- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 02 Thứ hai, ngày 12 tháng 9 năm 2022 BUỔI SÁNG Tập đọc NGHÌN NĂM VĂN HIẾN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). - Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê. - Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 2. Năng lực chung + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm. 3. Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê. - Học sinh: Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS tổ chức thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Luyện đọc: (12phút) - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Đọc theo cặp - HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê. - 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK - HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đọc đoạn 1, TLCH + Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? + Nêu ý chính đoạn 1: - Giao nhiệm vụ cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi + Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất? + Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? + Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN? - Nêu ý chính đoạn 2 - Nêu ý chính của bài. - HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển. + Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. - VN có truyền thống khoa cử lâu đời - Nhóm trưởng điều khiển. + Triều đại Lê: 104 khoa + Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ. + VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời + Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN - HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - GV gọi HS đọc toàn bài - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm - Đọc theo cặp - Thi đọc - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. - HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0... - HS luyện đọc nhóm đôi - HS thi đọc diễn cảm. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ? - HS trả lời - Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em thích nhất được thăm khu nào trong di tích này ? Vì sao ? - HS trả lời ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Học sinh biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân (HS làm bài tập 1, 2, 3) - HS thực hiện thành thạo cách đọc, viết phân số, chuyển một PS thành PS thập phân. 2. Năng lực chung: - Thông qua hoạt động trình bày cách giải các bài toán học sinh phát triển năng lực giao tiếp toán học. - Qua thực hành luyện tập phát triển năng lực tư duy và lập luận, năng lực giải quyết vấn đề. 3.Phẩm chất: - Chăm chỉ, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK - HS: SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng": Viết 3 PSTP có mẫu số khác nhau. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng.(Mỗi bạn viết 3 phân số không được giống nhau) - HS nghe 2. HĐ thực hành: Bài 1: HĐ cá nhân - 1 học sinh đọc yêu cầu. - GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tia số, điền và đọc các phân số đó. - GV nhận xét chữa bài. - Kết luận:PSTP là phân số có mẫu số là 10;100;1000;.... Bài 2: HĐ cá nhân - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài. - Kết luận: Muốn chuyển một PS thành PSTP ta phải nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000, Bài 3: HĐ cặp đôi - 1 học sinh đọc yêu cầu. - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi - GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách làm - GV củng cố BT 2; 3: Cách đưa PS về PSTP - Viết PSTP - HS viết các phân số tương ứng vào nháp, đọc các PSTP đó - HS nghe - Viết thành PSTP - Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000, - Học sinh làm vở, báo cáo - Viết thành PSTP có MS là 10; 100; 1000;.. - Làm cặp đôi vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra - HS nghe 3. Hoạt động vận dụng, sáng tạo: - Củng cố cho HS cách giải toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước. - HS nghe - Tìm hiểu đặc điểm của mẫu số của các phân số có thể viết thành phân số thập phân. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ Khoa học NAM HAY NỮ ? (T2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm của xã hội về vai trò của nam, nữ. - Rèn kĩ năng nhận biết sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ. - Tôn trọng các bạn cùng giới và các giới, không phân biệt nam, nữ. - GDKNS : Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ. 2. Năng lực chung : Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. 3. Phẩm chất: - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ. - Biết đoàn kết yêu thương và giúp đỡ mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách giáo khoa, các tấm phiếu ghi sẵn đặc điểm của nam và nữ. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chia thành 2 đội chơi. Chia bảng lớp thành 2 phần. Mỗi đội chơi gồm 6 bạn đứng thành hàng thẳng. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi bạn sẽ viết lên bảng một đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ. Hết thời gian, đội nào nêu được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng. - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25phút) * HĐ 1: Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng " Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu hướng dẫn HS cách chơi. 1. Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây: Nam Nữ Cả nam và nữ Có âu Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. - GV lưu ý HS: Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn Bước 2: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ Bước 1: Làm việc theo nhóm - Phát phiếu ghi câu hỏi cho nhóm - GV yêu cầu các nhóm thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (SGV trang 27) Bước 2: Làm việc cả lớp Kết luận 2 : SGV trang 27 - Làm việc cả lớp - Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích. - Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi. - HS thảo luận câu hỏi và trả lời 4.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút) - Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ? - HS đọc mục bạn cần biết SGK trang 4. - HS nêu - HS đọc - Các bạn nam cần phải làm gì để thể hiện mình là phái mạnh ? - HS trả lời ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ BUỔI CHIỀU Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (Bài tập 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (Bài tập 2), tìm được một số từ chứa tiếng quốc (Bài tập 3). - Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương(BT4). * HS HTT có vốn từ phong phú, biết đặt câu với các từ ngữ nêu ở bài tập 4. - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ vào đặt câu, viết văn. - Yêu thích môn học 2. Năng lực chung: - Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ thông qua hoạt động nói. - Cảm nhận được sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt. 3. Phẩm chất: - Thể hiện thái độ tích cực, trách nhiệm trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Bảng phụ , Từ điển TV - Học sinh: Vở , SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là: Tìm từ đồng nghĩa với xanh, đỏ, trắng...Đặt câu với từ em vừa tìm được. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: (26 phút) Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 1, xác định yêu cầu của bài 1 ? yêu cầu HS giải nghĩa từ Tổ quốc. - Tổ chức làm việc cá nhân. - GV Nhận xét , chốt lời giải đúng Bài 2: Trò chơi - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số 2, - Xác định yêu cầu của bài 2 ? - GV tổ chức chơi trò chơi tiếp sức: Tìm thêm những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc. - GV công bố nhóm thắng cuộc Bài 3: HĐ nhóm 4 - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - Thảo luận nhóm 4. GV phát bảng phụ nhóm cho HS, HS có thể dùng từ điển để làm. * HSM3,4 đặt câu với từ vừa tìm được. Bài 4: HĐ cá nhân - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập - GV giải thích các từ đồng nghĩa trong bài. - Tổ chức làm việc cá nhân. Đặt 1 câu với 1 từ ngữ trong bài. HS M3,4 đặt câu với t ... ạnh một số câu văn có hình ảnh, biện pháp nghệ thuật tu từ. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài , XĐ yêu cầu - GV yêu cầu HS giới thiệu cảnh mình định tả. - Bài văn gồm mấy phần? - Đoạn viết nằm trong phần nào của bài? - GV: Đây chỉ là một đoạn phần TB nhưng vẫn phải đảm bảo có câu mở đoạn, kết đoạn. Có thể miêu tả theo TTTG hoặc miêu tả cảnh vật vào một thời điểm. - Yêu cầu học sinh làm bài - Gọi nhiều HS đọc bài - GV nhận xét và khen những bài viết sáng tạo,có ý riêng.không sáo rỗng - HS đọc yêu cầu bài tập - 2HS nối tiếp đọc 2 bài văn. - HS làm bài tìm những hình ảnh đẹp - HS thực hiện - HS tiếp nối đọc câu văn mình chọn. VD: Những cây thân tràm vỏ trắng vươn lên trời ,chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá phủ phất phơ. - HS đọc đề bài. - 3 đến 5 học sinh tiếp nối nhau giới thiệu - 3 phần: MB, TB, KL - Phần thân bài - HS làm vở - Cả lớp nhận xét - HS theo dõi 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút) - Nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả cảnh. - HS nhắc lại -Trong tiết TLV của tuần 3, các em sẽ miêu tả về cơn mưa nên từ hôm nay, các em phải lưu ý quan sát và ghi lại KQ quan sát những gì đã thấy. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ Luyện Tiếng Việt ================================ Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2022 Tập làm văn LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng(BT1) - Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu(BT2) - Rèn khả năng phân tích, tổng hợp cho HS - Nghiêm túc, cẩn thận khi làm việc - Giáo dục Kĩ năng sống: + Thu thập xử lí thông tin. + Hợp tác (cùng tìm kiếm số liệu thông tin). + Thuyết trình kết quả tự tin - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ - Phẩm chất: HS có trách nhiệm; Chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Bảng phụ cho bài tập 2 - HS: SGK, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS thi đọc đoạn văn tả cảnh các buổi trong ngày. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - ghi bảng - 4-5 HS thi đọc bài văn - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(26 phút) Bài 1: HĐ nhóm 4 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập số1, xác định yêu cầu của bài 1 - Tổ chức hoạt động nhóm đọc bảng thống kê và TLCH + Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919? + Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên ở từng thời đại? + Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay? + Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào? - Kết luận: Các số liệu được trình bày dưới 2 hình thức. Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh, tăng sức thuyết phục cho nx về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta. Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS nêu yêu cầu - Sau khi XĐ yêu cầu đề bài GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS làm bài - Gọi đại diện nhóm nêu kết quả. - Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì? - Tổ nào có nhiều HS khen thưởng toàn diện, HS khen một mặt nhiều nhất? Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ? - Cả lớp đọc thầm bài văn Nghìn năm văn hiến. - HS hoạt động nhóm, báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung + Số khoa thi: 185; số tiến sĩ: 2896 + 6 HS tiếp nối nhau đọc lại bảng thống kê + Số bia: 82; số tiến sĩ: 1306 + 2 hình thức: bảng số liệu và nêu số liệu - HS đọc - HS các nhóm thảo luận. - HS viết vào vở - Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS khá, giỏi trong từng tổ - HS nêu 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút) - Bảng thống kê có tác dụng gì ? - Giúp ta biết được những số liệu chính xác, tìm số liệu nhanh chóng, dễ dàng so sánh các số liệu - Em hãy lập bảnh thống kê số tiết của các môn học ở trường. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. - Cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số. - HS làm bài 1(2 ý đầu) bài 2(a, d). - Củng cố kiến thức về số thập phân. - Biết chuyển: + Phân số thành phân số thập phân + Chuyển hỗn số thành phân số thập phân + Chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn hơn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo. + HS làm bài 1, 2 (2 hỗn số đầu), 3, 4. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK - HS: SGK, vở viết III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là ôn lại các kiến thức về hỗn số, chẳng hạn: + Hỗn số có đặc điểm gì ? + Phần phân số của HS có đặc điểm gì ? + Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta cần thực hiện như thế nào ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi. - HS nghe - HS ghi vở 2. HĐ thực hành: (25 phút) Bài 1:( 2 ý đầu): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu -Yêu cầu HS nêu lại cách chuyển và làm bài - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. - Kết luận: Muốn chuyển HS thành PS ta lấy PN nhân với MS rồi cộng với TS và giữ nguyên MS. Bài 2 (a,d): HĐ cặp đôi - Nêu yêu cầu - Yêu cầu học sinh suy nghĩ tìm cách so sánh 2 hỗn số - GV nhận xét từng cách so sánh mà HS đưa ra, để thuận tiện bài tập chỉ yêu cầu các em đổi hỗn số về phân số rồi so sánh như so sánh 2 phân số - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Kết luận: GV nêu cách so sánh hỗn số. Bài 1/15: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu, TLCH: + Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân? + Nêu cách viết phân số đã cho thành phân số thập phân? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên nhận xét. - Kết luận: PSTP là phân số có MS là 10,100,1000,...Muốn chuyển PS thành PSTP ta phải ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho Bài 2:(2 hỗn số đầu) HĐ cá nhân - Nêu yêu cầu của bài tập? - Có thể chuyển 1 hỗn số thành 1 phân số như thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài, yêu cầu HS nêu lại cách chuyển Bài 3: HĐ cá nhân - Học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Yêu cầu HS làm bài - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. Bài 4: HĐ nhóm - Giáo viên ghi bảng 5m7dm = ?m - Hướng dẫn học sinh chuyển số đo có 2 tên đơn vị thành số đo 1 tên viết dưới dạng hỗn số. - Yêu cầu HS làm bài - Giáo viên cùng học sinh nhận xét. - Chuyển các hỗn số sau thành phân số. - Học sinh làm bài vào vở, báo cáo kết quả - So sánh các hỗn số - HS làm bài cặp đôi, báo cáo kết quả + Cách 1: Chuyển 2 hỗn số thành phân số rồi so sánh ta có + Cách 2: So sánh từng phần của hỗn số. Phần nguyên: 3>2 nên - Học sinh làm phần còn lại, đổi chéo vở để kiểm tra và vì 5>2 và ta có và vì - Học sinh đọc yêu cầu bài tập . - Những phân số có mẫu số là 10, 100... gọi là các phân số thập phân. - Trước hết ta tìm 1 số nhân với mẫu số (hoặc mẫu số chia cho số đó) để có mẫu số là 10, 100... sau đó nhân (chia) cả TS và MS với số đó để được phân số thập phân bằng phân số đã cho - HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả - HS theo dõi - Chuyển các hỗn số thành phân số thập phân: - Nhân phần nguyên với mẫu số rồi cộng với tử số của phần phân số ta được tử số của phân số. Còn mẫu số là mẫu số của phần phân số. Sau đó ta có thể quy đồng mẫu số thành 10, 100, 1000 để được phân số thập phân - Học sinh làm vở, báo cáo kết quả - Viết phân số thích hợp vào chỗ trống - HS làm vở, báo cáo a, 1dm = m b, 1g = kg 3dm = m 8g = kg 9dm = m 25g = kg - HS nhận xét - HS thảo luận nhóm 4 tìm cách làm. - Học sinh nêu cách làm: hoặc - HS làm vở, chia sẻ trước lớp + 2m 3dm = 2m + m = 2m + 4m 37cm = 4m + m = 4m + 1m 53cm = 1m + m = 1m 3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút) - Cho HS nêu lại cách chuyển đổi hỗn số thành phân số và ngược lại chuyển đổi phân số thành hỗn số. - HS nêu - Tìm hiểu thêm xem cách so sánh hỗn số nào nhanh nhất. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC ( NẾU CÓ): ================================ Đọc sách ĐỌC CÁ NHÂN I. MỤC TIÊU: - HS tìm sách truyện theo đúng mã màu quy định và thể loại sách truyện mà em thích - Đọc, hiểu được nội dung câu chuyện, có cảm nhận về nhân vật trong truyện. - Có thói quen đọc sách II. ĐỒ DÙNG: - Truyện có ở thư viện. - Bút màu, giấy vẽ,sổ tay đọc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Giới thiệu 3p + Ổn định chỗ ngồi,nhắc các em về quy tắc phòng thư viện + Giới thiệu tiết đọc cá nhân. 2. Trước khi đọc: 5p - Mời lần lượt 6-8 em lên chọn sách và về vị trí đọc. - Chọn truyện phù hợp ứng với mã màu quy định. (Lớp 4 :vàng, xanh da trời, trắng .lớp 5: Vàng,xanh da trời) - GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu. - GV đến bên hỏi và xem em đó có chọn đúng truyện thuộc mã màu không. 3. Trong khi đọc: 20p - GV quan sát, di chuyển xung quanh phòng để kiểm tra xem HS có thực sự đang đọc sách không. - Lắng nghe HS đọc, khen ngợi nỗ lực của các em. - Sử dụng quy tắc 5 ngón tay để theo dõi những HS gặp khó khăn khi đọc. Hướng dẫn HS chọn một quyển sách khác có trình độ đọc thấp hơn, hoặc giúp HS nâng trình độ lên nếu cần. - Quan sát HS cách lật sách, hướng dẫn lại cho HS cách lật sách đúng nếu cần. 4. Sau khi đọc: 7 p - Thời gian đọc đến đây là hết, nếu các em chưa đọc xong, sau tiết đọc này đến thư viên mượn về nhà đọc tiếp. - Hướng dẫn HS trở lại lớp lớn, ổn định chỗ ngồi nhanh chóng, trật tự. - Em nào xung phong nêu tên cuốn sách vừa đọc? Em có thích câu chuyện mình vừa đọc không ? Tại sao ? - Em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ? - Đoạn nào trong câu chuyện làm em thích nhất? Tại sao ? - Điều gì làm em thấy thú vị nhất trong cuốn sách mình vừa đọc? - Em nào xung phong giới thiệu cuốn truyện hoặc cuốn sách cho các bạn cùng đọc. 5. Hoạt động mở rộng - Vẽ về một nhân vật hoặc một hình ảnh mà em thích - GV quan sát, giúp đỡ - Gọi HS nêu cảm nhận - GV khen ngợi, động viên. - Hướng dẫn HS cất sách vào đúng nơi quy định. - GV giới thiệu sách ở thư viện... BỔ SUNG: ........ --------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: