Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)

I-Mục tiêu:

-Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.

-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. ( Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)

 II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

1-Bài cũ: (5 phút) -HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.

 -Nêu nội dung chính của bài.

2-Bài mới:

HĐ 1:Giới thiệu bài: (2 phút) Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã có những đường phố mang tên Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài đọc hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thợng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy.

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 966Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 16 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011.
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền.
I-Mục tiêu:
-Đọc diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi.
-Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. ( Trả lời câu hỏi 1, 2, 3)
 II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) -HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
 -Nêu nội dung chính của bài.
2-Bài mới:
HĐ 1:Giới thiệu bài: (2 phút) ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố, thị xã có những đường phố mang tên Lãn Ông hoặc Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài đọc hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thợng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy.
2/ Hớng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. (25 phút)
a) Luyện đọc: - Một HS khá, giỏi đọc bài giọng kể nhẹ nhàng.
	 - HS luyện đọc theo cặp.
	- Bài có thể chia làm 3 phần.
	+ Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo, củi.
	+ Phần 2: tiếp theo đến càng nghĩ càng hối hận.
	+ Phần 3: gồm 2 đoạn còn lại.
	- Một HS đọc cả bài.
	- GV giới thiệu tranh minh hoạ.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài, với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
	- Giúp HS giải nghĩa một số từ khó trong bài: Hải Thượng Lãn Ông, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y,
b) Tìm hiểu bài:
1- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con của ngời thuyền chài? (Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, không ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi).
2- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho ngời phụ nữ? (Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm).
3- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một ngời không màng danh lợi? (Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ).
4. (HS khá giỏi)- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào? (Lãn Ông không màng công danh, chăm chỉ làm việc nghĩa/ Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ còn tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi).
c) HDHS đọc diễn cảm:
	- GVHDHS đọc diễn cảm đoạn 2.
	- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
	- Một vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp.
3 -Củng cố, dặn dò: (5 phút) - Gọi HS nêu nội dung chính toàn bài
 -GV nhận xét tiết học.Về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho ngời thân .
------------------------------------------------
Toán:
Tiết 76: Luyện tập.
I/ Mục tiêu:: 
-Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán (Làm BT1;2).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Bài cũ: (5 phút) :HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
-GV nhận xét bổ sung
2-Bài mới: HĐ 1: (2 phút).Giới thiệu bài.
HĐ 2: (26 phút) HS làm bài tâp ở SGK, GV tổ chức chấm chữa bài.
Bài 1: Lu ý:Khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng:
VD: 6% HS lớp 5A cộng với 15% HS lớp 5A bằng 21% lớp 5A.
- 2 Hs lên bảng làm -Lớp nhận xét.- thống nhất kết quả.
 6 % + 5 % = 11 % 112,5 % - 13 % = 99,5 % 
 14,2 % : 3 = 47,3 % 60 % : 5 = 12 %
Bài 2: HDHS: Có hai khái niệm mới: Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm.
a) 18 : 20 = 0,9 = 90%. Tỉ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
b) 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%. Tỉ số phần trăm này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch.
	117,5% - 100% = 17,5%. Tỉ số này cho biết: Coi kế hoạch là 100% thì đã vượt 17,5% kế hoạch. 
	Giải.
a) 	Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
	18 : 20 = 0,9 = 90%
b)	Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
	23,5 : 20 = 1,175 = 117,5%
	Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là: 117,5% - 100% = 17,5%
	Đáp số: a) Đạt 90%; Thực hiện 117,5%; vợt 17,5%
Bài 3: ( HS khá giỏi) HS tóm tắt lên bảng:
Tiền vốn: 42 000 đồng.
Tiền bán: 52 500 đồng.
a) Tìm tỉ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn?
b) Tìm xem ngời đó lãi bao nhiêu phần trăm?
	Giải
a) Tỉ số phần trăm của số tiền bán rau và số tiền vốn là:
52 500 : 42 000 = 1,25 = 125%.
b)	Số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25%.
	Đáp số: a) 125%; b) 25%
3 -Củng cố, dặn dò: (3 phút) -Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
- Nhận xét chung tiết học.
---------------------------------------------------
Kể chuyện.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
I-Mục tiêu:
Tìm và kể được câu chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình; nói được suy nghĩ của mình về buổi sum họp đó. Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng: -Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình. Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) HS kể lại câu chuyện em đã được nghe,đọc về những người đã góp sức mình chống lại nghèo đói,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân.
2-Bài mới:
HĐ 1: (2 phút)Giới thiệu bài.
HĐ 2: (26 phút)Hướng dẫn HS kể chuyện.
a/ GV giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu tiết học.
b/ GVHDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
	- Một HS đọc đề bài và gợi ý trong SGK.
	- GV mở bảng phụ đã viết vắn tắt các gợi ý.
	- GV kiểm tra việc HS chuẩn bị nội dung cho tiết học.
	- Một số HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể.
VD: Gia đình ông bà nội tôi sống rất hạnh phúc. Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm ở nhà ông bà nội vào chiều mồng một tết/ Tôi muốn kể về buổi sum họp đầm ấm của gia đình tôi vào các bữa cơm tối.
	- Cả lớp đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý.
c/ Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Kể chuyện trong nhóm:
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trớc lớp.
- HS xung phong hoặc cử đại diện kể. GV Viết tên HS kể chuyện và ứng với mẫu chuyện kể của HS đó.
- Mỗi HS kể chuyện xong tự nói suy nghĩ của mình về không khí đầm ấm của gia đình.
- Cả lớp và GV nhận xét.
VD về chuyện kể:
Tôi sẽ kể về buổi sum họp đầm ấm ở nhà ông bà nội vào chiều mồng một tết.
Tết nào cũng vậy, theo lệ, cứ chiều mồng một là gia đình tôi cùng gia đình cô Mơ, em bố tôi, đến chúc tết ông bà nội và ăn bữa cơm đầu năm cùng ông bà. Tết năm nay, số thành viên trong nhà đã là 10 - đó là ông bà tôi, cô Mơ, chồng cô là chú Thắng cùng hai con, gia đình tôi thì có bố mẹ tôi và hai anh em tôi.
Bữa cơm ấy đối với tôi là vui nhất và ngon nhất trong năm. Ngon nhất vì tất cả các món ăn đều do bà nấu. Bà tôi còn trẻ và nổi tiếng về tài nấu ăn. Trong bữa, bà luôn miệng nhắc mọi người ăn nhng chính bà lại chẳng ăn mấy. Nghe mẹ tôi nhận xét thế, bà đùa: "Lúc nấu bếp, mẹ nếm nhiều rồi". Cả nhà bật cười vui vẻ. Cười mãn nguyện nhất là bà. Hình như chỉ cần nhìn thấy mọi người ăn ngon miệng là bà đã cảm thấy ngon rồi. Chiều mồng một ở nhà ông bà còn vui vì anh em chúng tôi được chạy nhảy, nô đùa thoả thích trên sân, vườn rất rộng của ông bà. Người lớn thì mải trò chuyện, chuẩn bị bữa ăn, và ngày tết nên cũng dễ tính với những trò đùa nghịch của chúng tôi
3/ Cũng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học; Dặn HS chuẩn bị tiết kể chuyện tuần sau: 
-----------------------------------------------------
Thể dục:
Bài thể dục phát triển chung.Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”.
Thầy Thuận lên lớp
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2011.
Luyện từ và câu:
Tổng kết vốn từ.
I-Mục tiêu:
-Tìm được 1 số từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu,trung thực, dũng cảm,cần cù.( BT1)
-Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách của con người trong một đoạn văn tả người.
II-Đồ dùng -Bảng phụ; Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ : (5 phút) HS làm bài tập 2- 4 tiết LTVC trước. GV nhận xét.
2-Bài mới:
HĐ 1: (2 phút)Giới thiệu bài.
HĐ 2: (25 phút) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Chia lớp thành 4 nhóm. mỗi nhóm tìm các từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù,...
- Đại diện 4 nhóm dán bảng và đọc.
- Nhận xét, kết luận từ đúng.
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Nhân hậu
nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu...
bất nhân, độc ác, bạc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo,...
Trung thực
thành thực, thành thật, thật thà, chân thật, thẳng thắn...
dối trá, gian dối, gian manh, giả dối, lừa đảo, lừa lọc, lừa dối...
Dũng cảm
anh dũng, mạnh bạo, bạo dạn, gan dạ, ...
hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, nhu nhược,...
Cần cù
chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó
lời biếng, biếng nhát, lười nhác
Bài 2: Gọi Hs đọc Yc và nội dung của bài.
 Bài tập có những yêu cầu gì? (Nêu tính cách của cô chấm, tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ.)
Cô chấm có tính cách gì? 1. Trung thực, thẳn thắn. 2. Chăm chỉ.
 3. Giản dị. 4. Giàu tình cảm, dễ xúc động.
- Hoạt động 4 nhóm viết vào giấy từng chi tiết minh hoạ tính cách cô chấm.
HS làm vào bảng nhóm rôi treo kết quả lên bảng, và đọc kết quả
- Nhận xét, kết luận.
Tính cách
Chi tiết, từ ngữ minh họa
Trung thực,thẳng thắn
-Đôi mắt Chấm đã định nhìn ai thì dám nhìn thẳng.
Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.
-Bình điểm ở tổ,ai làm hơn, làm kém, Chấm nói ngay, nói thẳng băng. Chấm có hôm dám nhận hơn ......Chấm thẳng như thế......bụng Chấm không có gì độc địa.
Chăm chỉ
-Chấm cần cơm và lao động để sống.
-Chấm hay làm,...không làm chân tay nó bứt rứt.
-Tết Nguyên đán,Chấm ra đồng từ sớm mồng hai...
Giản dị
Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè 1 áo cánh nâu, mùa đông 2 áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất
Giàu tình cảm,dễ xúc động
Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương.Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ....Chấm lại khóc mất bao nhiêu nước mắt
3 -Củng cố, dặn dò: (3 phút) -GV nhận xét tiết học.
 -HS về nhà xem lại bài tập 2.
–––––––––––––––––––––––––
Toán.
Tiết 77: Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: 
-Biết cách tính một số phần trăm của hai số.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số 
(Làm BT1;2).
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Bài cũ: (5 phút) -HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
 -Nhận xét bổ sung.
2-Bài mới:
HĐ 1: (15 phút) Hướng dẫn hS giải toán về tỉ số phần trăm.
a) Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
	- GV đọc ví dụ, ghi tóm tắt lên bảmg.
	Số HS toàn trường:	800 HS
	Số HS nữ chiếm:	52,5%.
	Số HS ... 
27 - 7 = 20 (đội búng chuyền)
Lỳc đú tổng số cầu thủ là: 7 x 11 + 20 x 6 = 197 (người) 
Nhưng thực tế cú tới 222 người nờn ta phải tỡm cỏch tăng thờm: 222 - 197 = 25 (người), mà tổng số dội vẫn khụng đổi. 
Ta thấy nếu thay một dội búng chuyền bằng một đội búng đỏ thỡ tổng số đội vẫn khụng thay đổi nhưng tổng số người sẽ tăng thờm: 11 - 6 = 5 (người) 
Vậy muốn cho tổng số người tăng thờm 25 thỡ số dội bống chuyền phải thay bằng đọi búng đỏ là: 
25 : 5 = 3 (đội)
Do đú, số đội búng chuyền là: 20 - 5 = 15 (đội) 
Cũn số đội bống đỏ là: 7 + 5 = 12 (đội) 
Đỏp số: 12 đội búng đỏ, 15 đội búng chuyền.
3. Cũng cố - dặn dò:(3phút) Nhận xét chung tiết học- tuyên dương HS có tiến bộ
--------------------------------------------------------
Luyện Tiếng Việt
Ôn tập về nghĩa của từ
 I. Mục tiêu: 
 -Học sinh luyện tập về nghĩa của từ qua 1 số bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: Hệ thống bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
2. Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- Gv cho Hs đọc kĩ đề bài.
- Cho Hs làm bài tập. Theo nhóm
Nhóm 1 Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa vẩtí nghĩa với mỗi từ sau:
Từ
Đồng nghĩa
Trái nghĩa
Cần mẫn
Siêng năng, cần cù......
Lười, lười biếng.....
Bận rộn
Bận, ....
Thong thả...
Xa xôi
Xa tắp, 
Gần , ...
Sôi nổi
Nhộn nhịp, 
Vắng vẻ...
Bài 2: Điền từ trái ngiã với từ in đậm để hoàn thành các câu sau:
a) Trên kính dưới......... b) Tích ............thành đại c) Trên đe ..búa
d) Sáng nắng chiều ;e) Gần mực thì đen, gần đèn thì.
g) Đông sao thì nắng .sao thì mưa. h) Sống oanh liệt,vẻ vang
i) anh em xa, mua láng giềng gần.
- HS làm việc theo cặp - Đại diện các cặp đọc câu mình đặt.
- GV nhận xét bổ sung. Thứ tự từ điền là: nhường, tiểu, dưới, mưa, rạng, vắng, chết, bán
nhóm 2 Bài tập nâng cao Dành cho HS khá giỏi
 bài 1. Tỡm chỗ sai trong cỏc cõu sau và sửa lại cho đỳng :
Bạn Võn đang nấu cơm nước. b) Bỏc nụng dõn đang cày ruộng.
Mẹ chỏu vừa đi chợ bỳa. c) Em cú một người bạn bố rất thõn.
*Đỏp ỏn : Cỏc từ cơm nước, ruộng nương, chợ bỳa, bạn bố đều cú nghĩa khỏi quỏt, khụng kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ớt ở trước.
Cỏch sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, bỳa, bố )
Bài 2 : Cho cỏc từ : cỏnh đồng, tỡnh thương, lịch sử. Hóy đặt thành 2 cõu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 cõu đú mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chớnh khỏc nhau.
*Đỏp ỏn : V.D: Cỏnh đồng rộng mờnh mụng / Em rất yờu cỏnh đồng quờ em.
Bài 3 :
Xỏc định từ loại của những từ được gạch chõn dưới đõy :
Anh ấy đang suy nghĩ.
Những suy nghĩ của anh ấy rất sõu sắc.
Anh ấy sẽ kết luận sau.
 Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.
Anh ấy ước mơ nhiều điều.
Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.
*Đỏp ỏn : í 1, 3, 5 là ĐT ; í 2, 4, 6 là DT.
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét chung tiết học.
------------------------------------------------------
Buổi chiều: 
Luyện toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS :
-Biết cách tính một số phần trăm của một số.
-Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của một số.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) -HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
2-Bài mới:
HĐ 1: (25 phút) Hướng dẫn làm bài tập ở VBT theo nhóm.
Nhóm 1.Bài 1; Bài 2 
Nhóm 2. Làm bài tập 1, 2, 3. 
Nhóm 3. Làm hết trong vở BTT và bài nâng cao. 
 Bài 3. Tìm số có 2 chữ số biết tổng 2 chữ số của nó bằng 13 néu đổi vị trí 2 chữ số của số phải tìm thì số đó tăng thêm 9 đơn vị.
GV theo dõi giúp đỡ HS yếu và tổ chức chấm chữa bài và chốt lại kết quả đúng:
Bài 1. Số HS thích tập hát của lớp là: 32 x 75 : 100 = 24 (em) 
Đ/S: 24 em
Bài 2: Sau 1 tháng thì tiến lãi là: 3 000 000 x 0,5 : 100 = 15 000 (đồng)
Sau 1 tháng cả tiền vốn và tiền lãi là: 3 000 000 + 15 000 3 015 000 ( đồng)
Đ/S: 3 015 000 đồng 
Bài 3. a. 50 % số cây là 600 cây
b. 25 % số cây là 300 cây
c. 75 % số cây là 900 cây
Bài 4 : Tiền vật liệu của đèn là : 500 000 x 60 : 100 =300 000 (đồng)
Tiền công của chiếc đèn là : 500 000 -300 000 = 200 000 ( đồng)
Đáp số : 200 000 đồng
Bài nâng cao. Gọi số cần tìm là ab( a khác 0, a,b< 10) 
Ta có: ba - ab = 9 b x 10 + a - a x10 - b = 9b x 9 - a x 9= 9 hay b-a = 1
Theo bài ra thì a + b = 13 vậy b+a = 13 ; b- a = 1 suy ra a = 6 và b= 7 Đ/S: 67
3.Củng cố, dặn dò: 3 phút Nhận xét ý thức học tập của HS.
Dặn dò HS xem lại bài.
––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể
Vệ sinh cá nhân: Phòng bệnh mắt hột
Mục tiêu:
-1. KT: Xác định được nguyên nhân , triệu chứng, tác hại của bệnh đau mắt hột.
Biết đợc con đờng lây truyền và cách phòng bệnh mắt hột
KN: Thờng xuyên rửa tay rửa mặt sạch sẽ.
Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nớc sạch.
TĐ: Luôn ggơng mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trờng.
Tích cực tuyên truyền gđ và cộng đồng thực hiện vệ sinh phòng bệnh mắt hột.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập ( Phô tô ở tài liệu); Giấy A4, bút dạ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 :Bệnh mắt hột :
Giáo viên phát phiếu học tập cho nhóm 4 để các em thảo luận và hoàn thành bài tập.
Các nhóm dới sự điều khiển của nhóm trởng hoàn thành bài tập.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét , GV chốt lại kết quả đúng:
 Đáp án: 1c, 2d, 3b, 4a, 5c.
Hoạt động 2: Đờng lây truyền bệnh mắt hột:
GV phát cho mỗi nhón 1 tờ giấy A4 và bút dạ. Cac nhóm thảo luận và cùng nhau vẽ hoặc viết đờng lây truyền bệnh mắt hột.
Các nhóm dới sự điều khiển của nhóm trởng hoàn thành bài tập.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.
 GV Kết luận: Và vẽ sơ đồ lên bảng
Vi khuẩn mắt hột (ở dử mắt, nớc mắt .. ngời bệnh
 Tiếp xúc trực tiếp
 T xúc Gi. Tiếp qua ruồi
 Dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt
 Dùng chung gối
 Ngời lành
Hoạt động 3. Ngăn chặn đờng lây truyền bệnh đau mắt hột.
GV yêu cầu các em thảo luận nhóm để tìm ra sơ đồ ngăn chăn đờng lây bệnh đau mắt hột.
Các nhóm dựa trên sơ đồ truyền bệnh để hoàn thành sơ đồ ngăn chặn đờng lây truyền bệnh mắt hột rồi trình bày trớc lớp.
GV nhận xét : Đề phòng bệnh mắt hột cần :
 Rửa mặt, rửa tay thờng xuyên bằng nớc sạch, chậu sạch.
Không dùng chung khăn mặt.
Không Dùng chung gối.
Giữ gìn MT sạch sẽ và tích cực diệt ruồi.
3 -Củng cố, dặn dò: (3 phút) Nhận xét giờ học.
–––––––––––––––––––
Bồi dưỡng Tiếng Việt
Từ loại
Mục tiêu: Củng cố kiến thức về từ loại, vận dụng làm 1 số bài tập nâng cao.
Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài :
Lí thuyết : HS nhắc lại khái niệm về danh từ, tính từ, động từ, đại từ, quan hệ từ và nêu ví dụ về các từ loại đó.
Hớng dẫn HS làm 1 số BT nâng cao :
Bài 1: Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại dới đây:
 Xuân đi học qua cánh đồng làng. Trời mây xám xịt, ma ngâu rả rích. đó đây có bóng ngời đi xem ruộng hoặc be bờ. Xuân rón rén bớc trên con đờng lầy lội.
Danh từ
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
Xuân, cánh đồng, làng, trời, mây, ma ngâu, bóng, ngời, ruộng, bờ, Xuân, con đờng.
đi học, có đi, thăm, be, bớc.
xám xịt, rả rích, rón rén, lầy lội.
hoặc
Bài 2: Đặt câu:
a)- Một câu có từ của là danh từ (VD: Nhà ấy rất nhiều của)
a)- Một câu có từ của là quan hệ từ.( VD: Đây là sách của th viện)
a)- Một câu có từ hay là tính từ. ( VD: Bộ phim ấy rất hay.)
a)- Một câu có từ hay là quan hệ từ. ( VD: Chị xem phim hay xem bóng đá)
Bài 3. a/ Hãy chỉ ra DT, ĐT, TT (nếu có) trong câu sau:
Ngay thềm lăng, mời tám cây vạn tuế tợng trng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
b/ Đặt 1 câu trong đó có chủ ngữ là 1 tính từ.
Giải
a/ DT: thềm, lăng, cây vạn tuế, đoàn quân.
ĐT: tợng trng, đứng.
TT: danh dự, trang nghiêm
b/ Đỏ là màu mà em yêu thích nhất.
Bài 4. Tìm đại từ trong đoạn văn sau, nói rõ từng đại từ thay thề cho từ ngữ nào?
Khi gấu đã đi khuất, anh kia từ trên cây tụt xuống và cời:
- Thế nào, gấu rỉ tai cậu điều gì thế?
- à, nó bảo với rớ rằng những ngời xấu là những kẻ chạy bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo.
Giải:
 Đại từ: cậu thay thế cho ngời bạn bị nạn;nó thay thế cho con gấu; tớ chi ngời bị nạn 
Bài 5: Tìm quan hệ từ đã cho để điền vào chỗ chấm ở các câu sau cho thích hợp ( với, hoặc, mà, của)
a/ Đây là em ....... và bạn ........ nó. ( của/ của)
b/ Chiều nay .... sáng mau sẽ có. ( hoặc)
c/ Nói ..... không làm. (mà)
d/ Hai bạn nh hình .... bóng, không rời nhau một bớc. ( với)
3 -Củng cố, dặn dò: (5 phút): -GVnhận xét tiết học
–––––––––––––––––––
Làm biên bản một vụ việc.
I-Mục tiêu:
-HS nhận ra sự giống nhau và khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản vụ việc.
-Biết làm biên bản về một vụ việc.
II-Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: (5 phút) HS đọc đoạn văn miêu tả một em bé.
2-Bài mới:
HĐ 1: (2 phút) Giới thiệu bài:
HĐ 2: (25 phút) Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- Một HS đọc đề bài GV giúp HS nắm vững y/c bài tập.
-Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả. 
-GV nhận xét, chốt lại ý đúng:
Giống nhau
Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: thời gian,địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
Phần kết
Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu...
-Nội dung của biên bản một vụ việc có lời khai của các nhân chứng.
Bài 2:-HS nêu yêu cầu, GV hướng dẫn HS cách lập biên bản.
 -HS làm bài vào vở
 -Một HS làm trên bảng phụ rồi trình bày trớc lớp. Cả lớp và GV nhận xét. 
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---- @ ----
Biên bản về việc bệnh nhân trốn viện
	Hồi 6 giờ 30 phút sáng, ngày 28 tháng 12 năm 2006, chúng tôi gồm những người có tên sau đây lập biên bản về việc bệnh nhân Lu Chí Quành trốn viện:
	- Bác sĩ, y tá trực: BS. Nguyễn Nam - trưởng ca, BS. Lê Mao, y tá Trần Mã.
	- Bệnh nhân phòng 305: Lương Việt Thái, Lò Văn Muôn.
	Tóm tắt sự việc:
	- Bệnh nhân Quành đang chờ mổ sỏi thận.
	- BS. Mao phát hiện bệnh nhân vắng mặt hồi 21 giờ đêm ngày 27 tháng 12. Ông Thái cho biết ông Quành đã ra khỏi phòng từ 17 giờ.
	- 22 giờ vẫn không thấy ông Quành về, BS Mao và y tá Mã kiểm tra tủ đồ đạc của ông thì trống không. Anh Muôn nói: Ông Quành biết phải mổ, ông rất sợ.
	- Dự đoán: Ông Quành sợ mổ đã trốn viện.
	Đề nghị Lãnh đạo Viện cho tìm gấp ông Quành, thuyết phục ông trở lại bệnh viện để mổ chữa bệnh.
	Các thành viên có mặt kí tên:
	Nguyễn Nam	Lơng Việt Thái
	Lê Mao	Lò Văn Muôn
	Trần Mã.
-GV gọi 1 số HS đứng tại chỗ đọc biên bản của mình. GV NX và cho điểm bài làm tốt.
3-Củng cố, dặn dò: (3 phút) -GVnhận xét tiết học.
-HS về nhà sửa chữa biên bản.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 16 CKTKNGiam taiKNS 2buoi.doc