Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng

- Hiểu ý nghĩa truyện: Biết dương cao ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi

KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ).

 - Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trang 124 trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 13 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/11/10 
MÔN:Tập đọc
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng
- Hiểu ý nghĩa truyện: Biết dương cao ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi
KNS: - Ứng phó với căng thẳng (linh hoạt , thông minh trong tình huống bất ngờ).
	- Đảm nhận trách nhiệm với cộng đồng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ bài đọc trang 124 trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn cần hướng dẫn hs luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
2
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học
Hs chú ý lắng nghe
2. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài.
15
a. Luyện đọc
Gv gọi hs đọc bài
Hs đọc
Gv gọi hs đọc chú giải
Hs đọc
Gv gọi hs quan sát tranh 
Hs quan sát
Gv gọi 3 hs tiếp nói nhau đọc bài
Gv theo dõi sửa sai
Đ1: Từ Ba em đến ra bìa rừng chưa?
Đ2: Qua khe lá đến thu lại gỗ
Đ3: Phần còn lại
Gv cho hs luyện đọc từ ngữ khó loanh quanh, thắc mắc, bàn bạc, gã, mải, rắn rỏi, trộm gỗ, bành bạch, chão, lượn, truyền sang, loay hoay, 
Gv gọi hs đọc theo nhóm 3
Hs đọc
Gv đọc toàn bài với giọng chậm rãi, nhanh, hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nhân vật
* Lời cậu bé tự thắc mắc: băn khoăn
* Câu hỏi của tên trộm: hạ giọng, thì thào, bí mật
* Câu trả lời của chú công an: rắn rỏi, nghiêm trang
* Lời khen của chú công an: vui vẻ
Nhấn giọng ở những từ ngữ: loanh quanh, thắc mắc, đâu có, bàn bạc, lén chạy, rắn rỏi, lửa đốt, bành bạch, loay hoay, quả là, dũng cảm,
Hs chú ý lắng nghe
Gv cho hs luyện đọc theo 3 nhóm
Hs đọc 
10
b. Tìm hiểu bài
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ trộm vào buổi tối
- Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
* Bạn là người thông minh
Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an
* Bạn là người dũng cảm
Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ
- Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
Vì bạn rất yêu rừng, bạn sợ rừng bị tàn phá
Vì bạn có ý của một công dân, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung của mọi người
Vì rừng là tài sản chung của mọi người, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ
Vì bạn là người có trách nhiệm tôn trọng bảo vệ tài sản chung
- Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung
Đức tính dũng cảm, sự táo bạo
Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ 
Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ
Gv và hs nhận xét
6
c. Đọc diễn cảm.
Gv gọi hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn
GV đưa bảng phụ đoạn cần luyện đọc lên bảng
Hs đọc đoạn Đêm ấy đến gác rừng dũng cảm
Gv cho hs thi đọc 
Hs đọc
Gv và hs chọn bạn đọc hay
Gv và hs nhận xét
2
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
MÔN: Chính tả (Nhớ-viết)
HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
I. Mục tiêu	
- Nhớ-viết đúng chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong
- Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c
II. Đồ dùng dạy học
- Các thẻ chữ ghi: sâm-xâm, sương-xương, sưa-xưa, siêu-xiêu, hoặc uôt-uôc, ươt-ươc, iêt-iêc
- Bài tập 3a hoặc 3b viết sẵn trên bảng lớp
III. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
2
1. Giới thiệu bài
Hs chú ý lắng nghe
20
2. Hướng dẫn hs nhớ-viết
Gv gọi hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ
Hs đọc
- Qua hai dòng thơ cuối, tác giả muốn nói điều gì về công việc của loài ong?
Công việc của loài ong rất lớn lao. Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai, mang lại cho đời những giọt mật tinh túy
- Bài thơ ca ngợi phẩm chất đáng quý gì của bầy ong?
