Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Tiếp tục củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho một số thập phân.

2. Kĩ năng: - Rèn học sinh thực hành chia nhanh, chính xác, khoa học.

3. Thái độ: - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

+ GV: Phấn màu, bảng phụ.

+ HS: Vở bài tập, bảng con.

III. Các hoạt động:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
Luyên Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Tiếp tục củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho một số thập phân.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh thực hành chia nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài nhà . 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh củng cố và thực hành thành thạo phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não. 
	* Bài 1
 Học sinh nhắc lại phương pháp chia.
Giáo viên theo dõi từng bài – sửa chữa cho học sinh.
	* Bài 2:
 Học sinh nhắc lại quy tắc tìm thành phần chưa biết.
Giáo viên chốt lại dạng bài tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 * Bài 3:
Giáo viên có thể chia nhóm đôi.
Giáo viên yêu cầu học sinh.
Đọc đề.
Tóm tắt đề.
Phân tích đề.
Tìm cách giải.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp chia một số thập phân cho một số thập phân.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh làm bài 2 , 4 / 72.
Chuẩn bị: “Luyện tập chung”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
Một lít dầu nặng số kg là:
 4,94 : 6,5 = 0,76 (kg)
9 lít dầu hoả nặng số kg là:
 0,76 x 9 = 6,84 (kg)
 Đáp số : 6,84 kg
Học sinh sửabài.
Học sinh nêu lại cách làm.
Học sinh đọc đề 3 – Phân tích đề – Tóm tắt 
 6,4 m : 2 bộ 
129, 5 m : . bộ?
Một bộ may hết số vải là: 
 6,4 : 2 = 3,2 (m)
129,5 m vải thì may được số bộ quần áo là:
 129,5 : 3,2 = 40 (bộ) 
Học sinh làm bài – Học sinh lên bảng làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
	 (thi đua giải nhanh)
- Tìm x biết :
	(x + 3,86) : 6 = 24,36.
?&@
Luyện đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
 -Luyện đọc trôi chảy lưu loát và diễn cảm bài văn.
 - Đọc đúng phát âm chính xác các tên của người dân tộc : Y Hoa, già Rok (Rốc).
 - Đọc giọng trang nghiêm (đoạn 1) Giọng vui hồ hởi (đoạn 2).
2. Kĩ năng: 
 - Hiểu nội dung bài. Qua buổi lễ đón cô giáo về làng trang trọng và thân ái. Học sinh hiểu tình cảm yêu quý cô giá, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên đ Sự tiến bộ của người Tây Nguyên mong muốn dân tộc mình thoát cảnh nghèo.
3. Thái độ:	- Giáo dục học sinh biết yêu quí cô giáo.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng viết đoạn 1 cần rèn đọc.
+ HS: SGK
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Hạt gạo làng ta .
- Giáo viên bốc thăm số hiệu học sinh trả bài.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc đúng văn bản.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Luyện đọc.
Bài này chia làm mấy đoạn:Giáo viên giới thiệu chủ điểm.
Giáo viên ghi bảng những từ khó phát âm: cái chữ – cây nóc.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
ã Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận.
+ Câu 1 : Cô giáo Y Hoa đến buôn làng để làm gì ?
+ Câu 2 : Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
+ Câu 3 : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
+ Câu 4 : Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?.
v	Hoạt động 3: Rèn cho học sinh đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
Giáo viên đọc diễn cảm.
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Giáo viên cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”.
Hát 
Học sinh lần lượt đọc bài.
HS tự đặt câu hỏi và yêu cầu các bạn trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến khách quý.
+ Đoạn 2: Từ “Y Hoa nhát dao”
+ Đoạn 3: Từ “Già Rokcái chữ nào”
+ Đoạn 4: Còn lại.
Học sinh nêu những từ phát âm sai của bạn.
Học sinh đọc phần chú giải.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc đoạn 1 và 2.
Các nhóm thảo luận.
Thư kí ghi vào phiếu ý kiến của bạn.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét.
1 học sinh đọc câu hỏi.
Dự kiến :  để mở trường dạy học .
Dự kiến: Mọi người đến rất đông, ăn mặc quần áo như đi hội – Họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thanh tới cửa bếp giữa sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung – họ dẫn cô giáo bước lên lối đi lông thú – Trưởng buôn người trong buôn.
Học sinh nêu ý 1: Tình cảm của mọi người đối với cô giáo.
Dự kiến: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo .
Học sinh nêu ý 2: Tình cảm của cô giáo đối với dân làng.
Dự kiến: Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết 
Học sinh nêu ý 3: Thái độ của dân làng.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
