Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 44 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 14 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2021
Tập đọc
CHUỖI NGỌC LAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Đọc diễn cảm bài văn, biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.
- Kể tiếp kết thúc câu chuyện chuỗi ngọc lam.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tình yêu thương giữa con người với con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (3 phút)
- Tổ chức cho 3 học sinh thi đọc đoạn trong bài Trồng rừng ngập măn.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Chuỗi ngọc lam
- 3 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Pi-e, con lơn, Gioan,làm lại,...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Lễ Nô-en, giáo đường
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......người anh yêu quý ?
+ Đoạn 2: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ 2 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ 2 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
*Cách tiến hành: 
Phần 1
- HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời câu hỏi
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không?
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào?
- GV kết luận nội dung phần 1
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai.
- Tổ chức HS thi đọc
- GV nhận xét 
Phần 2
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2
- Yêu cầu HS đọc thầm trong nhóm và trả lời câu hỏi
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì?
+ Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc?
+ Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- GV kết luận nội dung phần
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung bài lên bảng
- Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2
- HS thi đọc 
- GV nhận xét 
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Nhóm trưởng cho các bạn đọc, TLCH và chia sẻ trước lớp:
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất.
+ Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam.
+ Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất.
+ Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
- HS luyện đọc
- HS thi đọc
- HS nghe
- 3 HS đọc nối tiếp
- HS thảo luận nhóm TLCH:
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu?
+ Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông.
+ Các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng cô bé từ khi mẹ mất.
- HS nêu nội dung của bài:Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu ,biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác 
- HS đọc
- HS đọc cho nhau nghe
- 2 HS thi đọc
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Qua bài này em học được điều gì từ bạn nhỏ ?
- Học sinh trả lời.
- Về nhà tìm đọc thêm những câu chuyện có nội dung ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
- Lắng nghe và thực hiện.
Đạo đức
TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- Thực hiện các hành vi tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Tôn trọng người phụ nữ và các bạn gái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: SGK
- Học sinh: VBT, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện": Kể nhanh các hành động thể hiện sự kính già, yêu trẻ.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng. 
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện 
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
* Cách tiến hành: 
HĐ 1:Tìm hiểu thông tin (SGK- Tr 22)
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, ... đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước, trên các lĩnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Hãy kể các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội mà em biết.
+ Tại sao những người phụ nữ là những người đáng kính trọng?
HĐ2: Làm bài tập 1 - SGK.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm việc cá nhân.
- Y/c HS lên trình bày ý kiến của mình cho cả lớp cùng nghe.
- GV kết luận: 
+ Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là: a, b.
+ Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là: c, d.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ 3: Bày tỏ thái độ (BT2- SGK)
* Cách tiến hành:
- Gv hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến a, d.
+ Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ.
- HS làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung một tranh.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 số HS trình bày ý kiến, cả lớp bổ sung.
- 2- 3 HS đọc ghi nhớ. 
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS lần lượt bày tỏ thái độ theo quy ước.
- Một số Hs giải thích lí do, cả lớp lắng nghe, bổ sung.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng.
- HS nghe và thực hiện
Toán
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn .
- Rèn kĩ năng chia 1 số tự nhiên cho 1 số TN thương tìm được là 1 số TP 
- HS cả lớp làm được bài 1(a), bài 2 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
	- Học sinh: Sách giáo khoa.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi"Gọi thuyền"
- Cách chơi: 
+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền , gọi thuyền.
+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai
+ Trưởng trò hô: Thuyền....(Tên HS)
+ HS hô: Thuyền... chở gì ?
+ Trưởng trò : Chuyền....chở phép chia: .....:10 hoặc 100; 1000...
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài, ghi bảng 
 - HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân . 
*Cách tiến hành: 
 Ví dụ 1: HĐ cá nhân
- GVnêu bài toán ví dụ: Một cái sân hình vuông có chu vi là 27m. Hỏi cạnh của sân dài bao nhiêu mét?
- Thực hiện theo sách giáo khoa
Ví dụ 2: HĐ cá nhân
- GV nêu ví dụ: Đặt tính và thực hiện phép tính 43 : 52.
