- Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng , chậm rãi .
- Học tập tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
Thứ hai ngày tháng.năm 2021 Tập đọc THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3). - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng , chậm rãi . - Học tập tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích môn học, giữ gìn sự trong sáng Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 153, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng bài thơ Về ngôi nhà đang xây. - Giáo viên nhận xét. - Giới thiệu bài và tựa bài: Thầy thuốc như mẹ hiền. - Học sinh thực hiện. - Lắng nghe. - Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa. 2. HĐ hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ khó trong bài : danh lợi, nóng nực, nồng nặc, nổi tiếng... - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Hải Thượng Lãn Ông,danh lợi, bệnh đậu,tái phát, vời,ngự y... *Cách tiến hành: - Cho HS đọc toàn bài. - Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm - Luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu. Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1 - 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn + Đoạn 1: Từ đầu.......thêm gại, củi. + Đoạn 2: Tiếp...càng hối hận. + Đoạn 3: Còn lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc + HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc - HS theo dõi. 2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1,2,3). *Cách tiến hành: - Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm và TLCH, chia sẻ trước lớp theo câu hỏi: + Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào? + Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài? + Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ? + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một con người không màng danh lợi? + Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận trả lời câu hỏi: + Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái, không màng danh lợi. + Ông nghe tin con nhà thuyền chài bị bệnh đậu nặng mà nghèo, không có tiền chữa, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc cháu bé hàng tháng trời không ngại khổ, ngại bẩn. Ông chữa bệnh cho cháu bé, không những không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi + Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác xong ông tự buộc tội mình về cái chết ấy. Ông rất hối hận + Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử chức ngự y song ông đã khéo léo từ chối. + Hai câu thơ cuối bài cho thấy Hải Thượng Lãn Ông coi công danh trước mắt trôi đi như nước còn tấm lòng nhân nghĩa thì còn mãi. 3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài - Tổ chức HS đọc diễn cảm + Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc: Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc....thêm gạo củi. + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét - HS nghe, tìm cách đọc hay - HS nghe - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc - HS nghe 4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Bài văn cho em biết điều gì? - Bài ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. - Sưu tầm những tư liệu về Hải Thượng Lãn Ông. - HS nghe và thực hiện Đạo đức HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường. -Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Họp tác với bạn bè làm việc nhóm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Vì sao cần phải biết tôn trọng phụ nữ? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(27phút) * Mục tiêu: - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh. - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi. - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25- SGK) - GV y/c HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu ở dưới tranh. - GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với những người xung quanh. + Biết hợp tác với những người xung quanh thì công việc sẽ thế nào? - Cho HS nêu ghi nhớ Hoạt động 2: Làm bài tập 1, SGK. - Y/c HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 SGK. - Y/c đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. - Gv kết luận: Để hợp tác tốt với những người xung quanh, các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc công việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung,...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2. - Mời một số HS giải thích lí do. - GV kết luận từng nội dung: a- Tán thành b- Không tán thành c- Không tán thành d- Tán thành - HS thảo luận theo nhóm 4. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nêu - 3- 4 HS tiếp nối nhau đọc ghi nhớ. - HS làm việc cặp đôi, thảo luận trả lời bài tập số 1 sgk. - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành đối với từng ý kiến. - HS giải thích: câu a đúng vì không biết hợp tác với những người xung quanh.... 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút) - Em đã làm gì để hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh ? - HS nêu - Hằng ngày thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà, ở trường, ở khu dân cư,... - HS nghe và thực hiện Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm của hai số. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ. - Học sinh: Sách giáo khoa. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - 2 học sinh tính tỉ số phần trăm của 2 số. a) 8 và 40 b) 9,25 và 25 - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS tính - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, 2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - GV viết lên bảng các phép tính - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét HS. Bài 2: HĐ Cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV hướng dẫn HS trình bày lời giải - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 3(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi giải. - HS thảo luận. - HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 6% + 15% = 21% 112,5% - 13% = 99,5% 14,2% 3 = 42,6% 60% : 5 = 12% - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - HS ghe - HS cả lớp theo dõi - HS cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả Bài giải a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hịên được là: 18 : 20 = 0,9 0,9 = 90% b) Đến hết năm thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoặch là: 23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5% Thôn Hoà An đã vượt mức kế hoạch là: 117,5% - 100% = 17,5% Đáp số : a) Đạt 90% ; b)Thực hiện 117,5% và vượt 17,5% - HS đọc bài, tóm tăt bài toán rồi giải, báo cáo giáo viên Bài giải a) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là: 52500 : 42000 = 1,25 1,25 = 125% b) Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là 125% nghĩa là coi tiền vốn là 100% thì tiền bán rau là 125%. Do đó, số phần trăm tiền lãi là: 125% - 100% = 25% Đáp số: a) 125% b) 25% ... áo, quần, chăn, màn - GV chia nhóm yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau: + Quan sát tranh 1, 2, 3 SGK trang 66 và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay? + Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật? - GV nhận xét, thống nhất các kết quả: Các sợi có nguồn gốc thực vật hoặc động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. Ngoài ra còn có loại tơ được làm ra từ chất dẻo như các loại sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo v Hoạt động 2: Thực hành phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo - GV làm thực hành yêu cầu HS quan sát, nêu nhận xét: + Đốt mẫu sợi tơ tự nhiên + Đốt mẫu sợi tơ nhân tạo -GV chốt: Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro + Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại . v Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm sản phẩm từ tơ sợi. - GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin SGK để hoàn thành phiếu học tập sau: Loại tơ sợi Đặc điểm 1.Tơ sợi tự nhiên - Sợi bông - Tơ tằm 2.Tơ sợi nhân tạo - Sợi ni lông GV nhận xét, thống nhất các kết quả Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhiều HS kể tên Các nhóm quan sát, thảo luận Đại diện nhóm trình bày Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh +Hình1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay. +Hình2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông. +Hình3: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm. + Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai + Các sợi có nguồn gốc động vật: tơ tằm. - Quan sát thí nghiệm, nêu nhận xét: - Các nhóm thực hiện - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các kết quả: +Vải bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể rất dày. Quần áo may bằng vải bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông. +Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng. +Vải ni-lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu. - 2 HS nhắc lại nội dung bài học 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Em làm gì để bảo quản quần áo của mình được bền đẹp hơn ? - HS nêu - Xem lại bài và học ghi nhớ. - Chuẩn bị: “Ôn tập kiểm tra HKI”. - HS nghe - HS nghe và thực hiện Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: - Tính tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - HS làm bài: 1b; 2b; 3a. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ.... - HS : SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi nêu: Muốn tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó ta làm thế nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: - Tính tỉ số phần trăm của hai số. - Tìm giá trị một số phần trăm của một số. - Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó. - HS làm bài: 1b; 2b; 3a. * Cách tiến hành: Bài 1b: Cá nhân=> Cả lớp - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. Bài 2b: Cặp đôi - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Muốn tìm 30% của 97 ta làm như thế nào ? - GV yêu cầu HS làm bài cặp đội - GV nhận xét HS. Bài 3a: Nhóm - GV gọi HS đọc đề bài toán. - Hãy nêu cách tìm một số biết 30% của nó là 72. - GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4 - GV nhận xét, kết luận Bài 1a(M3,4): HĐ Cá nhân - Nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42. Bài 2a(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở Bài 3b(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài vào vở - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Bài giải b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5% Đáp số : a) 88,9% b) 10,5% - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. - Muốn tìm 30% của 97 ta lấy 97 nhân với 30 rồi chia cho 100. - HS lên bảng chia sẻ, HS cả lớp làm bài vào vở Bài giải b) Số tiền lãi của cửa hàng là: 6000 000 15 : 100 = 900 000 (đồng) Đáp số : a) 29,1 b) 900 000 đồng - 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK. - Lấy 72 nhân với 100 và chia cho 30. - Đại diện nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 72 : 30 x 100 = 240 - Tính thương của 37 : 42 sau đó nhân thương với 100 và viết ký hiệu % vào bên phải số đó. 37 : 42 = 0,8809...= 88,09% - HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên 97 x 30 : 100 = 29,1 Hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1 - HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên Bài giải Số gạo cửa hàng trước khi bán là: 420 x100 : 10,5 = 4000(kg) 4000kg = 4 tấn Đáp số: 4 tấn 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng làm bài sau: Tìm tỉ số phần trăm của 54 và 78. - HS nêu: Tỉ số phần trăm của 54 và 78 là: 54 : 78 = 0,6923 0,6923 = 69,23% - Tính tỉ số phần trăm giữa số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp em. - HS nêu và thực hiện. Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Thay cho bài Làm biên bản một vụ việc) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lập được dàn ý cho bài văn tả người bạn trong lớp em được nhiều người quý mến. - Viết được đoạn văn miêu tả người bạn trong phần thân bài từ dàn bài vừa lập, thể hiện được sự quan sát chân thực, lời văn tự nhiên, chân thật, biết cách dùng các từ ngữ miêu tả hình ảnh so sánh khắc họa rõ nét người mình định tả, thể hiện tình cảm của mình đối với người đó. Diễn đạt tốt, mạch lạc. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục tình cảm yêu quý bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Một số tranh ảnh về người - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi... - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Nêu cấu tạo của một bài văn tả người. - GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: Lập được dàn ý cho bài văn tả người bạn trong lớp em được nhiều người quý mến. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Đề bài yêu cầu làm gì? - Người thân trong gia đình em gồm những ai? - Em sẽ tả về ai? - Dàn ý của một bài văn tả người gồm mấy phần? Nội dung mỗi phần nói gì? - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS đọc dàn bài của mình. - GV nhận xét, chỉnh sửa Bài 2: HĐ Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Đoạn viết nằm trong phần nào? - Yêu cầu HS nêu mình sẽ viết đoạn nào - Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài của mình - GV nhận xét - Lập dàn ý cho một bài văn tả 1người thân trong gia đình. - HS nêu - HS tiếp nối nhau nêu - HS tiếp nối nhau nêu - 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài Mở bài - Giới thiệu người định tả Thân bài - Tả bao quát về hình dáng : - Tả hoạt động của người đó Kết bài - Nêu cảm nghĩ - HS tự lập dàn bài - HS đọc bài của mình - Viết 1 đoạn văn tả hình dáng hoặc hoạt động của người đó. - Thân bài - HS nối tiếp nêu - HS làm bài, 1 HS làm bảng nhóm - HS đọc bài viết của mình 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhận xét giờ học - Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và ôn tập để chuẩn bị kiểm tra CKI. - HS nghe - Về nhà viết đoạn mở bài bài văn trên theo kiểu gián tiếp. - HS nghe và thực hiện. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp. - HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo. - Sinh hoạt theo chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: - Gọi lớp trưởng lên điều hành: 2. Nội dung sinh hoạt: a. Giới thiệu: - GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu. 1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua. 2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 3. Sinh hoạt theo chủ điểm b. Tiến hành sinh hoạt: *Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần Gv gọi lớp trưởng lên điều hành. - Nề nếp: - Học tập: - Vệ sinh: - Hoạt động khác GV: nhấn mạnh và bổ sung: - Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh. - Sách vở, đồ dùng học tập - Kĩ năng chào hỏi ? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì? ? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì? *H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần - GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P) - GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ - Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp - Học tập: - Lập thành tích trong học tập - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp. - Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ. - Hoạt động khác + Chấp hành luật ATGT + Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường. - Tiếp tục trang trí lớp học - Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời *Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm - GV mời LT lên điều hành: - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau. 3. Tổng kết: - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt” - Lớp trưởng lên điều hành: - Cả lớp cùng thực hiện. - HS lắng nghe và trả lời. - Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS lắng nghe. - HS trả lời - Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6 + Tổ 1 + Tổ 2 + Tổ 3 - HS nhắc lại kế hoạch tuần - LT điều hành + Tổ 1 Kể chuyện + Tổ 2 Hát + Tổ 3 Đọc thơ
Tài liệu đính kèm: