Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn.

- Vận dụng được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn để giải toán.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích của hình tròn, kĩ năng giải bài toán liên quan.

 

doc 27 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 18 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2022
Toán 
 TIẾT 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn.
- Vận dụng được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn để giải toán.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích của hình tròn, kĩ năng giải bài toán liên quan.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS:máy tính, ipad, điện thoại
 - GV: Máy soi, máy tính
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
- Tính chu vi của hình tròn có bán kính là 12,4m?
- Làm bảng con.
- Nhận xét
HĐ 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài
Trong tiết học toán này chúng ta cùng học cách diện tích của hình tròn.
HĐ 2.2: Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày.
+ Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14.
+ Ta có công thức :
S = r x r x 3,14
Trong đó :
S là diện tích của hình tròn.
r là bán kính của hình tròn.
- HS đọc theo dãy
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (15’ -17/)
* Bài 1/100 – B/c
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
 ? Muốn tính diện tích của hình tròn ta làm như thế nào ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề)	
* Bài 2/100 – B/c
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
 ? Khi đã biết đường kính của hình tròn ta làm như thế nào để tính được diện tích của hình tròn ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề)
* Bài 3/100 - V
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Em tính diện tích của mặt bàn như thế nào ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin)
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
- 1 HS
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- 1 HS
Dự kiến sai lầm của HS
 - Bài 3: Tính còn sai
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
________________________________________
Luyện từ và câu
 CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP 
I.MỤC TIÊU : 
- Nắm được hai cách nối các vế trong câu ghép: nối bằng từ có tác dụng nối (các quan hệ từ), nối trực tiếp (không dùng từ nối).
- Phân tích được cấu tạo của câu ghép ( các vế câu trong câu ghép, cách nối các vế câu ghép), biết đặt câu ghép.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy soi, máy tính
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2 - 3’)
 - Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ.
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) : GV nêu MĐYC của tiết học
b. Hình thành khái niệm (10 - 12’)
+ Bài 1/12 
- 1 HS đọc to nội dung BT, lớp theo dõi SGK
- Làm bài vào SGK
- HSTL .
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
+ Bài 2/13 
? Ranh giới giữa các vế câu được đánh dấu bằng những từ hoặc những dấu câu nào?
- Từ kết quả phân tích bài 1, trả lời
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: các vế của câu ghép được nối với nhau theo hai cách: dùng từ có tác dụng nối; dùng dấu câu để nối trực tiếp
- Thảo luận nhóm, phát biểu
? Cách nối các vế cấu trong câu ghép?
- Phát biểu, rút ra kiến thức
- Chốt, rút ra ghi nhớ
- Đọc ghi nhớ
c. Hướng dẫn luyện tập (20 - 22’)
+ Bài 1/13 (6-8’)
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào SGK
- Phát biểu
- Nhận xét, góp ý
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 2/14 (12-14’)
- 1 HS nêu yêu cầu
- Nhắc HS: đoạn văn tả ngoại hình một người bạn, phải có ít nhất 1 câu ghép. Hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên sau đó kiểm tra, nếu thấy trong đoạn chưa có câu ghép thì sửa lại
- Viết bài vào vở
- HS chữa bài, chia sẻ.
- Nhận xét
- Nhận xét.
d. Củng cố dặn dò (2 - 4’)
- Nêu các cách nối các vế câu trong câu ghép?
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
____________________________________
 Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2022
Toán 
 TIẾT 98 : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách tính chu vi và diện tích của hình tròn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình học.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	- HS: máy tính ipad
 	- GV: Máy soi,máy tính, ipad..
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
Tính diện tích của hình tròn có đường kính là 24,8cm.
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1/100- nháp
 - Đọc yêu cầu rồi thực hiện?
? Nêu cách tính diện tích của hình tròn có bán kính 0,35dm ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề)
* Bài 2/100 - V
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, nhận biết hình học)	
* Bài 3/100 - V
 - Đọc yêu cầu rồi thực hiện?
?Làm thế nào để tính được diện tích của hai hình tròn này.
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin)
- Làm bảng nháp.
- Nhận xét.
- HS nêu.
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ
- Nhận xét.
- 1 HS
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- HS nêu
HĐ 4: Củng cố- dặn dò
- Nhận xét giờ học.	
____________________________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI 
( Dựng đoạn kết bài)
I.MỤC TIÊU : 	
 - Củng cố kiến thức về đoạn kết bài.
 - Viết được đoạn kết bài cho bài văn tả người theo hai kiểu: mở rộng và không mở rộng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Máy soi.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2 - 3’)
 - Đọc hai đoạn mở bài theo hai cách đã biết cho một trong bốn đề văn sau: (SGK/12)
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) : 
 - Nêu MĐYC của tiết học
b. Hướng dẫn thực hành (32 - 34’)
Bài 1/14 (8-10’)
- Nhận xét, kết luận:
+ a. KB không mở rộng
+ b. KB mở rộng
? Nêu các cách kết bài?
Bài 2/14 (24-26’)
- Nhắc HS: 
+ Chọn đề nói về đối tượng mình yêu thích...
+ Suy nghĩ hình thành ý cho đoạn kết bài
+ Viết hai đoạn kết bài
- Nhận xét
- Nhắc lại 2 kiểu kết bài trong bài văn miêu tả người ?
c. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nhận xét tiết học.
- Đánh giá về NL, PC.
- 1 HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi SGK
- Đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trả lời câu hỏi theo N2.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS.
- 1 HS nêu yêu cầu, 1HS đọc lại 4 đề văn
- Vài HS nói đề bài mình chọn
- Viết kết bài vào vở.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét.
- HSTL 
- Lớp nhận xét, bổ sung
Tập đọc 
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 
I.MỤC TIÊU : 
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện
-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.	
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động (2-3’)
 - Phân vai đọc trích đoạn kịch Người công dân số Một (phần 2)
 - Người công dân số Một là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1 - 2’) 
b. Luyện đọc đúng: 10-12’
- Đọc toàn bài ?
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm theo, xác định đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu  tha cho
+ Đoạn 2: tiếp  thưởng cho
+ Đoạn 3: còn lại
- Đọc nối tiếp đoạn ( 1-2 lân )
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS tìm từ khó đọc, cách đọc và những từ không hiểu nghĩa ngoài chú giải
- HS tự nêu cách đọc đúng ở mỗi đoạn.
- NX, bổ sung ý kiến.
- Đoạn 1:
+ Luyện đọc: Câu 4: ngắt sau thế, mình
- 1 HS đọc.
+ Giải nghĩa: thái sư, câu đương
- Đọc chú giải.
+ Hướng dẫn cách đọc.
- Đọc đoạn 
- Đoạn 2: 
+ Giải nghĩa: kiệu, quân hiệu
- Đọc chú giải
+ Hướng dẫn: đọc lưu loát, rành mạch
- Đọc đoạn 
- Đoạn 3:
+ Giải nghĩa: xã tắc, thượng phụ
- Đọc chú giải.
+ Hướng dẫn
- Đọc đoạn.
* Đọc cả bài
- Hướng dẫn: 
- 1-2 HS đọc
- Đọc mẫu.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12’)
? Khi có người muốn xin chức câu đương, TTĐ đã làm gì ?
- Đọc thầm đoạn 1... đồng ý nhưng yêu cầu chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác
? Trước việc làm của người quân hiệu, TTĐ xử lí ra sao ?
- Đọc thầm đoạn 2. ...không những không trách móc mà còn thưởng cho vành, lụa
? Khi biết có viên quan tâu với vua r»ng mình chuyên quyền, TTĐ nói thế nào?
- Đọc thầm đoạn 3. ...TTĐ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng
? Những lời nói và việc làm của TTĐ cho thấy ông là người ntn?
- Thảo luận nhóm đôi. ...TTĐ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân...
- Chốt nội dung, nêu ý nghĩa : TTĐ là người có công lớn trong viÖc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược nước ta . Trong việc giúp vua cai trị đất nước, ông là người cư xử rất nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đÒ cao kỷ cương phép nước .
d. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gọi HS rèn đọc diễn cảm đoạn, cả bài.
- GV nhận xét.
e. Củng cố, dặn dò (2 - 4’)
- Nêu nội dung bài ?
- Đánh giá về NL, PC.
- HS nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn và cả bài.
+ Đoạn 1: câu giới thiệu TTĐ: giọng chậm rãi; câu nói của TTĐ: giọng nghiêm, lạnh lùng.
+ Đoạn 2: lời Linh Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời TTĐ: ôn tồn, điềm đạm.
+ Đoạn 3: lời viên quan: tha thiết; lời vua: chân thành, tin cậy; lời TTĐ: trầm ngâm, thành thật.
*Đọc cả bài: Đọc giọng dứt khoát, phù hợp với thái độ của từng nhân vật .
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Bình bầu bạn đọc hay, diễn cảm.
 Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2022
Toán
TIẾT 99: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách tính chu vi và diện tích của hình tròn.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng tính chu vi và diện tích của hình tròn.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình học, hợp tác, tự tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌ
 	- Máy tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
Biết chu vi của một hình tròn là 94,2 m. Hãy tính diện tích của hình tròn đó?
- Làm nháp.
- Nhận xét.
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập (30’ - 32/)	
* Bài 1/100 – N
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện? 
? Sợi dây thép được uốn thành các hình nào ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề )
* Bài 2/101 - V
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Nêu cách giải ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin)
* Bài 3 – V
- Đọc thầm ... ội dung:
HĐ 1: Tìm hiểu chuyện : Cây đa làng em
(4-6’)
* Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
* Cách tiến hành:
+ Đọc truyện Cây đa làng em
+ Thảo luận:
- Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
- Hà đã gắn bó với cây đa như thế nào?
- Bạn Hà đã góp tiền để làm gì?
- Những việc làm của bạn Hà thể hiện điều gì với quê hương?
- Qua câu chuyện của bạn Hà, em thấy đối với quê hương chúng ta phải làm gì?
HĐ 2: Làm bài tập SGK (4-6’)
* Mục tiêu: HS nêu được những việc cần làm để thể hiện tình yêu quê hương 
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm 2 bài tập 1
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV KL trên MH: trường hợp a, b, c, d, e thể hiện tình yêu quê hương
- Gọi HS đọc ghi nhớ
HĐ 3: Liên hệ thực tế (4-6’)
* Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
* Cách tiến hành:
- HS trao đổi theo gợi ý của GV
- Bạn quê ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
- Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
- GVKL và khen một số HS đã biết thể hiện tình yêu quê hương của mình bằng những việc làm cụ thể.
HĐ 4: Vẽ tranh (12-14’)
* Mục tiêu: Những việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương.
* Cách tiến hành:
- Cho HS vẽ theo ý thích
- HS trình bày tranh và nêu nội dung tranh 
- GV KL khen ngợi những HS vẽ và nêu được nội dung tranh
3. Củng cố - dặn dò (1-2')
- HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét giờ học
- HS hát bài “Em yêu quê hương”
- 2 HS đọc 
- Vì cây đa là biểu tượng của quê hương ... cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
- Mỗi lần về quê Hà đề cùng các bạn đến chơi dưới gốc cây đa. 
- Để chữa cho cây sau trận lụt.
- Bạn rất yêu quý quê hương.
- Đối với quê hương, chúng ta phải gắn bó yêu quý và bảo vệ quê hương.
- HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 1 và thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét 
- HS đọc ghi nhớ
- HS động não, trình bày
- HS vẽ tranh
- HS trình bày và nêu nội dung mình vẽ
- HS đọc lại ghi nhớ
Thứ sáu ngày 7 tháng 1 năm 2022
Khoa học 
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (Tiết 2 )
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
- HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Trò chơi
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- HS: Thiết bị học trực tuyến, giấy, bút.
- GV: Máy tính, Ipad...
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ.
- GV nhận xét
2. Dạy bài mới 
* Hoạt động 1: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” (15 - 17’):
* Mục tiêu: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo cá nhân:
- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi trong SGK/80
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
* Kết luận: Sự biển đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
* Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK (16 - 18’)
* Mục tiêu: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành Tr 80, 81/SGK. (Trực quan)
* Bước 2: Làm việc cả lớp:
* Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
- GV gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” SGK/81.
- HS chơi trò chơi được giới thiệu ở Trang 80/SGK
- HS chia sẻ, giới thiệu các bức thư của mình với các bạn.
- HS đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành SGK/80, 81.
- HS trả lời câu hỏi của một bài tập. HS khác bổ sung ý kiến.
- HS đọc 
Khoa học 
NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng.
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: Thiết bị học trực tuyến, giấy, bút/
- GV: Máy tính, Ipad...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (5’)
- Cho HS hát
- Nêu một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài: GV chỉ lọ hoa và quyển sách trên bàn và hỏi: 
+ Lọ hoa đang ở vị ví nào trên bàn?
- GV cầm lọ hoa để xuống bàn HS và hỏi: Lọ hoa đang ở vị trí nào?
+ Tại sao lọ hoa từ trên bàn giáo viên lại có thể nằm trên bàn của bạn A?
- Như vậy là cô đã cung cấp năng lượng cho lọ hoa. Vậy năng lượng là gì? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài: Năng lượng
- HS hát 
- 2 HS nêu 
- Lớp nhận xét 
+ Lọ hoa ở phía bên trái của góc bàn.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A.
+ Lọ hoa ở trên bàn học của bạn A là do cô cầm lọ hoa từ bàn giáo viên xuống bàn của bạn A.
- HS nhắc lại tên bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28’)
* Mục tiêu: Nhận biết mọi hoạt động và biến đổi đều cần năng lượng. Nêu được ví dụ.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Nhờ cung cấp năng lượng mà các vật có thể biến đổi vị trí, hình dạng.
- GV tiến hành làm từng thí nghiệm trên màn hình cho HS quan sát, trả lời câu hỏi để đi đến kết luận: Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng.
1. Thí nghiệm với chiếc cặp.
+ Chiếc cặp sách nằm ở đâu?
+ Làm thế nào để có thể nhấc nó lên cao?
- Yêu cầu 2 HS nhấc chiếc cặp lên khỏi mặt bàn và đặt vào vị trí khác.
- Chiếc cặp thay đổi vị trí là do đâu?
- Kết luận: Muốn đưa cặp sách lên cao hoặc đặt sang vị trí khác ta có thể dùng tay để nhấc cặp lên. Khi ta dùng tay nhấc cặp là ta đã cung cấp cho cặp sách một năng lượng giúp cho nó thay đổi vị trí.
2. Thí nghiệm với ngọn nến.
- GV đốt cắm ngọn nến vào đĩa.
- Tắt điện trong lớp học và hỏi:
+ Em thấy trong phòng thế nào khi tắt điện?
- Bật diêm, thắp nến và hỏi:
+ Khi thắp nến, em thấy gì được toả ra từ ngọn nến?
+ Do đâu mà ngọn nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng?
=> Kết luận: Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng. Nến bị cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
3. Thí nghiệm với đồ chơi	
- GV cho HS quan sát chiếc ô tô khi chưa lắp pin.
+ Tại sao ô tô lại không hoạt động?
- Yêu cầu HS lắp pin vào ô tô và bật công tắc, nêu nhận xét
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Nhờ đâu mà ô tô hoạt động, đèn sáng còi kêu?
=> Kết luận: Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm ô tô chạy, đén sáng, còi kêu.
- GV hỏi: Qua 3 thí nghiệm, em thấy các vật muốn biến đổi cần có điều kiện gì?
- Yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 82 SGK.
* Hoạt động 2: Một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, phương tiện
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK.
- GV nêu: Em hãy quan sát các hình minh hoạ 3, 4, trang 83- SGK và nói tên những nguỗn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.
- GV đi giúp đỡ những HS còn gặp khó khăn.
- Gọi 2 HS làm mẫu.
- Gọi HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người cần phải làm gì?
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ đâu?
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 83 SGK
3. Củng cố, dặn dò (2-3’)
 - GV nhận xét về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất HS đạt được.
- Quan sát GV làm thí nghiệm, HS trả lời câu hỏi:
+ Chiếc cặp sách nằm yên ở trên bàn.
+ Có thể dùng tay nhấc cặp hoặc dùng que, gậy móc vào quai cặp rồi nhấc cặp lên.
- 2 HS thực hành.
- Chiếc cặp thay đổi là do tay ta nhấc nó đi.
- Lắng nghe.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi tắt điện phong trở nên tối hơn.
+ Khi thắp nến, nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng.
+ Do nến bị cháy.
- Lắng nghe.
- Nhận xét: ô tô không hoạt động.
+ Ô tô không hoạt động vì không có pin.
- Nhận xét: ô tô hoạt động bình thường khi lắp pin.
+ Khi lắp pin vào ô tô và bật công tắc, ô tô hoạt động, đèn sáng, còi kêu.
+ Nhờ điện do pin sinh ra điện đã cung cấp năng lượng làm cho ô tô hoạt động.
- Các vật muốn biến đổi thì cần phải được cung cấp năng lượng.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS đọc
- Lắng nghe.
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày, cấy
Thức ăn
Các bạn HS đá bóng, học bài
Thức ăn
Chim đang bay
Thức ăn
Máy cày
Xăng
- HS thảo luận theo bàn.
- 2 HS làm mẫu.
- HS trình bày.
+ Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động con người phải ăn, uống và hít thở.
+ Nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động của con người được lấy từ thức ăn.
- 1 HS đọc bài.
- HS tự nhận xét hoạt động học tập của bản thân và các bạn trong tiết học.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU : 
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đó nghe, đó đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sách, truyện... viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động (2 - 3’)
- Kể chuyện Chiếc đồng hồ
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
2. Dạy bài mới:
a. GTB ( 1-2’)
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học .
b. HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài ( 6- 8’) 
- Phân tích đề , gạch chân từ trọng tâm : đã nghe , đã đọc , tấm gương pháp luật , nếp sống văn minh .
- 1 HS đọc to đề bài , lớp đọc thầm theo .
- Lớp đọc thầm gợi ý 1 sgk 
- GT câu chuyện ( ngoài nhà trường ) 
- Đọc thầm dàn bài kể chuyện trong sgk ?
- Treo bảng phụ chép dàn bài.
c. HS kể ( 22-24’)
- Nhận xét
- Kể nhóm đôi 
- Kể cá nhân trước lớp 
- Nhận xét : 
+Nội dung 
+ Lời kể 
+ Điệu bộ
d. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện ( 3-5’)
- Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi mãi tươi đẹp ?
e. Củng cố .dặn dò ( 2-4’)
- Mỗi HS kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất ? 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét tiết học 
- Kể lại câu chuyện cho người thân .
- Đánh giá về NL, PC.
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 03 tháng 1 năm 2022
 Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_18_nam_hoc_2021_2022_ho_thi_hai.doc