ nhàng
-lướt thướt,quyến,ngọt lựng,thơm nồng,
đậm ,ủ ấp.
-Vì những từ ngữ đó làm nổi bật hương thơm quyến rũ của thảo quả.
-chín nục,ngây ngất,kì lạ, mạnh mẽ, 
thoáng cái
-đột ngột rực lên,lan toả,vươn ngọnï,xoè lá,chứa lửa,chứa nắng,hắt lên,say ngây,ấm nóng,nhấp nháy,vui mắt.
-HS đọc
-HS thực hiện theưo yêu cầu của GV
-HS nghe
-Bài văn cho thấy vẻ đẹp hương thơm đặc biệt,sự sinh sôi,phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.
-HS đọc
-HS trả lời
-HS nghe
 Toán : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10,100,1000
I– Mục đích yêu cầu :Giúp HS : 
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân. 
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : SGK,bảng phụ viết sẵn bài tập 1a,b
 2 – HS : VBT .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
1ph
5ph
30ph
4ph
1– Ổn định tổ chức : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu qui tắc nhân 1 số thập phân với 1 số tự nhiên ,và thực hiện phép tính sau: 2,13 x 5
 - Nhận xét,ghi điểm.
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 Ghi đề:
 b– Hoạt động : 
 *HĐ 1 : Hình thành quy tắc nhân nhẫm 1 số thập phân với 10,100,1000
- GV nêu ví dụ 1 : 27,867 x 10 .
+ Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép nhân ,đồng thời cho cả lớp nhân trên vở nháp .
+ Cho HS so sánh thừa số thứ nhất (27,867 với tích 278,670) nêu sự giống nhau khác nhau .
+ Khi nhân một số thập phân với 10 ta làm gì?
+ GV nêu lại qui tắc và gọi nhiều HS nhắc lại .
- GV ... bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV khắc hoạ thêm những chi tiết chọn lọc .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc bài tập 2.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng đã ghi trên bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV tóm lại lại nghệ thuật miêu tả của tác giả đã chọn lọc chi tiết hấp dẫn , sinh động , mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
4 / Củng cố ,dặn dò :
-Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả ?
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà quan sát và ghi lại co chọn lọc kết quả quan sát 1 người em thường gặp (cô giáo , chú công an , người hàng xóm )để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tới ..
-HS hát
-2 HS nộp bài .
-HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ của Tiết tập làm văn trước.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
-Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn , không lan man , dài dòng .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:.
 Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu :Mẫu vẽ có hai vật mẫu
GV:Nguyễn Thị Quế
 Âm nhạc 
Học hát bài:Ước mơ
GV:Nguyễn Hữu Toàn
 Toán : LUYỆN TẬP
I– Mục đích yêu cầu :Giúp HS : 
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân
- Bước đầu sử dụng tiùnh kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. 
 II- Đồ dùng dạy học :
 1 – GV : Bảng phụ kẽ sẵn bài 1a .
 2 – HS : VBT .
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
1ph
5ph
30ph
4ph
1– Ổn định tổ chức: 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu quy tắc nhân 1 số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 ?
 - Nhận xét,ghi điểm .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 Ghi đề:
 b– Hoạt động
 Bài1:Gọi HS đọc đề
-GV treo bảng phụ kẽ sẵn bảng của phần a) rồi cho HS làm bài vào vở , 1HS lên bảng điền vào bảng phụ .
-Hướng dẫn HS rút ra nhận xét .
-Đó chính là tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân .
GV ghi bảng tính chất kết hợp .
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
- Cho HS nêu tính chất kết hợp của các số tự nhiên ,các phân số , các số thập phân .
-GV kết luận : Phép nhân các số tự nhiên ,các phân số ,các số thập phân đếu có tính chất kết hợp.
b)(HSKG)Tính bằng cách thuận tiện nhất :
-Gọi 2 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét ,sửa chữa (cho HS giải thích cách làm )
Bài 2(HSY)Chia lớp làm 2 nhóm ,mỗi nhóm làm 1 bài .
-Cho đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
-Cho HS nhận xét về kết quả 2 bài toán .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Để biết trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu km ta cần biết gì?
-Gọi HS lên bảng giải 
-GV chấm 1 số bài .
-Nhận xét ,sửa chữa .
4– Củng cố , dặn dò:
-Nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân ?
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
- HS hát 
- HS nêu .
- HS nghe .
-HS đọc
-HS làm bài .
- Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của 2 số còn lại . 
-HS theo dõi .
-HS nêu.
-HS nghe .
*9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5 )
 = 9,65 x 1 = 9,65
*0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40 ) x 9,84
 =10 x 9,84 = 98,4
*7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80 )
 = 7,38 x 100 = 738 
*34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x (5 x 0,4 )
 = 34,3 x 2 = 68,6 
-HS làm bài .
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4 = 63,2 x 2,4 
 = 151,68 
b)28,7 + 34,3 x 2,4 = 28,7 +82,32
 = 111,02
 -Hai kết quả khác nhau vì cách thực hiện khác nhau .
-HS đọc
-HS làm bài .
 Giải
 Trong 2,5 giờ người đó đi được là :
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 ĐS : 31,25 km
-HS nêu .
- HS nghe .
Rút kinh nghiệm:	
 ĐỊA LÝ: CÔNG NGHIỆP 	
 A- Mục đích yêu cầu : Học xong bài này,HS:
 	 - Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp .
	 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp .
	 - Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp .
	 - Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng .
 B- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng .
	 - Bản đồ Hành chính Việt Nam .
 2 - HS : SGK.
 C- Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TL
Định hướng của giáo viên
Định hướng của học sinh
1ph
5ph
25ph 
4ph
 I- Ổn định tổ chức : 
II - Kiểm tra bài cũ : “ Lâm nghiệp và thuỷ sản “
 + Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì ? Phân bố chủ yếu ở đâu ? 
 + Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thuỷ sản ?
 - Nhận xét,ghi điểm
III- Bài mới : 
 1 - Giới thiệu bài : “ Công nghiệp “
 Ghi đề:
 2. Hoạt động : 
 a) Các ngành công nghiệp .
 HĐ 1 :(làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -Bước 1: GV yêu cầu HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK:
 +Kể tên các ngành công nghiệp ở nước ta ?
 +Kể tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp ?
-Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 Kết luận : 
 - Nước ta có nhiều ngành công nghiệp .
 - Sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng .
 + Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí .
 + Hình b thuộc công nghiệp điện (nhiệt điện) .
 + Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
 + Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, cá tôm đông lạnh,
 b). Nghề thủ công .
 *HĐ2: (làm việc cả lớp)
 - Dựa vào hình 2 và vốn hiểu biết, hãy kể tên một số nghề thủ công nổi tiếng ở nước ta mà em biết .
 Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công .
 *HĐ3: (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
 -Bước1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời câu hỏi : Nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì ?
 -Bước 2: GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
 Kết luận : 
- Vai trò : Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu .
- Đặc điểm :
+ Nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn .
+ Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, , hàng cói Nga Sơn .
IV - Củng cố , dặn dò:
 + Kể tên một số nghành công nghiệp ở nước ta và sản phẩm của các nghành đó .
 + Nêu đặc điểm nghề thủ công của nước ta .- Nhận xét tiết học .
 -Dặn dò:Chuẩn bị bài sau
-HS hát 
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
- HS làm theo yêu cầu của GV .
+Khai thác khoáng sản,điện,luyện kim,cơ khí,hoá chất,dệt,may mặc,chế biến lương thực,thực phẩm,sản xuất hàng tiêu dùng.
+Than dầu mỏ,quặng sắt,điện,gang, sắt , thép ,đồngcác loại máy móc,phương tiện giao thông,phân bón,thuốc trừ sâu,các loại vải quần áo,gạo, đường,y tế.
-HS lắng nghe.
- Gốm chăm, hàng cói, chạm khắc đá, chạm khắc gỗ .
- Vai trò : 
+ Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động .
+ Tâïn dụng nguồn nguyên liệu rẻ, dễ kiêm trong dân gian .
+ Các sản phẩm có giá trị cao trong xuất khẩu.
- Đặc điểm : Đó là các nghề chủ yếu dựa vào truyền thống, và sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu có sẵn .
- HS trình bày kết quả . 
-HS nghe
-HS trả lời.
-HS trả lời
-HS nghe
	*Rút kinh nghiệm:
 Hoạt động tập thể: 
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đánh giá hoạt động của tuần 12 và đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần 13
 - Giáo dục học sinh biết lễ phép ,vâng lời thầy giáo cô giáo và người lớn .
 - Giữ gìn trật tự trong trường lớp . Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể .
 - Giáo dục an toàn giao thông .
II- Chuẩn bị: 
Sổ tay giáo viên
Số tay học sinh 
III- Sinh hoạt lớp:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1ph
29ph
5ph
1. Ổn định tổ chức : 
 2. Sinh hoạt lớp:
* GV hướng dẫn cho lớp trưởng lên tổ chức cho lớp sinh hoạt.
a/ Đánh giá tình hình hoạt động của tổ, của lớp qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mỹ trong tuần12
Các tổ trưởng lần lượt lên báo cáo tình hình hoạt động của tổ trong tuần vừa qua. Nêu tên cụ thể những bạn có hoạt động tốt qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mĩ và các bạn chưa hoạt động tốt.
Lớp phó học tập lên nhận xét về mặt học tập của cả lớp.
Lớp phó văn-thể -mĩ lên nhận xét về mặt VTM của cả lớp.
Lớp phó lao động lên nhận xét về mặt trực nhâït vệ sinh.
Lớp trưởng nhận xét chung.
b/ Lớp trưởng tổ chức cho các bạn bình bầu bạn, tổ xuất sắc nhất trong tuần.
* GV nêu nhận xét chung về hoạt động của lớp qua tuần 12.
* Nêu kế hoạch hoạt động tuần 13:
Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, nhiệm vụ của HS.
Thực hiện tốt việc học bài - làm bài cho từng buổi học.
Thực hiện tốt các hoạt động của Trường, của Đội phát động. 
Học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
 Hoàn thành các bài tập chưa làm xong ,tiếp tục truy bài đầu giờ 
Giữ gìn sách vở , đồ dùng học tập .Duy trì nề nếp tập thể dục giữa giờ .
 Hát tập thể trước giờ học và sau giờ giải lao .
3.Củng cố ,dặn dò:
-Chuẩn bị sách vở,đồ dùng học tập,học bài và làm bàituần đến.
-HS hát
-HS nghe
-Các tổ trưởng lên báo cáo
-HS bầu các bạn xuất sắc trong tuần
-HS nghe
-HS nghe
	*Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5 tuan 12(2).doc