- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta.
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
Thứ hai ngày tháng năm 2021 Tập đọc BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn . - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo. - Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : Chư Lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rock - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: buôn, nghi thức, gùi... *Cách tiến hành: HĐ cả lớp - Cho HS đọc toàn bài, chia đoạn - Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 - 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......khách quý ? + Đoạn 2: Tiếp...chém nhát dao. + Đoạn 3: Tiếp..... xem cái chữ nào. + Đoạn 4: Còn lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc - HS theo dõi. 2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). *Cách tiến hành: - Cho HS đọc bài, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì? + Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? + Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào? + Tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? Lưu ý: - Đọc đúng: M1, M2 - Đọc hay: M3, M4 - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động, chia sẻ trước lớp + Cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học. + Người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình, họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ, mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy: - Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - Người Tây Nguyên rất quý người, yêu cái chữ. 3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: HĐ cá nhân - cả lớp - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài - Tổ chức HS đọc diễn cảm + Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét - HS nghe, tìm cách đọc hay - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Em học tập được đức tính gì của người dân ở Tây Nguyên ? - Đức tính ham học, yêu quý con người,... - Nếu được đến Tây Nguyên, em sẽ đi thăm nơi nào ? - HS nêu Đạo đức TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Biết được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. *GDKNS: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với phụ nữ. - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ. - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Tôn trọng người phụ nữ và các bạn gái. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ.... - HS: SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại, thuyết trình tranh luận,... - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS trả lời câu hỏi: + Tại sao người phụ nữ là những người đáng tông trọng? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27phút) * Mục tiêu: - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Biết được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. * Cách tiến hành: HĐ1: Xử lí tình huống (bài tập 3) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận. - GV theo dõi HD. - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận: a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai. b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. Hoạt động 2: Làm bài tập 4 (sgk) - GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm. - GV kết luận: + Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ. + Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. + Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ. Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5) - GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng. - GV theo dõi, tuyên dương. - HS thảo luận theo nhóm 4. - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - HS làm việc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm báo cáo. - HS chuẩn bị theo nhóm 6. - Các nhóm lên trình bày. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình mình ? - HS nêu - Cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ. - HS nghe và thực hiện. Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn . - Rèn kĩ năng chia một số thập phân cho một số thập phân. - Bài tập cần làm: Bài1(a,b,c) bài 2(a), bài 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Gọi 1 hs nêu quy tắc chia số thập phân cho số thập phân. - Gọi 1 HS thực hiện tính phép chia: 75,15: 1,5 =...? - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài. - HS nêu quy tắc. -1HS lên bảng thưc hiện, cả lớp tính bảng con. - HS lắng nghe. - HS ghi vở 2.Hoạt động thực hành:(25 phút) *Mục tiêu: HS biết : - Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn . *Cách tiến hành: Bài 1(a,b,c): Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - GV yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS vừa lên bảng nêu rõ cách thực hiện phép tính của mình. - GV nhận xét HS. Bài 2a: Cá nhân - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét Bài 3: Cặp đôi - GV gọi HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài sau đó chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét Bài 4(M3,4): Cá nhân - Yêu cầu Hs đọc đề. Hướng dẫn dành cho HS (M3,4) - GV hỏi: Để tìm số dư của 218: 3,7 chúng ta phải làm gì? - Bài tập yêu cầu chúng ta thực hiện phép chia đến khi nào? - GV yêu cầu HS đặt tính và tính. - GV hỏi: Vậy nếu lấy đến hai chữ số ở phần thập phân của thương thì số dư của phép chia 218: 3,7 là bao nhiêu? - GV nhận xét - Cả lớp đọc thầm - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ - Kết quả tính đúng là : a) 17,55 : 3,9 = 4,5 b) 0,603 : 0,09 = 6,7 c) 0,3068 : 0,26 = 1,18 - Bài tập yêu cầu chúng ta tìm . - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ a) 1,8 = 72 = 72 : 18 = 40 - HS nghe - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS chia sẻ kết quả trước lớp. Bài giải 1l dầu hoả nặng là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) Số lít dầu hoả có là: 5,32 : 0,76 = 7 (l) Đáp số: 7l - HS làm bài cá nhân. - Chúng ta phải thực hiện phép chia 218: 3,7 - Thực hiện phép chia đến khi lấy được 2 chữ số ở phần thập phân - HS đặt tính và thực hiện phép tính - HS: Nếu lấy hai chữ số ở phần thập phân của thương thì 218: 3,7 = 58,91 (dư 0,033) 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức làm các phép tính sau: 9,27 : 45 0,3068 : 0,26 - HS làm bài 9,27 : 45 ... nghiệm:(3 phút) - Gọi 4 HS lần lượt nêu lại : nguồn gốc , tính chất , công dụng , cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su . - Về học bài và chuẩn bị bài mới : Chất