Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).

- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.

 

docx 21 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2021
Chính tả ( nghe - viết )
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON 
I. MỤC TIÊU:
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả : “Người mẹ của 51 đứa con.”
2. Làm đúng bài tập ôn mô hình cấu tạo vần.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad, điện thoại...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động 
- GV điểm danh
 - Tìm từ ngữ chứa các tiếng rây/ dây/ giây -> Viết nháp nêu miệng.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn chính tả 
- GV đọc mẫu lần 1
- Đoạn văn nói về ai?
+ GV đọc và đưa màn hình: Quảng Ngãi, bươn chải, cưu mang, bận rộn
+ Vì sao Quảng Ngãi viết hoa?
+ GV đọc
3. Viết chính tả 
- Nhắc lại tư thế ngồi .
- GV đọc.
4. Nhận xét- chữa 
- GV đọc lại bài viết.
- GV nhận xét bài.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả 
* Bài 2/166:
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
6. Củng cố 
- Nhận xét tiết học
- Đánh giá về NL, PC.
- HS đọc thầm theo SGK
- HS bật míc trả lời
- Tập viết chữ ghi tiếng khó:
- HS phân tích:
+ bươn ( b - ươn - thanh ngang )
+ chải ( ch - ai - thanh hỏi )
+ cưu ( c - ưu - thanh ngang )
+ rộn ( r - ôn - thanh nặng )
- Tên địa danh.
+ HS đọc lại từ
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát lỗi 
- HS ghi số lỗi ra lề (bằng bút chì)
- HS chữa lỗi
-1 HS đọc yêu cầu
-1 HS đọc mô hình cấu tạo vần + mẫu
- Kẻ mô hình, làm bài vào vở.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ 
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
- Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad, điện thoại
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động 
 - Đặt một câu miêu tả dáng đi của một người. HS làm ra nháp. Nêu miệng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn thực hành 
* Bài 1/166 
- Trong Tiếng Việt có những kiểu cấu tạo từ ntn?
- Nhận xét, chốt ý đúng
+ Từ đơn: hai, bước đi, trên, cát, ánh, biển 
+ Từ ghép: cha con, mặt trời, chắc nịch 
+ Từ láy: rực rỡ, lênh khênh.
-Thế nào là từ đơn? Từ phức? Từ phức gồm những loại nào ?
* Bài 2/167 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: 
a. đánh...là một từ nhiều nghĩa 
b. trong...là những từ đồng nghĩa với nhau c. đậu... là những từ đồng âm
- Những từ ntn được gọi là từ đồng nghĩa? đồng âm? nhiều nghĩa?
* Bài 3/167 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Từ đồng nghĩa với tinh ranh: tinh nghịch, tinh khôn, ranh mãnh, ranh ma, khôn ngoan ...
+ Từ đồng nghĩa với từ êm đềm: êm ả, êm ái, êm dịu, êm ấm ...
- Vì sao nhà văn lại chọn từ in đậm mà không chọn từ đồng nghĩa ?
* Bài 4/167 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: 
a. Có mới nới cũ 
b. Xấu gỗ, tốt nước sơn 
c. Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu
- Giải thích các thành ngữ đó.
- 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK.
- Làm bài cá nhân vào VBT.
- Phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS phát biểu.
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở.
- HS trình bày, chia sẻ.
- Nhận xét, góp ý
- HS nêu
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm VBT
- Chia sẻ, trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
-Từ in đậm đúng nghĩa với nội dung đoạn văn nhất, phù hợp nhất.
- Nêu yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- Phát biểu.
- HS giải thích ->1 HS đọc lại
3. Củng cố, dặn dò (2- 4’)
- Nhận xét khả năng tương tác của HS.
- Đánh giá về NL, PC. 
Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2021
Toán 
TIẾT 82: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức thực hiện phép tính.
- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho HS kĩ năng thực hiện phép tính, chuyển đổi đơn vị đo diện tích, kĩ năng giải toán có lời văn.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tự tin, giải toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi. máy tính, ipad, điện thoại..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HĐ 1: Khởi động .
	- GV điểm danh HS
- Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm thế nào?
 	- Trong bảng đơn vị đo diện tích hai đơn vị liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét.
2. HĐ 2: Luyện tập và thực hành 
* Bài 1/80: 
- HS nêu yêu cầu. HS làm nháp
- Hỏi: Để chuyển phân số thành số thập phân em làm như thế nào?
(HS trả lời theo các cách khác nhau).
- GV chốt 3 cách làm 
* Bài 2/80: 
- HS nêu yêu cầu. HS làm vở. Chia sẻ bài làm của mình.
- Nêu tên thành phần chưa biết ? 
- Chốt : Nêu cách tìm thừa số , số chia ?
* Bài 3/80: 
- HS nêu yêu cầu. HS làm vở 
- HS chia sẻ, nhận xét.
- Muốn tìm giá trị số % của 1 số ta làm ntn?
* Bài 4/80: 
- Học sinh đọc đề bài, tự chọn phương án đúng khoanh vào sách .
- Học sinh nêu đáp án mình chọn, giải thích vì sao?
 - GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
 - Tuyên dương HS.
- Chốt : Hai đơn vị đo diện tích liên tiếp gấp kém nhau bao nhiêu lần ? 
HĐ 3: Củng cố và dặn dò 
- Nêu những kiến thức đã được luyện tập trong bài.
- Đánh giá về NL, PC.
- Nhận xét khả năng tương tác của HS.
Đạo đức
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
I. MỤC TIÊU: Học xong bài, HS biết: 
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác. 
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày. 
- Đồng tình với những người biết hợp tác những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh. 
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
- Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Cá nhân làm việc
- Động não.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Máy tính, ipad, điện thoại..
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: 
* Vì sao những người phụ nữ lại được kính trọng?
- HS bật míc trả lời
* Giới thiệu bài: 
2. Bài mới :
a. HĐ 1: Tìm hiểu tranh / 25 
* Mục tiêu: HS biết 1 biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh. 
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát tranh /25 và thảo luận câu hỏi nêu dưới tranh.
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm. 
- Gọi đại diện các nhóm trình bày. 
+ Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh?
- HS trình bày. 
+ ... Các bạn tổ 2 biết cùng nhau làm công việc chung... các bạn tổ 1 không biết cùng nhau làm công việc chung ...
+ Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi tổ sẽ như thế nào?
+ ... Cây ở tổ 2 được trồng ngay ngắn, thẳng hàng...
* Kết luận: Các bạn tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người giữ cây, người lấp đất, người rào cây... Để cây trồng được ngay ngắn thẳng hàng cần được phối hợp với nhau. Đó là 1 biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. 
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- 2 - 3 HS đọc ghi nhớ.
b. HĐ 2: Bài 1/SGK 26 
* Mục tiêu: Nhận biết được 1 số việc làm cụ thể thể hiện sự hợp tác. 
* Cách tiến hành:
- Y/c HS suy nghĩ cá nhân bài 1. 
- Gọi HS trình bày. 
- HS suy nghĩ
- HS trình bày.
* Kết luận: Nêu ý đúng bài 1a, d, đ.
c. HĐ 3: Bài 2/26 SGK 
* Mục tiêu: HS biết phân biệt những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
* Cách tiến hành:
- Dùng thẻ màu để nêu ý kiến tán thành hay không tán thành. 
- Yêu cầu HS giải thích lí do.
- HS nêu ý kiến bằng cách giơ thẻ màu. 
- Giải thích.
* Kết luận: tán thành a, d. 
d. HĐ 4: Làm bài tập 3 ( sgk trang 26) 
1. Mục tiêu: HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm có liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
2. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS suy nghĩ theo yêu cầu của bài tập 3.
- HS trình bày kết quả: Việc làm của bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng; Bạn Long trong tình huống b là chưa đúng.
- Yêu cầu một vài HS giải thích lí do.
- Giải thích.
- Nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận: Chốt lời giải đúng.
e. HĐ 5: Xử lý tình huống ( Bài tập 4/ 27)
1. Mục tiêu: HS biết xử lý một số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
2. Cách tiến hành:
- Giao nhiệm vụ cho cả lớp.
- Làm việc cá nhân
- HS trình bày: Phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau; Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang theo những đồ dùng cá nhân nào ...
- Nhận xét, bổ sung.
3. Kết luận: Khen các bạn có cách giải quyết hay.
g. HĐ 6: Làm bài tập 5 ( Sgk trang 27)
1. Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hằng ngày.
2. Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân bài tập 5 
- Làm bài tập.
- Một số HS trình bày. 
- Nhận xét.
3. Kết luận: Nhận xét về những dự kiến của HS.
* Các hoạt động tiết 2 học sinh làm vào buổi chiều.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét khả năng tương tác của HS.
- Đánh giá về NL, PC.
 Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2021
Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ CÂU
I- MỤC TIÊU: 
 	1. Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
 	2. Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể; xác định đúng các thành phần CN, VN, TN trong từng câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính, Ipad...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
- Lấy VD về từ đồng nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa. 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
- GV nêu MĐYC của tiết học.
b. Thực hành 
Bài 1/171:
- Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
- Tương tự với câu kể, câu cầu khiến, câu cảm?
- GV chốt đáp án đúng.
Bài 2/171:
- Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong kiểu câu đó trả lời cho câu hỏi nào?
- GV nhận xét - chữa bài, chốt các kiểu câu kể.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét khả năng tương tác của HS.
- Tuyên dương HS làm bài tốt.
- 3 HS trả lời
- Nhận xét
 - HS nghe
- 1 HS đọc to bài, cả lớp đọc thầm theo
- HS trả lời
- HS làm cá nhân, ghi kết quả ra nháp theo mẫu:
 Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu
- Chia sẻ bài làm ->nhận xét - bổ sung 
- Đọc yêu cầu của bài 
- 1 HS đọc to đoạn " Quyết định độc đáo "
- HS nêu 3 kiểu : Ai là gi? Ai thế nào? Ai làm gì?
- Đọc thầm lại đoạn văn 
- Làm vở ô ly 
- Chia sẻ bài làm
- Nhận xét, bổ sung
Thứ năm ngày 16 tháng  ... H 
- Yêu cầu HS tự chữa lỗi của mình vào VBT
* Học tập những đoạn văn, bài văn hay:
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay, bài văn hay của của mình cho cả lớp nghe.
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
- Nhận xét khả năng tương tác của HS.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
 - 1 HS đọc
- HS đọc lại - xác định yêu cầu
- HS cả lớp cùng chữa
- HS chữa lỗi vào VBT
- HS nghe, thảo luận tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn đó.
- Mỗi HS chọn một đoạn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn.
Khoa học
XI MĂNG + THỦY TINH
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết:
- Nhận biết được tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát, nhận biết xi măng và công dụng của xi măng
- Phát hiện ra một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
- Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
1. GV: Power point, máy tính
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- Hãy kể tên những đồ gốm mà em biết?
- Lọ hoa, bát đĩa, ấm chén, khay đựng hoa quả, tượng, chậu cây cảnh, nồi đất, lọ lục bình ...
- Hãy nêu tính chất của gạch, ngói?
- Xốp, có những lỗ nhỏ li ti, dễ vỡ.
- Gạch ngói được làm bằng cách nào?
- Làm bằng đất sét nung ở nhiệt độ cao.
- GV nhận xét
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: HS kể được tên một số nhà máy xi măng ở nước ta.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Ở địa phương em, xi măng được dùng để làm gì?
- Trộn vữa xây nhà
- Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta? Các em có biết ở Hải Phòng có nhà máy xi măng nào không?
- Xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên, Hà Giang, Hải Phòng...
* Bước 2: 
- HS bật mic trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 / 58
- Hình 1b là xi măng chưa đóng bao...
=> Kết luận: Ở nước ta có rất nhiều núi đá vôi nên có rất nhiều nhà máy xi măng mọc lên ở nhiều nơi...
* Hoạt động 3: Thực hành xử lý thông tin 
* Mục tiêu: Giúp HS kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng. Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Yêu cầu HS đọc thầm thông tin và trả lời câu hỏi trang 59 sách giáo khoa
- Đọc thầm thông tin, trả lời câu hỏi
- Quan sát giúp đỡ HS
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS bật mic trình bày
- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
=> Kết luận: Xi măng được dùng làm vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm của xi măng được sử dụng rộng rãi ....
* Hoạt động 4: Quan sát
* Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Quan sát
- Yêu cầu HS quan sát hình/ 60. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa/ 60
- Kể tên
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Trong số đồ dùng trong gia đình có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng mà em biết?
- Dựa vào thực tế em thấy thuỷ tinh có tính chất gì?
- Nếu thả chiếc cốc thuỷ tinh xuống sản nhà thì điều gì sẽ xảy ra? Tại sao?
- Mắt kinh, bóng điện, chai, lọ, li, cốc, chén, cửa sổ, lọ đựng thuốc thí nghiệm, lọ hoa, màn hình ti vi, vật lưu niệm...
- Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu rất dễ vỡ, không bị gỉ
- Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Thuỷ tinh trong suốt, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Chúng thường được dùng để sản xuất chai, li, bóng đèn, kính đeo mắt, kính xây dựng ...
* Hoạt động 5: Thực hành xử lý thông tin ( 15 - 17’)
* Mục tiêu: Giúp HS: Kể tên được các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh. Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi/ 61 sách giáo khoa
- HS suy nghĩ
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS trình bày
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Thủy tinh được chế tạo bằng cách đun nóng chảy cát trắng và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn. Loại thuỷ tinh chất lượng cao ....
- Mục bạn cần biết/ 61 -> 3 - 5 HS đọc
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò ( 1- 2’)
- HS tự đánh giá, nhận xét
- GV nhận xét, đánh giá.
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2021
 Toán
TIẾT 85. HÌNH TAM GIÁC.
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Nhận biết 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm hình tam giác.
3. Năng lực cần phát triển:
- Hình thành và phát triển các năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, trình bày vấn đề, năng lực giao tiếp và hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
1. GV: Power point, máy tính
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. KTBC: (3-5’)
- HS làm bảng con: Tìm 1 số biết 9% của số đó là 152
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- GV nhận xét.
2. Dạy học bài mới: (13-15’)
2.1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác 
- GV vẽ hình tam giác ABC như SGK.
- Nêu tên các cạnh, các đỉnh, các góc của hình tam giác đó? Vậy hình tam giác đó có mấy góc, mấy đỉnh, mấy cạnh?
- Vậy thế nào là 1 hình tam giác?
- GV kết luận: hình tam giác ABC có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
2.2. Giới thiệu 3 dạng hình tam giác 
- GV giới thiệu 3 dạng: Hình tam giác có 3 góc nhọn; hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn; hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn
- GV vẽ lên bảng một số hình tam giác trong đó có đủ 3 dạng trên và yêu cầu HS nhận dạng từng hình.
- GV giới thiệu: Dựa vào các góc của các hình tam giác, người ta chia các hình tam giác làm 3 dạng hình khác nhau đó là :
+ Hình tam giác có 3 góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc tù và hai góc nhọn.
+ Hình tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn.
- Thế nào là 1 tam giác vuông?
- Lưu ý: Góc đỉnh được tạo bởi 2 cạnh liền kề
2.3. Giới thiêụ đáy và đường cao của tam giác.
- Kẻ đường cao AH xuống đáy BC? 
- Chia sẻ cách vẽ đường cao AH. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
- Nêu đáy và đường cao của tam giác?
- Vậy đặc điểm của đường cao là gì?
-> Trong tam giác ABC có BC là đáy, AH là đường cao tương ứng với đáy BC, độ dài AH là chiều cao của tam giác.
- Yêu cầu HS dùng ê ke kiểm tra đường cao của 3 dạng: Hình tam giác có 3 góc nhọn; hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc nhọn; hình tam giác có 1 góc vuông và 2 góc nhọn.
- Nêu cách vẽ đường cao của 1 tam giác? (Tam giác có 3 góc nhọn; 1 góc tù; 1 góc vuông)?
