I. Mục tiêu:
- HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
- Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn.
II. Phương pháp, phương tiện:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
- Phương tiện: Bảng phụ.
TUẦN 15 Ngày soạn: 12/12/2020 Ngày giảng: Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2020 Tiết 1: Chào cờ Chào cờ tuần 15 ------------------------∆------------------------ Tiết 2: Toán. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. II. Phương pháp, phương tiện: - Phương pháp: Luyện tập, thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 3’ 10’ 7’ 10’ 3' A. Mở đầu 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Muốn chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân ta làm thế nào? - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài. 2. Thực hành : Bài 1: Đặt tính rồi tính - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. - Quan sát, hỗ trợ HS. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Cho HS làm bài vào vở, 1HS làm bài vào bảng nhóm. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Nhận xét chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc, phân tích bài toán. - Cho HS giải BT vào vở, 1 em làm bảng nhóm. - Nhận xét bài làm - Nhận xét, chữa bài. C. Kết luận: - Hệ thống nội dung. - Nhận xét giờ học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 1- 2HS nêu quy tắc. - Lắng nghe, ghi vở. - Đọc và xác định yêu cầu của BT. - Làm bài vào bảng con, 3HS gắn bảng con lên bảng và nhận xét, chữa bài. - Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài vào vở, 1 em làm vào bảng nhóm. - Kết quả: a) x 1,8 = 72 x = 72 : 1,8 x = 40 - Đọc, phân tích bài toán. - Làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm bảng nhóm. Bài giải 1 lít dầu cân nặng số ki-lô-gam là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) 5,32kg có số lít dầu là: 5,32 : 0,76 = 7 (l) Đáp số : 7l dầu. ------------------------∆------------------------ Tiết 4. Tập đọc BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - HS phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu ND: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). II. Phương pháp - Phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận nhóm nhỏ, đàm thoại, luyện tập thực hành. - Phương tiện: Tranh minh họa. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 2’ 15’ 10’ 7’ 3' A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài và nêu nội dung bài. - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài đọc. 2. Kết nối: 2.1. Luyện đọc: - Mời 1HS đọc toàn bài. - HD chia đoạn và tiếp nối đọc đoạn; - Lưu ý HS phát âm chính xác tên riêng Y Hoa, già Rok - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn, giải nghĩa từ, đọc chú giải và luyện đọc câu dài. - HD đọc giọng phù hợp với ND các đoạn văn. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp và đọc trước lớp. - Đọc diễn cảm bài văn. 2.2. HD tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi : + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì? + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý cái chữ? + Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? + Ý nghĩa của câu chuyện là gì? 2.3. HDHS luyện đọc lại - Mời HS nối tiếp đọc bài văn. - HD cách đọc nhấn giọng, ngắt giọng, đọc mẫu đoạn 3. - Y/c HS luyện đọc theo cặp. - Mời HS thi đọc trước lớp. - HD nhận xét, đánh giá, bình chọn. C. Kết luận: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS luyện đọc; chuẩn bị bài sau. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. - 1- 2HS đọc thuộc lòng khổ thơ yêu thích trong bài Hạt gạo làng ta và nêu nội dung bài đọc. - Lắng nghe, ghi vở. - 1HS đọc bài, lớp theo dõi. - Nối tiếp đọc 4 đoạn. + Đ1: Từ đầu đến dành cho khách quý. + Đ2 : Tiếp đến chém nhát dao. + Đ3 : Tiếp đến xem cái chữ nào ! + Đ4 : Phần còn lại. - 1HS đọc chú giải – SGK. - Luyện đọc câu dài. - Luyện đọc theo cặp, 1-2 cặp đọc trước lớp. - Theo dõi. - Đọc thầm, trao đổi cặp, nêu ý kiến. + ... để mở trường dạy học. + Mọi người đến rất đông ... họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường cho cô giáo, già làng đón khách ở giữa nhà sàn, ... cô giáo thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ ... im phăng phắc xem Y Hoa viết ... cùng hò reo. + Người Tây Nguyên muốn cho con em mình biết chữ, học hỏi được nhiều điều lạ, điều hay./ ... - Nêu và ghi vở ý nghĩa câu chuyện. - 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn, lớp theo dõi. - Theo dõi. - Luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cặp. - 2-3 HS thi đọc trước lớp. ------------------------∆------------------------ Buổi chiều Tiết 2. Chính tả (Nghe - viết): BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. Mục tiêu: - HS nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. làm được BT2 (a). II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 3’ 5’ 15’ 5’ 5’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu HS tìm các từ để phân biệt cặp từ tranh / chanh - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Kết nối: - Đọc bài viết. + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi cái chữ ? - Y/c HS đọc thầm lại đoạn văn tìm và viết lại những từ có vần dễ lẫn vào nháp. - Chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các danh từ riêng chỉ tên người, từ ngữ các em dễ viết sai. 3. Thực hành: - Đọc chính tả cho HS viết bài. - Đọc lại bài 1 lượt cho HS soát bài. - Nhận xét 6 – 7 bài, đưa ra nhận xét chung. b) Hướng dẫn HS làm BT: Bài tập (2) a: - Y/c HS đọc NDBT. - HDHS hiểu yêu cầu của BT; Nhắc HS chỉ tìm những tiếng có nghĩa. - Y/c HS trao đổi làm bài theo nhóm 4. - HD trình bày kết quả. - Nhận xét, chốt lại lời giải. C. Kết luận: - Nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ các hiện tượng chính tả để không viết sai. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào nháp : tranh ảnh, bức tranh, tranh thủ, /quả chanh, chanh cốm, lanh chanh, - Lắng nghe, ghi vở. - Theo dõi SGK, 1HS đọc lại. + Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. - Đọc thầm theo HD, viết vào vở nháp những chữ dễ viết sai : Y Hoa, Bác Hồ, trang giấy, phăng phắc, nghe rõ, ... - Nghe – viết bài vào vở. - Soát bài. - 1HS đọc, lớp theo dõi. - Theo dõi. - Trao đổi nhóm tìm các cặp tiếng, ghi kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày. Tra (tra lúa) – cha (cha mẹ) trà (uống trà) – chà (chà xát) trả (trả lại) – chả (chả giò) trao (trao cho) – chao (chao cánh) tráo (đánh tráo) – cháo (bát cháo) tro (tro bếp) – cho (cho quà) trò (trò chơi) – chò (cây chò) trông (trông đợi) – chông (chông gai) trồng (trồng cây) – chồng (chồng sách) ... ------------------------∆------------------------ Tiết 2: Ôn Toán. ÔN TẬP I. Mục tiêu: - HS biết chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. II. Phương pháp, phương tiện: - Phương pháp: Luyện tập, thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5' 3’ 10’ 7’ 5’ 5’ 3' A. Mở đầu 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Muốn chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân ta làm thế nào? - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài. 2. Thực hành : Bài tập1: Đặt tính rồi tính: a) 7,44 : 6 b) 47,5 : 25 c) 1904 : 8 d) 20,65 : 35 Bài tập 2 : Tìm x : x 5 = 24,65 42 x = 15,12 Bài tập 3 : Tính giá trị biểu thức: a) 40,8 : 12 – 2,63 b) 6,72 : 7 + 24,58 Bài tập 4 : (HSKG) Một cửa hàng bán vải trong 6 ngày bán được 342,3 m vải. a) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? b) Trong 3 ngày cửa hàng bán được bao nhiêu m vải? - Nhận xét, chữa bài. C. Kết luận: - Hệ thống nội dung. - Nhận xét giờ học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 1- 2HS nêu quy tắc. - Lắng nghe, ghi vở. Đáp án : 1,24 1,9 2,38 0,59 Bài giải : x 5 = 24,65 x = 24,65 : 5 x = 4,93 b) 42 x = 15,12 x = 15,12 : 42 x = 0,36 Bài giải : a) 40,8 : 12 – 2,63 = 3,4 - 2,63 = 0,77 b) 6,72 : 7 + 24,58 = 0,96 + 24,58 = 25,54 