dẻo - HS nghe và thực hiện - Tìm hiểu nơi nào trồng nhiều cao su ở nước ta. - HS nghe và thực hiện Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. - HS làm được bài 1, bài 2(a,b), bài 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ.... - HS : SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách chuyển từ phân số thập phân thành tỉ số phần trăm, chẳng hạn; = = 25% - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. *Cách tiến hành: * Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm. - Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 - GV nêu bài toán ví dụ - GV yêu cầu HS thực hiện + Viết tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. + Hãy tìm thương 315 : 600 + Hãy nhân 0,525 với 100 rồi lại chia cho 100. + Hãy viết 52,5 : 100 thành tỉ số phần trăm. - Các bước trên chính là các bước chúng ta đi tìm tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường. Vậy tỉ số phần trăm giữa số HS nữ và số học sinh toàn trường là 52,5%. - Ta có thể viết gọn các bước tính trên như sau : 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - Em hãy nêu lại các bước tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600. *Hướng dẫn giải bài toán về tìm tỉ số phần trăm. - GV nêu bài toán: Trong 80kg nước biển có 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - GV giải thích: Có 80kg nước biển, khi lượng nước bốc hơi hết thì người ta thu được 2,8 kg muối. Tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. - HS làm và nêu kết quả của từng bước. + Tỉ số giữa số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là 315 : 600 + 315 : 600 = 0,525 + 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 + 52,5%. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi, bổ sung ý kiến và thống nhất các bước làm như sau: + Tìm thương của 315 và 600. + Nhân thương đó với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải. - HS nghe và tóm tắt bài toán. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào bảng con Bài giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là : 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số : 3,5 % 3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Bài 1, bài 2(a,b), bài 3. *Cách tiến hành: Bài 1: Cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài và mẫu - Yêu cầu HS tự làm bài. - GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2(a,b): Cặp đôi - GV gọi HS nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi. - GV nhận xét Cách làm: Tìm thương sau đó nhân nhẩm thương với 100 và ghi kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được. Bài 3: Nhóm - GV gọi HS đọc đề bài toán. - Muốn biết số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp chúng ta phải làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài. - GV nhận xét - HS đọc đề bài - Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả 0,57 = 57% 0,3 = 30% 0,234 = 23,4% 1,35 = 135% - Bài tập yêu cầu chúng ta tính tỉ số phần trăm của hai số. -HS lên bảng chia sẻ kết quả a, 0,6333...= 63,33%. b) 45 : 61 = 0,7377...= 73,77% - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Chúng ra phải tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nữ và số học sinh cả lớp. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở Bài giải Tỉ số phần trăm của số HS nam và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số 52% 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm bài sau: Viết tỉ số phần trăm thích hợp vào chỗ chấm: 0,53 =...... 0,7 =........ 1,35 =...... 1,424 =..... - HS làm bài: 0,53 = 53% 0,7 = 70% 1,35 = 135% 1,424 = 142,4% - GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. - HS nghe và thực hiện Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI ( Tả hoạt động) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). - Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của người. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức và trác nhiệm, cẩn thận, tỉ mỉ khi quan sát. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Ảnh về em bé - HS : SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi... - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS đọc đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến. - Nhận xét ý thức học bài ở nhà - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). * Cách tiến hành: Bài 1: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài và gợi ý của bài - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - Gọi HS đọc dàn bài của mình. - GV nhận xét, chỉnh sửa Bài 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - Cho HS đọc bài của mình - GV nhận xét - HS đọc - HS tự lập dàn bài - HS đọc dàn bài Gợi ý: * Mở bài - Giới thiệu em bé định tả, em bé đó là trai hay gái? tên là gì? mấy tuổi? con ai? bé có nét gì ngộ nghĩnh đáng yêu? * Thân bài Tả bao quát về hình dáng của em bé: + thân hình bé như thế nào? + mái tóc + khuôn mặt + tay chân Tả hoạt động của em bé: nhận xét chung về em bé, em thích nhất lúc bé làm gì? Em hãy tả những hoạt động của em bé: khóc, cười, tập nói, tập đi, đòi ăn, chơi đồ chơi làm nũng mẹ, xem phim hoạt hình... * Kết bài - Nêu cảm nghĩ của mình về em bé - HS đọc bài của mình - HS đọc - HS làm bài - HS đọc bài viết của mình Ví dụ về dàn bài văn tả em bé. 1. Mở bài: Bé Lan,em gái tôi,đang tuổi tập nói tập đi. 2.Thân bài: Ngoại hình:Bụ bẫm. Mái tóc:Thưa mềm như tơ,buộc thành túm nhỏ trên đầu. Hai má: Bụ bẫm,ửng hồng, có hai lúm đồng tiền. Miệng:Nhỏ xinh luôn nở nụ cười tươi. Chân tay:mập mạp, trắng hồng,có nhiều ngấn. Đôi mắt:Đen tròn như hạt nhãn. Hoạt động: Nhận xét chung: Như là một cô bé búp bê luôn biết khóc và biết cười, bé rất lém lỉnh dễ thương. Chi tiết: Lúc chơi:Lê la dưới sàn với một đống đồ chơi,tay nghịch hết cái này đến cái khác,ôm mèo,xoa đầu cười khanh khách... Lúc xem ti vi:Xem chăm chú,thấy người ta múa cũng làm theo.Thích thú khi xem quảng cáo. Làm nũng mẹ: Không muốn ăn thì ôm mẹ khóc.Ôm lấy mẹ khi có ai trêu chọc. 3. Kết bài: Mẹ rất yêu bé Lan,.mong bé Lan khoẻ, chóng lớn. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Khi viết bài văn tả người, ta tả hình dáng xong rồi mới tả hoạt động hay tả đan xen giữa tả hình dáng và tả hoạt động ? - HS nêu - Về nhà hoàn thành đoạn văn, chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra viết. - HS nghe và thực hiện HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P) - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ
Tài liệu đính kèm: