I. Nhận xét chung:
1/ Ưu điểm:
a. Nề nếp đi học: -Các lớp đi học đều, đúng giờ không có HS nghỉ học tự do.
-Tỉ lệ chuyên cần đạt: 98- 99%
b. Nề nếp học tập:
- nhìn chung HS đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12 và ngày quốc phòng toàn dân. Đã có thói quen học và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp
c. Nề nếp khác:
- Tham gia thi HSG cấp trường.
- Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ.
-Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.Tập múa , hát một số bài của đội.Giao lưu tiếng việt.
Tuần 18 Ngày soạn: 19 / 12 / 2010. Ngày dạy: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010 Tiết 1 Chào cờ Nhận xét tuần 17 I. Nhận xét chung: 1/ Ưu điểm: a. Nề nếp đi học: -Các lớp đi học đều, đúng giờ không có HS nghỉ học tự do. -Tỉ lệ chuyên cần đạt: 98- 99% b. Nề nếp học tập: - nhìn chung HS đã có ý thức học tập trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, Thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22-12 và ngày quốc phòng toàn dân. Đã có thói quen học và làm bài tập ở nhà trước khi đến lớp c. Nề nếp khác: - Tham gia thi HSG cấp trường. - Thực hiện các nề nếp xếp hàng vào lớp KT tư cách HS về vệ sinh cá nhân, đọc 5 điều bác dạy, truy bài đầu giờ. -Duy trì tốt bài thể dục giữa giờ, xếp hàng nhanh nhẹn tập đúng động tác.Tập múa , hát một số bài của đội.Giao lưu tiếng việt. -Vệ sinh trường lớp sạch sẽ giữ gìn của công không nghịch và phá hoại của công. 2/ Những tồn tại: -Vẫn còn lác đác HS nghỉ học không lí do và đi học muộn, còn một số bạn HS không học ở nhà. II Phương hướng tuần 18 -Duy trì nề nếp đi học đầy đủ, chuyên cần đúng giờ không để HS nghỉ học tự do. -Tích cực học tập ở lớp ở nhà. - Tiếp tục thi đua học tập lập thành tích chào mừng ngày 22-12 ngày QĐND Việt Nam. - Duy trì tốt các nề nếp thể dục vệ sinh... - Nộp nan rào trường, rào trường phần còn lại. III muá, hát-Thi tìm hiểu truyền thống nhà trường và bản sắc văn hoá DT địa phương. Tập múa, hát các bài của liên đội đã hướng dẫn. Hướng dẫn thực hiện phong trào ngày 22 / 12 Ôn tập, thi chương trình tiếng việt của em. (GV trực tuần thực hiện) Tiết 2: Tập đọc Bài 35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 1) I/ Mục đích, yêu cầu: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn vănl; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. - Biết nhận xét về nhân vật trong bài đọc theo yêu cầu của BT3. - HS khá, giỏiđọc diễn cảm bài thơ, bài văn; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 sách tiếng việt 5 tập 1 (17 phiếu) để HS bốc thăm. Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: -GV giới thiệu nội dung học tập của tuần 18: Ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn tiếng việt của HS trong học kì I. -Giới thiệu mục đích, yêu cầu của tiết 1. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13: -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV phát phiếu thảo luận. -Cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -Mời 2 HS đọc lại . - HS thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập. -Đại diện nhóm trình bày. * Bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 11 đến tuần 13: Chủ điểm Tên bài Tác giả Thể loại Giữ lấy màu xanh -Chuyện một khu vườn nhỏ. -Tiếng vọng. -Mùa thảo quả. -Hành trình của bầy ong. -Người gác rừng tí hon. -Trồng rừng ngập mặn. Vân Long Nguyễn Quang Thiều Ma Văn Kháng Nguyễn Đức Mậu Nguyễn Thị Cẩm Châu Phan Nguyên Hồng Văn Thơ Văn Thơ Văn Văn 4-Bài tập 3: -Mời một HS nêu yêu cầu. -GV nhắc HS: Cần nói về bạn nhỏ – con người gác rừng – như kể về một người bạn cùng lớp chứ không phải như nhận xét khách quan về một nhân vật trong truyện. -Cho HS làm bài, sau đó trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS làm bài vào giấy nháp sau đó trình bày. -Nhận xét. 5-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về ôn tập. Nhận xét: Tiết 3: Toán Bài 86: Diện tích hình tam giác I/ Mục tiêu: - Biết tính diện tích hình tam giác. - Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác để làm bài tập. - GD học sinh yêu thích và say mê học toán. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: -Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK. GV nhận xét cho điểm . 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Kiến thức: a. Cắt hình tam giác -GV chuẩn bị 2 hình tam giác bằng nhau và HDHS +Lấy 1 hình tam giác + Vẽ 1 đường cao lên hình tam giác đó + Cắt theo đường cao được hai mảnh tam giác ghi là 1 ,2 . b. Ghép thành hình chữ nhật - HDHS: + Ghép hai mảnh vào hình tam giác còn lại để thành 1 hình chữ nhật ABCD. +Vẽ đường cao EH c. So sánh , đối chiếu các yếu tố hình học trong hình vừa ghép . HDHS so sánh : -Chiều dài HCN bằng cạnh nào của HTG? -Chiều rộng HCN có bằng chiều cao của hình tam giác không? -Diện tích HCN gấp mấy lần diện tích hình tam giác? d. Hình thành quy tắc , công thức tính diện tích hình tam giác -Dựa vào công thức tính diện tích HCN, em hãy suy ra cách tính diện tích hình tam giác? *Quy tắc: Muốn tính S HTG ta làm thế nào? *Công thức: Nếu gọi S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN? - HS thực hiện - HS thực hiện -Cạnh đáy của hình tam giác. -Chiều rộng hình chữ nhật bằng chiều cao của hình tam giác. -Gấp hai lần. S ABCD = DC x AD = DC x EH => S EDC = DC x EH : 2 Ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao ( cùng 1 đơn vị đo )rồi chia cho 2 . -HS nêu công thức tính diện tích tam giác: hoặc S = a x h : 2 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (88): Tính S hình tam giác. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào nháp và bảng lớp . -Mời 2 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (88): Tính S hình tam giác. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm theo nhóm 2 -Mời các nhóm lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở nháp & bảng lớp - HS chữa bài a . 8 x 6 : 2 = 24 (cm2) b. 2,3 x 1,2 : 2 = 1,38 ( dm2 ) - HS nêu yêu cầu - HS làm bài theo nhóm 2 - Các nhóm trình bày *Kết quả: 5m = 50 dm 50 x 24 : 2 = 600 (dm2) 42,5 x 5,2 : 2 = 110,5 (m2) 3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác. -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học . Nhận xét: Tiết 4: Đạo đức Bài 18: Thực hành cuối học kì I I/ Mục tiêu: -Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu học tập cho hoạt động 1 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. 1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 5. 2. Bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 2.2- Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm *Bài tập 1: Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây: Nên làm Không nên làm . -GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện một số nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 2.3-Hoạt động 2: Làm việc cá nhân *Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em? -HS làm bài ra nháp. -Mời một số HS trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét. 2.4-Hoạt động 3: Làm việc theo cặp *Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân? -GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn. -Mời một số HS trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV. -HS trình bày. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS làm bài ra nháp. -HS trình bày. -HS khác nhận xét. -HS làm rồi trao đổi với bạn. -HS trình bày trước lớp. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học. Nhận xét: Tiết 5: Chính tả Bài 35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 2) I/ Mục đích, yêu cầu: - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc, trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu của BT2. - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn vănl; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3. II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1). III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (7 HS): -Từng HS lên bốc thăm chọn bài (sau khi bốc thăm được xem lại bài khoảng 1-2 phút). -HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. -GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Hướng dẫn HS nghe – viết bài Chợ - sken: - GV Đọc bài viết. +Những chi tiết nào miêu tả vẻ đẹp của con người trong cảnh chợ Ta – sken? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: Ta – sken, nẹp, thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy, - Em hãy nêu cách trình bày bài? - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Phụ nữ xúng xính trong trong chiếc áo dài rộng bằng vải lụa, - HS đọc thầm . - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS nêu - HS viết bài - HS soát bài. 5-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc các khổ thơ, bài thơ, đoạn văn theo yêu cầu trong SGK. Nhậnxét: Ngày soạn: 20 / 12 / 2010. Ngày dạy: Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Kể chuyện Bài35: Ôn tập cuối học kì I (tiết 3) I/ Mục đích, yêu cầu: - Lập được bảng tổng kết vốn từ về môi trường. - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn vănl; thuộc 2 - 3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - HS khá, giỏi nhận biết một số biện pháp nghẹ thuật được sử dụng trong các bài thơ, bài văn. II/ Đồ dùng dạy học: -Phiếu viết tên từng bài ... đọc, HS trả lời. -GV cho điểm theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục Tiểu học. HS nào đọc không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc để kiểm tra lại trong tiết học sau. 3-Bài tập 2: -Mời một HS đọc bài thơ. -Mời một HS đọc các yêu cầu. -GV phát phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm 4. -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các nhóm thảo luận tốt. -HS đọc bài thơ. -HS đọc yêu cầu. -HS thảo luận theo nội dung phiếu học tập. *Lời giải: Từ trong bài đồng nghĩa với biên cương là biên giới. Trong khổ thơ 1, từ đầu và ngọn được dùng với nghĩa chuyển. Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ: em và ta. Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, VD: Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang. 5-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh và viết lại vào vở câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra. Nhận xét: Tiết 3: Toán Bài 88: Luyện tập chung I/ Mục tiêu: Biết: - Giá trị theo vị trí của mỗi chữ số trong số thập phân. - Tìm tỷ số phần trăm của hai số. - Làm các phép tính với số thập phân. - Viết số đo dại lượng dưới dạng số thập phân. II/Cá hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1, 2 SGK. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: Phần 1 (89): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 3 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn kết quả đó. -Cả lớp và GV nhận xét. Phần 2: *Bài tập 1 (90): Đặt tính rồi tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào vở. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (90): Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV cho HS ôn lại cách làm cách làm. -Cho HS làm vào bảng nháp. -Mời 2 HS lên chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (90): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (90): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm lời giải. -Mời HS nêu kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét. - HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài vào vở toán - HS nêu kết quả . *Kết quả: Bài 1: Khoanh vào B Bài 2: Khoanh vào C Bài 3: Khoanh vào C - HS nêu yêu cầu -HS tự làm bài vào vở . - HS chữa bài . *Kết quả: 85,9 68,29 80,73 31 - HS đọc đề bài - HS nêu kết quả 8m 5dm = 8,5m 8m2 5dm2 = 8,05m2 - HS đọc đề bài - Xác định yêu cầu của bài toán - HS làm bài vào vở . Bài giải Chiều rộng của hình chữ nhật là: 15 + 25 = 40 (cm) Chiều dài của hình chữ nhật là: 2400 : 40 = 60 (cm) Diện tích hình tam giác MDC là: 60 x 25 : 2 = 750 (cm2) Đáp số: 750 cm2 - HS nêu yêu cầu và thảo luận nhóm 2 *Kết quả: x = 4 ; x= 3,91 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. Nhận xét: Tiết 4: Thể dục. Bài 35: Đi đều vòng phải, vòng trái Đổi chân khi đi đều sai nhịp Trò chơi “Chạy tiếp sưc theo vòng tròn” (GV chuyên Vũ Ngọc Thoan dạy) Tiết 5: Lịch sử Bài18: Kiểm tra định kì (cuối kì I) (Đề nhà trường ra) Ngày soạn: 23 / 12 / 2010. Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Thể dục Bài 36: sơ kết học kì i (Giáo viên chuyên bộ môn dạy) Tiết 2: Luyện từ và câu Bài 36:Thi kiểm tra cuối học kì 1 (Đọc ) ( Đề thi nhà trường ra ) Tiết 3: Toán Bài 89:Thi kiểm tra cuối học kì I ( Đề thi Sở GD ra – coi chéo chấm chéo ) Tiết 4: Địa lý Bài 18:Thi kiểm tra cuối học kì 1 ( Đề thi nhà trường ra) Tiết 5: Kĩ thuật Bài 18: Thức ăn nuôi gà (GV chuyên Hà Thanh Tùng dạy) Ngày soạn: 24 / 12 / 2010. Ngày dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2010 Tiết 1: Tập làm văn Bài 36: Thi kiểm tra cuối học kì 1 ( viết ) ( Đề thi Sở GD ra – coi chéo chấm chéo ) Tiết 2: Mĩ Thuật Bài 18: vtt:trang trí hình chữ nhật (GV chuyên bộ môn dạy) Tiết 3: Toán Bài 90: Hình thang I/ Mục tiêu: - Có biểu tượng về hình thang. - Nhận biết được một số đặc điểm của hình thang, phân biệt được hình thang với các hình đã học. - Nhận biết hình thang vuông. II/ Đồ dùng dạy học: Các dụng cụ học tập, 4 thanh nhựa trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Nội dung bài mới: 2.1-Hình thành biểu tượng về hình thang: -Cho HS quan sát hình vẽ cái thang trong SGK để nhận ra hình ảnh của cái thang. 2.2-Nhận biết một số đặc điểm của hình thang: -Cho HS quan sát hình thang mô hình lắp ghép và hình vẽ: A B C H D ( Hình thang AB CD) +Hình thang ABCD có mấy cạnh? +Có hai cạnh nào song song với nhau? +Em có nhận xét gì về đặc điểm hình thang? -Cho HS quan sát và nêu đường cao, chiều cao của hình thang. -Đường cao có quan hệ NTN với hai đáy? -GV kết luận về đặc điểm của hình thang. -HS chỉ vào hình thang ABCD, nêu đặc điểm. 2.4-Luyện tập: *Bài tập 1 (91): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS cách làm. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Chữa bài. *Bài tập 2 (92): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. -Lưu ý: Hình thang có 1 cặp cạnh đối diện //. *Bài tập 3 (92): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Cho HS vẽ vào SGK. -GV nhận xét. *Bài tập 4 (92): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS tự làm vào vở. Chữa bài. -Thế nào là hình thang vuông? A B C D -HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ. +Có 4 cạnh. +Có hai cạnh AB và CD song song với nhau. +Hình thang có hai cạnh đối diện song song với nhau. -AH là đường cao, độ dài AH là chiều cao của hình thang. -Đường cao vuông góc với hai đáy. - HS nêu yêu cầu - HS làm bài theo nhóm 2 *Lời giải: Các hình thang là: hình 1, hình 2, hình 4, hình 5, hình 6 - HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài vào vở . *Lời giải: -Bốn cạnh và bốn góc: hình 1, hình 2, hình 3 -Hai cặp cạnh đối diện //: hình 1, hình 2. -Chỉ có một cặp cạnh đối diện //: hình 3 -Có bốn góc vuông: hình 1 -HS tự vẽ. *Kết quả: -Góc A, C là góc vuông. -Hình thang vuông là hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Nhận xét: Tiết 3: Khoa học Bài 36: Hỗn hợp I/ Mục đích, yêu cầu: - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. - Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng). II/ Đồ dùng dạy học: -Hình 75 SGK. -Muối tinh, mì chính, chén nhỏ, thìa. -Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước. -Hỗn hợp chứa chất lỏng không bị hoà tan trong nước. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Kể tên một số chất ở thể rắn ,thể lỏng ,thể khí? GV nhận xét đánh giá 2.Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: 2.2-Hoạt động 1: Thực hành. “Tạo ra một hỗn hợp gia vị” *Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp. *Cách tiến hành: -GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: + Quan sát , nếm riêng từng chất (muối tinh, mì chính, hạt tiêu), nêu nhận xét ghi vào văn bản . + Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính, hạt tiêu, công thức pha do từng nhóm quyết định. + Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào? + Hỗn hợp là gì? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: -HS thực hành và thảo luận theo nhóm 4. - Các nhóm báo cáo kết quả + Chúng ta đã dùng muối tinh , mì chính , hạt tiêu đã xay nhỏ . + Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau tạo thành hỗn hợp. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. 2.3-Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp. *Cách tiến hành: -Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung: +Theo bạn không khí là một chất hay là một hỗn hợp? + Kể tên một số hỗn hợp khác? -Đại diện một số nhóm trình bày. -GV nhận xét, kết luận - Không khí là một hỗn hợp - Hỗn hợp cám với gạo ; 2.4-Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp. *Cách tiến hành: -GV tổ chức và hướng dẫn học sinh chơi theo tổ. -GV đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi ghi đáp án và bảng sau đó lắc chuông để trả lời. -GV kết luận nhóm thắng cuộc - Hs chơi theo tổ *Đáp án: H.1-Làm lắng ; H.2-Sảy ; H.3-Lọc 2.5-Hoạt động 4: Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp *Mục tiêu: HS biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp. *Cách tiến hành: -Bước 1: Làm việc theo nhóm 5. +Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hành theo mục thực hành trong SGK. -Bước 2: thảo luận cả lớp +Mời đại diện một số nhóm trình bày. +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: SGV-Tr.132. -HS thực hành như yêu cầu trong SGK. -HS trình bày. + Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng . - Chuẩn bị : Hỗn hợp cát trắng , nước đựng vào cốc - Phễu , giấy lọc , bông thấm nước . - Cách làm : Đổ hỗn hợp cát trắng , nước ở trong cốc qua phễu lọc . - Kết quả : cát trắng không hoà tan trong nước nên được lưu giữ ở lại giấy lọc , nước chảy qua phễu xuống chai . -Nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. GV nhận xét giờ học. Nhận xét: Tiết 5: Sinh hoạt lớp Kiểm điểm các hoạt động trong tuần 1.Nhận xét chung : - Đi học chuyên cần : Các em đi học đúng giờ , đi học đều, không có hs nghỉ học tự do trong tuần . - Học tập hăng hái phát biểu xây dựng bài , chú ý nghe giảng, Đã có ý thức học và làm bài ở nhà . song một số em tiếp thu bài kém , còn làm việc riêng trong lớp. - Nề nếp : Thực hiện nghiêm túc các nề nếp ra vào lớp , nề nếp vệ sinh đầu giờ , nề nếp truy bài , thể dục giữa giờ - Đạo đức : Nhìn chung các em đều ngoan , lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè , không cú hành vi vi phạm đạo đức học sinh. - Các hoạt động khác : Thực hiện đầy đủ , nghiêm túc . 2. Tuyên dương – Phê bình * Tuyên dương : Sơn A, Toan, Nhung. * Phê bình : Nhị, Cỗu,Sơn B (hay nghỉ học.) 3. Phương hướng tuần sau - Duy trì tốt nề nếp đi học chuyên cần. - Thi đua học tập chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 - Tích cực học tập ở lớp và ở nhà. - Duy trì tốt các hoạt động như vệ sinh, thể dục .... 4. Thi tìm hiểu các truyền thống nhà trường theo chủ điểm -GV đưa ra các câu hỏi gợi ý HS : 1. Ngày 3 tháng 2 hàng năm là ngày gì ? (Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.) 2. Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam là ngày tháng năm nào ? (Ngày 22 - 12 - 1944) + HS trả lời câu hỏi – GV và lớp nhận xét.
Tài liệu đính kèm: