Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Làm quen với biểu đồ hình quạt.

- Bước đầu biết "đọc" và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.

2. Kĩ năng:

- Rèn cho HS kĩ năng "đọc" và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.

3. Năng lực cần phát triển:

 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin

 

doc 37 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2021-2022 - Hồ Thị Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
 Thứ hai ngày 10 tháng 1 năm 2022
Toán
TIẾT 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Làm quen với biểu đồ hình quạt.
- Bước đầu biết "đọc" và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
2. Kĩ năng: 
- Rèn cho HS kĩ năng "đọc" và phân tích số liệu trên biểu đồ hình quạt.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	 - HS: ipad,..
 	 - GV: Máy soi, maý tính
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3’ - 5’):
- Một bồn hoa hình tròn có đường kính là 6 m. Tính diện tích của bồn hoa hình tròn đó?
Bài giải:
Bán kính hình tròn là:
6 : 2 = 3 ( m)
Diện tích hình tròn là:
3x 3 x 3,14 = 28,26 (m)
Đáp số : 28,26 m.
Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
- HS nêu.
HĐ 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài
- Các em đã được học các loại biểu đồ nào ? ....
HĐ 2.2: Giới thiệu biểu đồ hình quạt
a) Ví dụ 1
- GV đưa biểu đồ Ví dụ 1 lên bảng và yêu cầu HS quan sát và nói : Đây là biểu đồ hình quạt cho biết tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường học.
+ Biểu đồ có dạng hình gì ?
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào ?
+ Nhìn vào biểu đồ em thấy sách trong thư viện của trường học này được chia thành mấy loại ?
+ Đó là những loại sách nào ?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu ?
- Biểu đồ hình quạt trên cho biết : Coi tổng số sách trong thư viện là 100% thì 
. Có 50% số sách là truyện thiếu nhi.
. Có 25% số sách là sách giáo khoa.
. Có 25% số sách là các loại sách khác.
b) Ví dụ 2
- GV đưa biểu đồ yêu cầu HS quan sát và đọc ví dụ 2.
+ Biểu đồ nói điều gì ?
+ HS lớp 5C tham gia các môn thể thao nào ?
+ Tỉ số phần trăm HS của từng môn là bao nhiêu?
+ Lớp 5C có bao nhiêu HS ?
+ Biết lớp 5C có 32 HS, trong đó số HS tham gia môn bơi là 12,5%. Hãy tính số HS tham gia môn bơi của lớp 5C.
- HS quan sát biểu đồ.
+ Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần.
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng tỉ số phần trăm.
+ Sách trong thư viện của trường học này được chia thành 3 loại ?
+ Đó là truyện thiếu nhi, sách giáo khoa, các loại sách khác.
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là :
. Truyện thiếu nhi chiếm 50%.
. Sách giáo khoa 50%.
.Các loại sách khác 50%.
+ Biểu đồ cho biết tỉ số phần trăm HS tham gia các môn thể thao của lớp 5C.
+ HS lớp 5C tham gia 4 môn thể thao đó là : nhảy dây, cầu lông, bơi, cờ vua.
+ Nhìn vào biểu đồ ta thấy :
. Có 50% số HS chơi nhảy dây.
. Có 25% số HS chơi cầu lông.
. Có 12,5% số HS tham gia môn bơi.
. Có 12,5% số HS tham gia chơi cờ vua.
+ Lớp 5C có 32 HS.
+ Số HS tham gia môn bơi là :
 32 x 12,5 : 100 = 4 (HS)
HĐ 3: Luyện tập - Thực hành (15’ -17/)
 Bài 1/102 – nháp
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Vậy có bao nhiêu HS thích màu xanh ?
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề )
* Bài 2/102 – M 
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
? Em hãy đọc tỉ số phần trăm HS khá, HS trung bình của trường này và chỉ rõ phần biểu diễn tương ứng trên biểu đồ.
(Phát triển cho HS các NL: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, hợp tác, tự tin)
- Làm bảng nháp.
- Nhận xét.
- 1 HS
- Trình bày 
- Nhận xét
- 1 HS
.Dự kiến sai lầm của HS
 - Bài 1: Còn lúng túng khi tìm số HS trên biểu đồ
HĐ 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nhận xét giờ học.
- Đánh giá về NL, PC.
_____________________________________
 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU : 	
1. Rèn kĩ năng nói:
- HS kể được câu chuyện đó nghe, đó đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số sách, truyện... viết về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1. Khởi động (2 - 3’)
- Kể chuyện Chiếc đồng hồ
- Nêu ý nghĩa câu chuyện?
