Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

HĐ1: Khởi động (5’)

- Nêu các yếu tố của hình tam giác ?

- HS vẽ hình tam giác -> bảng con -> Vẽ 1 chiều cao của hình tam giác đó.

HĐ 2: Dạy bài mới (15’)

- Bài toán: Tam giác EDC có chiều cao bằng h, đáy bằng a. Tính diện tích hình tam giác EDC?

- Lấy tam giác bằng tam giác EDC

- HS thực hiện cắt, ghép hình (như SGK).

 - Tìm cách tính diện tích hình tam giác EDC.

 

doc 24 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
Toán 
TIẾT 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được cách tính diện tích tam giác.
- Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích tam giác, kĩ năng vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để giải toán.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu, máy soi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Khởi động (5’)
- Nêu các yếu tố của hình tam giác ?
- HS vẽ hình tam giác -> bảng con -> Vẽ 1 chiều cao của hình tam giác đó.
HĐ 2: Dạy bài mới (15’)
- Bài toán: Tam giác EDC có chiều cao bằng h, đáy bằng a. Tính diện tích hình tam giác EDC?
- Lấy tam giác bằng tam giác EDC 
- HS thực hiện cắt, ghép hình (như SGK).
 - Tìm cách tính diện tích hình tam giác EDC.
 - Trình bày cách làm.
 - GV chốt cách làm như SGK.
 - HS phát biểu quy tắc tính diện tích hình tam giác.
 - GV nêu: S là diện tích ; a là độ dài cạnh đáy, h là chiều cao.
 -> Công thức tính diện tích hình tam giác:
 S = a x h : 2 ( a, h cùng đơn vị đo)
- HS tự nêu ví dụ độ dài của đáy và chiều cao -> tính diện tích của hình tam giác đó.
HĐ 3: Luyện tập (17’)
Bài 1/88 – V
- H đọc yêu cầu – Làm vở - Chia sẻ - Nhận xét.
- Sai lầm: HS lúng túng với các số đo là phân số.
- Chốt: Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác?
 (Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học)
Bài 2/88 – N 
- H đọc yêu cầu – Làm nháp - Chia sẻ - Nhận xét.
 	- Sai lầm: Quên không đổi về cùng đơn vị đo.
- HS chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- Chốt: Khi tính diện tích hình tam giác em cần lưu ý gì?
 (Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học)
HĐ4: Củng cố, dặn dò (3’):
- Đánh giá về NL, PC.
Tiếng Việt
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2)
 I.MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.
2. Biết lập bảng thống kê các bài TĐ thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
3. Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ được học.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thu thập xử lí thông tin(lập bảng thống kê theo yêu cầu cụ thể).
- Kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành bảng thống kê
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
-Trao đổi nhóm nhỏ.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Máy tính.
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Giới thiệu bài: 1-2’
- Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng : 15’
- Đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định .
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- Nhận xét
* Bài 2: 15-17’
- 1 HS đọc nội dung BT
- Cần thống kê các bài TĐ theo nội dung ntn ?
- Làm việc CN, đại diện trình bày; Nhận xét, bổ sung
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun-tơn-O-xlo
Văn
2
Hạt gạo làng ta
Trần Đăng Khoa
Thơ
3
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
Hà Đình Cẩn
Văn
4
Về ngôi nhà đang xây
Đồng Xuân Lan
Thơ
5
Thầy thuốc như mẹ hiền
Trần Phương Hạnh
Văn
6
Thầy cúng đi bệnh viện
Nguyễn Lăng
Văn
* Bài 3: 5-6’
- Nêu yêu cầu
- Phát biểu.
- Nhận xét, bình chọn ngưòi phát biểu ý kiến hay nhất, giàu sức thuyết phục nhất.
3. Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’)
- Nhận xét tiết học
- Đánh giá về NL, PC.
Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2021
Toán 
TIẾT 87: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách tính diện tích hình tam giác .
- Giới thiệu cách tính diện tích hình tam giác vuông ( Biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác ) 
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích hình tam giác .
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. HĐ 1: Khởi động (3') 
? Muốn tính S hình tam giác ta làm NTN ? 
? Viết công thức tính S hình tam giác .
2. HĐ 2: Luyện tập (32 - 34') 
 Bài 1 : Vở nháp
 - Chốt : Muốn tính S hình tam giác ta 
làm ntn ? 
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học)
Bài 2: N2
- GV nhận xét, tuyên dương HS.
- Chốt : Trong tam giác vuông , 2 cạnh 
góc vuông chính là 2 chiều cao của tam giác vuông đó. 
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác)
Bài 3: V
- Chốt : Muốn tính S hình tam giác vuông ta làm ntn ? 
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác)
Bài 4: V
- Chốt : Để tính S hình tam giác EPQ em làm ntn ? 
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác)
 Dự kiến sai lầm : 
- Sau khi tính xong tích của đáy và chiều cao, HS thường quên chia cho 2 .
3. HĐ 3: Củng cố, dặn dò (3') 
? Nêu cách tính S htg thường , htg vuông .
- Đánh giá về NL, PC.
- 2 em trả lời .
- Viết b/c .
- Làm bài .
- H nêu, nhận xét.
- H đọc đề bài.
- H nêu .
- Nhận xét, bổ sung.
- H đọc đề.
- H làm vở.
- H chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- 2 em .
- H đọc đề.
- H làm vở.
- H chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- 2 em .
Tiếng Việt
ÔN TẬP HỌC KÌ I ( Tiết 3)
 I.MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.
2. Lập được bảng thống kê vốn từ về môi trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL trong sách tiếng Việt 5, tập một. 
Trong đó: + 8 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ
 + 9 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ có yêu cầu HTL
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 1-2’
- Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng : 17’
- Đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định.
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- Nhận xét.
* Bài 2: 17-20’
- Nêu yêu cầu
- Giúp HS hiểu: sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi chốt ý đúng:
Sinh quyển ( Môi trường động vật, thực vật)
Thuỷ quyển (môi trường nước)
Khí quyển
Các sự vật trong môi trường
Rừng: con ngưòi; thú (hổ, báo, khí); chim (cò, vạc, sáo); cây lâu năm (lim, gụ, sến , táu) cây rau (cải cúc, bắp cải); cỏ
Sông, suối, ao hồ, biển, đại dương, khe thác, kênh, rạch 
Bầu trời, vũ trụ, không khí, âm thanh, ánh sáng
Những hành động bảo vệ môi trường
Trồng cây, gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn, chống săn thú 
Giữ sạch nguồn nước, xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp
Xử lý nước thải, chống ô nhiễm bầu không khí.
3. Củng cố, dặn dò ( 1 - 2’)
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
 Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2021
 Toán 
 TIẾT 88: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp HS ôn luyện về : 
- Các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong STP ; Tỉ số phần trăm của 2 số ; Đổi đơn vị đo khối lượng .
- Thực hiện 4 phép tính với STP , viết số đo đại lượng dưới dạng STP ; Tính S tam giác và so sánh STP .
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng nhận biết các hàng của số thập phân và giá trị theo hàng của các chữ số trong STP, kĩ năng tìm tý số phần trăm của 2 số, đổi đơn vị đo khối lượng .
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. HĐ 1: Khởi động (3') 
? Nêu cách tính S htg (thường, vuông) 
? Muốn tìm tỷ số % của 2 số ta làm ntn ? 
2. HĐ 2 : Luyện tập (32 - 34' ) 
(*) Phần 1 : N
- Chốt : + Các hàng của STP và giá trị các chữ số của STP 
 + Tìm tỷ Số % của 2 số .
 + Mối quan hệ giữa kg - g .
(*) Phần 2 : 
 Bài 1: Nháp
- Chốt : Khi đặt tính + , - các STP cần lưu ý 
 điều gì ? 
- Muốn nhân 1 STP với 1 STP ta làm NTN ? 
- Nêu cách chia 1 STP cho 1 STP .
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tính toán)
 Bài 2: V
 - Chốt : Mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác)
 Bài 3 : N
- Chốt : Nêu cách tính S htg ? 
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin, hợp tác)
 Bài 4: S
 - Chốt : ? Nêu cách so sánh 2 STP .
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, tự tin)
(*) Dự kiến sai lầm : 
- HS có thể đổi sai khi viết số đo đại lượng dưới dạng STP .
3. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò (3') 
- NX giờ học . 
- Đánh giá về NL, PC.
- 2 HS nêu .
- Làm N. Chữa bài.
- Làm bài .
- H nêu.
- Nhận xét.
- Làm vở .
- H chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- Làm nháp. 
- H chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
- H nêu.
- Làm SGK.
- H nêu.
- Nhận xét.
 Tiếng Việt
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 4)
 I.MỤC TIÊU:
1. Tiếp tục kiểm tra tập đọc và HTL.
2. Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Chợ Ta-sken.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 1-2’
- Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 15 -17’
- Đọc trong SGK ( hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- Nhận xét.
3. Nghe viết chính tả: 17-20’
- Đọc mẫu lần 1, HS đọc cả chú giải
- Nêu nội dung đoạn văn
- Ghi bảng: nẹp thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài.
- Phân tích chữ ghi tiếng khó, viết nháp.
- Đọc từng cụm từ, viết bài vào vở.
- Đọc soát lỗi, ghi số
- Đổi vở, soát lỗi tự sửa lỗi
- Nhận xét
4. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương HS.
 Tiếng Việt
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 5)
 I.MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa, kể lại kết quả học tập, rèn luyện của em.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Thể hiện sự cảm thông.
	- Đặt mục tiêu
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
	- Rèn luyện theo mẫu.
IV.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giấy viết thư
V.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 1-2’
- Giới thiệu MĐYC của tiết học
2. Viết thư: 32-34’
- 1 HS đọc yêu cầu + gợi ý, lớp theo dõi SGK.
- Nhắc HS viết chân thực, kể đúng thành tích và cố gắng của mình.
- Nối tiếp nhau giới thiệu người viết thư.
- Viết thư.
- Đọc thư.
- Nhận xét: cách trình bày, nội dung, cách xưng hô, nội dung kể chuyện trong thư
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2’
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
 Thứ năm ngày 23 tháng 12 năm 2021
 Toán
TIẾT 90: HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
- Hình thành được biểu tượng về hình thang.
- Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với một số h ... c hành
- Quan sát giúp đỡ HS
* Buớc 2: Làm việc cả lớp
- HS trình bày
- Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường, bạn có nhận xét gì?
-... ta thấy quả bóng lại nảy lên
- Kéo căng sợi dây cao su rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì?
-... sợi dây cao su lại trở về vị trí.
- Hãy rút ra tính chất của cao su?
-...Có tính đàn hồi tốt, không tan trong nuớc, cách nhiệt
- Nhận xét, bổ sung
3. Kết luận: Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nuớc, cách nhiệt tốt.
HĐ 3: Thảo luận
1. Mục tiêu: Giúp HS: Kể đuợc tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su. Nêu đuợc tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
2. Cách tiến hành:
* Buớc 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung mục Bạn cần biết/ 63 trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc thầm sgk
* Buớc 2: Làm việc cả lớp
- HS trình bày
- Cao su có mấy loại? Đó là những loại nào?
-... 2 loại: Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo
- Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
-.. ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, cách nhiệt tốt, không tan trong nuớc ...
- Cao su được dùng để làm gì?
-... săm, lốp xe ....
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
-... không để đồ dùng bằng cao su ở nơi nhiệt độ cao, nhiệt độ quá thấp, không để hoá chất dính vào...
3. Kết luận: Cao su có 2 loại, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo...
- Mục bạn cần biết trang 63 -> 3 - 5 HS đọc.
B. CHẤT DẺO 
 HĐ 1: Quan sát 
1. Mục tiêu: Giúp HS nói được về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm từ chất dẻo.
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS quan sát hình/ 64. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa/ 64
- Kể tên
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm gì chung?
-... nhiều màu sắc, hình dáng.
3. Kết luận: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo.
HĐ 2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế (10 - 12')
1. Mục tiêu: HS nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS đọc thầm thông tin trong sách giáo khoa / 65 và trả lời câu hỏi.
- Đọc thầm, trả lời câu hỏi
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày
- Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không? Nó được làm ra từ đâu?
- ... không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm từ than đá ...
- Nêu tính chất chung của chất dẻo?
- ... cách điện, cách nhiệt.
- Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra những sản phẩm dùng thường ngày? Tại sao? 
- ...bằng gỗ, da, thuỷ tinh và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc. 
- Nêu cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo?
3. Kết luận: Chất dẻo không có sẵn trong tự nhiên, nó được làm ra từ than đá ...
HĐ 3: Trò chơi: Thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo 
1. Mục tiêu: Giúp HS nhớ được các đồ dùng làm bằng chất dẻo trong cuộc sống.
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Phổ biến luật chơi: HS viết lên giấy tên đồ dùng bằng chất dẻo. 
- Kể tên
* Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Dán kết quả- Nhận xét
3. Kết luận: 
- Mục bạn cần biết/ 65 -> 3 - 5 HS đọc.
C. TƠ SỢI
 HĐ 1: Quan sát và thảo luận 
1. Mục tiêu: HS kể được tên một số loại tơ sợi.
2. Cách tiến hành:
? Kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần áo mà em biết ?
-.. vải cô-tông, vải pha ni lông, tơ tằm, sợi bông, sợi len.
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát và trả lời câu hỏi trang 66 SGK 
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Thảo luận nhóm
- HS trình bày: H1: Làm ra sợi đay, H2: Làm ra sợi bông; H3: Làm ra tơ tằm
? Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh và sợi gai, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
3. Kết luận: Tơ sợi có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật được gọi là tơ sợi tự nhiên. 
 HĐ 2: Thực hành 
1. Mục tiêu: HS làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
2. Cách tiến hành:
-...Thực vật: Bông, đay, gai; Động vật: tơ tằm
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu các nhóm làm thực hành như trong chỉ dẫn sách giáo khoa/ 67
- Làm thực hành
- Quan sát giúp đỡ HS
- Đại diện nhóm trình bày
Bước 2: Làm việc cả lớp
3. Kết luận: Khi đốt cháy các sợi tơ tự nhiên thì tạo thành tàn tro còn tơ sợi nhân tạo 
 HĐ 3: Làm việc với phiếu học tập (11')
1. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
2. Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc thầm nội dung thông tin, hoàn thành vào bảng sách giáo khoa/ 67
- Đọc thầm sách giáo khoa
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS trình bày
3. Kết luận: GV nêu đặc điểm của các sản phẩm làm ra từ tơ sợi
- Mục bạn cần biết trang 67 -> 3 - 5 HS đọc.
5. HĐ 5: Củng cố - Dặn dò ( 1 - 2')
 - Đánh giá về NL, PC.
Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2021
 Khoa học
 SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT + HỖN HỢP
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Phân biệt 3 thể của chất.
- Nêu điều kiện để một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Kể tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí.
- Kể tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
- Cách tạo ra hỗn hợp.
- Kể tên một số hỗn hợp.
- Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Máy tính. Ipad...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 
* Hoạt động 1: Khởi động (2’) 
- HS hát tập thể
* Hoạt động 2: “Phân biệt 3 thể của chất” 
* Mục tiêu: HS biết phân biệt 3 thể của chất
* Cách tiến hành:
- Đưa bảng và đưa các chất, yêu cầu HS nêu xem các chất đó thuộc thể gì?
- Nghe yêu cầu, bật mic, nêu.
THỂ RẮN
THỂ LỎNG
THỂ KHÍ
Cát trắng
Cồn
Hơi nước
Đường
Dầu ăn
Ô - xi
Nhôm
Nước
Ni Tơ
Nước đá
Xăng
Muối
=> Kết luận: Đưa bảng đúng lên màn hình.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (8’) 
* Mục tiêu: HS nhận biết được đặc điểm của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Giáo viên phổ biến luật chơi: Đọc câu hỏi, HS ghi đáp án vào bảng. 
- Nghe yêu cầu
* Bước 2: Tổ chức cho HS chơi:
- HS nêu đáp án.
1- b; 2- c; 3- a
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Công bố đáp án đúng.
* Hoạt động 4: Quan sát và thảo luận (8 - 10’)
* Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 73 sách giáo khoa và nói về sự chuyển thể của nước.
- HS quan sát.
- Nêu về sự chuyển thể của nước: Nước ở thể lỏng, nước đá chuyển từ thể rắn sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Nước bốc hơi chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ cao.
* Bước 2: Yêu cầu HS lấy ví dụ khác
- Lấy ví dụ: Mỡ, bơ ở thể rắn bị nóng chảy thành thể lỏng ...
- Yêu cầu HS đọc VD ở mục Bạn cần biết/ 73.
- HS đọc
=> Kết luận: Qua ví dụ trên cho thấy, khi thay đổi nhiệt độ, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lý học.
* Hoạt động 5: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” (6 - 8’)
* Mục tiêu: Giúp HS: Kể được tên một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí. Kể được tên một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS viết vào giấy tên các chất ở 3 thể khác nhau. Mỗi HS viết tên các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. 
- Nghe yêu cầu
- HS bật mic trình bày.
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét.
* Hoạt động 6: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị” ( 8’)
* Mục tiêu: HS biết cách tạo ra hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Yêu cầu HS làm thực hành: Tạo ra hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
- Thực hiện theo yêu cầu
- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
-... ít nhất 2 chất trở lên
- Hỗn hợp là gì?
-... hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành hỗn hợp ...
* Bước 2: 
- HS nêu công thức trộn gia vị ...
- Yêu cầu trả lời câu hỏi
- Trả lời
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Muốn tạo ra một hỗn hợp, ít nhất phải có 2 chất trở lên và các chất đó phải được trộn lẫn với nhau ...
* Hoạt động 7: Làm việc cá nhân 
* Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- HS suy nghĩ.
- Quan sát giúp đỡ HS
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS trình bày
Không khí là một hỗn hợp; các hỗn hợp khác như: gạo lẫn trấu; cám lẫn gạo; đường lẫn cát; muối lẫn cát; không khí, nước và các chất rắn không tan...
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Trong thực tế có rất nhiều hỗn hợp ...
* Hoạt động 8: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” (8’)
* Mục tiêu: HS biết các phương pháp tách riêng các chất trong một hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- Giáo viên đọc câu hỏi - HS trả lời
- Nghe yêu cầu
* Bước 2: HS chơi
- HS trình bày: H1: Làm lắng, H2: sảy; H3: lọc
- Nhận xét, bổ sung
=> Kết luận: Công bố đội thắng cuộc
* Hoạt động 9: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp (8’)
* Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: 
- HS thực hiện theo các bước như sách giáo khoa yêu cầu ở mục thực hành trang 75.
- Thực hành
* Bước 2:
- HS báo cáo kết quả: Bài 1: thực hành qua phễu lọc; B2: dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước; B3: đãi gạo trong chậu nước...
=> Kết luận: Khen những HS thực hành nhanh và đúng.
* Hoạt động 10: Củng cố - Dặn dò (2-3’)
- HS tự nhận xét, đánh giá về bản thân và các bạn trong tiết học.
- GV nhận xét về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất HS đạt được.
	 Tiếng Việt
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 7)
I.MỤC TIÊU:
- Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu.
- Giáo dục HS tự giác học bài và làm bài.
II. NỘI DUNG:
- GV cho HS kiểm tra
A. Đọc thầm bài sgk / 177.3-5’
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý trả lời đúng: 30-33’
- GV cho HS làm việc cá nhân 5'
- GV cho HS tìm hiểu bài theo hình thức RCV - nhận xét.
	Câu 1: Ý b 
+ Vì sao chọn ý b?	
Câu 2: Ý a	
+ Câu văn nào cho em biết điều đó?
Câu 3: Ý c 	
+ Vì sao tác giả lại so sánh như vậy?
Câu 4: Ý c	
Câu 5: Ý b
Câu 6: Ý b
Câu 7: Ý b (lớn, khổng lồ )
- Thế nào là từ đồng nghĩa.
Câu 8: Ý a (ngược - xuôi )
- Những từ ntn gọi là từ trái nghĩa?
Câu 9: Ý c (đồng âm )
- Thế nào là từ đồng âm.
Câu 10: Ý c (từ: còn, thì, như )
- Việc dùng các quan hệ từ có tác dụng gì?
- GV nhận xét bài, tổng kết .
- Tuyên dương HS.
C. Củng cố - dặn dò: 1-2'
- Nhận xét giờ kiểm tra.
- Tuyên dương HS. 
- Đánh giá về NL, PC.
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 17 tháng 12 năm 2021
Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_16_nam_hoc_2021_2022_ho_thi_hai.doc