Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

*Luyện đọc diễn cảm

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.

- Ba bạn đọc như vậy đã phù hợp với nội dung của bài chưa? Hãy dựa vào nội dung để tìm cách đọc phù hợp.

- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đã chuẩn bị hướng dẫn HS đọc và tổ chức cho HS đọc như sau:

+ GV đọc mẫu.

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

+ Nhận xét

 

docx 46 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 2 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
 Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2022
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
 (Nguyễn Hoàng)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Biết đọc đúng một văn bản thường thức có bảng thống kê.
- Nắm nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là một bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ,trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
Khởi động: Cho HS tổ chức thi đọc bài quang cảnh làng mạc ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét 
Kết nối:GV treo tranh và giới thiệu bài
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Cho HS quan sát tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Bài văn có thể chia làm 3 đoạn như sau:
+ Đoạn 1: từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau.
	+ Đoạn 2: Bảng thống kê.
	+ Đoạn 3: phần còn lại.
- Khi HS luyện đọc GV kết hợp sửa lỗi cho HS như: 
	+ Lỗi phát âm.
	+ Lỗi ngắt nghỉ hơi.
- Giúp các HS hiểu các từ mới và khó trong bài như: văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, tiến sĩ, chứng tích.
- GV đọc mẫu giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào, đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Chia lớp thành các nhóm và thảo luận theo các yêu cầu sau:
Nhóm 1: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
- Nêu ý chính đoạn 1
Nhóm 2: Đọc bảng số liệu thống kê cho biết: Triều đại tổ chúc nhiều khoa thi nhất?
- Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất?
- Nêu ý chính đoạn 2:
Nhóm 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?
-Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
- Cho HS nhắc lại nội dung
3. Luyện tập thực hành:
*Luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
- Ba bạn đọc như vậy đã phù hợp với nội dung của bài chưa? Hãy dựa vào nội dung để tìm cách đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn đã chuẩn bị hướng dẫn HS đọc và tổ chức cho HS đọc như sau:
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét 
4.Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau
- Lớp hát
- 3 HS lên thi đọc
- HS quan sát
-1 HS đọc bài - chia đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm thi đọc
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi,đỗ gần 3000 tiến sĩ.
*Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời
- Triều đại Lê:104 khoa
- Triều đại Lê:1780 tiến sĩ
* Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở Việt Nam
- Việt Nam là một đất nước có nền 
văn hiến lâu đời.
- HS nêu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
- 2 em nhắc lại ND của bài.
- 3 HS đọc bài
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm
- HS lắng nghe
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
..
______________________________
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
-Học sinh biết đọc, viết các phân số thập phân trên 1 đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân
-Học sinh làm bài tập 1, 2, 3
-Học sinh thực hiện thành thạo cách đọc, viết phân số, chuyển một phân số thành phân số thập phân.
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Ham tìm tòi, khám phá kiến thức, yêu thích môn học chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm: GDHS có tính cẩn thận chính xác trong tính toán, yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Tấm bìa biểu diễn phân số.
- Học sinh: SGK, vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1.Mở đầu:
 Khởi động:
 - Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh, ai đúng":  Viết 3 PSTP có mẫu số khác nhau.
Kết nối: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Luyện tập,thực hành:
- HS tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 bạn. Khi có hiệu lệnh chơi, đội nào viết nhanh và đúng thì đội đó thắng. (Mỗi bạn viết 3 phân số không được giống nhau)
- HS nghe
- HS ghi vở
 Bài 1: 
- GV gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giao nhiệm vụ cho HS vẽ tia số trên tấm bìa, điền và đọc các phân số đó.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận:
PSTP là phân số có mẫu số là 10;100;1000;...
 Bài 2: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- Kết luận: Muốn chuyển một PS thành PSTP ta phải nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
 Bài 3: 
 - 1 học sinh đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu học sinh làm bài cặp đôi
 - GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nêu cách làm.
- GV củng cố BT2,3 và cách đưa PS về PSTP
- HS đọc
- Viết PSTP 
- HS viết các phân số tương ứng, đọc các PSTP đó
- HS nghe
- Viết thành phân số thập phân
- Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với cùng một số tự nhiên nào đó. Sao cho mẫu số có kết quả là 10, 100, 1000,
- Học sinh làm vở, báo cáo 
- Viết thành PSTP có MS là 10; 100; 1000;..
- Làm cặp đôi vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- GV nhận xét giờ
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- HS nghe      
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
NAM HAY NỮ? (Tiếp)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
+ Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
+ Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan điểm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
+Biết tôn trọng các bạn cùng giới và các giới, không phân biệt nam, nữ .
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người, năng lực làm việc nhóm.
3. Phẩm chất: Yêu con người, tôn trọng sự khác biệt giữa nam và nữ.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội. 
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học :
  - Giáo viên: Sách giáo khoa, các tấm phiếu ghi sẵn đặc điểm của nam và nữ. 
  - Học sinh: Sách giáo khoa.	
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Mở đầu:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Ai nhanh, ai đúng" với nội dung: Nêu một số đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học ?   
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng                 
- HS chia thành 2 đội chơi. Chia bảng lớp thành 2 phần. Mỗi đội chơi gồm 6 bạn đứng thành hàng thẳng. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi bạn sẽ viết lên bảng một đặc điểm khác biệt giữa nam và nữ. Hết thời gian, đội nào nêu được đúng và nhiều hơn thì đội đó thắng.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hình thành kiến thức mới:
* HĐ1:Trò chơi "Ai nhanh, Ai đúng "
 - GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu  hướng dẫn HS cách chơi.
1. Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Nữ
Cả nam và nữ
Có râu
2. Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. 
- GV lưu ý HS: Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn 
- GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc
* HĐ 2: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam  và nữ 
  - Phát phiếu ghi câu hỏi cho nhóm 
  - GV yêu cầu các nhóm  thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, 4 (SGV trang 27)
 Kết luận 2 : SGV trang 27
- Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích 
- Trong quá trình thảo luận với các nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
- HS thảo luận câu hỏi và trả lời 
3. Luyện tập, thực hành:
- Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
-Chúng ta cần có những việc làm như thế nào để thể hiện việc đối xử bình đẳng giữa nam và nữ.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK tr.4
- HS nêu
-Học sinh trả lời.
- HS đọc
4. Vận dụng, trải nghiệm.
- Các bạn nam cần phải làm gì để thể hiện mình là phái mạnh ?
-Về thực hiện những việc làm thể hiện sự tôn trọng với các bạn khác giới.
- HS trả lời
-Học sinh lắng nghe.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________
 Đạo đức
SỬ DỤNG TIỀN HỢP LÝ (TIẾT 2).
 ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ:
 BÁC CHỈ MUỐN CÁC CHÁU ĐƯỢC HỌC HÀNH ( T1)
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau tiết học, HS có khả năng:
- Hiểu được việc sử dụng, chi tiêu tiền hợp lí. Tiết kiệm, yêu quý tiền của.
- HS biết tìm kiếm, xử lí thông tin và hợp tác.
* ĐĐBH:
- Nhận thấy được tình yêu thương của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. 
- Biết thể hiện tình yêu thương em nhỏ.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được về tiền để chi tiêu tiền hợp lí trong đời sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: Vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
*Khởi động: 
- Trong trường hợp bị xâm hại em sẽ làm gì?
- Nêu hiểu biết của em về những quy định về phòng tránh xâm hại trẻ em?
- Cho vài HS phát biểu.
-  ...  HS tiếp nối đọc đoạn văn miêu tả.
- Bình chọn bạn viết đoạn văn hay.
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- Tìm một số từ đồng nghĩa hoàn toàn chỉ những vật dụng cần thiết trong gia đình.
- Về nhà hoàn thành tiếp đoạn văn.
- HS nghe 
- HS thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài học:
Thể dục*
GV CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I. Yêu cầu cần đạt:	
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ học sinh trong lớp.
- Biết trình bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần hình thành năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng nhóm
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: 
- Cho HS thi đọc đoạn văn tả cảnh các
 buổi trong ngày.
- GV nhận xét
*Kết nối: 
- GV giới thiệu vào bài mới.
2. Luyện tập, thực hành: 
- 4 HS thi đọc bài văn 
- HS nghe
 Bài 1: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1, xác định yêu cầu của bài 1 
- Tổ chức hoạt động nhóm đọc bảng thống kê và TLCH
 + Số khoa thi, số tiến sĩ của nước ta từ năm 1075 đến năm 1919? 
 + Số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên ở từng thời đại?
 + Số bia và số tiến sĩ có khắc tên trên bia còn lại đến ngày nay? 
 + Các số liệu thống kê trên được trình bày dưới những hình thức nào? 
- Kết luận: Các số liệu được trình bày dưới 2 hình thức. Các số liệu thống kê giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh, tăng sức thuyết phục cho nx về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Sau khi XĐ yêu cầu đề bài GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS làm bảng nhóm
- Gọi đại diện nhóm nêu kết quả.
- Nhìn vào bảng thống kê em biết được điều gì?
 - Tổ nào có nhiều HS khá, giỏi nhất? Tổ nào có nhiều HS nữ nhất ?
- HS đọc
- HS hoạt động nhóm, báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét, bổ sung
 + Số khoa thi: 185; số tiến sĩ: 2896
 + 6 HS tiếp nối nhau đọc lại bảng thống kê
 + Số bia: 82; số tiến sĩ: 1306
 + 2 hình thức: bảng số liệu và nêu số liệu 
- HS đọc 
- HS các nhóm thảo luận.
- HS viết bảng nhóm
- Số tổ trong lớp, số HS trong từng tổ, số HS khá, giỏi trong từng tổ 
 - HS nêu
3. Vận dụng, trải nghiệm: 
- - Em hãy lập bảnh thống kê số tiết của các môn học ở trường.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài học:
Địa lí
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. Yêu cầu cần đạt: 
1. Kiến thức: Học xong bài học này, HS :
   - Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. 
   - Nêu tên một số loại khoáng sản chính của Việt nam: Than, sắt, A-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,
   - Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ ( lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
   - Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ ( lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
  * Than, dầu mỏ, khí tự nhiên là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
  - Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
   - Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
2. Năng lực:
- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần hình thành năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
3. Phẩm chất: Yêu thiên nhiên, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, Bản đồ Khoáng sản Việt Nam.
- Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
- Cho 2 HS lên bảng thi nêu vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam, kết hợp chỉ bản đồ.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi vở
 2. Hình thành kiến thức mới:
*Hoạt động 1: Địa hình. 
- GV yêu cầu đọc mục 1 và quan sát hình 1 trong SGK rồi trả lời câu hỏi :
 + Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta ?
 + So sánh diện tích của vùng đồi núi với vùng đồng bằng của nước ta ? 
- Nhận xét
- Khen ngợi HS
- Kết luận : Phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. Một số dãy núi có hướng núi
 tây bắc - đông nam, cánh cung.
*Hoạt động 2: Khoáng sản
-Yêu cầu học sinh làm theo cặp
 - GV yêu cầu HS dựa vào hình 2 trong SGK và vốn hiểu biết trả lời các câu hỏi:
+ Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta? Loại khoáng sản nào có nhiều nhất?
- Nhận xét
- Hướng dẫn HS :  Hoàn thành bảng số liệu sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A- pa- tít
Sắt
Bô- xít
Dầu mỏ
 - GV treo bản đồ Khoáng sản Việt Nam yêu cầu lần lượt từng HS lên chỉ nơi có các mỏ : than, a- pa- tit, dầu mỏ  
 - Kết luận: Nước ta có nhiều loại khoáng sản được phân bố ở nhiều nơi
*Hoạt động 3: Lợi ích của địa hình và khoáng sản.
 - Nêu những ích lợi do địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta ?
- HS đọc thầm mục 1 và quan sát hình 1 SGK.
 - HS chỉ lược đồ
- Diện tích đồi núi lớn hơn đồng bằng nhiều lần
- HS thảo luận nhóm đôi., báo cáo kết quả
 +Dầu mỏ, khí tự nhiên, than, sắt, thiếc,  đồng, bô- xít, vàng
+ Mỏ than: Cẩm Phả- Quảng Ninh
+ Mỏ sắt: Yên Bái, Thái Nguyên, Hà Tĩnh
+ Mỏ a- pa- tít: Cam Đường ( Lào Cai)
+ Mỏ bô- xít có nhiều ở Tây Nguyên
+ Dầu mỏ ở biển Đông
-  4- 5 HS lên thi chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV.  HS khác nhận xét.
- 1- 2 HS nêu kết luận chung của bài.
- 1 học sinh đọc kết luận SGK. 
+ Các đồng bằng châu thổ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp.
+ Nhiều loại khoáng sản thuận lợi cho ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Sau này em lớn, nếu có cơ hội, em sẽ làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên đất nước ta?
- Cho Hs nhắc lại các ý đã chốt.
- Dặn dò Hs chuẩn bị bài tiết sau
- HS nêu
- HS nhắc lại.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Toán 
LUYỆN TẬP VỀ HỖN SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết về hỗn số. Biết đọc, viết hỗn số.
- Vận dụng vào đọc viết thạo hỗn số.
2. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi 
làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu 
- HS: Vở BT Toán 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Mở đầu :
2. Hình thành kiến thức : 
Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Ôn cách đọc , viết hỗn số ; chuyển hỗn số thành phân số
- GV cho HS lấy ví dụ về hỗn số 
- GV ghi lên bảng 
- Cho HS đọc, viết hỗn số
Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS lần lượt làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải 
Bài 1 : : Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
 2; 7 ; 4 ; 5 ; 9; 3 
Bài 2 : Tính:
a) 4 + 2 b) 7 - 2 
c) 2 1 d) 5 : 3 
Bài 3: Tìm x
a) x - 1 = 2 b) 5 : x = 4
3. Vận dụng, trải ngiệm:
- Nhận xét giờ học.
- Ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia PS.
- HS hát
- HS lấy ví dụ về hỗn số 
- HS đọc, viết hỗn số
- HS nêu.
*Kết quả :
*Kết quả :
 a) b) 
 c) d) 
*Kết quả :
a) 	
b) 
- HS lắng nghe và thực hiện..
IV. Điểu chỉnh sau bài dạy:
..
______________________________
Giáo dục tập thể
KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 
- Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần. 
- Nhắc nhở những cá nhân vi phạm nội qui của lớp, của trường
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Sinh hoạt lớp:
- GV nhận xét chung về các hoạt động đạt được trong tuần
1. Ưu điểm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
2. Nhược điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
 3. Tổng kết:
- GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
- GV nêu phương hướng tuần sau.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
______________________________________________________________
 Thanh Lãng, ngày 9 tháng 9 năm 2022
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_2_nam_hoc_2022_2023_tran_van_cuo.docx