Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14

Bài 1:

- HS nêu yêu cầu

- 2 HS lên bảng thực hiện hai phép chia 12:5 và 882 : 36, các HS khác làm bài vào vở

- Làm tương tự với các phép chia còn lại – HS làm bài và nêu miệng kết quả

- Nhận xét

Bài 2:

- HS nêu yêu cầu bài.

- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng - HS cả lớp làm bài vào vở.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài

- Nhận xét sửa bài.

 

doc 30 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 111Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 MỘT CON NGỰA ĐAU CẢ TÀU BỎ CỎ
Ngày dạy: //
TOÁN
 Tiết 66: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
 MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
- Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng quy tắc như trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Muốn chia một số thập phân cho 10,100,1000, ta làm như thế nào?
- Nhận xét
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Mục tiêu: HS hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành:
* GV nêu ví dụ 1: 27 : 4 = ?(m)
- Gọi HS lên bảng thực hiện – lớp làm bảng con.
- HS nhận xét về kết quả phép chia này?
* Tương tự GV giới thiệu ví dụ 2: 43 : 52 = ?
- Gọi HS đặt tính và thực hiện.
- Em có nhận xét gì về phép chia này so với phép chia 27 : 4?
- GV hướng dẫn HS thực hiện bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43:52 thành phép chia quen thuộc 43,0 : 52
 + Qua hai ví dụ em hãy nêu cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
- Gv treo quy tắc chia 
- Hs nhắc lại nối tiếp
3. Hoạt động Thực hành luyện tập
* Mục tiêu: bước đầu thực hiên được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, bút đàm 
* Cách tiến hành
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu 
- 2 HS lên bảng thực hiện hai phép chia 12:5 và 882 : 36, các HS khác làm bài vào vở
- Làm tương tự với các phép chia còn lại – HS làm bài và nêu miệng kết quả
- Nhận xét
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng - HS cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài rồi chữa bài
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 * Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi: Truyền thư
* Cách tiến hành
- Muốn chia một số một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 67: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
- Rèn kỹ năng tính toán chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ. SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: động não 
* Cách tiến hành:
- Gọi 2 HS nêu quy tắc chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân 
- Thực hành tính: 13 : 4 = ?
- Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
* Mục tiêu: HS thực hiện phép tính
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành :
Bài 1:
- Gọi 2HS lên bảng thực hiện phần a và phần c, lớp làm bảng con.
- Gọi một số HS đọc kết quả phần b và d.
- HS nhắc lại quy tắc thứ tự thực hiện các phép tính. 
- Nhận xét 
Hoạt động 2: Thực hiện phép tính nhân số thập phân cho 10, 100, 1000
* Mục tiêu: HS thực hiện phép tính nhân số thập phân cho 10, 100, 1000
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ, bút đàm 
* Cách tiến hành :
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.
+ Yêu cầu HS nêu quy tắc nhân hai số thập phân?
+ Nhân nhẩm số thập phân với 10 ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 
- HS sửa bài 
- Gv nhận xét.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: củng cố lại cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật và giải toán có lời văn
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài 
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng.
+ Hỏi công thức tính chu vi?
+ Công thức tính diện tích hình chữ nhật?
- HS cả lớp làm bài vào vở + Gọi 1 HS lên bảng làm bài bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề bài 
- HS tự làm bài vào vở.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Dặn HS ôn tính chất của phép chia số tự nhiên.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau. Nhận xét
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
Ngày dạy: //
TOÁN
 Tiết 68: CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Nắm được cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên.
- Thực hiện các phép tính nhanh và chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 	 
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK. Bảng quy tắc như trong sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- Muốn chia một số tự nhiên cho số tự nhiên có thương tìm được là một số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
* Mục tiêu : Hướng dẫn HS thực hiện phép chia 1STN cho 1STP
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành: 
- Hỏi: Phép chia 25 : 4 và phép chia (25 X 5) : ( 4 X 5 ) có kết quả như thế nào?
+ Số bị chia và số chia của phép chia thứ hai so với phép chia thứ nhất như thế nào?
+ Bài tập đó đã gợi cho em tính chất nào của phép chia hai số tự nhiên?
+ Ở 2 phép chia còn lại em thấy tính chất đó còn đúng hay không khi số bị chia và số chia là số thập phân?
- HS tự rút ra nhận xét như sách giáo khoa.
* Gọi 2 HS đọc ví dụ 1:
+ Muốn biết chiều rộng mảnh vườn dài bao nhiêu mét ta làm thế nào?
+ Phép chia có gì mới
+ Làm thế nào để biến đổi phép chia này về phép chia hai số tự nhiên như ví dụ trên?
3. Hoạt động Thực hành luyện tập
* Mục tiêu : Bước đầu biết thực hành phép chia 1STN cho 1STP
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành: 
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Hai HS lên bảng thực hiện, còn các HS khác làm bài vào vở.
- HS làm bài và nêu miệng kết quả - GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài.( Tính nhẩm )
- HS trả lời miệng 
- GV ghi nhanh kết quả lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm.
+ Từ kết quả chia số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 so với số tự nhiên ban đầu rút ra nhận xét gì?
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 * Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi truyền thư
* Cách tiến hành
- Muốn chia một số một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
__________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 69: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
- Luyện tập tính toán chính xác. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: SGK, bảng phụ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
* Cách tiến hành
- Gọi HS nêu lại quy tắc chia một số tự nhiên cho số thập phân.
- Nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia một số tự nhiên cho một số thập phân
* Mục tiêu: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân .
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, bút đàm
* Cách tiến hành
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài
- Cho HS làm cặp đôi, sau đó so sánh kết quả với nhau.
+ Em có nhận xét gì về kết quả phép chia một số tự nhiên cho 0,5?
+ Em có nhận xét gì khi chia số tự nhiên cho 0,2; cho 0,25?
- GV chốt 
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- Muốn tìm thừa số trong một tích , ta làm thế nào?
- HS tự làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi 1 HS đọc kết quả - GV xác nhận.
 Hoạt động 2: Giải toán .
* Mục tiêu : Củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn .
* Phương pháp, kĩ thuật: gợi mở, bút đàm
* Cách tiến hành : 
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu bài.
- Gv ghi tóm tắt bài toán lên bảng
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vào vở .
- Nhận xét
Bài 4:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
- Giải bài toán bằng cách nào?
- HS làm bài vào vở + bảng phụ 
- GV nhận xét sửa bài.
3.Hoạt đông vận dụng, trải nghiệm:
	* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi
	* Cách tiến hành
- Muốn chia một số tự nhiên cho một số  ... ủa gạch, ngói.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm: Thả một viên gạch hoặc ngói khô vào nước, nhận xét xem có hiện tượng gì xảy ra ? Giải thích hiện tượng đó.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày thí nghiệm.
- GV: Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì ?
+ Em còn nhớ, ta đã làm thí nghiệm này ở bài học nào ?
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói?
+ Nêu tính chất của gạch, ngói ?
Kết luận: Gạch, ngói thường xốp, có những lỗ nhỏ li ti chứa không khí và dễ vỡ. Vì vậy cần phải lưu ý khi vận chuyển để tránh bị vỡ.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành:
- Kể tên một số đồ gốm mà em biết?
- Nêu công dụng của gạch, ngói?
- Chuẩn bị: “Xi măng”.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Tìm hiểu một số tác dụng của đồ gốm trong cuộc sống hàng ngày.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
	Ngày dạy: //
KHOA HỌC
Tiết 28: XI MĂNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Kể được các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng .
- Nắm được tính chất và công dụng của xi măng.
- Hiểu đươc công dụng của xi măng.
2. Năng lực: 
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học.
- GDBVMT: Nêu được xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, đất, đá vôi là nguyên liệu có hạn nên khai thác phải hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình và thông tin trang 58, 59 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:	
- Kể tên một số đồ gốm mà em biết ?
- Phân biệt gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ ở điểm nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu ta đánh rơi viên gạch hoặc viên ngói?
- Gạch, ngói có tính chất gì và gạch ngói được làm bằng cách nào?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Tính chất, công dụng, các vật liệu của xi măng 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tìm hiểu về xi măng
- Xi măng được dùng để làm gì? 
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
- HS quan sát H 1, 2/SGK/58.
- GV giới thiệu thêm một số nhà máy xi măng khác ở nước ta?
Bước 2: Thực hành xử lí thông tin
- HS chơi tìm hiểu những kiến thức khoa học.
- HS tự hỏi đáp trong tổ
 - GV tổ chức cuộc thi:
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Có tác dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì? Dùng để làm gì?
+ Cần lưu ý gì khi sử dụng vữa xi măng?
+ Cần bảo quản xi măng như thế nào ? Tại sao? 
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng?
- Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng?
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Xi măng có vai trò gì đối với ngành xây dựng ?
- Về đọc lại các thông tin/SGK.
- Chuẩn bị bài: Thuỷ tinh 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................	__________________________
Ngày dạy: //
LỊCH SỬ
Tiết 14: THU-ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC “ MỒ CHÔN GIẶC PHÁP ”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: HS biết:
- Diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
- Không yêu cầu trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. 
- Rèn kỹ năng ghi nhớ các mốc sự kiện quan trọng của lịch sử Việt Nam 
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất:
- GDHS biết yêu lịch sử Việt Nam. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ các địa danh ở Việt Bắc )
+ Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:	
- Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của Thực dân Pháp? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì?
- HS làm BT trắc nghiệm 
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu : Tìm hiểu về Thu – Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”
* Phương pháp, kĩ thuật:Trực quan, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:	
Giới thiệu bài. 
- Sử dụng bản đồ để chỉ một số địa danh thuộc Căn cứ Việt Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn,Cao Bằng ) và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập trung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy, thực dân Pháp âm mưu tập trung lực lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại Để tấn công lên Việt Bắc bằng ba mũi: đường bộ, đường thuỷ, và đường hàng không, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh. 
Bước 1: HS trả lời miệng : 
- Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, Thực dân Pháp có âm mưu gì? 
- Vì sao chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó?
- Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì ? 
GV kết luận.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm:
+Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
- Đại diện các nhóm trình bày + lược đồ.
- GV chốt lại một số sự kiện của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
Bước 3:HS thảo luận theo bàn: 
- Thắng lợi của chiến dịch đã tác động thế nào đến âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
- Sau chiến dịch, cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
- Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta?
+ Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước?
- HS thảo luân đôi bạn 
– HS phát biểu ý kiến.
- GV tổng kết nội dung chính của bài 
– HS đọc ghi nhớ/SGK.	
3. Hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gì?
- Cuộc tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp kết thúc ra sao?
- Tại sao nói: Việt Bắc thu đông 1947 là “Mồ chôn giặc Pháp”
- Chuẩn bị: “Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950”. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
ĐỊA LÍ
Tiết 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các loại hình và phương tiện giao thông nước ta. 
- Nhận biết được vai trò của đường bộ và vận chuyển bằng ô tô đối với việc chuyên chở hàng hóa và hành khách.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về địa lý, năng lực tìm tòi và khám phá , năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn
3. Phẩm chất:
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: + Bản đồ giao thông Việt Nam, bảng phụ.
+ Một số tranh ảnh về các loại hình và phương tiện giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành 
- Dựa vào hình 3, cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, apatit có những đâu? Kể tên các nhà máy thủy điện, nhiệt điện lớn?
- Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển ?
- Hãy chỉ trên lược đồ và đọc tên các nhà máy điện ở nước ta ?
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng tàu, 
GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Các loại hình và phương tiện giao thông nước ta. Vai trò của đường bộ và vận chuyển bằng ô tô. Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, trực quan, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành 
Bước 1: Các loại hình và phương tiên giao thông vận tải
- Kể tên các loại hình và phương tiên giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết?
- HS đại diện 2 dãy thi đua xếp các phương tiện giao thông theo từng loại đường giao thông - Nhận xét, tuyên dương – GV kết luận.
- Nước ta có đủ loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
Bước 2: GV giới thiệu biểu đồ - HS quan sát và cho biết: Biểu đồ biểu diễn gì ? Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hóa vân chuyển được của các loại hình giao thông nào ? Loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam ?- Theo em loại hình giao thông vận tải nào vừa tiết kiệm năng lượng và có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở.
- Theo em, vì sao đường ô tô lại vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất ? 
- Nhận xét, bổ sung. 
-Em hãy nêu những loại hình giao thông vận tải nào nói lên sự tiết kiệm năng lượng? Vì sao? 
Bước 3: Phân bố 1 số loại hình giao thông ở nước ta.
- HS quan sát lược đồ giao thông vận tải 
- Nêu tên lược đồ, tác dụng của lược đồ.
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung.
- HS tóm tắt nội dung bài học - Đọc ghi nhớ.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung về giao thông vận tải
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành:
- Nước ta có những loại hình giao thông vận tải nào?
- Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A đi qua?
- Em biết gì về đường Hồ Chí Minh?
- Nêu đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta?
- Mọi người cần làm gì để đảm bảo an toàn giao thông?
- Chuẩn bị “Thương mại và du lịch”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
 Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14.doc