Bầy ong cần cù làm việc, tìm hoa gây mật
Gv và hs nhận xét
Gv yêu cầu hs đọc thâm đoạn viết và tìm những từ viết dễ lẫn khi viết chính tả
Rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, đất trời,
Gv cho hs luyện viết những từ vừa tìm được
Gv yêu cầu hs gấp sách lại
Gv yêu cầu hs viết bài
Hs viết
Gv yêu cầu hs soát lại bài
Gv yêu cầu hs sửa lỗi
Gv chấm bài
Gv nhận xét
11
3. Hướng dẫn hs làm BT
Gv gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT 2
Hs đọc
Gv yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 4 thực hiện dưới dạng trò chơi “Thi tiếp sức tìm từ”
Gv phổ biến luật chơi và cách chơi
Hs chú ý lắng nghe
Nhóm 1: cặp từ sâm-xâm
Nhóm 2: cặp từ sương-xương
Nhóm 3: cặp từ sưa-xưa
Nhóm 4: cặp từ siêu-xiêu
Gv yêu cầu hs thực hiện trò chơi
a) 
sâm-xâm
sương-xương
sưa-xưa
siêu-xiêu
Củ sâm-xâm nhập, chim sâm cầm-xâm lược, sâm banh-xâm xẩm
Sương gió-xương tay, sương muối-xương sườn, sương gió-xương máu
Say xưa-ngày xưa, sửa chữ-xưa kia, cốc sữa-xa xưa
Siêu nước-xiêu vẹo, cao siêu-xiêu lòng, siêu âm-liêu xiêu
b)
uôt-uôc
ươt-ươc
iết-iếc
Rét buốt-buộc tóc, con chuột-cuốc đất, tuốt lúa-mua chuộc, sáng suốt-lem luốc
Xanh mướt-ước mơ, mượt mà-mong ước, là lượt-tát nước, rượt đuổi-rước đèn
Tập viết-xanh biếc, tiết kiệm-cá diếc, chiết cành-quặng thiếc, liêm khiết-tiếc của
Gv và hs nhận xét
Gv gọi hs đọc yêu cầu và nội dung BT 3
Hs đọc
Gv yêu cầu hs tự làm nêu kết quả
a) Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại
b) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trên tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang
Gv và hs nhận xét
2
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
MÔN: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu 
Giúp học sinh
- Củng cố phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân
- Biết vận dụng tính chất nhân một số thập phân với một tổng, một hiệu hai số thập phân trong thực hành tính
- Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ
II. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
2
1. Giới thiệu 
31
2. Thực hành
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT1
Hs đọc
Gv yêu cầu hs tự làm nêu kết quả
a) 
+
375,86
-
80,475
x
48,16
 29,05
26,827
 3,4
404,91
53,648
 19264
 14448
 163,744
Gv và hs nhận xét
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT2
Hs đọc
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100,1000,ta làm như thế nào?
Muốn nhân một số thập phân với 10, 100,1000,ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba,chữ số
- Muốn nhân một số thập phân với 0,1, 0,01,0,001,ta làm như thế nào?
Muốn nhân một số thập phân với 0,1, 0,01,0,001,ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một, hai, ba,chứ số 0
Gv gọi 3 hs lên bảng thực hiện
a) 78,29 x 10 = 782,9
78,29 x 0,1 = 7,829
b) 265,307 x 100 = 26530,7
265, 307 x 0,01 = 2,65307
c) 0,68 x 10 = 6,8
0,68 x 0,1 = 0,068
Gv và hs nhận xét
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT3
Hs đọc
- Bài toán cho em biết gì và hỏi gì?
- Muốn biết mua 3,5kg đường cùng loại phải trả ít hơn mua 5 kg đường bao nhiêu tiền, em phải biết gì?
- Giá của 1kg đường tính như thế nào?
Gv yêu cầu hs tự làm nêu kết quả
Giá của 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700(đồng)
Số tiền phải trả để mua 3,5kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950(đồng)
Mưa 3,5kg đường trả ít hơn mua 5kg đường số tiền là: 38500 – 26950 = 11550(đồng)
Đáp số: 11550đồng
3,5kg ít hơn 5kg là:
5 – 3,5 = 1,5(kg)
Giá tiền của 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700(đồng)
Số tiền phải trả cho 3,5kg ít hơn số tiền phải trả cho 5kg là: 
7700 x 1,5 = 11550(đồng)
Đáp số: 11550đồng
Gv và hs nhận xét
2
3. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Thiếu bài tập 4
Buổi chiều	MÔN: Đạo đức
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (T2)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh biết
- Cần tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống đã góp nhiều cho xã hội, trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng với người già và em nhỏ
- Nêu những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ
KNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (Biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em).
	- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới bạn bè.
	- Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già và trẻ em.
	- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài xa hội.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập (HĐ 3-tiết 1)
- Bảng phụ (HĐ 2-tiết 1)
- Giấy khổ to (HĐ 2-tiết 2)
III. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
23
HĐ1: Sắm vai xử lí tình huống
Gv yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 4 xử lí các tình ... ̣p
- Lược đồ công nghiệp Việt Nam
III. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
8
HĐ1: Sự phân bố của một số ngành công nghiệp
Gv yêu cầu học sinh quan sát các hình minh họa trong SGK trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ
Hs quan sát
Gv yêu cầu hs trình bày
Công nghiệp khai thác than: Quảng Ninh
Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông
Công nghiệp khai thác A-pa-tít: Cam Đường (Lào Cai)
Nhà máy thủy điện: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hòa Bình); vung Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Y-ta-li, Sông Hinh, Trị An)
Gv gọi hs lên bảng chỉ kí hiệu sử dụng bản đồ
Hs thực hiện
Gv nêu: Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải kĩ thuật. Điều đó sẽ giúp các em xem bản đồ, lược đồ được chính xác
15
HĐ2: Sự tác động của tài nguyên, dân số đến sự phân bố của một số ngành công nghiệp
Gv yêu cầu hs làm việc cá nhân hoàn thành bài tập sau 
A
B
Ngành công nghiệp
Phân bố
1. Nhiệt điện
a) Nơi có nhiều ghềnh
2. Thủy điện
b) Nơi có mỏ khoáng sản
3. Khai thác khoáng sản
c) Nơi có nhiều lao động, nguyên liệu, người mua hàng
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
d) Gần nơi có than, dầu khí
Gv và hs nhận xét
15
HĐ3: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
Gv yêu cầu hs thực hiện phiếu bài tập sau theo nhóm 4
Hs thảo luận
Gv yêu cầu hs trình bày
1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau
Các trung tâm công nghiệp của nước ta
Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa
2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta
Gv và hs nhận xét
2
IV. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Ngày dạy: 26/11/10
MÔN: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
(Tả ngoại hình) 
I. Mục tiêu 
- Củng cố kiến thức về đoạn văn
- Viết đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp dựa vào dàn ý đã lập
II. Đồ dùng dạy học
 Dàn ý bài văn tả một người 
III. Các hoạt động dạy- học 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5
A. Kiểm tra bài cũ
Hs chú ý lắng nghe
B. Dạy bài mới
2
1. Giới thiệu bài
31
2. Hướng dẫn hs làm bài tập
Gv gọi hs đọc đề bài
Dựa vào dàn ý đã lập trong bài trước, hãy viết một đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp
Gv gọi hs đọc phần Gợi ý
Hs đọc
Gv gợi ý: Đây chỉ là một đoạn văn miêu tả ngoại hình nhưng vẫn phải có câu mở đoạn. Phần thân đoạn nêu đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về ngoại hình, thể hiện được thái độ của em với người đó. Các câu trong đoạn cần sắp xếp hợp lí. Câu sau làm rõ ý cho câu trước. Trong đoạn văn em có thể tả một số nét tiêu biểu về ngoại hình nhân vật cũng có thể tả riêng một nét tiêu biểu của ngoại hình
Gv yêu cầu hs tự làm bài
Hs làm bài
Gv theo dõi giúp hs gặp khó khăn
Gv yêu cầu hs trình bày
Cô Hương còn rất trẻ. Cô năm nay khoảng hơn ba mươi tuổi. Dáng cô thon thả, làn tóc mượt mà xõa ngang lưng tô thêm vẻ mềm mại, uyển chuyển vốn có. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng của cô nổi bật lên đôi mắt to, đen, trong sáng, với ánh nhìn ấm áp, tin cậy. Chiếc mũi cao, thanh tú trông cô rất có duyên. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng ngà, đều tăm tắp
Em rất quý bạn Tuấn. Tuấn bằng tuổi em nhưng cậu ta bé hơn chúng bạn cùng lứa một chút. Cách ăn mặt sạch sẽ, gọn gàng làm cho vóc dáng của cậu cứng cáp hơn. Mái tóc cắt ngắn để lộ vầng trán thông minh và khuôn mặt khôi ngo, tuấn tú. Đôi mắt sáng ngời, ẩn dưới đôi chân mày đen nhánh. Tuấn gây được cảm tình với mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi cái miệng rất có duyên của cậu
Gv và hs nhận xét
2
IV. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
MÔN: Khoa học
ĐÁ VÔI
I. Mục tiêu
Sau bài học, học sinh biết
- Kể tên một số vùng đá vôi, hang động của chúng
- Nêu lợi ích của đá vôi
- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi
II. Đồ dùng dạy học
- Hình minh họa trang 54,55 SGK 
- Vài mẫu đá vôi, đá cuội; giấm chua hoặc a-xít
- Sưu tầm thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động cũng như ích lợi của đá vôi
III. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
10
HĐ1: Một số vùng núi đá vôi của nước ta
Gv yêu cầu hs quan sát hình minh họa trang 54 SGK, đọc tên các vùng núi đá vôi đó
Hs đọc
- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi
Động Hương Tích ở Hà Tây
Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh
Hang động Phong Nha-Kẻ Bàng ở Quảng Bình
Núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Tỉnh Ninh Bình có nhiều núi đá vôi
Gv và hs nhận xét
Gv kết luận: Ở nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động, di tích lịch sử
20
HĐ2: Tính chất của đá vôi
Gv chia lớp thành 6 nhóm làm thí nghiệm sau
* Thí nghiệm 1: Giao cho mỗi nhóm 1 hòn đá cuội và hòn đá vôi
Yêu cầu: Cọ sát 2 hòn đá vào nhau. Quan sát chỗ cọ xát và nhận xét
Gọi 1 nhóm mô tả hiện tượng và kết quả thí nghiệm các nhóm khác bổ sung
Khi cọ xát 1 hòn đá cuội vào hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ xát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ xát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi
Kết luận: Đá vôi mền hơn đá cuội
* Thí nghiệm 2: Dùng bơm tiêm hút giấm trong lọ
Nhỏ giấm vào hòn đá vôi và hòn đá cuội
Quan sát và mô tả hiện tượng xảy ra
Hiện tưởng: Trên hòn đá vôi có sủi bọt và có khói bay lên, trên hòn đá cuội không có phản ứng gì, giấm bị chảy đi
Kết luận: Đá vôi không cứng lắm, dễ bị mòn, khi nhỏ giấm vào thì sủi bọt
Gv và hs nhận xét
Gv kết luận: Qua 2 thí nghiệm trên chứng tỏ: Đá vôi không cứng lắm có thể làm vỡ vụn. Trong giấm chua có a-xít. Đá vôi có tác dụng với a-xít tạo thành một chất khác và khí các-bô-níc bay lên tạo thành bọt. Có những tính chất như vậy nên đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống
8
HĐ3: Ích lợi của đá vôi
Gv yêu cầu hs thảo luận theo nhóm 2 trả lời câu hỏi sau:
- Đá vôi được dùng làm gì?
Đá vôi dùng để: nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm
Gv và hs nhận xét
Gv kết luận: Có nhiều loại đá vôi. Đá vôi có nhiều ích lợi trong đời sống. Đá vôi được dùng để lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tác tượng, làm mặt bàn ghế, đồ lưu niệm, ốp lát, trang hoàng nhà ở, các công trình văn hóa, nghệ thuật,
2
IV. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
MÔN: Toán
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO 10, 100, 1000, 
I. Mục tiêu
Giúp học sinh 
Hiểu và bước đầu thực hành quy tắc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,và vận dụng giải toán có lời văn
II. Đồ dùng dạy học
	Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng
III. Các hoạt động dạy học
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học 
5
A. Kiểm tra bài cũ
B. Dạy bài mới
2
1. Giới thiệu bài
11
2. Hướng dẫn thực hiện chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,
a) Ví dụ 1:
Gv yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện tính 213,8 : 10
213,8
10
 13
21,38
 3 8
 80
 0
- Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 213,8 : 10 = 21,38
Số bị chia là 213,8
Số chia là 10
Thương là 21,38
- Em có nhận xét gì về số bị chia 213,8 và thương 21,38
Nếu chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số 21,38
- Như vậy khi cần tìm thương 213,8 : 10 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào?
Chuyển dấu phẩy của 213,8 sang bên trái một chữ số thì ta được số thương của 213,8 : 10 = 21,38
b) Ví dụ 2:
Gv yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện tính 89,13 : 100
89,13
100
 9 13
0,8913
 130
 300
 0
- Em hãy nêu rõ số bị chia, số chia, thương trong phép chia 89,13 : 100 = 0,8913
Số bị chia là 89,13
Số chia là 100
Thương là 0,8913
- Em có nhận xét gì về số bị chia 89,13 và thương 0,8913
Nếu chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số 0,8913
- Như vậy khi cần tìm thương 89,13 : 100 không cần thực hiện phép chia ta có thể viết ngay thương như thế nào?
Chuyển dấu phẩy của 89,13 sang bên trái hai chữ số thì ta được số thương của 89,13 : 100 = 0,8913
c) Quy tắc chia một số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta có thể làm như thế nào?
Khi muốn chia một số thập phân cho 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái một chữ số
- Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta có thể làm như thế nào?
Khi muốn chia một số thập phân cho 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số
20
3. Thực hành
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT1
Hs đọc
Gv yêu cầu hs tự làm nêu kết quả
Hs nêu
Gv và hs nhận xét
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT2
Hs đọc
Gv gọi 4 hs lên bảng thực hiện
a) 12,9 : 10 = 12,9 x 0,1
b) 123,4 : 100 = 123,4 x 0,01
c) 5,7 : 10 = 5,7 x 0,1
d) 87,6 : 100 = 86,6 x 0,01
Gv và hs nhận xét
- Em nào có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 10 và nhân một số thập phân với 0,1?
Khi thực hiện chia một số thập phân cho 10 hay nhân một số thập phân với 0,1 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái một chữ sô
- Em nào có nhận xét gì về cách làm khi chia một số thập phân cho 100 và nhân một số thập phân với 0,01?
Khi thực hiện chia một số thập phân cho 100 hay nhân một số thập phân với 0,01 ta đều chuyển dấu phẩy của số thập phân đó sang bên trái hai chữ sô
Gv gọi hs đọc yêu cầu BT3
Hs đọc
Gv yêu cầu hs tự làm nêu kết quả
Số tấn gạo đã lấy đi là:
537,25 : 10 = 53,725(tấn)
Số tấn gạo còn lại trong kho là:
537,25 – 53,725 = 483,525(tấn)
Đáp số: 483,525 tấn
Gv và hs nhận xét
2
4. Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 13 CKTKNSHot.doc