3. Luyện tập thực hành (18-20’)
* Bài 1/ 86: Bảng con (4-5’)
Kiến thức: Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Chốt: Hình tam giác có những đặc điểm gì?
- GV nhận xét năng lực tư duy, trình bày vấn đề, giao tiếp của HS.
* Bài 2 / 86: Vở (6-7’)
Kiến thức: Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác, dùng ê ke kiểm tra các chiều cao trong tam giác.
- Chốt: Vì sao biết DK là đường cao... Nêu đặc điểm của đường cao? Nêu cách vẽ chiều cao của 1 hình?
- GV nhận xét năng lực tư duy, trình bày vấn đề, giải quyết vấn đề của HS.
* Bài 3/86: Nháp (7-8’)
Kiến thức: So sánh diện tích của các hình dựa vào đếm số ô vuông trên mỗi hình
- Chốt: Muốn so sánh diện tích hình tam giác em dựa vào đâu? 
- GV nhận xét
* Dự kiến sai lầm của học sinh 
- Với tam giác có góc tù HS kẻ chiều cao trong hình tam giác
4. Củng cố: (2’)
- Nêu đặc điểm của hình tam giác? Có những loại tam giác nào?
- GV nhận xét 
- Vẽ hình tam giác vào vở nháp. 
+ 3 góc nhọn ;
+ 1 góc tù 2 góc nhọn ;
+ 1 góc vuông 2 góc nhọn.
- HS nêu
- HS nhắc lại.
- HS thực hành nhận biết 3 dạng hình tam giác.
- HS nêu
- HS vẽ. 
- Nêu cách vẽ: Từ đỉnh A, vẽ đường vuông góc.....
- HS nêu
- HS nêu
- HS dùng ê ke kiểm tra để thấy đường cao luôn vuông góc với đáy. 
2 điều kiện: Xuất phất từ 1 đỉnh và vuông góc với cạnh đối diện
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp – chia sẻ, nhận xét 
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở
- HS chia sẻ bài, nhận xét, chữa bài
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp 
- HS chia sẻ, nhận xét, chữa bài
- Dựa đếm số ô vuông
- HS nêu
- HS tự đánh giá, nhận xét 
Tiếng Việt
ÔN TẬP (Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU:
- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
- Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ HK1 của sách Tiếng Việt 5, tập một, (phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học thuộc chủ điểm: Giữ lấy màu xanh.
- Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc, nêu dẫn chứng minh họa cho nhận xét đó.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thu thập xử lí thông tin (lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Trao đổi nhóm nhỏ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV: Power point, máy tính
2. HS: Bảng con, giấy nháp, vở viết, thiết bị học, phần mềm Teams.
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Giới thiệu bài (1-2’)
- Nêu mục đích của tiết học 
2. Ôn các bài tập đọc, học thuộc lòng (12-14’)
- GV cho HS nêu tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17
- GV nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập (16-18’)
* Bài 2/173: Kĩ thuật nhóm (8-9’)
- Đọc thầm, xác định yêu cầu của bài?
- Cần thống kê những bài tập đọc theo nội dung nào? 
- Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Giữ lấy màu xanh?
- GV lưu ý cách lập bảng thống kê: có đủ cột, mục.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
* Bài 3/173: VBT (8-9’)
- Đọc thầm xác định yêu cầu của bài?
- Yêu cầu làm bài cá nhân? 
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò: (2- 4’)
- GV nhận xét 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị tiết sau.
- HS nêu tên các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17
- HS chọn bài đọc, đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS khác nhân xét bạn đọc và đặt câu hỏi cho bạn.
- HS đọc thầm, xác định yêu cầu
- Tên bài, tác giả, thể loại. 
- HS nối tiếp nhau trả lời
- HS làm bài vào vở bài tập
- HS đọc thầm, xác định yêu cầu
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chia sẻ bài, đọc bài làm của mình, HS khác nhận xét.
- HS tự nhận xét, đánh giá
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 10 tháng 12 năm 2021
Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_15_nam_hoc_2017_2018_ho_thi_hai.docx