Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16

1. Kiến thức:

- Củng cố khái niệm và ý nghĩa tỉ số phần trăm.

- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.

+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.

+ Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm.

- Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm: nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).

- Rèn HS thực tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.

 

doc 30 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY
Ngày dạy: //
TOÁN
TIẾT 76: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 	
- Củng cố khái niệm và ý nghĩa tỉ số phần trăm.
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số, đồng thời làm quen với các khái niệm.
+ Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
+ Tiền vốn, tiền bán, tiền lãi, số phần trăm lãi.
+ Tiền lãi một tháng, lãi suất tiết kiệm.
- Làm quen với các phép tính trên tỉ số phần trăm (cộng, trừ hai tỉ số phần trăm: nhân, chia tỉ số phần trăm với một số).
- Rèn HS thực tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : SGK, Bảng phụ, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức của Hs và giúp Hs nắm sơ về bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. Giải bài Toán sau: Một lớp có 32 HS, trong đó có 12 HS nam. Tìm tỉ số phần trăm của số HS nam so với số HS của cả lớp.
- Nhận xét, sửa bài
2. Hoạt động Thực hành, luyện tập 
Hoạt động 1: tính Toán với các số phần trăm.
*Mục tiêu: HS luyện tập tính tỉ số phần trăm của hai số
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, thảo luận cặp đôi, bút đàm
* Cách tiến hành:
Bài 1: HS đọc đề bài và giải thích mẫu
6% + 15%
Vì 6% = và 15% = nên 6% + 15% = + = = 21%
- HS thực hiện các phép tính.
- Nhận xét sửa bài
Hoạt động 2: Thực hành giải Toán tỉ số phần trăm.
*Mục tiêu: HS thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não, chia sẻ cặp đôi 
*Cách tiến hành:
Bài 2:
- HS đọc đề Toán.
- Kế hoạch phải trồng của thôn Hoà An là bao nhiêu ha ngô? Ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Đến tháng 9 thôn Hoà An đã trồng được bao nhiêu ha ngô?
- Muốn biết đến tháng 9 thôn Hoa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm, ta phải tính tỉ số phần trăm của hai số nào?
- Hướng dẫn tương tự cho câu b.
- Một HS lên bảng trình bày bài giải vào bảng phụ. Lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- Tiền vốn là gì?
- Tiền lãi là gì?
- Tiền vốn ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Muốn tìm số phần trăm tiền lãi ta làm như thế nào?
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải và làm bảng nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- Nhận xét sửa bài. Tỉ số 125% cho ta biết điều gì?
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số qua sơ đồ tư duy
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
TIẾT 77: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:	
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng giải toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
- Rèn HS giải toán tìm một số phần trăm của một số nhanh, chính xá
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV : Bảng phụ. SGK, SGV
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giới thiệu bài mới
* Phương pháp, kĩ thuật: động não 
* Cách tiến hành:
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Nhận xét
Dạy bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1 : Hình thành cách tìm tìm giá trị phần trăm của một số cho trước.
*Mục tiêu : HS biết cách tính giá trị phần trăm của một số cho trước. Hình thành kĩ năng giải toán tỉ số phần trăm (dạng tìm tỉ số phần trăm của một số)
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giảng giải – minh họa
* Cách tiến hành :
- HS nêu ví dụ a SGK trang 76.
+ Số HS toàn trường là bao nhiêu? Ứng với bao nhioêu phần trăm?
+ Muốn tìm số HS nữ của trường ta làm như thế nào?
Tóm tắt:
100% : 800em
52,5% : ?em
+ Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?
+ HS trình bày bài giải vào giấy nháp. Một HS làm bảng phụ.
- Nhận xét sửa bàið quy tắc.
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng giải toán tìm giá trị phần trăm của một số.
*Mục tiêu: HS hình thành kĩ năng giải toán tỉ số phần trăm (dạng tìm tỉ số phần trăm của một số)
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giảng giải – minh họa, đặt câu hỏi
*Cách tiến hành :
- HS đọc bài toán ở ví dụ b SGK trang 77.
- GV giải thích giúp HS hiểu lãi suất là gì?
- HS nhận dạng bài toán
- Một HS lên bảng làm bảng phụ – lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài ð chốt kiến thức.
+ Muốn tìm giá trị phần trăm của một số cho trước ta làm như thế nào?
3. Hoạt động: Thực hành luyện tập.
*Mục tiêu: HS thực hành vận dụng giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, bút đàm
*Cách tiến hành :
Bài 1:
- HS đọc đề toán. 
 + Số HS 11 tuổi ứng với bao nhiêu % tổng số HS của lớp? Làm thế nào để xác định số % đó?
 + Vậy để tìm số HS 11 tuổi trong lớp ta sử dụng bài toán nào đã biết về tỉ số %?
- Một HS trình bày bài giải bảng phụ – lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
- Hỏi để tìm cách giải khác.
Bài 2:
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm tiền lãi sau một tháng là tìm 0,5% của 5000000 đồng.
- Muốn tìm tổng số tiền gửi và tiền lãi ta làm như thế nào?
- Một HS lên bảng làm bảng phụ – lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3: (Giảm cho Hs TB- Y)
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS giải tương tự bài 1.
- Nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài cho Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- Muốn tìm giá trị phần trăm của một số cho trước ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
__________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
TIẾT 78: LUYỆN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Củng cố kĩ năng tính một số phần trăm của một số 
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất
- GDHS yêu thích môn học,vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu : Gợi nhớ kiến thức cũ của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: động não
* Cách tiến hành:
- Muốn tìm giá trị số phần trăm của một số cho trước ta làm như thế nào? Thực hành tìm 23,5% của 80.
- Nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập: 
*Mục tiêu : HS củng cố kĩ năng tính giá trị một số phần trăm của một số cho trước.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, bút đàm
*Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS nêu bài toán.
- GV lưu ý HS các số đã cho là số đo đại lượng. Khi tính xong cần ghi tên đơn vị đo.
- HS làm bảng con + bảng lớp.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng nào đã học về tỉ số % ? HS nêu cách giải.
- Một HS lên bảng làm bài vào bảng phụ. Lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- Muốn tính diện tích đất làm nhà ta làm như thế nào?
- HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
- HS làm bài vở + bảng phụ.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 4:
- HS đọc đề toán.
- GV hướng dẫn đễ tính nhẩm 5% số cây trong vườn thì trước hết ta tìm 1% số cây trong vườn là bao nhiêu? Tương tự tìm 10%; 20%; 25% số cây trong vườn.
- HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét sửa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài cho Hs 
* Phương pháp, kĩ thuật: Trò chơi truyền thư, động não
* Cách tiến hành
- Muốn tìm giá trị số phần trăm của một số cho trước ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài mới
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
__________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 79: GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (TT)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:	
- Biết cách tìm một số khi biết tỉ số phần trăm của số đó.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản về tìm một số khi biết phần trăm của số đó. 
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS thích môn học, vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống..
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: - Bảng phụ ghi quy tắc tìm một số biết một số phần trăm của nó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm như thế nào?
- Muốn tìm một số phần trăm của một số ta làm như thế nào?
- Hai HS lên bảng làm bài:
+ Tìm tỉ số phần trăm của:
	a/ 42 và 52,5
	b/ Tìm 25% của 64. 
- Nhận xét
Dạy bài mới: Giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Hình thành cách tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó
*Mục tiêu : HS tìm một số biết một số phần trăm của nó. 
* Phương pháp, kĩ thuật: Giảng giải – minh họa, đặt câu hỏi, động não
*Cách tiến hành:
- Nêu ví dụ (a) SGK trang 78.
+ Số HS toàn trường ứng với bao nhiêu phần trăm?
+ 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu?
+ Muốn tìm số HS toàn trường ta làm như thế nào?
- Gọi một HS lên bảng làm bài – lớp làm vào vở nháp.
- Nhận xét bài làm của HS.
ð Nhận xét: Muốn tìm một số biết một giá trị phần trăm của số đó ta làm như thế nào?
- GV đưa bảng phụ ghi quy tắc tìm một số biết một số phần trăm của nó.
- HS nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng giải bài TOÁN tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó.
*Mục tiêu: HS hình thành kĩ năng về giải toán % (dạng tìm một số biết một số phần trăm c ...  các đồ dùng bằng chất dẻo vào bảng phụ.
- Các nhóm đọc tên các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- Nhận xét tuyên dương nhóm tìm được nhiều đồ dùng làm bằng chất dẻo.
- Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, chuỗi, hạt, nút áo, thắt lưng, bàn, ghế, túi đựng hàng, áo, quần, bí tất, dép, keo dán, phủ ngoài bìa sách, dây dù, vải dù,..
4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
	* Cách tiến hành:
- Chất dẻo có tính chất gì?
- Tại sao ngài nay các sản phẩm làm ra từ chất dẻo có thể thay thế các sản phẩm làm ra từ vật liệu khác?
- Em bảo quản đồ dùng bằng chất dẻo trong gia đình như thế nào ?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
KHOA HỌC
Tiết 32: TƠ SỢI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:	
- Kể tên một số loại tơ sợi.
- Nêu được được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi
- Làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
2. Năng lực: 
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất:
- Luôn có ý thức giữ gìn quần áo bền đẹp.
- GDKNS : Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Chuẩn bị bát đựng nước, phiếu học tập, bút dạ, hình minh hoạ trang 66 SGK
- Chuẩn bị các mẫu vải.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:	
- Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào?
- Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày? Tại sao?
GV nhận xét
- Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Nguồn gốc của một số loại sợi tơ
* Mục tiêu: HS kể tên một số loại tơ sợi.
* Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành:
- HS quan sát hình minh hoạ SGK trang 66 thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau.
+ Những hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Những hình nào liên quan đến việc làm ra to tằm, sợi bông.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi.
* Mục tiêu : HS làm thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
* Phương pháp, kĩ thuật: thí nghiệm, thảo luận nhóm, động não
* Cách tiến hành :	
HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm ghi lại kết quả vào phiếu bài tập
PHIẾU BÀI TẬP
Bài: Tơ sợi
Loại tơ sợi
Thí nghiệm
Đặc điểm chính
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
Tơ sợi tự nhiên
Sợi bông
Sợi đay
Tơ tằm
Sợi tơ nhân tạo
Sợi nilông
- HS trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả:
+Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
+Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
+Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
- Lớp nhận xét bổ sung.
ð Kết luận: 
- HS đọc bảng thông tin SGK trang 67.
4. Hoạt động Thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Em làm gì để bảo quản quần áo của mình được bền đẹp hơn ?
- Nêu đặc điểm và công dụng một số loại tơ tự nhiên?
- Nêu đặc điểm và công dụng của tơ nhân tạo?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: //
LỊCH SỬ
Tiết 16: HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến và vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .
- Nắm bắt 1 số thành tựu tiêu biểu và mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương sau chiến dịch biên giới.
2. Năng lựu - giao tiếp
3. Phẩm chất:
- GDHS tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu học tập. Hình trong SGK phóng 
- Sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: HS nhớ lại kiến thức cũ
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:	
	+ Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950?
+ Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên Giới thu- đông 1950.
+ Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài mới
2. Hoạt động thực hành
Hoạt động đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng(2- 1951)
* Mục tiêu:HS nắm được Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng(2- 1951)
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, đặt câu hỏi, động não.
* Cách tiến hành:	
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK và hỏi: Hình chụp cảnh gì?
- GV nêu tầm quan trọng của đại hội :
* Đại hội là nơi tập trung trí tuệ của toàn Đảng để vạch ra đường lối kháng chiến , nhiệm vụ của toàn dân tộc ta.
- GV nêu yêu cầu:
	+ Em hãy đọc SGK và tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( 2-1951) đã đề ra cho cách mạng; để thực hiện nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì?
- Gọi HS nêu ý kiến trước lớp.
- GV chốt ý chính.
Hoạt động 1: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên Giới. 
* Mục tiêu: HS biết mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến 
* Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận nhóm, thi đua
* Cách tiến hành	
- HS làm việc theo nhóm 6, thảo luận trả lời những câu hỏi sau:
	+ Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào?
	+ Theo em, vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy?
	+Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến?
- GV tổ chức cho các nhóm thi đua trình bày ý kiến.
- GV chốt ý, tuyên dương nhóm trả lời đúng.
- GV hỏi:Việc các chiến sĩ bộ đội tham gia giúp dân cấy lúa trong kháng chiến chống Pháp nói lên điều gì?
- GV kết luận.
- HS ghi nhớ nội dung bài
4. Hoạt động 4: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
* Mục tiêu: HS biết đại hội nhằm mục đích tổng kết biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước .
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm đôi, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi.
- GV nêu câu hỏi:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào?
+ Đại hội nhằm mục đích gì?
+ Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn.
+ Kể về chiến công của một trong bảy tấm gương anh hùng trên?
- GV mời các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
3. Hoạt động vẫn dụng, trải nghê,5
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức và dặn dò. 
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về tìm hiểu chiến thắng Điện Biên Phủ
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
Ngày dạy: //
ĐỊA LÍ
Tiết 16: ÔN TẬP
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Xác định được trên bản đồ một số trung tâm công nghiệp, hải cảng lớn của đất nước.
3. Thái độ:
- Tự hào về thành phố mình, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Các thẻ từ ghi tên các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Huế, Đà Nẵng. Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành 
- Thương mại gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
- Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu.
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta.
- Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào?
2. Hoạt động 2: Ôn tập
* Mục tiêu: Giúp học sinhh củng cố lại kiến thức.
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm đôi, trò chơi, động não
* Cách tiến hành 
2. Ghi vào chữ Đ trước câ đúng, chữ S trước câu sai
 	Dân cư nước ta tập trung đông ở vùng núi và cao nguyên
Ở nước ta lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách của nước ta
Thành phố HCM vừa là trung tâm công nghiệp lớn, vừa là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất nước ta.
1. HS thảo luận nhóm hoàn thành phíêu bài tập sau:
2. Trò chơi ô chữ kì diệu
- Chuẩn bị: Hai bản đồ hành chính Việt Nam ( không có tên các tỉnh), các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi.
- Hướng dẫn HS chơi:
+ Chia lớp thành hai đội. GV đọc câu hỏi các đội giành quyền trả lời bằng cách giơ tay. Đội trả lời đúng nhận được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình.
+ Trò chơi kết thúc khi GV kết thúc câu hỏi.
+ Đội thắng là đội có nhiều bảng ghitên các tỉnh trên bản đồ.
- Các câu hỏi:
1/ Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta.
2/ Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu.
3/ Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ.
4/ Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất nước ta.
5/ Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta.
6/ Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này.
7/ Thành phố này là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta.
8/ Tỉnh này có khu du lịch Ngũ Hành Sơn.
9/ Tỉnh này nổi tiếng với nghề thủ công làm tranh thêu.
10/ Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng ở tỉnh này.
- Tổng kết trò chơi tuyên dương đội thắng cuộc.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà học bài, làm bài tập vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
___________________________
 Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_16.doc