Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15

I/ Mục tiêu:

- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ .

- Tôn trọng quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày .

*KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ); kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người bà, mẹ,chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.

II/ Phương tiện: bài hát, bài thơ, chuyện nói về người phụ nữ việt nam

 

doc 26 trang Người đăng huong21 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 15 Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
 Đạo đức (tiết 15) : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ ( tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ .
- Tôn trọng quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày .
*KNS: Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ); kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ và kĩ năng giao tiếp, ứng xử với người bà, mẹ,chị em gái, cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
II/ Phương tiện: bài hát, bài thơ, chuyện nói về người phụ nữ việt nam
III/ Các hđ dạy- học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
1/Khởi động:
2/ Kiểm trabài cũ : 
- Gọi HS nêu nội dung ghi nhớ ở tiết 1 
- Nhận xét.
3/ Bài mới :
4/Hoạt động chính:
Hoạt động 1:Xử lí tình huống (Bài tập 3 SGK) .
- Chia nhóm .
-Cho các nhóm thảo luận. 
- GV kết luận: - Chọn nhóm trưởng phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc của bạn đó .Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn .Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn là con trai .
- Mỗi bạn đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình . Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu .
Hoạt động 2 : Làm bài tập 4 – SGK 
+ GV giao việc cho các nhóm .
+ Cho HS làm việc trên phiếu BT
*GV kết luận :
+ Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ .
+ Ngày 20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam 
+ Hội phụ nữ ,Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ . 
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (Bài tập 5 SGK ).
- GV tổ chức cho HS hát ,múa ,đọc thơ ,kể chuyện về người phụ nữ mà em yêu thích .
- Cho cả lớp trao đổi , nhận xét .
-GV khen các em đã chuẩn bị tốt phần sưu tầm và trình bày hay .
-GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK .
5/Củng cố - dặn dò:
-Yêu cầu HS về nhà xem & chuẩn bị trước bài : “Hợp tác với những người xung quanh ” .
-Lớp hát 
- HS nêu .
- HS thảo luận .
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Các bạn khác nhận xét , bổ sung.
-HS lắng nghe.
- hs nêu: những ngày và tên tổ chức nào dưới đây dành riêng cho phụ nữ
hs trình bày
- HS làm việc theo nhóm .
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
-HS xung phong kể chuyện, ca hát,....
hs khác nhận xét
-HS đọc phần ghi nhớ SGK .
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK
-Lắng nghe
Tập đọc (tiết 29) BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
 I/ Mục tiêu:
 - Biết phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .
 -Hiểu nội dung người Tây Nguyên quý trọng , cô giáo mong muốn con em được học hành . ( Trả lời được câu hởi 1, 2 3 ) .
 -GDHS biết quý trọng thầy cô giáo. 
 II/ Phương tiện:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.Bảng viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
 III/Các hoạt động dạy – học ( 40 phút ) .
giáo viên
học sinh
 1/Khởi động:
2/Kiểm tra: -gọi hs đọc bài: hạt gạo làng ta
GV nhận xét và ghi điểm .
3/ Bài mới:Giới thiệu bài
4/Hoạt động chính:
a) Luyện đọc:
 + Gọi HS đọc cả bài
 + GV chia đoạn : 4 đoạn
*Đoạn1: từ đầu  khách quý
*Đoạn 2: Y-Hoa  nhát dao
*Đoạn 3: Già Rok  cái chữ nào
*Đoạn 4 : còn lại
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc những từ ngữ : Y Hoa, già Rok
 + HS đọc chú giải và giải nghĩa từ
+ GV đọc diễn cảm toàn bài.
 b) Tìm hiểu bài:
*Đoạn1 :gọi hs đọc đoạn 1
- H: Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì ?
 + Đoạn2 :cho hs đọc thầm đoạn 2
- H : Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào ?
+ Đoạn 3-4 –cho hs đọc 
H : Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí “cái chữ”?
H: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
 ( hs khá, giỏi)
 H. Nội dung bài cho biết gì?
c/Đọc diễn cảm:
-GV hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ đoạn 3 , GV đọc mẫu 
 - Cho HS thi đọc diễn cảm
Gv nhận xét .
5/Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học
HS về nhà đọc bài Về ngôi nhà đang xây .
 -hát
 -2 hs đọc
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc –Cả lớp đọc thầm
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- 4 HS nối tiếp đọc đoạn.
- Hs luyện đọc
- 1 HS đọc chú giải 
- Hs luyện đọc theo cặp
- HS theo dõi
- 1 hs đọc – lớp đọc thầm
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học.
- hs đọc
- Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải thảm lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách, thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn, chém dao vào cột.
- Hs đọc thầm
- Các chi tiết: + mọi người im phăng phắc + mọi người hò reo khi Y Hoa viết xong chữ.
-Người Tây Nguyên rất ham học , ham hiểu biết. Họ muốn trẻ em biết chữ.
*Tình cảm của người tây nguyên đối với cô giáo với sự khao khát được học tập để tiến bộ
- Hs theo dõi
 - hs luyện đọc nhóm đôi
- 2 hs thi đọc
-HS nghe 
-chuẩ bị bài sau .
 ..
 Toán (tiết 71) : LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu : Giúp HS : 
 - Củng cố Qtắc cách thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân .
 - Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn . Giải được bài tập 1(a,b,c);
 bài 2(a) và bài 3.* bài 4 dành cho HS khá , giỏi .
- Gd hs tính cẩn thận , chính xác khi làm bài
 II/Phương tiện:
 III / Các hoạt động dạy- học ( 40 phút )
giáo viên
 học sinh
1/Khởi động: 
2/Kiểm tra: 
-Nêu qui tắc chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân ?
-Gọi 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính 
 82,12 : 5,2 
 - Nhận xét,sửa chữa .
3/ Bài mới : Giới thiệu bài : 
4/Hoạt độngchính : 
 * Bài 1(a,b,c):gọi hs nêu y/c bt
 y/c hs nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân
-GV theo dõi giúp đỡ HS yếu .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2(a): Gọi hs nêu y/c bt
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
-Cho hs làm bài 
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3: Gọi HS đọc đề .
? Bài toán cho biết gì? hỏi gì?
gv tt: 5,2l: 3,952kg
 ?l: 5,32kg
Cho hs làm bài
-Nhận xét ,sửa chữa 
5/Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung 
- Hát 
- HS nêu.
-1 HS lên bảng tính .
- HS nghe .
-Lắng nghe
-1 em nêu: đặt tính rồi tính
-HS làm bài .- 2 em lên bảng làm
a) 17,5,5 3,9 b) 0,60,3 0,09
 1 9 5 4,5 6 3 6,7
 0 0 0
- 1 em nêu: Tìm X:
-hs nêu
- Gọi 1 HS lên bảng lm,cả lớp làm vào vở .
-HS làm bài .
-Mẫu : a) X x 1,8 = 72 
 X =72:1,8 
 X = 40 
- Bài 3: HS đọc đề . 
-HS làm bài - 1 em lên giải
 1 lít dàu hoả cân nặng là
 3,952:5,2=0,76(kg).
 số lít dầu hoả khi chúng cân nặng 5,32kg là: 5,32: 0,76=7(lít)
 đáp số:7 lít dầu .
Lịch sử ( tiết 15) : CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950
I/Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 - Tại sao ta quyết mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 . Ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu – đông 1950 .
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
-Gd hs lòng kính yêu Bác Hồ
II/Phương tiện: GV : - Bản đồ Hành chính Việt Nam ( để chỉ biên giới Việt – Trung )
 - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 .
 - Tư liệu về chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 .
III/Các hoạt động dạy- học ( 35 phút ) .
giáo viên
học sinh
1/Khởi động: 
2/Kiểm tra: “ Thu – đông 1947 , Việt Bắc “ Mồ chôn giặc Pháp “
+ Tại sao căn cứ Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của Pháp .?
 - Nhận xét – ghi điểm
3/Bài mới : Giới thiệu bài : “ Chiến thắng biên giới thu - đông 1950 
4.Hoạt động chính:
 a) Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp .
 - GV kể kết hợp giải nghĩa từ mới . 
 - Gọi 1 HS kể lại .
 Làm việc theo nhóm .
+ N.1 :Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ?
+ N.2 :Vì sao quân ta chọn cụm cứ điểm Đông Khuê làm điểm tấn công để mở màng chiến dịch ?
+ N.3 : Nếu không khai thông biên giới thì cuộc kháng chiến của nhân dân ta sẽ ra sao?
c) : Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp .
-Y/c hs đọc SGK" sáng 16/9...phải rút chạy" và kể lại cuộc tấn công của quân ta vào quận cứ điểm đông khê
 ? Trận đánh tiêu biểu nhất trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 diễn ra ở đâu ? Hãy tường thuật lại trận đánh ấy ( Có sử dụng lược đồ )
- Nêu điểm khác chủ yếu nhất của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch biên giới thu-đong 1950 . 
- Tấm gương chiến đấu dũng cảm của anh LaVăn Cầu thể hiện tinh thần gì ? 
- Hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới gợi cho em suy nghĩ gì ? 
 - Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950
5/Củng cố-dặn dò : 
- Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau “ Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới ”
- Hát 
- vì các cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta ở đó 
- HS nghe .
- 1 HS kể lại .
 - N.1 : Nhằm phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch , khai thông biên giới 
- N.2 : Vì mất Đông Khuê quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập .
- N.3 : Cuộc kháng chiến của chúng ta sẽ bị cô lập dẫn đến thất bại .
- Hs đọc , quan sát hình và thảo luận
- Thu-đông 1950 ở Biên giới Việt Trung , tập trung tại đường số 4 .HS tường thuật lại trận đánh .
- Thu-đông 1950 ta chủ động mở chiến dịch .
- Thể hiện tinh thần yêu nước , chiến đấu dủng cảm .
- Bác Hồ ung dung , với tư thế của một vị Tổng tư lệnh tối cao tại mặt trận , tư thế của người chiến thắng .
- Ta chủ động đánh địch & giành thắng lợi , phá thế bao vây của địch , nối liền quan hệ quốc tế giữa ta với các nước bạn 
- HS lắng nghe .
 .
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ ( tiết 15) : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I/ Mục tiêu : - Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày dúng hình đoạn văn xuôi.
 - Làm được BT (2) b, hoặc BT (3) b.
 - Gd hs tính cẩn thận khi viết bài
 II/Phương tiện: 
 - Bốn từ giấy khổ lớn cho các nhóm làm bài tập 2b . 
 - Bảng phụ viết sẵn những câu văn có tiếng cần điền trong bài tập 3b 
 III/ Hoạt động dạy và học ( 35 phút ) .
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
1/Khởi động
2/ Kiểm tra: HS lên bảng làm bài tập 3b
 Gv nhận xét- gđ
3/ Bài mới :Giới thiệu bài 
4/Hoạt động chính:
a/ Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Gv đọc đoạn viết
-Cho HS đọc đoạn cần viết trong bài” Buôn Chư Lênh đón cô giáo”
? Nội dung đoạn văn trên nói gì?
-Cho HS luyện viết các từ có chữ dễ viết sai : Y Hoa , trải , .
-Gv nhận xét- sửa sai
+Cho hs đọc lại từ vừa luyện viết
*Gv đọc bài lần 2- hd cách trình bày
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết ( Mỗi câu3lần )
-GV nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
-GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
+ Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi .
*Gv chấm bài 1 số em
b)  ... o, bánh kẹo) ; các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây, tre đan, tranh thêu,; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,) ; hàng thuỷ sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp,) 
-Lắng nghe
- 2 HS lên bảng chỉ .
+ HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi các điều kiện mà nhóm mình tìm được .
+Nước ta có nhiều lễ hội truyền thống ; nhiều danh lam thắng cảnh lịch sử , di tích lịch sử ; có các di sản thế giới
+ Nhu cầu du lịch của nhân dân tăng ; có các vườn quốc gia ; các loại dịch vụ du lịch được cải thiện .
+ Các trung tâm du lịch lớn của nước ta là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, vũng Tàu,
-HS nghe .
-Thương mại là nghành thực hiện mua bán.....
 .
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2011
Kĩ thuật ( tiết 15) : LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I/Mục tiêu: 
 - Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
 - Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
-Gd hs có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi ở gia đình
II/Phương tiện :tranh ảnh
III/Các hoạt động dạy- học ( 35 phút ) .
1/Khởi động:
2/Bài cũ
3/Bài mớiGt bài: lợi ích của việc nuôi gà
 4/Hoạt động chính : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà
Y/c hs đọc nội dung sgk- quan sát hình a, b, c, thảo luận nhóm theo câu hỏi
?Hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà?
?Nuôi gà đem lại những lợi ích gì?
?Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà
Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Gv nhận xét- bổ sung và giải thích
?Ơ gia đình em có nuôi gà không?
?Nuôi gà đem lại lợi ích gì cho gia đình em?
?Cần làm gì để gà chóng lớn và tránh dịch bệnh ?
Cho hs đọc ghi nhớ sgk
5/Củng cố- dặn dò: Nhận xét- tuyên dương
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
Hát
- Hs theo dõi
Hs làm việc theo nhóm 4
Nhóm trưởng điều khiển cho các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu
 Đại diện nhóm trình bày kết quả- các nhóm khác nhận xét bổ sung
-Các sản phẩm của nuôi gà: thịt ,trứng ....
Ích lợi của việc nuôi gà
-Gà lớn nhanh có khả năngđẻ nhiều trứng
-Cung cấp thịt, trứng làm thực phẩm hàng ngày
-Cung cấp nguyên liệu cho công việc chế biến thực phẩm
-Đem lại thu nhập kinh tế chủ yếu cho gia đình
-Nuôi gà tận dụng nguồn thức ăn sẵn có
-Cung cấp phân bón cho trồng trọt
- Thịt gà đóng hộp, làm chả...
Nhiều hs trả lời
- Cung cấp thịt trứng....
-Chăm sóc gà cẩn thận, chú ý phòng dịch cho gà
- Hs nêu
 .
 Tập làm văn ( tiết 30) : LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động )
I / Mục tiêu : - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1).
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2).
- GD hs ý thức viết văn hay, sinh động
 II/ Phương tiện: 
 - Một số tranh ảnh về những người bạn , những em bé .
 - 02 tờ giấy khổ to cho HS lập dàn ý làm mẫu .
 III/ Hoạt động dạy-học ( 40 phút ) .
GV
HS
1/ Khởi động
2/Kiểm tra : 2 HS
GV chấm đoạn văn tả hoạt động của 1 người đã được viết lại .
3 / Bài mới :Giới thiệu bài :
4/Hoạt động chính:
 a/luyện tập:
* Bài tập1 :Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-GV nhắc lại yêu cầu và lưu ý HS ngoài tả hành động là trọng tâm , các em có thể tả thêm về ngoại hình .
-GV đưa tranh ảnh sưu tầm được về em bé , về những người bạn .
-Cho HS chuẩn bị dàn ý vào vở .
-Cho HS trình bày dàn ý trước lớp .
-GV nhận xét , bổ sung hoàn thiện dàn ý .
* Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu bài tập 
- GV nhắc lại yêu cầu .
- Cho HS làm bài và trình bày kết quả 
- Cho HS đọc lại đoạn văn .
- GV nhận xét , khen học sinh viết tốt 
- GV đọc cho HS nghe bài Em Trunng của tôi để các bạn tham khảo .Nhắc HS chú ý đặc biệt đoạn tả hoạt động của em bé Trung trong bài văn .
5 / Củng cố dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại đoạn văn .
-Tiết sau kiểm tra viết : ( Tả người )
- hát
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh ảnh .
- HS chuẩn bị dàn ý vào vở 
(2 HS trình bày giấy khổ to ).
-HS trình bày trước lớp .
-Lớp nhận xét .
-HS trình bày trên giấy khổ to .
Ví dụ : Cu tí của em đang tuổi tập nói, tập đi
 -Cu bụ bẫm, đễ thương, mái tóc ngắn và thưa. Hai má phúng phính, cái miệng nhỏ hay cười.Chân tay trắng nõn nhiều ngấn....
 Cu tí rất dễ thương...
- 1HS đọc . cả lớp đọc thầm SGK 
- HS lần lượt giới thiệu .
- HS làm bài và trình bày kết quả.
- HS lần lượt đoạn văn.
- Lớp nhận xét .
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
-Lắng nghe
Toán ( tiết 75 ) : GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
 I/Mục tiêu : Giúp HS : 
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Bài tập cần làm: bài 1, bài 2(a,b) và bài 3 .
 - Giáo dục học sinh độc lập suy nghĩ khi làm bài . 
II/ Phương tiện :
 III/Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
giáo viên
 học sinh
1/Khởi động: 
2/Kiểm tra : 
-Nêu cách tìm tỉ số phần trăm?
- Nhận xét.
3/Bài mới : Giới thiệu bài : Giải toán về tỉ số phần trăm
4/Hoạt động chính : 
 *:HD HS giải toán về tỉ số phần trăm 
- Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 và 600 .
+ Gọi HS đọc ví dụ SGK ,GV ghi tóm tắt lên bảng :
 Số HS toàn trường :600
 Số HS nữ :315
+Viết tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường .
+Tìm thương của tỉ số này .
+Nhân thương với 100 , viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được .
+Thông thường ta viết gọn cách tính như sau : 315 : 600 = 0,525 = 52,5 %
+ Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số 315 và 600 ta làm thế nào ?
+ GV ghi bảng qui tắc .
+Gọi vài HS nhắc lại .
* : Áp dụng vào giải bài toán có nội dung tỉ số phần trăm 
+ Gọi HS đọc bài toán SGK .
+ GV giải thích thêm: Khi 80 kg nước biển bốc hơi hết thì thì thu được 2,8 kg muối . Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển .
+ HD -HS áp dụng vào qui tắc trên để giải bài toán .
+Gọi HS lên bảng ,cả lớp làm vào giấy nháp .
+GV kết luận .
b/Thực hành :
Bài 1:Gọi hs nêu y/c bài tập
- Cho HS làm vào vở rồi nêu miệng kết quả 
- Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 2(a,b): Gọi hs nêu y/c bài tập
- GV phân tích mẫu :Tính 19:30 dừng lại ở 4 chữ số ở phần thập phân của thương , 0,6333= 63,33%
- Chia lớp làm 2 nhóm ,mỗi nhóm làm 1 bài đại diện nhóm trình bày kết quả .
-Nhận xét ,sửa chữa .
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề .
-Cho HS thảo luận theo cặp .
-GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng .
-Gọi đại diện 1 cặp lên trình bày kết quả.
-Nhận xét ,sửa chữa .
5/Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- Hát
- Lập tỉ số, viết thành tỉ số phần trăm
 - HS nghe .
+1HS đọc ,cả lớp nghe .
- 315 : 600 .
- 315 : 600 = 0,525 
- 0,525 x 100 :100 = 52,5:100 
 = 52,5%
+Tìm thương của 315 và 600 .
+Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích tìm được .
- HS theo dõi .
+Vài HS nhắc lại .
+ 1HS đọc ,cả lớp đọc thầm .
+ HS nghe .
+ HS đọc thầm qui tắc .
+ HS giải .
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là :
 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5 %
 ĐS : 3,5 %
+HS nghe .
-Viết thành tỉ số phần trăm(theo mẫu )
HS làm .
Kết quả : 0,3 = 30% ; 
 0,234 = 23,4%
 1,35 = 135%
-HS theo dõi .
-Tính tỉ số phần trăm của 2 số (theo mẫu 
-HS theo dõi .
- Hs làm bài
-Đại diện nhóm trình bày kết quả .
N1 45 :61=0,7377= 73,77%
N2 : 1,2:26 = 0,0461 = 4,61%
-HS đọc đề .
-Từng cặp thảo luận .
-HS nghe .
 Tỉ số phần trăm cuả số HS nữ và số HS cả lớp là : 
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52 %
 ĐS : 52%
 ..........................................................................
 Khoa học( tiết 30) : CAO SU
I/Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết:
 - Nhận biết được một số tính chất của cao su.
 - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 -Gd hs bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su
II/Phương tiện:Hình Trang 62,63 SGK.
 - Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây thun 
III/Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).
giáo viên
học sinh
1/Khởi động:
2/Kiểm tra : “Thuỷ tinh”
+ Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.
 - Nhận xét- ghi điểm .
3Bài mới : Giới thiệu bài : Cao su.
 4/Hoạt động chính : 
 a) Thực hành.
+ Y/c hs quan sát hình 1, 2 SGK và vốn hiểu biét của mình: kể tên một số đò dùng làm bằng cao su mà em biết?
Gv nhận xét về các đồ dùng làm bằng cao su
 *Y/c hs làm việc theo nhóm 6: mỗi nhóm sẽ tiến hành 
- Bước 1:Làm việc cá nhân.
-
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
+ Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+ Ngoài tính đàn hồi tốt , cao su còn có những tính chất gì?
+Cao su được sử dụng để làm gì?
+Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?
Kết luận: về tính chất, công dụng và cách bảo quản cao su
Gọi HS đọc bạn cần biết Tr. 63 SGK.
 5/Củng cố- dặn dò : - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau: “Chất dẻo” 
- Hát 
-Trong suốt, không gỉ, không hút ẩm. Dùng làm bóng đèn, bóng đèn điện, lọ chai
- HS quan sát và trả lời
H1: ủng, cục tẩy, nệm
H2: săm, lốp ô tô
Ngoài ra còn :dây su, bóng cao su
-Các nhóm làm thực hành theo chỉ dẫn Trang 63 SGK.
-Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình:
+ Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà,ta thấy quả bóng nảy lên.
+ Kéo căng sợi dây cao su, hỏi sợi dây gian ra. Khi buôn tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
-Có 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo
-Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác
-Dùng làm săm lốp,làm chi tiết của một số đồ điện, máy móc
-Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.Không để các hoá chất dính vào cao su.
-Lắng nghe
-HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết Tr.63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài.
 .............................................................................
SINH HOẠT TUẦN 15
 I./Mục tiêu:
 - Giúp HS thấy được ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua.
 - Giáo dục các em có nề nếp trong sinh hoạt tập thể, có tinh thần phê và tự phê.
 - Rèn cho các em thực hiện tốt nội quy trường, lớp.
 II./ GV nhận xét tuần 15
 Học tập : 
 - Thực hiện đúng chương trình tuần 15
 - Đây đã là ngày mùa mà các em đi học đều không vắng đó là đều rất đáng khen .
 -Hầu hết là các em làm đầy đủ bài tập ở nhà ,học thuộc bài
 - Nề nếp ra vào lớp tốt .
 - Rất nhiều em có chiều hướng tiến bộ 
 Lao động: 
 -Vệ sinh sạch sẽ .
 - Các tổ chăm sóc cây rất tốt.
 III/Công tác tuần 16 : 
 -Thực hiện chương trình tuần 16 
 -Tiếp tục duy trì nề nếp học tập 
 - Cần đi học đúng giờ và duy trì sĩ số lớp .
 - Các em cần đem đúng các loại sách vở HS và bao bọc cẩn thận .
 - Một số em còn chậm cần khắc phục .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Haydoc.doc