Bài giải : Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số m vải là: 342,3 : 6 = 57,05 (m) Trong 3 ngày ngày cửa hàng bán được số m vải là: 57,05 x 3 = 171,15 (m) Đáp số: 171,15 m ------------------------∆------------------------ Ngày soạn: 13/12/2020 Ngày giảng: Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2020 Tiết 1. Toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - HS biết thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân; vận dụng để tìm x. II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận nhóm, thực hành. - Phương tiện: Bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 3’ 10’ 10’ 10’ 2’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài cũ: Y/c đặt tính rồi tính: 17,4 : 1,45 ; 97,98 : 4,6 - Nhận xét, chữa bài. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài. 2. Thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Y/c HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức và làm bài cá nhân. - HDHS chuyển phân số thập phân thành số thập phân để tính. - Cho HS làm bài vào vở - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Hướng dẫn: chuyển các hỗn số thành số thập phân rồi so sánh. - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 4: Tìm x - Gọi HS đọc bài tập. - Mời 2HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, chữa bài. C. Kết luận. - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. - 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp. (Kết quả : 12 ; 21,3) - Lắng nghe, ghi vở. - Đọc và xác định yêu cầu của BT. - 1 vài HS nhắc lại quy tắc. - Làm BT làm vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm. + Lời giải: a) 400 + 50 + 0,07 = 450 + 0,07 = 450,07 b) 30 + 0,5 + 0,04 = 30,5 + 0,04 = 30,54 d) 35 + + = 35 + 0,5 + 0,03 = 35,5 + 0,03 = 35,53 - Nêu yêu cầu của BT. - Theo dõi. - Trao đổi theo cặp làm bài vào vở, 1 cặp làm vào bảng nhóm. = 4,6 mà 4,6 > 4,35. Vậy > 4,35 mà 14,09 < 14,1. Vậy 14,09 < - Đọc bài tập. - Làm bài vào vở + bảng lớp; chữa bài. Học sinh theo dõi. ----------------------- ... đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên những vật làm bằng thuỷ tinh - Nhận xét, đánh giá. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: - Kể tên một số đồ dùng bằng cao su mà em biết? - Nhận xét 2. Kết nối: - Nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời. - Kể tên các vật làm bằng cao su. - Cao su có mấy loại? Đó là những loại nào? - Cao su có tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì? - Cao su được sử dụng để làm gì? Kết luận 3. Thực hành: Chia nhóm, các nhóm thực hành tìm ra tính chất của cao su - Mời đại diện các nhóm lên trình bày kết quả? - Kết luận: Cao su có tính đàn hồi. C. Kết luận: - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ. - Chuẩn bị bài sau. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. - HS nêu, nhận xét. - HS nối tiếp nói theo hiểu biết Lốp, ga, ủng + Có 2 loại: cao su tự nhiên, cao su nhân tạo. + Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh; cách điện, cách nhiệt; không tan trong nước, tan trong 1 số chất lượng khác. + Để làm săm, lốp xe, làm chi tiết của 1 số đồ điện - Chia lớp làm 6 nhóm: làm thực hành theo chỉ dẫn trong sgk trang 63. + Ném bóng cao su xuống sàn nhà, ta thấy quả bóng lại nảy lên. + Kéo căng sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay sợi dây lại trở về vị trí ban đầu. ------------------------∆------------------------ Tiết 2. Ôn Toán ÔN TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: - HS bước đầu nhận biết về tỉ số phần trăm. - Biết viết một số phân số dưới dạng tỉ số phần trăm. II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập cá nhân - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 5’ 7’ 10’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm bài vào bảng con: a) 91,08 : 3,6 b) 483 : 35 - Nhậ xét, chữa bài. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu, ghi đầu bài. 2. Thực hành Bài tập 1: Tìm tỉ số phần trăm của: a) 0,8 và 1,25; b)12,8 và 64 Bài tập 2: Một lớp có 40 học sinh, trong đó có 40% là HS giỏi. Hỏi lớp có ? HS khá - GV hướng dẫn HS tóm tắt : 40 HS: 100% HS giỏi: 40 % HS khá: ? em - Hướng dẫn HS làm 2 cách Bài tập 3: Tháng trước đội A trồng được 1400 cây tháng này vượt mức 12% so với tháng trước. Hỏi tháng này đội A trồng ? cây C. Kết luận: - Hệ thống nội dung bài. - Nhận xét giờ học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 2HS lên bảng làm bài, cả lớp tính vào nháp. - Kết quả: a) 25,3 b) 13,8 - Lắng nghe, ghi vở. Lời giải: a) 0,8 : 1,25 = 0,64 = 64 % b) 12,8 : 64 = 0,2 = 20 % Lời giải: Cách 1: 40% = . Số HS giỏi của lớp là: 40 x = (16 em) Số HS khá của lớp là: 40 - 16 = 24 (em) Đáp số: 24 em. Cách 2: Số HS khá ứng với số %là: 100% - 40% = 60% (số HS của lớp) = Số HS khá là: 40 x = 24 (em) Đáp số: 24 em. Lời giải: Số cây trồng vượt mức là: 1400 : 100 x 12 = 168 (cây) Tháng này đội A trồng được số cây là: 1400 + 168 = 1568 (cây) ------------------------∆------------------------ Tiết 3. Ôn TV: ÔN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. Mục tiêu: - HS nêu được nội dung chính của từng đoạn, những chi tiết tả hoạt động của nhân vật trong bài văn (BT1). - Viết được một đoạn văn tả hoạt động của một người (BT2). II. Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 15’ 15’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Y/c HS đọc đoạn văn tả ngoại hình 1 người em thường gặp - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Thực hành: Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Mời HS đọc 2 bài văn. - Giao nhiệm vụ : Đọc thầm bài văn, trao đổi theo nhóm 4 thực hiện các y/c của BT. - HD nhận xét, chốt lại lời giải đúng. a) Xác định các đoạn của bài văn. b) Nêu nội dung chính của từng đoạn. c) Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn trên. Bài tập 2: - Y/c HS nói đối tượng em chọn tả. - Y/c HS viết đoạn văn. - Mời HS đọc đoạn văn. - Nhận xét. C. Kết luận: - Chốt lại ND bài học. - Nhận xét giờ học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 1-2HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe, ghi vở. - 1HS đọc yêu cầu của BT. - 2HS đọc bài Công nhân sửa đường, cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm bài văn, trao đổi theo nhóm 4, đại diện nhóm trình bày. - Kết quả: + Đ1: Từ đầu đến cứ loang ra mãi. Đ2: Tiếp đến khéo như vá áo ấy! Đ3: Phần còn lại. + Đ1: Tả bác Tâm vá đường. + Đ2: Tả kết quả lao động của bác Tâm. + Đ3: Tả bác Tâm đứng trước mảng đường đã vá xong. + Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo ...đen nhánh .../ Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa .../ Bác đứng lên, vươn vai mấy cái liền. - 1 số HS giới thiệu người em sẽ chọn tả hoạt động (cha, mẹ, cô giáo, ...) - Viết đoạn văn vào VBT theo gợi ý - 1 vài HS đọc đoạn văn đã viết, cả lớp theo dõi, nhận xét. ------------------------∆------------------------ Ngày soạn: 16/12/2020 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2020 Tiết 1. Toán GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM I. Mục tiêu: - HS biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: luyện tập thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 7’ 7’ 5’ 6’ 7’ 3’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HĐTQ thực hiện. - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài. 2. Kết nối: a) Tìm tỉ số phần trăm của 315 và 600 - Nêu ví dụ, yêu cầu HS nêu tóm tắt và ghi bảng: Số HS toàn trường : 600 Số HS nữ : 315 - Y/c HS viết tỉ số giữa số HS nữ và số HS toàn trường. - HDHS thực hiện phép chia 315 : 600. - HD: nhân với 100 và chia cho 100: 0,525 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% - Nêu : Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5% - Gợi ý cho HS nêu quy tắc, chốt lại. b) Bài toán : Nêu bài toán. - Giải thích, cho HS nêu và thực hiện tính. - HD cách trình bày bài giải (như SGK). Chốt lại quy tắc, mời HS đọc. 3. Thực hành: Bài 1: Viết thành tỉ số phần trăm - Y/c HS đọc mẫu và làm bài cá nhân. - Quan sát, hỗ trợ. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2: Tính tỉ số phần trăm của 2 số - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - HD mẫu (a) - Y/c HS tự làm ý (b). - HD nhận xét, chốt lại lời giải. Bài 3: - HDHS đọc và phân tích bài toán. - Cho HS giải BT vào vở + bảng nhóm. - Chữa, chốt bài. C. Kết luận: - Nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của 315 và 600. - Hệ thống nội dung bài - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + Thực hiện theo HD của HĐTQ - Lắng nghe,ghi vở. - Nghe và nêu tóm tắt bài toán. - Nêu tỉ số 315 : 600 - Thực hiện chia 315 : 600 = 0,525 - Suy nghĩ, nêu nhận xét. - HS nêu và nhắc lại quy tắc. - Nêu 2,8 : 80 = 0,035 = 3,5% - Theo dõi. - 1-2 HS đọc quy tắc, lớp đọc thầm. - Đọc và xác định y/c của BT. - Đọc mẫu; làm BT vào bảng con. 0,3 = 30% 0,234 = 23,4% ; 1,35 = 135% - Đọc y/c của BT. - Theo dõi. - Làm bài vào vở + bảng lớp. b) 45 : 61 = 0,7377 ... = 73,77% - Đọc, phân tích bài toán. - Giải BT vào vở + bảng nhóm. Bài giải Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số : 52%. - 2 HS nêu lại ------------------------∆------------------------ Tiết 2. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả hoạt động) I. Mục tiêu: - HS biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người (BT1). - Dựa vào dàn ý đã lập, viết được đoạn văn tả hoạt động của người (BT2). II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thực hành. - Phương tiện: Bảng phụ, HS sưu tầm ảnh về những người bạn hoặc em bé. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 2’ 15’ 15’ 2’ A. Mở đầu: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Y/c HS đọc đoạn văn tả hoạt động của 1 người. - Nhận xét. B. Hoạt động dạy học: 1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng. 2. Thực hành: Bài tập 1: Lập dàn ý bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. - Mời HS đọc y/c của BT. - HDHS nắm vững y/c của BT: Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. Nhắc HS chú ý cần bám sát cấu tạo 3 phần của bài văn tả người. Chú ý đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc – những chi tiết nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của người đó. - Kiểm tra kết quả quan sát của HS. - Y/c HS nói đối tượng em chọn tả và giới thiệu ảnh (nếu có). - Y/c HS lập dàn ý. - Mời HS trình bày dàn ý trước lớp. - HD nhận xét, góp ý hoàn thiện dàn ý. Bài tập 2: Viết 1 đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé - Y/c HS viết đoạn văn. Dựa vào dàn ý đã lập. - Mời HS đọc đoạn văn. - Nhận xét. C. Kết luận: - Chốt lại ND bài học. - HĐTQ thực hiện. - Ban học tập kiểm tra. + 2HS đọc, lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe, ghi vở. - 1, 2HS đọc, lớp đọc thầm. - Theo dõi. - Báo cáo kết quả quan sát. - 1 vài HS nêu. - Lập dàn ý vào vở. - 1 vài HS trình bày dàn ý, cả lớp theo dõi, nhận xét. - Viết đoạn văn vào VBT. - 1 vài HS đọc đoạn văn đã viết, cả lớp theo dõi, nhận xét. ------------------------∆------------------------ Tiết 4: Sinh hoạt . NHẬN XÉT TUẦN 1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần - Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ. - Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng. - Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng. - Hoạt động khác: Một số bạn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung: - Các em đi học đều và đúng giờ. - Có ý thức chuẩn bị bài và làm bài trước khi đến lớp. - Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn. - Cần có ý thức hơn trong các giờ học. 3. Phương hướng hoạt động tuần 18. - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân. - Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập. - Tiếp tục thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam - Ôn tập chuẩn bị cho thi cuối học kì I. - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
Tài liệu đính kèm: