Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019

- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?

- Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.

 

doc 47 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 13 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13	 
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2018
Tập đọc
NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước.
* GDBVMT (Khai thác trực tiếp) : GV hướng dẫn HS tìm hiểu bái để được những hành động thông minh, dũng cảm của bạn nhỏ trong việc bảo vệ rừng. Từ đó HS nâng cao ý thức BVMT.
- Giáo dục QP-AN: Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (3 phút)
- Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài Hành trình của bầy ong 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Người gác rừng tí hon.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài: truyền sang, loanh quanh, lén chạy, rắn rỏi..
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: rô bốt, còng tay, ngoan cố...
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài, chia đọa
- Cho HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đoạn 1: Từ đầu.......ra bìa rừng chưa ?
+ Đoạn 2: Tiếp......thu lại gỗ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS luyện đọc nối tiếp lần 1+ luyện
 đọc từ khó, câu khó
+ HS luyện đọc nối tiếp lần 2 + Giải nghĩa từ 
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc
- HS theo dõi
3. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 b).
*Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được đều gì?
+ Kể những việc làm của bạn nhỏ cho thấy: Bạn là người thông minh
 Bạn là người dũng cảm
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia 
bắt bọn trộm gỗ?
+ Bạn học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
- Nội dung chính của bài là gì ?
- GV KL:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận, TLCH sau đó chia sẻ
+ Bạn nhỏ đã phát hiện ra những dấu chân người lớn hằn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
+ Bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
 + Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu. Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu
+ Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung. Đức tính dũng cảm, sự táo bạo, sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ. Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
- Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- HS theo dõi
4. HĐ Luyện đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm 1 đoạn.
- Thi đọc 
- GV nhận xét
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 3 HS đọc nối tiếp.
- HS nêu giọng đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
- HS thi đọc diễn cảm
4. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm.
- Học sinh trả lời.
- HS nêu
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà viết bài tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ rừng.
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ---------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết: 
 - Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân .
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân các số thập phân và nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
* Cả lớp làm được bài 1, 2, 4(a) .
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Trò chơi Ai nhanh ai đúng:
TS
14
45
13
16
TS
10
100
100
10
Tích
450
6500
48
160
+ Luật chơi, cách chơi: Trò chơi gồm 2 đội, mỗi đội 6 em. Lần lượt từng em trong mỗi đội sẽ nối tiếp nhau suy nghĩ thật nhanh và tìm đáp án để ghi kết quả với mỗi phép tính tương ứng. Mỗi một phép tính đúng được thưởng 1 bông hoa. Đội nào có nhiều hoa hơn sẽ là đội thắng cuộc.
+ Tổ chức cho học sinh tham gia chơi.
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: Luyện tập chung
+ Lắng nghe.
+ Học sinh tham gia chơi, dưới lớp cổ vũ.
- Lắng nghe.
- Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày bài vào vở.
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: Biết: 
 - Thực hiện phép cộng, trừ , nhân các số thập phân .
 - Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân.
 - Cả lớp làm được bài 1, 2, 4(a) .
 - HS (M3,4) làm được tất cả các bài tập
*Cách tiến hành:
Bài 1: Làm việc cá nhân - cả lớp
- Gọi học sinh nêu yêu cầu.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài học sinh trên bảng 
- Gọi học sinh nêu cách tính.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Làm việc cá nhân 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS áp dụng quy tắc nhân nhẩm để thực hiện phép tính
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Bài 4a: Làm việc cá nhân=> Cặp đôi
- GV treo bảng phụ
-Yêu cầu HS làm bài 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 
- 3 học sinh làm trên bảng lớp, chia sẻ
+
x
 375,86 80,475 48,16
+ 29,05 26,287 3,4
 404, 91 53,468 19264
 14448
 163,744
- Cả lớp theo dõi
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
a, 78,29 x 10 = 782,9
 78,29 x 0,1 = 7,829
b, 265,307 x 100 = 26530,7
 265,307 x 0,01 = 2,65307
c, 0,68 x 10 = 6,8
 0,68 x 0,1 = 0,068
- HS làm bài vào vở 
-1 HS lên bảng làm trên bảng phụ 
a
b
c
(a + b) x c
a x c + b x c
2,4
3,8
1,2
(2,4 + 3,8) x 1,2
= 6,2 x 1,2
 = 7,44
2,4 x 1,2 + 3,8 x 1,2
= 6,88 + 4,56 
= 7,44
6,5
2,7
0,8
(6,5 + 2,7) x 0,8
= 9,2 x 0,8
 = 7,36
6,5 x 0,8 + 2,7 x 0,8
= 5,2 + 2,16
= 7,36
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Cho HS thảo luận cặp đôi
- Giáo viên nhận xét chung, chữa bài.
Lưu ý: Giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.
Bài 3 (M3, M4) : HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải
- GV quan sát, uốn nắn, sửa sai.
Bài 4b(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm rồi chữa bài.
- HS nhận xét 
+ HS thảo luận nhóm đôi để đưa ra tính chất nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân .
(a + b) x c = a x c + b x c
- HS làm bài
Bài giải
Giá tiền 1kg đường là:
38500 : 5 = 7700(đồng)
Số tiền mua 3,5kg đường là:
7700 x 3,5 = 26950(đồng)
Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn mua 5kg đường(cùng loại) là:
38500 - 26950 = 11550(đồng)
 Đáp số:11550 đồng
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
9,3 x 6,7 + 9,3 x 3,3= 9,3x(6,7+ 3,3)
 = 9,3 x 10 = 93
7,8 x 0,35 + 0,35 + 2,2 = (7,8 + 2,2) x 0,35
 = 10 x 0,35 = 3,5 
3. HĐ ứng dụng: (3 phút)
+ Nêu tên và mối quan hệ giữa các đơn vị trong bảng đơn vị đo đọ dài.
+ Nêu phương pháp đổi đơn vị đo độ dài.
+ Chuẩn bị bài sau.
- Học sinh nêu
- Lắng nghe và thực hiện.
4. Hoạt động sáng tạo:( 2 phút)
- Nghĩ ra các bài toán phải vận dụng tính chất nhân một số với một tổng để làm.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
Lịch sử
 “THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chố ...  tình huống xuất phát và nêu vấn đề
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 54 SGK, kể tên các vùng núi đá vôi đó
- Em còn biết ở vùng nào nước ta có nhiều đá vôi và núi đá vôi?
*GV Theo em đá vôi có tính chất gì?
b. Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của HS
- GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình về tính chất của đá vôi vào vở Ghi chép khoa học.
- Yêu cầu HS nêu kết quả
c. Đề xuất câu hỏi( dự đoán/ giả thiết) và phương án tìm tòi.
- GV hướng dẫn HS so sánh sự giống nhau và khác nhau của các ý kiến ban đầu
- Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về tính chất của đá vôi.
- GV tổng hợp , chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về tính chất của đá vôi và ghi lên bảng.
- Đá vôi cứng hơn hay mềm hơn đá cuội?
- Dưới tác dụng của a xít, chất lỏng, đá vôi có phản ứng gì?
 - GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để trả lời các câu hỏi trên.
d. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi làm thí nghiệm nghiên cứu.
- GV gợi ý để các em làm thí nghiệm:
 + Để trả lời câu hỏi 1. HS lấy đá vôi cọ sát lên hòn đá cuội rồi lấy đá cuội cọ sát lên hòn đá vôi. Quan sát chỗ cọ sát và nhận xét, kết luận.
+ Để trả lời câu hỏi 2 HS làm thí nghiệm.
*Thí nghiệm 1: Sử dụng 2 cốc nhựa đựng nước lọc, bỏ vào cốc thứ nhất 1 hòn đá cuội nhỏ, bỏ vào cốc thứ hai 1 hòn đá vôi nhỏ. HS quan sát hiện tượng xảy ra.
*Thí nghiệm 2: Nhỏ giấm vào hòn đá
 vôi và hòn đá cuội. Quan sát hiện tượng xảy ra.
e. Kết luận kiến thức:
- GV yêu cầu HS ghi thông tin vào bảng trong vở sau khi làm thí nghiệm.
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các suy nghĩ ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức và đói chiếu với mục Bạn cần biết ở SGK
*Hoạt động 2: Ích lợi của đá vôi
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
- Đá vôi được dùng để làm gì?
- Muốn biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta làm thế nào?
- 3 HS nối tiếp nhau nêu
- Động Hương Tích ở Hà Nội.
Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh
- HS làm việc cá nhân
- Ví dụ:+ Đá vôi rất cứng
+ Đá vôi không cứng lắm
+ Đá vôi khi bỏ vào nước thì tan ra 
+ Đá vôi được dùng để ăn trầu
+ Đá vôi được dùng để quét tường
+ Đá vôi có màu trắng
- HS so sánh
- HS đề xuất câu hỏi
- HS thảo luận
- HS viết câu hỏi dự đoán vào vở
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
- HS thực hành
- Khi cọ sát 1 hòn đá cuội vào một hòn đá vôi thì có hiện tượng: Chỗ cọ sát ở hòn đá vôi bị mài mòn, chỗ cọ sát ở hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi.
*Kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội
- HS thực hành theo yêu cầu
+ Hiện tượng: đá cuội không tác dụng ( không có sự biến đổi) khi gặp nước hoặc giấm chua ( có a xít ) nhưng đá vôi khi được bỏ vào thùng nước sẽ sôi lên, nhão ra và bốc khói; khi gặp a xít sẽ sủi bọt và có khói bay lên.
- HS ghi thông tin vào bảng trong vở Ghi chép khoa học.
- HS các nhóm báo cáo kết quả:
+ Đá vôi không cứng lắm, dễ bị vỡ vụn, dễ bị mòn, sủi bọt khi gặp giấm, nhão ra và sôi lên khi gặp nước.
- HS thảo luận theo cặp
- Đá vôi dùng để nung vôi, lát đường, xây nhà, sản xuất xi măng, làm phấn viết, tạc tượng, tạc đồ lưu niệm.
- Ta có thể cọ sát nó vào một hòn đá khác hoặc nhỏ lên đó vài giọt giấm hoặc a xit loãng.
3.Hoạt động ứng dụng:(3phút)
- Đá vôi có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống của nhân dân ta ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Tìm hiểu thêm các đồ vật được làm từ đá vôi.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
Kĩ thuật
CẮT , KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS làm được một sản phẩm khâu thêu .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cắt, khâu, thêu
3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: 
 + Một số sản phẩm khâu thêu đã học
 + Tranh ảnh của các bài đã học
- HS: SGK, bộ đồ dùng
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
	- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Hát
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
- Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh báo cáo
- Học sinh quan sát
2. HĐ thực hành: (20 phút)
*Mục tiêu: Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích.
*Cách tiến hành: 
- HS tiếp tục thực hành và làm sản phẩm tự chọn.
- GV theo dõi tiếp các nhóm và gơi ý các nhóm đánh giá chéo sản phẩm với nhau.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm.
Lưu ý:
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe,thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
3. HĐ ứng dụng: (9 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Nhắc lại nội dung tiết học.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau: “ Tiếp tục thực hành cắt, khâu, thêu tự chọn” 
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Lựa chọn 1 sản phẩm thêu tự chọn mà em thích sau đó sáng tạo các kiểu thêu khác nhau để trang trí cho sinh động. 
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------
 Sinh hoạt lớp - Giáo dục ngoài giờ
NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 13
I. MỤC TIÊU: 	
 Giúp HS:
- Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua .
- Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm.
- Nắm được nhiệm vụ tuần 14
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Khởi động 
 - HS hát tập thể 1 bài.	
Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp 
 - 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
 - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
 - Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
 - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm.
*. Ưu điểm:
*Nhược điểm: 
Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 14
 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ
 - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt 
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
 - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức.
Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
------------------------------------------------------------------------------------------------------
SINH HOẠT 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần tới.
- GD HS có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 
- Biết được truyền thống nhà trường.
- Thực hiện an toàn giao thông khi đi ra đường.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Nắm được Ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Các mảng chuẩn bị nội dung.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Lớp hát đồng ca
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 3 dãy trưởng lên nhận xét hoạt động của dãy trong tuần qua. Tổ viên đóng góp ý kiến.
- Các Trưởng ban Học tập, Nề nếp, Sức khỏe – Vệ sinh, Văn nghệ - TDTT báo cáo về hoạt động của Ban.
- CTHĐTQ lên nhận xét chung, xếp loại thi đua các dãy. Đề nghị danh sách tuyên dương, phê bình thành viên của lớp.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:.....................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
 + Học tập: ....................................................................................................
..........................................................................................................................
..............................................................................................................................
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Tuyên dương – Nhắc nhở:
 - Tuyên dương:.......................................................................................................
 - Phê bình :.............................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_13_nam_hoc_2018_2019.doc