Từng cặp học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh thi đua 2 dãy.
- Lớp nhận xét.
Nêu đại ý.
Luyện viết
Phân biệt ch/tr; thanh hỏi/thanh ngã
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: 	Học sinh nghe viết đúng chính tả, một đoạn văn bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo”.
2. Kĩ năng: 	Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr – ch hoặc tiếng có thanh hỏi – thanh ngã.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Giấy khổ to thi tìm nhanh theo yêu cầu bài 3.
+ HS: Bảng con, VBT.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả.
Yêu câù học sinh nêu một số từ khó viết.
Giáo viên đọc cho học sinh viết.
Hướng dẫn học sinh sửa bài.
Giáo viên chấm chữa bài.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập.
Phương pháp: Luyện tập, giảng giải.
	*Bài 2:
 Yêu cầu đọc bài 2a.
	• Giáo viên chốt lại.
 * Bài 3: 
Yêu cầu đọc bài 3.
ã Giáo viên chốt lại, khen nhóm đạt yêu cầu.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phương pháp: Thi đua “Ai nhanh hơn.
Nhận xét – Tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm bài tập 2 vào vở.
Chuẩn bị: “Về ngôi nhà đang xây”. Nhận xét tiết học. 
Hát 
Học sinh sửa bài tập 2a.
Học sinh nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
- 1, 2 Học sinh đọc bài chính tả – Nêu nội dung.
Học sinh nêu cách trình bày (chú ý chỗ xuống dòng).
Học sinh viết bài.
Học sinh đổi tập để sửa bài.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh đọc lại bài 2a – Từng nhóm làm bài 2a.
Học sinh sửa bài – Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 3a.
Học sinh làm bài cá nhân.
Tìm tiếng có phụ âm đầu tr – ch.
Lần lượt học sinh nêu.
Cả lớp nhận xét. 
Hoạt động nhóm bàn.
Tìm từ láy có âm đầu ch hoặc tr.
 Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2011
Luyện Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân.
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh thực hành phép chia nhanh, chính xác, khoa học.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Vở bài tập, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 1a, 2, 3/ 72 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành các phép chia có liên quan đến số thập phân.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
	  Bài 1:
Giáo viên lưu ý học sinh từng dạng chia và nhắc lại phép chia.
Số thập phân chia số thập phân
Số thập phân chia số tự nhiên 
 Số tự nhiên chia số thập phân
Số tự nhiên chia số tự nhiên
	  Bài 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại thứ tự thực hiện tính trong biểu thức.
Lưu ý thứ tự thực hiện trong biểu thức.
	  Bài 3:
Giáo viên chốt dạng toán.
  Bài 4:
- Giáo viên chốt cách tìm SBT, Số hạng , thừa số chưa biết 
v	Hoạt động 2: Củng cố
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành.
Học sinh nhắc lại phương pháp chia các dạng đã học.
5. Tổng kết - dặn dò: .
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Chuẩn bị: “Tỉ số phần trăm”. 
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh đọc đề bài – Cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài.
a. (183 + 200,04): 8,4 - 15,6 =
 = 383,04 : 8,4 – 15,6
 = 45,6 - 15,6
 = 30
b. 82,45 : (7,3 + 2.5) + 12.5 =
= 82,45 : 9,8 + 12,5
= 8,41 + 12,5
= 20,91
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề bài – học sinh tóm tắt.
	0,5 m : 1 bước
	340 m :  bước ? 
Học sinh làm bài.
Từ nhà đến trường Luân phải đi số bước là:
: 0,5 = 680 (m)
Đáp số : 680 m
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm đôi.
Thi đua giải bài tập nhanh.
	4 : 5 ´ 100 : 100
	3 : 4 ´ 100 : 100
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ước mơ - Hạnh phúc
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Củng cố cho học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc.
2. Kĩ năng:
 	- Rèn kỹ năng mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
	- Biết đặt câu những từ chứa tiếng phúc.
3. Thái độ:
 	- Giáo dục học sinh tình cảm gia đình đầm ấm hạnh phúc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Từ điển từ đồng nghĩa, sổ tay từ ngữ Tiếng Việt tiểu học, bảng phụ.
+ HS: VBT, từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
• Học sinh sửa bài tập.
Lần lượt học sinh đọc lại bài làm.
• Giáo viên chốt lại – cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ hạnh phúc.
Phương pháp: Cá nhân.
 * Bài 1:
+ Giáo viên lưu ý học sinh cả 4 ý đều đúng – Phải chọn ý thích hợp nhất.
đ Giáo viên nhận xét, kết luận: Hạnh phúc là trạng thái sun ... 
Học sinh lần lượt sửa bài tập .
Giáo viên nhận xét – cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
 Luyện tập : “Tổng kết vốn từ.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu ví dụ về những hành động thể hiện tính cách trên hoặc trái ngược những tính cách trên.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
	*Bài 1:
Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm việc theo nhóm 4.
Giáo viên nhận xét – chốt.
Từ không đúng – Sửa chính tả.
* Gợi ý: đầy đủ – thiếu thốn, thắng lợi - thất bại, ấm no – nghèo đói, khoẻ mạnh – yếu ớt .
 Khuyến khích học sinh khá nêu nhiều ví dụ.	
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đặt 2 câu với mỗi từ trong cột.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
	* Bài 2:
Giáo viên nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp, động não.
Tìm từ ngữ nói lên tính cách con người.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài tập 3 – T 101.
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ ”(tt)
- Nhận xét tiết học
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Học sinh trao đổi tìm từ đồng nghĩa , trái nghĩa với mỗi từ đã cho và điền vào cho đúng cột.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Học sinh thực hiện theo nhóm 4.
Đại diện 1 em trong nhóm dán lên bảng trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi .
Lần lượt học sinh nêu. 
Dự kiến:
 Nhờ cải tiến phương thức sản xuất nên cuộc sống của nhân dân nay đã ấm no hơn.
 Bác Hồ là một vị lãnh tụ tài giỏi , đưa nhân dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
 Ông em nay đã 80 tuổi rồi nhưng vẫn rất khoẻ mạnh.
 Bước vào năm học mới, mẹ em dã sắm cho em đầy đủ đồ dùng học tập.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- trung thực – nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ xúc động.
- Học sinh nêu từ đ mời bạn nêu từ trái nghĩa.
Luyện Tập làm văn
Luyện tập văn Tả người
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Củng cố cho HS cách viết một bài văn tả người.
2. Kĩ năng: 	- Dựa trên kết quả của những tiết làm văn tả người đã học, học sinh viết được một bài văn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ HS: VBT.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.
Phương pháp: Đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra.
Giáo viên yêu cầu đọc đề kiểm tra.
Giáo viên chốt lại các dạng bài Quan sát – Tả ngoại hình, Tả hoạt động đ Dàn ý chi tiết đ đoạn văn.
Giáo viên: bài hôm nay yêu cầu viết cả bài văn.	
v	Hoạt động 2: Học sinh làm bài kiểm tra.
Phương pháp: Thực hành.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Phân tích.
Nhận xét.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học sinh hoàn chỉnh vào vở biên bản trên.
Chuẩn bị: “Làm biên bản một vụ việc”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Học sinh làm bài.
-HS đọc đề 
Hãy tả một người thân đang làm việc ở nhà(trồng cây, chăm sóc cây, nấu ăn hay giặt giũ)
Học sinh chuyển dàn ý chi tiết thành bài văn.
 Hoạt động cá nhân
- HS thực hành làm bài.
- Chấm bài HS và nhận xét một số bài của học sinh.
Hoạt động lớp.
Đọc bài văn tiêu biểu.
Phân tích ý hay.
Nhận xét.
Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Luyện Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Ôn lại 3 dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
	+ Tính tỉ số phần trăm của 2 số.
	+ Tính tỉ số phần trăm của 1 số.
	+ Tính 1 số biết 1 số phần trăm của nó.
2. Kĩ năng: 	Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. Chuẩn bị:
+ GV: Phấn màu, bảng phụ.
+ HS: VBT, bảng con.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Giải toán về tìm tỉ số phần trăm (tt)
Học sinh sửa bài nhà 
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, động não.
* Bài 1:	
Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Lưu ý : 63 : 75 = 0,84 = 84 %
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	* Bài 2:
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên chốt cách giải.
 * Bài 3:
Giáo viên chốt dạng tính một số biết một số phần trăm của nó.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp giải.
Giáo viên chốt cách giải.
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Phương pháp: Đàm thoại, động não, thực hành.
Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập, luyện tập.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Dăn học sinh chuẩn bị xem trước bài ở nhà.
Chuẩn bị: “ Luyện tập chung “
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh sửa bài.
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề – Học sinh tóm tắt.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
ã Tính tỉ số phần trăm của hai số.
Học sinh làm bài.
210 000 : 1 500 000 x 100 = 14% 
ã Tính một số phần trăm của một số.
Học sinh sửa bài.
Học sinh đọc đề – Tóm tắt và giải 
a. 	Số đó là :
120 : 40 x 100 = 300 
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài.
1 tấn = 1000 kg
b. 1% Số gạo nếp của cửa hàng là:
1000 : 12,5 = 80 ( kg ) 
 Cửa hàng có số tấn gạo là;
 80 x 100 = 8000 (kg) = 8 tấn
 Đáp số : 8 tấn 
Hoạt động nhóm đôi.
	 (thi đua)
 - Giải toán dựa vào tóm tắt sau:
24,5% : 245
100% : ?
?&@
 Luyện từ và câu
Hệ thống hoá vốn từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Giúp HS tổng kết được các từ ngữ tả người. 
2. Kĩ năng: 	- Biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu quý Tiếng Việt, mở rộng được vốn từ của mình.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Giấy khổ to bài 3 
+ HS: Từ điển Tiếng Việt.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt sửa bài tập .
Giáo viên nhận xét – cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
 “Tổng kết vốn từ.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Biết nêu ví dụ về những hành động thể hiện tính cách trên hoặc trái ngược những tính cách trên.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
	*Bài 1:
Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm việc theo nhóm 8.
Giáo viên nhận xét – chốt.
Sửa loại bỏ những từ không đúng – Sửa chính tả.
	Khuyến khích học sinh khá nêu nhiều ví dụ.	
v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh biết thực hành tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
	* Bài 2:
Gợi ý: Nêu tính cách của cô Chấm (tính cách không phải là những từ tả ngoại hình).
Những từ đó nói về tính cách gì?
* Gợi ý: trung thực – nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ xúc động.
Giáo viên nhận xét, kết luận.
v Hoạt động 3: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức.
Phương pháp: Hỏi đáp, động não.
Tìm từ ngữ nói lên tính cách con người.
Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Tổng kết vốn từ ”(tt)
- Nhận xét tiết học
Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp.
Học sinh trao đổi về câu chuyện xung quanh tính cần cù.
1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
Học sinh thực hiện theo nhóm 8.
Đại diện 1 em trong nhóm dán lên bảng trình bày.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu bài.
- Học sinh làm việc theo nhóm đôi – Trao đổi, bàn bạc (1 hành động nhân hậu và 1 hành động không nhân hậu).
Lần lượt học sinh nêu.
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
- trung thực – nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ xúc động.
- Học sinh nêu từ đ mời bạn nêu từ trái nghĩa.
?&@
Tập làm văn
Luyện tập tả người 
Đề bài: Em có người anh hoặc người quen biết đi bộ đội mới về thăm nhà. Em hãy tả lại người anh hoặc người em quen biết đó.
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Nắm được cách tả hoạt động của người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động).
2. Kĩ năng: 	- Viết được một đoạn văn (chân thật, tự nhiên), tả hoạt động của người (nhiệm vụ trọng tâm).
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi sẵn lời giải của bài tập 1.
+ HS: Bài tập chuẩn bị: quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến.
III. Các hoạt động:
HOạT ĐộNG CủA GIáO VIÊN
HOạT ĐộNG CủA HọC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh lần lượt đọc bài chuẩn bị: quan sát hoạt động của một người thân hoặc một người mà em yêu mến.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nắm được cách tả hoạt động của người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động).
Phương pháp: đàm thoại.
 1. Mở bài: 
Giới thiệu anh bộ đội.
Em gặp ở đâu?
Trong dịp nào?
Anh có quan hệ gì với em?
2. Thân bài:
a.Hình dáng anh bộ đội
- Anh khoảng bao nhiêu tuổi?
- Anh ăn mặc ra sao?
- Tầm vóc anh như thế nào?
- Khuôn mặt , ánh mắt anh như thế nào?
- Giầy, mũ, các đồ dùng khác của anh như thế nào?
- Phong thái, đi đứng, nói năng của anh có gì đáng chú ý?
b. Tính tình anh bộ đội.
- Anh đã giúp đỡ gia đình, làng xóm? Làm như thế nào? Kết quả ra sao?....
3. Kết bài:
- Em quý mến anh vì lẽ gì?
- Em học tập gì ở anh?
• Câu mở đoạn.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết được một đoạn văn (chân thật, tự nhiên), tả hoạt động của người (nhiệm vụ trọng tâm).
• Giáo viên nhận xét chốt chân thật, tự nhiên.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Phướng pháp: Thi đua.
Tổng kết rút kinh nghiệm.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Hoàn tất bài tập 3.
Chuẩn bị: “Luyện tập tả người: tả hoạt động”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Dựa vào gợi ý HS nối tiếp nhau trả lời.
Cả lớp nhận xét bổ sung ý, câu hay.
Các đoạn của bài văn.
Hoạt động cá nhân.
- Viết một đoạn văn tả người anh hoặc người quen biết đi bộ đội mới về thăm nhà. 
Học sinh đọc phần yêu cầu và gợi ý.
Học sinh làm bài.
Học sinh đọc lên đoạn văn đã hoàn chỉnh.
Cả lớp nhận xét.
Quan sát và ghi lại kết quả quan sát của em bé đang độ tuổi tập đi, tập nói.
 Hoạt động lớp.
Đọc đoạn văn hay.
Phân tích ý hay
?&@

Tài liệu đính kèm:

  • docGA BUOI 2 LOP 5 T 1516CHUAN.doc