2. Dạy bài mới:
a. GTB ( 1-2’)
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học .
b. HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài ( 6- 8’) 
- Phân tích đề , gạch chân từ trọng tâm : đã nghe , đã đọc , tấm gương pháp luật , nếp sống văn minh .
- 1 HS đọc to đề bài , lớp đọc thầm theo .
- Lớp đọc thầm gợi ý 1 sgk 
- GT câu chuyện ( ngoài nhà trường ) 
- Đọc thầm dàn bài kể chuyện trong sgk ?
- Treo bảng phụ chép dàn bài.
c. HS kể ( 22-24’)
- Nhận xét
- Kể nhóm đôi 
- Kể cá nhân trước lớp 
- Nhận xét : 
+Nội dung 
+ Lời kể 
+ Điệu bộ
d. Tìm hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện ( 3-5’)
- Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi mãi tươi đẹp ?
e. Củng cố .dặn dò ( 2-4’)
- Mỗi HS kể xong nêu ý nghĩa câu chuyện ?
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất ? 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Nhận xét, bổ sung 
- Nhận xét tiết học 
- Kể lại câu chuyện cho người thân .
- Đánh giá về NL, PC.
Thứ ba ngày 11 tháng 1 năm 2022
Toán 
TIẾT 101: LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH .
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố cách tính diện tích của các hình đã học như: hình chữ nhật, hình vuông,...
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tính toán cho HS.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình, hợp tác, tự tin
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- HS: ipad
- GV: Máy tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ 1: Khởi động (3 - 5’):
- Trò chơi: “Rung chuông vàng”
Câu 1: Công thức nào tính diện tích hình vuông?
A. S = (a + b) x2
B. S = a x a
C. S = a x 4
- Muốn tính diện tích hình vuông, em làm thế nào?
Câu 2: Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật?
- Nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật?
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- HS viết đáp án vào bảng con.
- Đáp án B.
- S = a x b
HĐ 2: Giới thiệu bài: 1-2’
HĐ 3: Dạy học bài mới (15’ - 17/)
- GV đưa ví dụ lên màn hình.
- Em có nhận xét gì về mảnh đất như hình vẽ bên?
- Suy nghĩ cá nhân, TLN4 tìm cách tính và tính diện tích của mảnh đất trên. 
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề)
- GV mời HS trình bày cách làm của nhóm mình.
 - Vì sao tính diện tích mảnh đất ban đầu em lại lấy diện tích các hình cộng lại với nhau?
- Đối chiếu bài làm của hai nhóm, báo cáo bài làm của nhóm mình.
- Nhận xét về cách làm và kết quả của các nhóm? 
- GV chốt: Có rất hiều cách chia để tính diện tích của mảnh đất. Các em cùng quan sát một số cách chia hình khác nhau.
(GV đưa MH)
- Các em lưu ý lựa chọn cách chia đơn giản nhất, phải thực hiện tính diện tích của ít hình nhất để bài ngắn gọn.
- Vậy để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta nên làm như thế nào ?
- 1 HS đọc ví dụ.
- HS trả lời theo ý hiểu.
- HS thảo luận theo N4. Trình bày vào giấy A2.
- Các nhóm dán phiếu học tập lên bảng. 
- Các nhóm trình bày cách làm của nhóm mình.
- HS nêu.
- HS nêu.
- Cách làm khác nhau nhưng kết quả giống nhau.
- HS nêu .
- Nhận xét.
- HS nhắc lại.
HĐ 4: Luyện tập thực hành. (17’ - 20/)
* Bài 1/104 – Nháp
- Đọc yêu cầu?
- Thực hiện yêu cầu của bài vào nháp (Lưu ý: chia hình vào SGK, trình bày bài giải ra vở nháp)
- GV soi bài.
- Để tính diện tích mảnh đất có kích thước như hình vẽ, em đã làm thế nào?
- GV có thể soi bài làm theo cách khác của HS (nếu có)
- Vậy để tính diện tích của mảnh đất, các em nên lựa chọn cách chia hình sao cho đơn giản, thuận tiện và dễ tính toán nhất. – Bài tập 1 củng cố cho em KT gì?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình.)
* Bài 2/104 -V
- Đọc thầm yêu cầu?
- GV soi bài các bài làm có cách làm khác nhau.
- GV chốt : Chúng ta có thể tham khảo thêm các cách làm khác, các em cùng quan sát. (GV đưa MH)
- Để tính diện tích của 1 hình phức tạp bất kì, em làm thế nào?
(Phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình, hợp tác, tự tin)
* Dự kiến sai lầm của HS
- Bài 2: Còn lúng túng khi chia khu đất thành các hình đơn giản để tính diện tích khu đất đó.
HĐ 5: Củng cố, dặn dò: ( 2’ - 3’)
- Qua bài học ngày hôm nay, em đã nắm được những KT nào?
- Nhận xét, đánh giá về mình và về bạn.
- 1 HS.
- HS làm nháp.
- HS nhận xét.
- HS nêu cách tính.
- Nhận xét.
- HS nhận xét, nêu cách làm.
- Cách tính diện tích HCN, HV, hình phức tạp.
- HS đọc bài toán
- Cả lớp làm vở.
- HS chia sẻ, trình bày.
- Nhận xét.
- HS quan sát.
- HS nêu
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS đánh giá về NL, PC.
_____________________________________
Đạo đức
UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.
 - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) trên địa bàn.
- Nhận biết được hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Powerpoint: Tranh, ảnh, video về hoạt động của UBND xã (phường)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Khởi động: 
- HS hát tập thể.
2. Bài cũ: 
- Em đã và sẽ làm gì để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giày đẹp?
- GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Tôn trọng UBND phường, xã (Tiết 1).
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu truyện “Đến uỷ ban nhân dân phường”.
* Mục tiêu: Học sinh biết một số công việc của UBND xã (phường) và bước đầu biết được tầm quan trọng của UBND xã (phường) 
* Cách tiến hành:
- Nêu yêu cầu.
- Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
- UBND phường làm các công việc gì?
=> Kết luận: UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.
* Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2/SGK.
* Mục tiêu: Học sinh biết 1 số việc làm của UBND phường 
* Cách tiến hành: 
Phương pháp: Luyện tập.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
=> Kết luận: UBND phường, xã làm các việc sau:
+ Làm giấy khai sinh.
+ Xác nhận đăng kí kết hôn.
+ Xác nhân đăng kí nghĩa vụ quân sự.
+ Làm giấy chứng tử.
+ Đơn xin đi làm.
+ Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng.
* Hoạt động 3: Học sinh làm bài tập 1/ SGK.
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được hành vi, việc làm phù hợp khi đến UBND xã (phường) 
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm vụ cho HS.
=> Kết luận:
+ Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lí nhân khẩu.
+ Em nên giúp mẹ treo cờ.
+ Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Thực hiện những điều đã học.
- GV nhận xét, đánh ... n kĩ năng vận dụng các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải các bài toán có liên quan.
3. Năng lực cần phát triển:
 - Hình thành và phát triển cho HS các năng lực: tư duy; giải quyết vấn đề, giao tiếp toán học, nhận biết hình học, hợp tác, tự tin..
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - HS : Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
 - GV: Một số hình hộp chữ nhật và hình lập phương có thể mở ra trên mặt phẳng; máy tính, Ipad...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động: 
- Kể tên các hình đã học?
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài 
b. Nội dung
* Hình hộp chữ nhật 
- GV đưa trực quan HHCN và yêu cầu:
Quan sát hình hộp chữ nhật rồi trả lời câu hỏi:
a) - Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu mặt?
 - Các mặt hình hộp chữ nhật đều là hình gì?
c) - Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh?
d) - Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh? 
-> GV chốt lại trên MH
- Lấy ví dụ các vật có danghj HHCN?
* Hình lập phương 
- GV đưa trực quan HHCN và yêu cầu:
Quan sát hình hộp chữ nhật rồi trả lời câu hỏi: Hãy quan sát hình lập phương và trả lời câu hỏi:
+ Hình lập phương có mấy mặt?
+ Các mặt hình lập phương đều là hình gì?
+ Hình lập phương có mấy đỉnh?
+ Hình lập phương có mấy cạnh? 
- GV chốt lại KT (MH có hiệu ứng) : HHCN có 6 mặt, 2 mặt đáy và 4 mặt bên đều là hình chữ nhật và có 3 kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Hình lập phương có 6 mặt đều là hình vuông bằng nhau.
- Hình hộp chữ nhật và hình lập phương có điểm gì giống và khác nhau?
- GV chốt trên MH điểm giống nhau và khác nhau của HHCN và HLP
c. Luyện tập 
Bài 1/108: (S+M)
- Chốt: Nêu đặc điểm của HHCN và hình lập phương?
- Nhận xét kĩ năng nhận biết hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Bài 2/108: (M+ V)
- Chốt: Nêu cách tính diện tích mặt đáy và diện tích mặt bên?
- Nhận xét kĩ năng vận dụng vào giải toán.
Bài 3/108: (M)
- Chốt: Nêu đặc điểm của HHCN và hình lập phương?
* Dự kiến sai lầm của HS: 
Bài 2: HS còn lúng túng khi xác định các cạnh bị khuất.
3. Củng cố - dặn dò 
- Trò chơi “Ô chữ toán học”
- GV phổ biến luật chơi
- Tự đánh giá kết quả học tập của mình?
- Nhận xét giờ học, khả năng tương tác của HS.
- HS kể tên
- HS quan sát 
- HS nêu
- 6 mặt 
- Các mặt đều là hình chữ nhật, có 3 kích thước: chiều dài, rộng, cao
- 8 đỉnh
- 12 cạnh
- HS quan sát
- Hộp bút, tẩy ....
- Có 6 mặt 
- Đều là hình vuông . 
- 8 đỉnh.
- Có 12 cạnh
- HS nhắc lại
- HS nêu, nhận xét
- HS nhắc lại
- Đọc bài – nêu yêu cầu.
- HS hoàn thành vào sách và nêu miệng - nhận xét
- HS nêu
- Đọc bài – nêu yêu cầu.
a. HS nêu miệng
- Nhận xét
b. HS làm vở 
- HS chia sẻ bài
- HS nhận xét, đọc lại bài
- HS nêu
- Nêu yêu cầu
- Làm miệng - giải thích
- Nhận xét
- HS nêu
- HS tham gia chơi
- HS tự đánh giá.
Tập làm văn
LẬP CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
I- MỤC TIÊU: 
 1. Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
 2. Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Đảm nhận trách nhiệm (biết tổ chức, lập kế hoạch và phối hợp hoạt động)
- Hợp tác (cùng nhóm hoàn thành chương trình hoạt động).
- Thể hiện sự tự tin (khi trình bày chương trình).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT CÓ THỂ SỬ DỤNG:
	- Rèn luyện theo mẫu
	- Thảo luận nhóm nhỏ
	- Đối thoại
IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to + bút dạ
- Mya tính, Ipad...
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: (1-2')
b. Hướng dẫn thực hành (32-34')
Bài 1:
- MH các câu hỏi:
a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
b) Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
c) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan. 
- Theo em một chương trình hoạt động gồm mấy phần, là những phần nào?
- GV kết luận: Để kết quả của buổi liên hoan tốt đẹp như trong mẩu chuyện, bạn lớp trưởng đã cùng các bạn lập 1 chương trình hoạt động rất cụ thể, khoa học, hợp lí huy động được khả năng của mọi người. 
Bài 2:
- GV đưa MH tiêu chuẩn đánh giá chương trình hoạt động:
+ Trình bày có đủ 3 phần chính của chương trình hoạt động không ?
+ Mục đích có rõ ràng không ?
+ Nêu việc có đầy đủ không ? Phân việc có rõ ràng, cụ thể không ?
+ Chương trình cụ thể có hợp lý, phù hợp với phần phân công chuẩn bị không ?
- GV nhận xét chung
3. Củng cố-dặn dò (1-2')
- Lập chương trình hoạt động có tác dụng gì? Hãy nêu cấu tạo của một CTHĐ ?
- Nhận xét NL, PC và khả năng tương tác của HS.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát một bài
- HS đọc và xác định yêu cầu 
- Nhắc lại yêu cầu
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS trình bày – nhận xét
- 3 phần: Mục đích – phân công cụ thể – chương trình cụ thể
- HS đọc và xác định yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm bốn 5’ 
- HS làm VBT
- Chia sẻ bài trên MH, trình bày 
- HS nhận xét
- HS trả lời
Tập đọc
TRÍ DŨNG SONG TOÀN.
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn - giọng đọc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng, lúc tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.
2. Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
3. GD HS biết ơn, kính trọng Giang Văn Minh.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
	- Tư duy sáng tạo
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Đọc sáng tạo.
- Trao đổi, thảo luận.
	- Tự bộc lộ (bày tỏ sự cảm phục Giang Văn Minh; nhận thức của mình).
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK trang 25.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. KTBC: (2-3’)
- Đọc đoạn yêu thích trong bài “Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng”? 
- Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài (1-2’)
- GV ghi tên đề bài - Giới thiệu bài: Nước VN ta có rất nhiều danh nhân. Thám hoa Giang Văn Minh là 1 danh nhân đất Việt có trí dũng song toàn. Trí dũng của ông ntn? Các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.
3. Luyện đọc đúng (10-12’)
- GV gọi 1 HS đọc mẫu
- Đọc nối đoạn?
- GV hướng dẫn HS:
+ Đoạn 1:
- Đọc đúng: l - khóc lóc; Câu 2: lâu/ kiến.
- Giải nghĩa: thảm thiết, hạ chỉ. 
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 2:
- Đọc đúng: n-cống nạp; ngắt giọng câu Vậy, tướng Liễu Thăng  sau tiếng người.
- Giải nghĩa: Liễu Thăng, Thám hoa, trí dũng song toàn
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng dấu câu và đúng ngữ điệu câu hỏi, câu cảm.
+ Đoạn 3:
- Đọc đúng: thuở trước; ngắt giọng câu 5 sau tiếng việc, Nguyên.
- Giải nghĩa: đồng trụ, Giang Văn Minh, ngạo mạn.
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
+ Đoạn 4:
- Đọc đúng: xứng đáng
- Giải nghĩa: 
- Hướng dẫn đọc toàn đoạn: Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát, ngắt nghỉ đúng.
- Đọc nhóm đôi cho nhau nghe?
- GV hướng dẫn đọc toàn bài: Đọc to, lưu loát, ngắt nghỉ đúng
- Gọi HS đọc bài – Nhận xét
- GV đọc mẫu lần 1
4. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10-12’)
- Đọc thầm đoạn 1, quan sát tranh và trả lời câu hỏi 1/SGK?
- Giang Văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- GV: Sứ thần Giang Văn Minh khôn khéo đẩy nhà vua vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù đẫ biết mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh.
- Theo em sứ thần làm như vậy nhằm mục đích gì?
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 3/ SGK?
- Vì sao có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
- Nêu nội dung chính của bài?
- GV chốt nội dung bài: Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
5. Luyện đọc diễn cảm: (10-12’)
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm từng đoạn:
+ Đoạn 1: đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng 
+ Đoạn 2: Giọng Giang Văn Minh than khóc: ân hận xót thương. Khi Giang Văn Minh tâu giọng cứng cỏi.
+ Đoạn 3: Giọng Giang Văn Minh ứng đối dõng dạc tự hào
+ Đoạn 4: Đọc chậm, giọng xót thương
- GV hướng dẫn đọc cả bài: Đọc giọng rắn rỏi, hào hứng lúc trầm lắng, lúc thương tiếc
6. Củng cố, dặn dò (2-4’)
- GV nhận xét về kiến thức, kĩ năng, năng lực, phẩm chất HS đạt được.
- 2 HS đọc + trả lời
- HS lắng nghe 
- 1HS đọc mẫu.
- Lớp đọc thầm chia đoạn – 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu - cho ra lẽ
Đoạn 2: Thám hoa - liễu Thăng
Đoạn 3: Lần khác – hại ông
Đoạn 4: còn lại
- 4 HS đọc
- Thảm thiết: làm rung động, mủi lòng người.
- Hạ chỉ: cho phép 
- HS luyện đọc đoạn 1 (2-3 em)
- HS gạch bút chì vào SGK, đọc thể hiện
- HS đọc chú giải SGK, trả lời
- HS luyện đọc đoạn 2 (2-3 em)
- HS gạch bút chì vào SGK, đọc thể hiện
- HS đọc chú giải SGK, trả lời
- HS luyện đọc đoạn 3 (2-3 em)
- HS luyện đọc đoạn 4 (2-3 em)
- HS đọc cho nhau nghe
- HS đọc (1-2 em) - Nhận xét
- HS lắng nghe
- Đọc thầm, trả lời: Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ nước ta góp giỗ Liễu Thăng.
- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này.
Đại thần nhà Minh ra vế đối:
Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc
Ông đối lại ngay: Bạch Đằng thuở trước máu còn loang
- HS nêu
- Đọc thầm, HS nêu: Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.
- Vì Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất, giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm không sợ chết, dám đối lại một vế đối lòng tràn đầy tự hào dân tộc.
- HS nêu
- HS đọc diễn cảm đoạn 1
- HS đọc diễn cảm đoạn 2
- HS đọc diễn cảm đoạn 3.
- HS đọc diễn cảm đoạn 4
- HS lắng nghe
- HS tự luyện đọc diễn cảm ở nhà.
- HS tự nhận xét, đánh giá về các hoạt động trong tiết học.
PHẦN KIỂM TRA CỦA KHỐI TRƯỞNG
Ngày 10 tháng 1 năm 2022
 Lê Thị Minh Thu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2021_2022_ho_thi_hai.doc