Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 17

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 17

I. MỤC TIÊU:

Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Hoạt động 1:(20) Ôn các phép tính với số thập phân

Bài 1: ( HS làm ý a)HS thực hiện phép chia vào vở. Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại lời giải theo yêu cầu của GV.

Bài 2: HS đặt tính rồi tính ở vở nháp ghi kết quả từng bước vào vở:

Gọi HS 2 emlên bảng chữa bài.

HS cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng

.a)(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68

 = 22 + 43,68

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17: 
Thứ hai, ngày 19 tháng 12 năm 2011
Toán:
Tiết 81: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1:(20’) Ôn các phép tính với số thập phân
Bài 1: ( HS làm ý a)HS thực hiện phép chia vào vở. Sau đó chuyển cho nhau kiểm tra lại lời giải theo yêu cầu của GV.
Bài 2: HS đặt tính rồi tính ở vở nháp ghi kết quả từng bước vào vở:
Gọi HS 2 emlên bảng chữa bài.
HS cùng GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
.a)(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68.
Hoạt động 2: (20’)Ôn giải toán
Bài 3: HS đọc đề .GV hướng dẫn HS giải .Cả lớp làm bài vào vở .GV theo dõi giúp HS yếu . Gọi 1 HS lên bảng chữa bài .
 Đáp số : a) 1,6% ;b) 16129 người.
- Nhận xét tiết học.
______________________________________
Tập đọc
Ngu công xã trịnh tường
I- Mục đích yêu cầu:
- Biết diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.( Trả lời được các câu hỏi SGK).
II – chuẩn bị:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
HS đọc lại bài Thầy cúng đi bệnh viện, trả lời câu hỏi về nội dung bài
B- Bài mới:
-Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Luyện đọc và tìm hiểu bài	( 33 phút )
a) Luyện đọc
- Một HS khá, giỏi (hoặc 2 HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài.
- Chia bài làm 3 phần để luyện đọc:
+ Phần 1: từ đầu đến vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
+ Phần 2: từ Con nước nhỏ.đến như trước nữa.
+Phần 3: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. GV giúp HS đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài; giải nghĩa thêm các từ tập quán (thói quen), canh tác (trồng trọt). 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai em đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm bài văn (theo gợi ý mục 1.1)
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc lớt phần 1 và cho biết :
- Ông Lìn đã làm thế nào để đa được nước về thôn?
 (ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.)
- HS đọc lướt phần 2 và cho biết : Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thông Phù Ngan đã thay đổi như thế nào?
 (Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không làm nương nên không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.)
- HS đọc lướt phần 3 và cho biết : ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
 (Ông hướng dẫn bà con trồng câu thảo quả.)
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 (Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vợt khó./ Bằng trí thông minh 
và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho mình, làm cho cả thôn từ nghèo đói vơn lên thành thôn 
có mức sống khá./ Muốn cho cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm/
- HS nêu ND, ý nghĩa bài văn .
c). Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV Hướng dẫn HS đọc toàn bài; tập trung hướng dẫn kĩ cách đọc đoạn 1. Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ sau: ngỡ ngàng, ngoằn nghèo, vắt ngang, con nước ông Lìn, cả tháng, không tin, suốt một năm trời, bố cây số, xuyên đổi, vận động, mở rộng, vơ thêm.
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 1.
Hoạt động nối tiếp	( 2 phút )
- GV nhận xét tiết học 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài văn.
_________________________________________
Đạo đức:
Hợp tác với những người xung quanh
Tiết 2
Hoạt động 1: (10’) Làm bài tập 3, SGK.
1. GV yêu cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận làm bài tập 3. 
2. HS thảo luận. 
3. Theo từng nội dung, một số em trình bày kết quả trước lớp; những em khác nêu ý kiến bổ sung hay tranh luận.
4. GV kết luận: 
- Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
- Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là sai.
Hoạt động 2: (15’)Xử lý tình huống (bài tập 4,SGK)
1. Gv giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận để làm bài tập 4.
2. Các nhóm HS làm việc.
3. Đại diện từng nhóm trình bầy kết quả làm việc; cả lớp nhận xét, bổ sung.
4. GV kết luận: 
a) Trong khi thực hiện công việc chung, cần phân công nhiệm vụ cho từng người, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau.
b) Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ về việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
Hoạt động 3: (15’)Làm bài tập 5, SGK.
1. GV yêu cầu HS tự làm bài tập 5; sau đó, trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
2. HS làm bài tập và trao đổi với bạn.
3. Một số em trình bầy dự kiến sẽ hợp t ác với những người xung quanh từ một số việc; các bạn khác có thể góp ý cho bạn.
4. GV nhận xét về những dự kiến của HS.
______________________________________
Toán:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Học sinh giải thạo về các dạng toán về tỉ số phần trăm tìm số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy học
*Ôn lại các dạng về tỉ số phần trăm
*Cho HS nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm
- Tìm tỉ số phần trăm của 2 số
- Tìm số phần trăm của 1 số
- Tìm 1 số khi biết số phần trăm của số đó
- HS lần lượt làm từng bài tập tiết 
- Sau mỗi bài, cho HS chữa
- Yêu cầu HS: + Phân tích đề, tìm dạng
 + Nêu cách làm từng dạng
Bài 1: Một xưởng sản xuất đề ra là phải thực hiện được 1200 sản phẩm, do cải tiến kỹ thuật nên họ đã thực hiện được 1620 sản phẩm. Hỏi họ đã vượt mức bao nhiêu phần trăm kế hoạch.
Bài 2: Một người đi bán trứng gồm 2 loại: Trứng gà và trứng vịt. Số trứng gà là 160 quả, chiếm 80% tổng số trứng. Hỏi người đó đem bán bao nhiêu quả trứng vịt ?
Bài 3: Lớp 5AS có 40 bạn. Cô đã cử 20% số bạn trang trí lớp, 50% số bạn quét sân, số bạn còn lại đi tưới cây. Hỏi mỗi nhóm lao động có bao nhiêu bạn ?
- Gọi HS lên bảng chữa
- HS khác nhận xét
- GV chữa chung, nhấm mạnh từng dạng.
________________________________________
Thứ ba, ngày 20 tháng 12 năm 2011
Toán:
Tiết 82: Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động 1:(20’) Ôn các phép tính với số thập phân, chuyển hỗn số thành số thập phân.
Bài 1:- Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành số thập phân
- GV hướng dẫn HS thực hiện một trong hai cách sau : 
Cách 1: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
 Cách 2: Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số.
-HS làm bài
- Gọi HS lên bảng chữa bài . Nhận xét bổ sung.
Bài 2: -HS thực hiện theo các quy tắc tính đã học
-HS làm bài vào vở .Gọi 2 em lên bảng làm bài . Cả lớp làm bài vào vở.GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
a) x x 100 = 1,643 + 7,357 b) 0,16 : x = 2 – 0,4
 x x 100 = 9 0,16 : x =1,6
 x = 9 : 100 x = 0,16 : 1,6
 x = 0,09 x = 0,1 
Hoạt động 2: (20’) Ôn giải toán
Bài 3: - HS đọc đề .GV hướng dẫn HS có thể giải theo hai cách .
-HS làm bài vào vở .Gọi 2 em lên bảng làm 2 cách khác nhau.GV theo dõi giúp HS yếu. Đáp số: 25% lợng nớc trong hồ.
Nhận xét tiết học.
_____________________________________
Chính tả
Nghe – viết: Người mẹ của 51 đứa con
I- Mục đích yêu cầu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2.
II – chuẩn bị:
	- Vở bt .
iii- các hoạt động dạy – học
A- Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút )
- HS làm lại BT2 hoặc 3 trong tiết Chính tả trước.
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS nghe – viết	( 20 phút )
- GV đọc bài viết chính tả .
- HS nêu ND bài viết .
- HS viết các chữ số, tên riêng, từ ngữ khó (51, Lý Sơn, Quảng Ngãi, 35 năm, bươn chải,)
- GV đọc – HS viết bài .
- HS đổi chéo vở soát bài .
- GV thu chấm 1/3 lớp – Nêu NX
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả	( 14 phút )
Bài tập 2 
Câu a - HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
Câu b:
- HS đọc YCBT .
- HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bài vào vở bài tập. 
- 1 HS làm bài trên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Tiếng xôi bắt vần với tiếng dội
- Cả lớp sửa lại bài theo lời giải đúng:
- GV nói thêm: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
Hoạt động nối tiếp	( 1 phút )
GV nhận xét tiết học. Dặn HS nhớ mô hình cấu tạo vần của tiếng.
________________________________________
Khoa học : 
Bài 33-34: ôn tập và kiểm tra học kì I
Mục tiêu : 
Ôn tập các kiến thức về:
	- Đặc điểm giới tính
	- Một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân
	- Tính chất và công dụng của một số vật liệu đã học
đồ dùng dạy – học - Hình trang 68 SGK.
 - Phiếu học tập
Hoạt động dạy – học
Tiết 1
Hoạt động 1: (15’) làm việc với phiếu học tập
Bước 1: Làm việc cá nhân
Từng HS làm các bài tập trang 68 SGK và ghi lại kết quả làm việc vào phiếu học tập hoặc vở bài tập theo mẫu sau:
Phiếu học tập
Câu 1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS bệnh nào lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
Câu 2: Đọc yêu cầu của bài tập ở mục Quan sát trang 68 SGK và hoàn thành bảng sau:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Bước 2: Chữa bài tập
GV gọi lần lợt một số HS lên chữa bài (các em tự đánh giá hoặc đổi chéo bài ) .
Dới đây là đáp án: Câu 1: Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS thì bệnh AIDS lây qua cả đường sinh sản và đường máu.
Câu 2:
Thực hiện theo chỉ dẫn trong hình
Phòng tránh được bệnh
Giải thích
Hình 1
- Sốt xuất huyết
- Sốt rét
- VIêm não
Những bệnh đó lây do muỗi đốt người bệnh hoặc động vật mang bệnh rồi truyền sang cho người lành và truyền vi-rút gây bệnh sang người lành.
Hình 2
- Vêm gan A
- Giun
Các bệnh đó lây qua đờng tiêu hoá. Bàn tay bẩn có nhiều mầm bênh, nếu cầm vào thức ăn sẽ đa mầm bệnh trực tiếp vào miệng.
 Hình 3
- Viêm gan A
- Giun
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,)
Nước lã chứa nhiều mầm bệnh, trứng giun và các bệnh đường tiêu hoá khác. vì vậy, cần uống nước đã đun sôi
Hình 4
- Vêm gan A
- Giun, sán
- Ngộ độc thức ăn
- Các bệnh đường tiêu hoá khác (ỉa chảy, tả, lị,)
Trong thức ăn sống hoặc thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn bị ruồi, gián, chuột bò vào chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, cần ăn thức ăn chín, sạch.
Hoạt động 2: (15’)thực hành
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thà ... 
Mĩ thuật:
Bài 17: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh du kích tập bắn
I - Mục tiêu
- Hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh Du kích tập bắn.
 HS khá, giỏi: 
Nêu được lí do tại sao thích hay không thích bức tranh.
II - Chuẩn bị
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh du kích tập bắn trong tuyển tập tranh Việt Nam(NXB Văn hoá - 1975) hoặc trên sách báo (nếu có điều kiện).
- Một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác.
III - Các hoạt động dạy - học :
Giới thiệu bài(2’)
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1: (10’)Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung
GV có thể nêu các ý sau:
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V (1929 - 1934) Trường Mĩ thuật Đông Dương. Ông vừa sáng tác hội hoạ vừa đam mê lịch sử mĩ thuật dân tộc.
- Ông tham gia hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ (1946).
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam Trung Bộ, kịp thời sáng tác góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp của dân tộc. Bức tranh Du kích bắn ra đời trong hoàn cảnh đó.
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơ dầu nổi tiếng như: Cây chuối (1936) ; Cổng 
thành Huế (1941) ; Học hỏi lẫn nhau (1960) ; Công nhân cơ khí (1962) ; Tan ca, mời chị em đi họp 
để thi thợ giỏi (1976),...
- Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác, có đóng góp lớn trong việc xây dựng Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ hoạ sĩ, cán bộ nghiên cứu mĩ thuật.
- Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. năm 1969, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
Hoạt động 2:(25’) Xem tranh du kích tập bắn
- GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh:
 + Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
(Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năm nhân vật được sắp xếp ở trung tâm với 
các tư thế khác nhau rất sinh động: Người bò, người trườn, người ngồi như đang chuẩn bị 
ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào).
 + Hình ảnh phụ của bức tranh là những hình ảnh nào? 
(Phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo cho bố cục chặt chẽ, sinh động.)
 + Có những màu chính nào trong tranh?
(Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễn tả cái nắng chói trang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực của miền Nam Trung Bộ ; màu sắc có đậm, nhạt rõ ràng.)
- GV kết luận:
 + Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.
- GV nêu một vài câu hỏi để HS tập nhận xét các bức tranh khác của hoạ sĩ. Ví dụ:
 + Cách bố cục: Sắp xếp các hình ảnh chính, phụ.
 + Tư thế của các nhân vật
 + Màu sắc trong tranh.
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận của mình về tác phẩm.
Hoạt động 3: (3’)Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò
- Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay,...).
- Sưu tầm bài trang trí hình chữ nhật.
________________________________________
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LấN LỚP
Tháng 12 - Chủ điểm : Cháu yêu chú bộ đội 
I.Mục tiờu: Giỳp HS : 
- Cú hoạt động thiết thực sinh hoạt theo chủ điểm mừng ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22 - 12.
- Thụng qua cỏc hoạt động giỏo dục HS biết quý trọng, yêu mến chú bộ đội.
II.Chuẩn bị :
 - Sưu tầm cỏc bài hát viết về chú bộ đội . 
III.Cỏc hoạt động trờn lớp :
1.ổn định tổ chức và giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt :
- Tập hợp lớp, giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt.
2.Tổ chức, tiến hành :
Tiết 3:
 Thi hỏt liờn khỳc cỏc bài hỏt về chủ đề ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
- GV chia nhúm, phổ biến cỏch chơi, luật chơi .
+ Mỗi HS sẽ hỏt 1 đoạn trong 1 bài hỏt .
+ Nối tiếp nhau hỏt, hết lượt hỏt tiếp lượt khỏc .
- Chia lớp làm 2 nhúm:
+ Nhúm cỏc bạn nam 
+ Nhúm cỏc bạn nữ 
- 2 nhúm thi hỏt . nhúm nào hết bài hỏt trước là nhúm đú thua .
- GV nhận xột, tuyờn dương .
3.Củng cố – dặn dũ
- Em nhận thức được điều gỡ qua buổi sinh hoạt ngày hụm nay ?
- Gv nờu lại ý nghĩa của việc thực hiện chủ điểm .
- Nhận xột và dặn HS chuẩn bị cho buổi sinh hoạt tiếp theo.
 Phần xem của tổ trưởng Duyệt của BGH
Buổi chiều:
Thứ hai, ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt:
ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
Củng cố cho HS nắm chắc nội dung bài “ Ngu công xã Trịnh Tường” thông qua việc luyện đọc và trả lời các câu hỏi liên quan đế nội dung bài.
II. Các hoạt động dạy học:
Gv tổ chức cho luyện đọc bài dưới hình thức cá nhân, nhóm đôi.
- HS luyện đọc bài. GV theo dõi uốn nắn cho HS còn lúng túng.
- Gv tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS đọc bài trước lớp. HS cùng GV nhận xét bổ sung bình chọn bạn đọc hay và diễn cảm nhất.
- Gv tổ chức cho HS làm thêm các bài tập sau vào vở:
1. Ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước đã làm gì ?
2. Tìm được nguồn nước, ông Lìn làm thế nào để dẫn nước về thôn ?
3. Có nước về, tập quán canh tác và cuộc sống của người dân đã thay đổi như thế nào ?
4. Ngoài việc vận động bà con trồng lúa nước, ông Lìn còn giúp bà con làm giàu bằng cách nào ?
- HS suy nghĩ làm bài vào vở. HS làm bài xong , GV gọi lần lượt HS chữa bài.
- Nhận xét bổ sung, chốt lại ý đúng.
- Nhận xét tiết học.
_________________________________________
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2009
Tiếng Việt:
Ôn tập
I. Mục đích yêu cầu:
Củng cố cho HS nắm chắc cách viết đơn . Viết được lá đơn đúng yêu cầu.
II. Các hoạt động dạy học:
GV cho HS nêu lại cách viết một lá đơn.
HS nêu GV nhận xét ghi bảng. Gọi vài HS nhắc lại.
GV viết đề bài lên bảng cho HS viết đơn theo yêu cầu của đề bài.
Đề bài: Dựa vào mẫu đơn đã học, em hãy viết đơn xin học lớp 6 tại một trường Trung học cơ sở ở địa phương em.
- HS làm bài vào vở. Gv theo dõi uốn nắn cho HS còn lúng túng.
- HS làm bài xong GV gọi lần lượt HS đọc đơn của mình.
- GV cùng HS nhận xét bổ sung cho điểm những HS làm bài tốt.
- Nhận xét tiết học.
_______________________________________
Thể dục : 
Bài 33: Trò chơi “ chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I. Mục tiêu
đi đều vòng phải, vòng trái. Thực hiện động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Học trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn ”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2-4 vòng tròn bán kính 4-5m cho trò chơi.
III. nội dung và phương pháp lên lớp
 Hoạt động1: Phần mở đầu :10 phút	
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Chạy chậm theo một hàng dọc xung quanh sân tập: 1 phút.
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2: 1 phút.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: mỗi động tác 2x8 nhịp.
- Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1-2 phút.
Hoạt động 2 : Phần cơ bản: 18-22 phút
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái: 8-10 phút. Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó cả lớp cùng thực hiện. Lần đầu, do giáo viên hướng dẫn; lần 2, cán sự điều khiển; lần 3, tổ chức dưới dạng thi đua. Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào còn nhiều người thực hiện cha đúng sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh sân tập.
- Học trò chơi “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”: 16-18 phút. 
+ Nội dung kiểm tra: Mỗi học sinh sẽ thực hiện cả 8 động tác của bài thể dục phát triển chung đã học.
+ Phơng pháp kiểm tra: Giáo viên gọi mỗi đợt 4-5 học sinh (hoặc 1/2 số học sinh trong một tổ) lên thực hiện 1 lần cả bài thể dục, dới sự điều khiển của giáo viên.
+ Đánh giá: Theo mức độ thực hiện động tác của từng học sinh
Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng cả bài
Hoàn thành: Thực hiện được cơ bản đúng tối thiểu 6/8 động tác.
Cha hoàn thành: Thực hiện được cơ bản đúng dới 5 động tác.
Chú ý: Đối với học sinh xếp loại chưa hoàn thành, giáo viên có thể cho kiểm tra lần 2, hoặc cho tập luyện thêm để kiểm tra vào giờ học sau.
b) Chơi trò chơi “ Nhảy lớt sóng”: 3-4 phút.
Giáo viên cùng học sinh nhắc lại cách chơi, cho 1-2 tổ chơi thử để học sinh nhớ lại cách chơi, sau đó chơi chính thức có phân thắng thua 1-2 lần.
Giáo viên tham khảo trang 24 và 33 sách Thể dục 4 của NXBGD từ năm 2005 đến nay.
Hoat động 3 :Phần kết thúc: 4-6 phút.
- Giáo viên nhận xét phần kiểm tra, đánh giá xếp loại, khen ngợi những học sinh đạt kết quả tốt. Động viên những học sinh chưa đạt hoặc cha đợc kiểm tra cần cố gắng hơn nữa: 3 phút.
- Giao bài tập về nhà ôn bài thể dục phát triển chung thường xuyên vào buổi sáng. Những học sinh chưa hoàn thành hoặc chưa được kiểm tra cần ôn luyện nhiều lần.
_____________________________________
Thể dục :
Bài 34: Đi đều vòng phải, vòng trái trò chơi 
“ Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
I- Mục tiêu:
- Đi đều vòng phải, vòng trái. Thực hiện được động tác đi đều vòng phải, vòng trái.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
iI- Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi.
iiI- các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:Phần mở đầu 10 phút
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học: 1-2 phút.
- Học sinh chạy chậm 1 hàng dọc theo nhịp hô của giáo viên xung quanh sân tập: 1 phút.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, hông, vai: 1 -2 phút. 
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn): 1 – 2 phút.
* Kiểm tra bài cũ (nội dung do giáo viên chọn): 1 – 2 phút. 
Hoạt động 2:Phần cơ bản: 24 phút.
 Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trái: 5- 8 phút.
Tập luyện theo tổ ở các khu vực được phân công, học sinh thay nhau điều khiển cho các bạn 
tập. Giáo viên đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh, nhắc nhở các em tập luyện. 
Thi giữa các tổ dưới sự điều khiển của giáo viên: 1 lần
Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”: 7 – 9 phút.
Trước khi chơi giáo viên phải cho các em khởi động lại các khớp cổ chân, khớp gối. Giáo viên nêu tên trò chơi và nhắc lại (tóm tắt) cách chơi. Có thể học sinh chơi thử rồi mới chơi chính thức. Giáo viên điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi và nhắc học sinh để phòng chân thương. 
Hoạt động 3:Phần kết thúc: 6 phút
- Đi thành 1 hàng theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu: 1 – 2 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học: 2 – 3 phút.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn các động tác đội hình đội ngũ đã học.
__________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5 Tuan 17 Chuan KTKNS.doc