+ Phép chia 43 : 52 có thể thực hiện giống phép chia 27 : 4 không ? Vì sao?
+ Hãy viết số 43 thành số thập phân mà giá trị không thay đổi.
+ Vậy để thực hiện 43 : 52 ta có thể thực hiện 43,0 : 52 mà kết quả không thay đổi.
- GV yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện của mình.
- Quy tắc thực hiện phép chia
- HS nghe và tóm tắt bài toán.
 27 4
	30	6,75 (m)
	 20
 0
- HS nghe yêu cầu.
- Phép chia 43 : 52 có số chia lớn hơn số bị chia (52 > 43) nên không thực hiện giống phép chia 27 : 4.
- HS nêu : 43 = 43,0
- HS thực hiện đặt tính và tính 43,0 : 52 và 1 HS lên bảng làm bài.
- HS nêu cách thực hiện phép tính trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét để thống nhất cách thực hiện phép tính.
- 3 đến 4 HS nêu trước lớp.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vậ ... c, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ....	
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS hát
- Cho HS nhắc lại cách chia một số TN cho một STP.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS ghi bảng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
*Cách tiến hành:Cá nhân=> Cả lớp
 a) Ví dụ1
 Hình thành phép tính
- GV nêu bài toán ví dụ : Một thanh sắt dài 6,2m cân nặng 23,5kg. Hỏi 1dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Làm thế nào để biết được 1dm của thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- GV yêu cầu HS đọc phép tính cân nặng của 1dm thanh sắt đó.
- GV nêu : Như vậy để tính xem 1dm thanh sắt đó nặng bao nhiêu ki-lô-gam chúng ta phải thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 . Phép chia này có cả số bị chia và số chia là số thập phân nên được gọi là phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Đi tìm kết quả
- Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số khác 0 thì thương có thay đổi không?
- Hãy áp dụng tính chất trên để tìm kết quả của phép chia 23,56 : 6,2.
- GV yêu cầu HS nêu cách làm và kết quả của mình trước lớp.
- Như vậy 23,56 chia cho 6,2 bằng bao nhiêu ?
 Giới thiệu cách tính
- GV nêu : Để thực hiện 23,56 : 6,2 thông thường chúng ta làm như sau:
 23,56 6,2 
 496 3,8(kg) 
 0 
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện lại phép tính 23,56 : 6,2.
- GV yêu cầu HS so sánh thương của 23,56 : 6,2 trong các cách làm.
- Em có biết vì sao trong khi thực hiện phép tinh 23,56 : 6,2 ta bỏ dấu phẩy ở 6,2 và chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số mà vẫn tìm được thương đúng không ?
b) Ví dụ 2
- GV nêu yêu cầu: Hãy đặt tính và thực hiện tính 
82,55 : 1,27
- GV gọi một số HS trình bày cách tính của mình, nếu HS làm đúng như SGK, GV cho HS trình bày rõ ràng trước lớp và khẳng định cách làm đúng
 82,55 1,27 
 6 35 65 
 0 
- GV hỏi : Qua cách thực hiện hai phép chia ví dụ, bạn nào có thể nêu cách chia một số thập phân cho một số thập phân ?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em mở SGK và đọc phần quy tắc thực hiện phép chia trong SGK.
 - HS nghe và tóm tắt bài toán.
- Lấy cân nặng của cả hai thanh sắt chia cho độ dài của cả thanh sắt.
- HS nêu phép tính 23,56 : 6,2.
- Khi ta nhân cả số bị chia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương không thay đổi.
- HS trao đổi với nhau để tìm kết quả của phép chia, HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau.
- Một số HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
- 23,56 : 6,2 = 3,8
- HS theo dõi GV
- Đếm thấy phần thập phân của số 6,2 có một chữ số.
- Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62.
 - Thực hiện phép chia 235,6 : 62.
 Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 
- HS đặt tính và thực hiện tính.
- HS nêu : Các cách làm đều chó thương là 3,8.
- Bỏ dấu phẩy ở 6,2 tức là đã nhân 6,2 với 10.
Chuyển dấu phẩy của 23,56 sang bên phải một chữ số tức là nhân 23,56 với 10.
Vì nhân cả số bị chia và số chia với 10 nên thương không thay đổi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi và tính vào giấy nháp.
- Một số HS trình bày trước lớp.
- Đếm thấy phần thập phân của số 82,55 có hai chữ số và phần thập phân của 1,27 cũng có hai chữ số; Bỏ dấu phẩy ở hai số đó đi được 8255 và 127
- Thực hiện phép chia 8255 : 127
- Vậy 82,55 : 1,27 = 65
- 2 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi và học thuộc quy tắc ngay tại lớp
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Biết chia một số thập phân cho một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn.
 - HS cả lớp làm được bài 1(a,b,c) , bài 2 .
*Cách tiến hành:
 Bài 1(a,b,c): Cá nhân
- GV cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện tính của mình.
- GV nhận xét HS.
Bài 2: Cặp đội
- GV gọi1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, chia sẻ trước lớp.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét HS,
Bài 3(M3,4): 
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài và làm bài 
 .
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS thảo luận cặp đôi, làm bài, chia sẻ trước lớp.
Bài giải
1l dầu hoả cân nặng là:
3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
8l dầu hoả cân nặng là:
0,76 8 = 6,08 (kg)
Đáp số: 6,08kg
- Học sinh đọc yêu cầu của bài, làm bài, báo cáo giáo viên
 Bài giải
Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1).
Vậy 429,5 m vải may được 153 bộ quần áo và còn thừa1,1 m vải.
 Đáp số: 153 bộ quần áo, thừa1,1 m vải.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Cho HS vận dụng làm bài sau:
Biết 3,6l mật ong cân nặng 5,04kg. Hỏi 7,5l mật ong cân năng bao nhiêu ki - lô- gam ?
- HS làm bài
 1l mật ong cân nặng là:
 5,04 : 3,6 = 1,4(kg)
 7,5l mật ong cân nặng là:
 1,4 x 7,5 = 10,5(kg)
 Đáp số: 10,5kg
- Về nhà đặt thêm đề toán dạng rút về đơn vị với số thập phân để làm.
- HS làm bài
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
	- Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
	- 
	* GDKNS: Có kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ khi ghi chép.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng lớp viết sẵn nội dung biên bản và gợi ý 
 - HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , nhóm, trò chơi...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- HS hát
-Thế nào là biên bản? Biên bản thường có nội dung nào?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:Biết biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý của SGK.
* Cách tiến hành:Cá nhân=> Nhóm=> Cả lớp
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV nêu các câu hỏi gợi ý để HS định hướng bài của mình
+ Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản?
+ Cuộc họp bàn việc gì?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp, nói điều gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm theo nhóm
- Các nhóm làm xong dán lên bảng
- Gọi từng nhóm đọc biên bản 
- Các nhóm theo dõi bổ sung
- Nhận xét từng nhóm
- GV đọc bài mẫu cho học sinh
- Yêu cầu nhắc lại cách làm văn bản
- HS đọc đề
- HS trả lời theo gợi ý của GV
+ Em chọn viết biên bản cuộc họp tổ (họp lớp, họp chi đội).
+ Cuộc họp bàn việc chuẩn bị chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11.
+ Cuộc họp vào lúc 16h30 chiều thứ sáu tại phòng học lớp 5A.
+ Cuộc họp có 23 thành viên lớp 5A, cô giáo chủ nhiệm.
+ Bạn Viện lớp trưởng.
+ Các thành viên trong tổ phải thảo luận việc chuẩn bị chương trình văn nghệ. Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
+ Các thành viên trong tổ thống nhất các ý kiến đề ra.
- HS làm việc theo nhóm
- Các nhóm lần lượt đọc biên bản
- HS bổ sung
- HS nghe
- HS nghe
- HS nhắc lại
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em hãy nêu những trường hợp cần phải viết biên bản ?
- HS nêu
- Dặn HS về nhà hoàn thành biên bản. Quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến. 
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả người hoạt động”.
- HS nghe và thực hiện.
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2021_2022.doc