Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18

Hoạt động 1: Cắt ghép hình tam giác.

* Mục tiêu: Nắm được cách cắt và ghép thành hình tam giác

* Phương pháp, kĩ thuật: Hướng dẫn – minh họa, thực hành, động não

* Cách tiến hành

GV hướng dẫn HS:

- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.

- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.

- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.

- GV và HS cùng thực hiện

 

doc 28 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 129Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 CHỊ NGÃ EM NÂNG
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 86: DIỆN TÍCH HÌNH TAM GIÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS biết cách tính diện tích hình tam giác và biết vận dụng tính được diện tích hình tam giác.
- Rèn kĩ năng tính diện tích tam giác nhanh, chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: giấy, kéo, hai hình tam giác bằng nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Cho HS thi nêu nhanh đặc điểm của hình tam giác.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Cắt ghép hình tam giác.
* Mục tiêu: Nắm được cách cắt và ghép thành hình tam giác
* Phương pháp, kĩ thuật: Hướng dẫn – minh họa, thực hành, động não
* Cách tiến hành 
GV hướng dẫn HS:
- Lấy một trong hai hình tam giác bằng nhau.
- Vẽ một đường cao lên hình tam giác đó.
- Cắt theo đường cao, được hai mảnh tam giác ghi là 1 và 2.
- GV và HS cùng thực hiện
Cắt ghép thành hình chữ nhật.
Hướng dẫn HS:
+ Ghép hai mảnh 1 và 2 vào hình tam giác còn lại để thành một hình chữ nhật ABCD.
+ Vẽ đường cao AH.
So sánh, đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép.
Hướng dẫn HS so sánh:
 + Hình chữ nhật ABCD có chiều dài DC băng độ dài đáy DC của hình tam giác. EDC.
 + Hình chữ nhật ABCD có chiều rộng AD bằng chiều cao EH của hình tam giác EDC.
 + Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
- HS nhận xét
- GV nhận xét chốt ý
Hoạt động 2: Hình thành quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
* Mục tiêu: nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tam giác.
* Phương pháp, kĩ thuật: động não, giảng giải – minh họa, giao nhiệm vụ
* Cách tiến hành	
HS nhận xét:
- Diện tích hình chữ nhật ABCD là DC x AD = DC x EH.
- Vậy diện tích hình tam giác EDC là (DC x EH) : 2
- Nêu quy tắc và ghi công thức (như trong SGK).
 S = (a x h) : 2
 Trong đó: S: Diện tích hình tam giác.	
	 a: Cạnh đáy của hình tam giác.	
 h: Đường cao hình tam giác.
Hoạt động thực hành, luyện tập:
Bài tập 1:
- HS áp dụng công thức tính diện tích hình tam giác.
8 x 6 : 2 = 24 (cm2).
2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 (dm2).
Bài tập 2:
- HS phải đổi đơn vị đo để độ dài đáy và chiều cao có cùng một đơn vị đo. Sau đó tính diện tích hình tam giác.
 5m = 50 dm hoặc 24dm = 2,4 m.
x 24 : 2 = 600 (dm2).
Hoặc: 5 x 2,4 : 2 = 6 (m2).
 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2).
- GV nhận xét
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút 
* Cách tiến hành
- Cho HS lấy một tờ giấy, gấp tạo thành một hình tam giác sau đó đo độ dài đáy và chiều cao của hình tam giác đó rồi tính diện tích. 
- Muốn tính diện tích hình tam giác ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
	___________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 87: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 	
- Rèn luyện kỹ năng tính diện tích hình tam giác .	
- Làm quen với cách tính diện tích hình tam giác vuông (biết độ dài 2 cạnh góc vuông của hình tam giác vuông).
- Rèn HS tính S hình tam giác nhanh, chính xác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Mô hình trong SGK, tam giác, hình vuông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Cho HS thi nêu các tính diện tích hình tam giác.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác
* Mục tiêu: HS vận dụng công thức tính diện tích hình tam giác
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, động não 
* Cách tiến hành
- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác.
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm.
- HS trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 HS đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Hoạt động 2: Xác định được đáy và đường cao tương ứng
* Mục tiêu: HS xác định được đáy và đường cao tương ứng.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, động não 
* Cách tiến hành
- Gv hướng dẫn HS quan sát từng hình tam giác vuông rồi chỉ ra đáy và đường cao tương ứng.
- Chẳng hạn: Hình tam giác vưông ABC coi AC là đáy thì AB là đường cao tương ứng và ngược lại coi AB là đáy thì AC là đường cao tương ứng.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán,gọi 1HS lên trình bày bài giải; các HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu bài giải mẫu.
3. Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1:Biết cách tính diện tích hình tam giác
* Mục tiêu: Nắm cách tính diện tích hình tam giác.
* Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, động não, bút đàm 
* Cách tiến hành
- Hướng dẫn HS quan sát hình tam giác vuông:
- Coi độ dài BC là độ dài đáy thì độ dài AB là chiều cao tương ứng.
- Diện tích hình tam giác bằng độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia 2:
 (AB x AC) : 2
- Nhận xét: Muốn tính diện tích hình tam giác vuông, ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
- GV yêu cầu mỗi HS giải bài toán , đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài tập 4: 
- HS đọc thành tiếng bài toán. Lớp theo dõi bạn đọc.
- HS cùng nhau phân tích đề và tự làm bài vào vở. 1 HS làm vào bảng phụ.
- Nhận xét bài làm và chữa bài.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm giúp củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút 
* Cách tiến hành
- Gọi Hs nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác
- Nhận xét tiết học
- Dằn dò Hs về nhà nhớ xem lại bài va chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
__________________________
Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 88: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập lại cho HS các hàng của số thập phân; cộng, trừ, nhân, chia số thập phân; viết số đo dại lượng dưới dạng số thập phân. Công thức tính diện tích hình tam giác
 - Thực hiện tốt các phép tinh với số thập phân. 
- Tính được diện tích hình tam giác.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: 
- GDHS yêu thích môn học, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV : Hình ảnh về hình tam giác được vẽ trên bảng phụ. Bảng phụ kẻ giống SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức hoàn thành phần 1
* Mục tiêu: Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi 
* Cách tiến hành 
- GV yêu cầu tất cả HS tự làm sau đó HS trao đổi vở chéo cho nhau để kiểm tra, chữa bài chéo cho nhau.
- 1 HS đọc kết quả từng trường hợp.
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 1: Khoanh vào câu B.
Bài 2: Khoanh vào câu C.
Bài 3: Khoanh vào câu C.
Hoạt động thực hành, luyện tập:
Hoạt động 1: Ôn lại những kiến thức về tính toán và công thức để tính diện tích hình tam giác hoàn thành phần 2
* Mục tiêu: Hoàn thành các bài tập thực hành trong phần 2
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não, giao nhiệm vụ, bút đàm 
* Cách tiến hành 
Bài 1:
- HS tự đặt tính rồi tính.
- HS thực hiện vào vở, 4 HS làm bảng phụ
- Trước khi HS làm bài GV yêu cầu HS nêu cách tính.
- Nhận xét sửa lỗi sai 
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- HS làm miệng
- Nhận xét, chữa bài
a. 8m 5dm = 8,5m.
b. 8m2 5dm2 = 8,05m2
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu đề bài
- GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi. Chú ý: GV nên nêu câu hỏi để HS nhận ra hình tam giác MDC có góc vuông đỉnh D.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ làm bài.
- GV yêu cầu HS tự giải bài toán, gọi 1 HS lên trình bày bài giải; các HS khác nhận xét
- Nhận xét
- GV đánh giá bài làm của HS.
Bài 4: HS tự làm bài rồi chữa. Kết quả là:
x = 4; x = 3,91.
Bài tập 3:
- HS củng cố về giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm và diện tích hình thang.
- GV yêu cầu HS nêu hướng giải bài toán, các HS khác nhận xét.
- GV Kết luận hướng giải và yêu cầu mỗi HS quan sát và tự giải bài toán , đổi vở để kiểm tra bài làm của bạn.
- Yêu cầu HS nêu lời giải, HS khác nhận xét.
- GV đánh giá bài làm của HS và nêu một cách giải bài toán.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Trình bày một phút 
* Cách tiến hành 
- Nhận xét tiết học
- Gọi Hs nêu lại diện tích của hình tam giác 
- Nêu lại các dạng toán về tỉ số phần trăm.
- Dặn dò Hs về nhà chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY	
__________________________
	Ngày dạy: //
TOÁN
Tiết 89: HÌNH THANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- Hình thành biểu tượng về hình thang và nhận biết một số đặc điểm về hình thang. Phân biệt hình thang với một số hình đã học.
- Rèn cho HS kỹ năng nhận dạng hình thang và thể hiện một số đặc điểm của hình thang.
2. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Các hình ảnh về hình thang
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Hoạt động mở đầu: Khởi động
- Cho HS thi đua nêu đặc điểm của hình tam giác, đặc điểm của đường cao trong tam giác, nêu cách tính diện tích tam giác.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :
 Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng về hình thang.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm biểu tượng về hình than ... bài “Hỗn hợp”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
	Ngày dạy: //
KHOA HỌC
Tiết 36: HỖN HỢP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
- HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. Kể tên một số hỗn hợp. Nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
- Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
2. Năng lực: 
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất:
- Yêu thích môn học, thích khám phá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Hình minh hoạ trang 75 SGK. Giấy khổ to, bút dạ.
- HS: SGK, các nhóm chuẩn bị các loại gia vị và đồ vật như sau: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ. Cát trắng, nước, dầu ăn, gạo có lẫn sạn, chậu nước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: Gợi nhớ kiến thức
* Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ của HS
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:	
- Nêu một số chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí?
- Nêu một số ví dụ về sự chuyển thể của chất trong đời sống hằng ngày?
- GV nhận xét
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Cách tạo ra một hỗn hợp và kể tên một số hỗn hợp, nêu một số cách tách các chất trong hỗn hợp.
* Phương pháp, kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, thí nghiệm, hoàn tất nhiệm vụ, động não
* Cách tiến hành:
1. Thực hành: “ Tạo một hỗn hợp gia vị”
- GV: Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? (chia nhóm thảo luận, dự đoán, tiến hành thí nghiệm và kết luận)
-Học sinh thảo luận và đưa ra dự đoán khác nhau (ví dụ: Học sinh dự đoán muốn tạo một hỗn hợp gia vị cần có hai chất trở lên, phải trộn lẫn với nhau, mỗi chất vẫn giữ nguyên tính chất của nó,.)
-Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của nhóm mình. (Dụng cụ thí nghiệm: thìa nhỏ, chén, muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột,)
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tạo một hỗn hợp gia vị (vd: Dùng thìa nhỏ lấy muối tinh, mì chính, hạt tiêu cho vào chén rồi trộn đều, có thể cho các bạn nếm thử hỗn hợp gia vị của nhóm mới tạo ra và ghi nhận xét ghi vào báo cáo,)
àKĩ năng giải quyết vấn đề, lựa chọn, bình luận đánh giá
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cùng kiểm tra và bổ sung
- Hỗn hợp là gì?
ð Kết luận: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
2. Trò chơi: “ Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” 
Mục tiêu:HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp
	+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	+ Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
+ Hình 1: Làm lắng
+ Hình 2: Sảy
+ Hình 3: Lọc.
3. Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo mục thực hành trang 75 SGK
+ GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
Bước 2: Các nhóm làm việc và dán phiếu lên bảng
Bước 3: Cùng kiểm tra nhóm nào đúng là thắng cuộc
- Khi tạo hỗn hợp và tách các chất ra hỗn hợp chúng ta cần tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó như thế nào?
- Các em hãy bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện. 
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành:
- Thế nào được gọi là hỗn hợp? Kể tên một số hỗn hợp mà em biết?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau: “Dung dịch”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
Ngày dạy: //
LỊCH SỬ
Tiết 18: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố các kiến thức từ bài 1 đến bài 16. Giúp HS nhớ lại mốc thời gian, những sự kiện nhân vật tiêu biểu qua hai giai đoạn ( từ 1858 – 1945; 1945– 1954)
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các giai đoạn.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích tìm hiểu lịch sử Việt Nam.
 II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam. Bảng thống kê, phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động thực hành, luyện tập 
Hoạt động 1: Hậu phương sau những năm chiến dịch Biên giới
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ lại kiến thức
* Phương pháp, kĩ thuật: Động não
* Cách tiến hành:	
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra những nhiệm vụ gì cho CMVN?
- Tác dụng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc?
- Tinh thần ti đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao?
- GV nhận xét
Hoạt động 2: Ôn tập
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức từ bài 1 đến bài 16. Giúp HS nhớ lại mốc thời gian, những sự kiện nhân vật tiêu biểu qua hai giai đoạn (từ 1858–1945; 1945-1954) Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các giai đoạn.
* Phương pháp, kĩ thuật: thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, trò chơi.
* Cách tiến hành:	
Bước 1: Lập bảng các sự kiện lịch sử tiêu biểu qua hai giai đoạn ( 1858 – 1945; 
1945–1954)
- GV chia lớp thành 6 nhóm và nêu nhiệm vụ cụ thể.
+ Nhóm 1, 2, 3: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử 1858 – 1945.
+ Nhóm 4, 5, 6: Lập bảng thống kê các sự kiện lịch sử 1945 – 1954.
- GV phát giấy khổ to
- HS thảo luận ghi biên bản dán lên bảng và trình bày.
Bước 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV tổ chức cho học sinh chơi Hái hoa dân chủ ôn lại các kiến thức đã học.
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Cả lớp chia 4 đội chơi, 1 bạn dẫn chương trình, 3 bạn trong Ban giám khảo. Từng đôi lên hái hoa câu hỏi và thảo luận với các bạn trong 30 giây.
+ Luật chơi: Mỗi đại diện chỉ lên bốc thăm và trả lời câu hỏi 1 lần, 1 lượt sau cử bạn khác. Đội nào thắng giành nhiều thẻ đỏ.
- Các câu hỏi trò chơi:Vì sao Bác Hồ nói nạn đói, nạn dốt “ Giặc đói, giặc dốt ?”
+ Trong những ngày đầu kháng chiến, tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Nội được thể hiện bằng khẩu hiệu nào?
+ Tại sao nói chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947 là “Mồ chôn giặc Pháp” ?
+ Nêu ý nghĩa chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 ?
+ Hãy giới thiệu về bức ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
+ Phát biểu cảm nghĩ về anh hùng La Văn Cầu?
+ Đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra thời gian nào?
+ Nêu đôi nét về tình hình hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Bước 3: Trò chơi “Tìm địa chỉ đỏ”
- GV dùng bảng phụ để sẵn các địa danh tiêu biểu HS xung phong dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng các địa danh đó.
- GV tổng kết nội dung bài học.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung ôn tập
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trình bày một phút.
* Cách tiến hành:	
- Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì?	
- HS nêu lại nội dung ôn tập. 
- Chuẩn bị: “kiểm tra cuối học kì 1”.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
___________________________
Ngày dạy: //
ĐỊA LÍ
Tiết 18: ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, hệ thống các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở nước ta. Xác định được trên bản đồ một số thành phố trung tâm công nghiệp, cả biển lớn của đất nước.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- GDHS yêu thích môn học, thích tìm hiểu và khám phá cuộc sống xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Các bản đồ: Địa lí tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam. Bản đồ trống Việt Nam (2 bản).
- HS: SGK, vở BT địa lý
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động mở đầu: Khởi động
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não
* Cách tiến hành 
- Thương mại bao gồm các hoạt động nào? Thương mại có vai trò gì?
- Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu những mặt hàng gì là chủ yếu?
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ở nước ta?
GV nhận xét
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
* Mục tiêu: Hệ thống các kiến thức đã học về địa lý tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, một số thành phố trung tâm công nghiệp, cả biển lớn của đất nước.
* Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ, hoàn tất nhiệm vụ, trò chơi.
* Cách tiến hành	
Bước 1: Ôn tập địa lý tự nhiên:
- GV phát cho học sinh mỗi em 1 phiếu học tập có lược đồ trống và yêu cầu học sinh: 
+ Tô màu phần lược đồ để xác định phần đất liền của Việt Nam.
+ Điền tên: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa.
Bước 2: Trò chơi “Hái hoa dân chủ”
- GV tổ chức cho học sinh chơi hái hoa dân chủ ôn lại các kiến thức đã học.
- HS xung phong tham gia trò chơi.
- Lớp trưởng đại diện dẫn chương trình.
+ Chỉ trên lược đồ vị trí nước ta?
+ Kể 1 số loại khoáng sản của nước ta?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa?
+ Nêu tên và chỉ bản đồ một số sông lớn nước ta?
+ Phân tích vai trò của biển đối với nước ta?
Bước 3: Trò chơi “Những ô chữ kì diệu”
- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam ( không có tên các tỉnh)
- GV phát cho mỗi dãy 6 thẻ từ.
- GV nêu lần lượt câu hỏi 
- Giáo viên vừa dứt thì đại diện mỗi dãy 1 em lên gắn lên tỉnh đó vào bản đồ.
+ Đây là hai tỉnh trồng nhiều cà phê ở nước ta?
+ Đây là tỉnh có sản phẩm nổi tiếng là chè Mộc Châu?
+ Đây là tỉnh có nhà máy nhiệt điện Phú Mĩ?
+ Tỉnh này có khai thác than nhiều nhất nước ta? 
+ Tỉnh này có ngành khai thác a-pa-tít phát triển nhất nước ta?
+ Sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này?
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Phát huy kĩ năng tiếp thu
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung ôn tập
* Phương pháp, kĩ thuật: Đặt câu hỏi, trực quan. 
* Cách tiến hành	
- Nước ta có những loại hình giao thông vân tải nào? 
- Dựa vào lược đồ và bản đồ hành chính VN, cho biết tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A đi từ đâu đến đâu?
- Chuẩn bị: “kiểm tra học kì 1”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DÀY:	
Ký duyệt của Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18.doc