Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 đến 20 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 đến 20 - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Biết đọc diễn cảm bài văn .

 

docx 142 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 17 đến 20 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
Ngày soạn: 24 /12/2021
Ngày dạy: Thứ Hai ngày 26 tháng 12 năm 2022
TOÁN ( TIẾT 81)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 	
1. Kiến thức:
	- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 .
 - Rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
3. Phẩm chất: Tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
	- Giáo viên: Sách giáo khoa 
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động, kết nối:(5phút)
- Cho HS hát 
- Cho HS làm: 
+ Tìm một số biết 30% của nó là 72 ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS làm:
 72 100 : 30 = 240
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập, thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 - HS làm bài1a, bài 2(a), bài 3 .
* Cách tiến hành:
 Bài 1a: Cá nhân
- HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng cả về cách đặt tính lẫn kết quả tính
- GV nhận xét 
Bài 2a: HĐ cá nhân
- Bài 2 yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cho HS nhận xét bài làm của nhau trong vở
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài toán trước lớp.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán y/c tìm gì?
- Y/c HS tóm tắt làm bài vào vở, 1 HS chia sẻ
- GVnhận xét chữa bài 
Bài 2b(M3,4):HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài vào vở
- GV quan sát uốn nắn HS
- Tính
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
- HS đổi chéo vở nhận xét, HS nhận xét bảng lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
Kết quả tính đúng là :
a) 216,72 : 42 = 5,16
- Tính giá trị của biểu thức
- HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài bạn, HS chia sẻ, cả lớp theo dõi và bổ sung.
a) (131,4 - 80,8) : 2,3 + 21,84 2
 = 50,6 : 2,3 + 21,84 2
 = 22 + 43,68
 = 65,68
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
Giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối 2001 số người thêm là:
 15875 - 15625 = 250 (người)
 Tỉ số % số dân tăng thêm là:
250 : 15625 = 0,016
0,016 = 1,6%
b) Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
 15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
 15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: 16129 người
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
b) 8,16 : ( 1,32 + 3,48) - 0,345 : 2
 = 8,16 : 4,8 - 0,1725
 = 1,7 - 0,1725
 = 1,5275 
3. Vận dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:
 ( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 
- HS làm bài
( 48,2 + 22,69 ) : 8,5 = 70,89 : 8,5 
 = 8,34 
- Về nhà tìm các bài toán liên quan đến các phép tính với số thập phân để làm thêm. 
- Chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
_______________________________________________
TẬP ĐỌC ( TIẾT 33)
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn .
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Học tập cần cù, chủ động, sáng tạo.
* GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài. GV: Ông Phàn Phù Lìn xứng đáng được Chủ tịch nước khen ngợi không chỉ vì thành tích giúp đỡ bà con thôn bản làm kinh tế giỏi mà còn nêu tấm gương sáng về bảo vệ dòng nước thiên nhiên và trồng cây gây rừng để giữ gìn môi trường sống đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ trang 146, bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: (3 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện 
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Ngu Công xã Trịnh Tường.
- Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
 2. Hình thành kiến thức mới: (12 phút)
2.1 Luyện đọc:
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài : ngoằn ngoèo, lúa nương, lúa nước, lúa lai...
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: Ngu Công, cao sản....
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc toàn bài.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc toàn bài trong nhóm
- Luyện đọc theo cặp.
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu.
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- 1 HS đọc toàn bài, chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.......trồng lúa
+ Đoạn 2: Tiếp...như trước nước
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
+ HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
+ Thi đọc đoạn giữa các nhóm
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS theo dõi.
2.2 Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*Cách tiến hành: 
- Cho HS đọc câu hỏi trong SGK
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc bài và TLCH, chia sẻ trước lớp.
+ Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì?

+ Ông Lìn đã làm thế nào để đưa nước về thôn?
+ Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
+ Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước?
+ Thảo quả là cây gì?
+ Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
-Em thích nhân vật nào ? Vì sao em yêu thích?
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Mọi người hết sức ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao.
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan dã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Là quả là cây thân cỏ cùng họ với gừng, mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu, dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu mấy chục triệu, ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu.
- Câu chuyện giúp em hiểu muốn chiến thắng được đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm cao và tinh thần vợt khó.
- HS nghe ghi nội dung.
+ Bài ca ngợi ông Lìn cần cù, sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
 - HSTL.
3. Luyện tập, thực hành: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: 
- 3 HS đọc nối tiếp và lớp tìm cách đọc hay 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá 
- HS nghe, tìm cách đọc hay
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc
- HS nghe
4. Vận dụng : (2 phút)
- Địa phương em có những loại cây trồng nào giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo ?
- Cây nhãn, cam, bưởi,...
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài Ca dao về lao động sản xuất.
- Tìm hiểu các tấm gương lao động sản xuất giỏi của địa phương em.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện.
__________________________________________
CHÍNH TẢ ( TIẾT 17)
 NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON(Nghe - viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 	
1. Kiến thức: Nghe- viết đúng bài chính tả Người mẹ của 51 đứa con; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi(BT1).
 - Làm được bài tập 2
 - Rèn kĩ năng phân tích mô hình cấu tạo của iếng
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS ‎ thức viết đúng chính tả, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, mô hình cấu tạo vần viết sẵn trên bảng
- Học sinh: Vở viết.	
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Khởi động, kết nối: (5phút)
- Cho HS thi đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ. 
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 bạn lần lượt lên đặt câu có từ ngữ chứa tiếng rẻ/ giẻ .
- Đội nào đặt câu đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- GV nhận xét, tuyên dương. 
- Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Mở sách giáo khoa.
2. Hình thành kiến thức mới 2. 
 2.1 HĐ chuẩn bị viết chính tả. (5 phút)
*Mục tiêu: 
- Học sinh có tâm thế tốt để viết bài.
- Nắm được nội dung bài văn để viết cho đúng chính tả.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi HS đọc đoạn văn 
+ Đoạn văn nói về ai?
Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc, tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS luyện viết các từ khó vừa tìm được
- 2 HS đọc đoạn văn
- Đoạn văn nói về mẹ Nguyễn Thị Phú- bà là một phụ nữ không sinh con nhưng đã cố gắng bươn chải nuôi dưỡng 51 em bé mồ côi, đến nay nhiều người đã trưởng thành. 
- HS đọc thầm bài và nêu từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, thức khuya, nuôi dưỡng...
- HS luyện viết từ khó.
2.2 HĐ viết bài chính tả. (15 phút) ( HS tự viết bài ở nhà)
*Mục tiêu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
*Cách tiến hành: HĐ cá nhân
3. Luyện tập, thực hành
Bài 2: Cá nhân=> Nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và mẫu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng
- GV nhận xét kết luận bài làm đúng
+ Thế nào là những tiếng bắt vần với nhau?
+ Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong những câu thơ trên?
- GV: Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng thứ 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8 tiếng
- HS đọc to yêu cầu và nội dung bài tập
- HS tự làm bài ... ch trong thư viện của một trường tiểu học.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng 
+ Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ 
+ Biểu đồ biểu thị gì?
- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại 
- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị. 
+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện
+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- Kết luận :
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt 
- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.
* Ví dụ 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở
- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?
+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
+ Tính số HS tham gia môn bơi?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.
- Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác. 
- Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện ,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện 
- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi 
- HS đọc 
- HS tự quan sát, làm bài
- HS trả lời câu hỏi
 Số HS tham gia môn bơi là:
 32 12,5 : 100 = 4 (học sinh)
 Đáp số: 4 học sinh
3. Luyện tập, thực hành : (15 phút)
*Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức làm được bài 1. 
 (Lưu ý: Giúp đỡ nhóm M1,2 hoàn thành bài tập)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- HS xác định dạng bài
- HS làm bài , chia sẻ
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- GV có thể hướng dẫn HS:
Thay thông tin.
 Biểu đồ dưới đây nói về kết quả môn Toán cuối học kì 1 của HS ở một trường tiểu học:
HS đạt điểm 9-10, HS 7-8, HS 5-6
- Biểu đồ nói về điều gì ?
- HS đọc yêu cầu
- BT về tỉ số phần trăm dạng 2 (tìm giá trị một số phần trăm của một số)
- HS làm bài, chia sẻ 
Bài giải
 Số HS thích màu xanh là:
 120 x 40 : 100 = 48 (học sinh)
Số HS thích màu đỏ là
 120 x 25 : 100 =30 (học sinh )
Số HS thích màu trắng là:
 120 x 20 : 100 = 24 (học sinh) 
Số HS thích màu tím là:
 120 x 15 : 100 = 18 (học sinh)
- HS nghe
- HS trả lời
- HS đọc các tỉ số phần trăm
+ HS đạt điểm 9-10: 17,5%
+ HS đạt điểm 7-8: 60%
+ HS đạt điểm 5-6: 22,5%
4. Vận dụng :(2 phút)
- Biểu đồ có tác dụng, ý nghĩa gì trong cuộc sống?
- Biểu diễn trực quan giá trị của một số
đại lượng và sự so sánh giá trị của các
đại lượng đó.
- Về nhà dùng biểu đồ hình quạt để biểu diễn số lượng học sinh của khối lớp 5:
 5A: 32 HS 5B: 32 HS
 5C: 35 HS 5D: 30 HS 
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
___________________________________________________
TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 40)
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức: Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
 - Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/ 11 (theo nhóm). 
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất: Chăm chỉ học tập.
* KNS: Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành chương trình. Thể hiện sự tự tin, Đảm nhận trách nhiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ 
 - HS : SGK, vở viết
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động, kết nối:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
- HS hát
- HS ghi vở
2. Luyện tập, thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:
- Bước đầu biết cách lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể.
- Xây dựng được chương trình liên hoan văn nghệ của lớp chào mừng ngày 20/ 11 (theo nhóm). 
(Giúp đỡ HS M1,2 làm được các bài tập theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
-Hỏi: Em hiểu việc bếp núc nghĩa là gì?
+ Buổi họp lớp bàn về việc gì?
+ Các bạn đã quyết định chọn hình thức, hoạt động nào để chúc mừng thầy cô?
+ Mục đích của hoạt động đó là gì?
+ Để tổ chức buổi liên hoan, có những việc gì phải làm?
+ Hãy kể lại chương trình của buổi liên hoan.
- Cho HS báo cáo, GV nhận xét, kết luận.
- Theo em, một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- Ghi nhanh lên bảng ý kiến của HS.
- Giới thiệu: Buổi liên hoan văn nghệ của lớp bạn Thuỷ Minh đã thành công tốt đẹp là do các bạn ấy đã cùng nhau lập nên một Chương trình hoạt động khoa học, cụ thể, huy động được tất cả mọi người. Các em hãy lập lại chương trình hoạt động đó. 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
- Việc bếp núc: việc chuẩn bị thức ăn, nước uống, bát đĩa.
+ Liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Liên hoan văn nghệ tại lớp.
+ Chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô.
+ Chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả, chen, đĩa ... Tâm, Phượng và các bạn nữ.
Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.
Ra bào: Thuỷ Minh+ ban biên tập. Cả lớp viết bài, vẽ hoặc sưu tầm.
Các tiết mục văn nghệ: dẫn chương trình:Thu Hương, kịch câm: Tuấn béo, kéo đàn: Huyền Phương, các tiết mục khác.
+ Mở đầu là chương trình văn nghệ. Thu Hương dẫn chương trình, Tuấn Béo ...
+ Gồm 3 phần
I. Mục đích
II. Phân công chuẩn bị
III. Chương trình cụ thể.
- Lắng nghe.
Bảng phụ
I. Mục đích
- Chúc mừng các thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô.
II. Chuẩn bị
- Nội dung cần chuẩn bị:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa
 + Làm báo tường.
 + Chương trình văn nghệ
- Phân công cụ thể:
 + Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa....
 + Trang trí lớp học ...
 + Ra báo – lớp trưởng + ban biên tập + cả lớp nộp bài.
 + Các tiết mục văn nghệ
 - Kịch câm: ... 
 - Kéo đàn: ... 
 - Các tiết mục văn nghệ khác
 + Dẫn chương trình văn nghệ: ...
III. Chương trình cụ thể
- Mở đầu chương trình văn nghệ
 + Thu Hương dẫn chương trình
 + Tuấn Bảo biểu diễn kịch câm
 + Huyền Phương kéo đàn
- Thầy chủ nhiệm phát biểu:
 + Khen báo tường hay
 + Khen những tiết mục văn nghệ biểu diễn tự nhiên
 + Buổi sinh hoạt tổ chức chu đáo
Bài 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của BT+ đọc gợi ý.
- GV giao việc
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + bình chọn HS làm bài tốt, trình bày sạch, đẹp.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS làm bài
- HS TL
3. Vận dụng :(2 phút)
-Theo em lập chương trình hoạt động có ích gì ?
- HS trả lời
- Về nhà lập một chương trình hoạt động một buổi quyên góp từ thiện ủng hộ các bạn vùng bị thiên tai.
- Dăn hs chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
____________________________________________________
KHOA HỌC ( TIÊT 40)
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
 - Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Giáo dục ý thức tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Tranh ảnh về đồ dùng, máy móc sử dụng điện 
 + Một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện 
 + Hình trang 92, 93 SGK 
 - HS : SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động – kết nối :(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? 
+ Con người sử dụng năng lượng của nước chảy trong những công việc gì?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng năng lượng điện. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi
+ Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết? 
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy ra từ đâu? 
Hoạt động 2: Ứng dụng của dòng điện 
- GV cho HS làm việc theo nhóm 4 
- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn
- Trình bày kết quả
+ Bóng điện, bàn là, ti vi, đài, nồi cơm điện, đèn pin, máy sấy tóc, chụp hấp tóc, máy tính, mô tơ, máy bơm nước 
+ Được lấy từ dòng điện của nhà máy điện, pin, ác- quy, đi- a- mô. 
- Các nhóm trao đổi, thảo luận và làm vào bảng nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả 
Tên đồ dùng sử dụng điện
Nguồn điện cần sử dụng
Tác dụng của dòng điện
Bóng điện
Nhà máy điện
Thắp sáng
Bàn là
Nhà máy điện
Đốt nóng
Ti vi
Nhà máy điện/ ắc quy
Chạy máy
Đài
Nhà máy điện/ ắc quy/ pin
Chạy máy
Tủ lạnh
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy bơm nước
Nhà máy điện
Chạy máy
Nồi cơm điện
Nhà máy điện
Chạy máy
Đèn pin
Pin
Thắp sáng
Máy tính
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy tính bỏ túi
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy là tóc
Nhà máy điện
Đốt nóng
Mô tơ
Nhà máy điện
Chạy máy
Quạt
Nhà máy điện
Chạy máy
Đèn ngủ
Nhà máy điện
Thắp sáng
Máy sấy tóc
Nhà máy điện
Đốt nóng
Điện thoại
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy giặt
Nhà máy điện
Chạy máy
Loa
Nhà máy điện
Chạy máy
Hoạt động 3: Vai trò của điện 
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện dưới dạng trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
- GV chia lớp thành 2 đội 
- GV viết lên bảng các lĩnh vực: sinh hoạt hằng ngày, học tập, thông tin, giao thông, nông nghiệp, thể thao 
- GV phổ biến luật chơi
- Cho HS chơi
- GV nhận xét trò chơi 
- HS nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi 
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài và người ghi điểm. Trọng tài tổng kết cuộc chơi.
3 Vận dụng:(2 phút)
- GV gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 93, SGK 
- Chia sẻ với mọi người về một số máy móc, đồ dùng sử dụng năng lượng điện
- HS đọc
- HS nghe và thực hiện
- Tìm hiểu một số đồ vật, máy móc dùng điện ở gia đình em.
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_17_den_20_nam_hoc_2021_2022.docx