- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
TUẦN 22 Soạn 4/2/2022 Thứ hai ngày 7 tháng 2 năm 2022 Tiết 2: Toán Tiết 130: PHÉP CỘNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong giải toán. - HS làm bài 1, bài 2(cột 1), bài 3, bài 4. - Kĩ năng Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, KN thực hành, chia sẻ, tự xác định kiến thức. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: KT thảo luận nhóm, KT động não *Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng + Cho phép cộng : a + b = c a, b, c gọi là gì ? + Nêu tính chất giao hoán của phép cộng. + Nêu tính chất kết hợp của phép cộng. * Luyện tập Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. - GV nhận xét, kết luận Bài 2 (cột 1): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài, sử dụng tính chất kết hợp và giao hoán để tính - GV nhận xét , kết luận Bài 3: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS dự đoán kết quả của x - Cho 2 HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét - GV nhận xét , kết luận Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét , kết luận - HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả - HS đọc + a, b : Số hạng c : Tổng - Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng đó không thay đổi a + b = b + a - Muốn cộng một tổng hai số với một số thứ ba ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba. ( a + b ) + c = a + ( b + c ) - Một số cộng với 0 , 0 cộng với một số đều bằng chính nó a + 0 = 0 + a = a - Tính. - HS làm bài vào vở, - 4 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả a) 889972 + 96308 = 986280 c) 3 x = + = = d) 926,83 + 549,67 = 1476,5 - Tính bằng cách thuận tiện nhất - HS làm việc cá nhân. - 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở a. ( 689 + 875 ) + 125 = 689 + ( 875 + 125 ) = 689 + 1000 = 1689 b. c).5,87 + 28,69 + 4,13 = (5,87 + 4,13) + 28,69 = 10 + 28,69 = 38,69 - Không thực hiện tính nêu kết quả tìm x và giải thích - HS đọc và suy nghĩ tìm kết quả. a. x = 0 vì số hạng thứ hai và tổng của phép cộng đều có giá trị là 9,68 mà chúng ta đã biết 0 cộng với số nào cũng có kết quả là chính số đó. b) + x = x = 0 (vì = ta có + 0 = = ) - Cả lớp theo dõi - Cả lớp làm vở - 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả Bài giải Mỗi giờ cả hai vòi chảy được ( thể tích bể) Đáp số : 45% thể tích bể 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút - Cho HS vận dụng tính bằng cách thuận tiện biểu thức sau: 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41=.... - HS làm bài: 2,7 + 3,59 + 4,3 + 5,41 =( 2,7 + 4,3) + ( 3,59 + 5,41) = 7 + 9 = 16 - Dặn HS ghi nhớ các tính chất của phép tính để vận dụng vào tính toán, giải toán. - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: Kể chuyện Tiết 25: NHÀ VÔ ĐỊCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Kĩ năng: Rèn KN kể chuyện, kể diễn cảm, phân vai, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tôn trọng bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. - HS : thuộc câu chuyện 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp - Cho HS thi kể chuyện về một ban nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS ghe - HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, KT động não 2.1. Nghe kể chuyện: - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. + Nêu nội dung chính của mỗi tranh? * Kể trong nhóm - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS). * Thi kể trước lớp - Gọi HS thi kể nối tiếp - Gọi HS kể toàn bộ truyện. + Chi tiết nào của chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ? + Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp - HS quan sát tranh - Các nhân vật: Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp. - HS lần lượt nêu nội dung từng tranh. Tranh 2 : Các bạn đang thi nhảy xa . Tranh 2 : Tôm Chíp rụt rè , bối rối khi đứng vào vị trí. Tranh 3 : Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước . Tranh 4 : Các bạn thán phục gọi Tôm chíp là “nhà vô địch”. - Làm việc nhóm. - Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ. - Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhóm giúp bạn sửa lỗi. - 2 nhóm HS mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS kể nội dung một tranh. - 2 HS kể. Lớp theo dõi nhận xét. - Tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh 2.2. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: KT thảo luận nhóm, KT động não * Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. *Cách tiến hành: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút - GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện - HS nghe - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC đã nghe, đã đọc tuần 33 để tìm được câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội. - HS nghe - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4:Tập đọc Tiết 60: NHỮNG CÁNH BUỒM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung,ý nghĩa: Cảm xúc tự hào của người cha, ước mơ về cuộc sống tốt đẹp của người con. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt giọng đúng nhịp thơ - Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh học bài đọc trong SGK. + Bảng phụ chép đoạn thơ “Cha ơiĐể con đi”. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp - Cho HS tổ chức trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với nội dung đọc 1 đoạn trong bài Út Vịnh, trả lời câu hỏi: - Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ? - Em học tập được ở Út Vịnh điều gì ? - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều; đã thuyết phục được Sơn không thả diều trên đường tàu. - Em học được ở Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông, tinh thần dũng cảm cứu các em nhỏ. / Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ở địa phương, dũng cảm, nhanh trí cứu sống em nhỏ. / - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, KT động não 2.1. Luyện đọc - Gọi HS M3,4 đọc bài. - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc diễn cảm bài thơ - giọng chậm rãi, dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn tả tình cảm của người cha với con; chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm (rực rỡ, lênh khênh, chắc nịch, chảy đầy vai, trầm ngâm,); lời của con: ngây thơ, hồn nhiên; lời cha: ấm áp, dịu dàng. - Cả lớp theo dõi - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. + 5 HS nối tiếp đọc từng khổ thơ lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó, giải nghĩa từ. - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc toàn bài - HS theo dõi. 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: - Cho HS thảo luận theo các câu hỏi: + Những câu thơ nào tả cảnh biển đẹp? + Những câu thơ nào tả hình dáng, hoạt động của hai cha con trên bãi biển? + Hãy tưởng tượng và tả cảnh hai cha con dạo trên bãi biển dựa vào những hình ảnh đã được gợi ra trong bài thơ. + Hãy thuật lại cuộc trò chuyện của hai cha con? + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? + Ước mơ của con gợi cho cha nhớ điều gì ? + Nêu nội dung chính của bài? - GV KL: - HS thảo luận và báo cáo kết quả ... HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài báo cáo giáo viên Bài giải * Cách 1: 15km = 15 000m Vận tốc chạy của ngựa là: 15000 : 20 = 750 (m/phút) * Cách 2: Vận tốc chạy của ngựa là: 15 : 20 = 0,75(km/phút) 0,75km/phút = 750m/phút 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm - Để giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian ta cần thực hiện mấy bước giải, đó là những bước nào ? - HS nêu: Ta cần thực hiện theo hai bước giải, đó là: + B1: Tìm tổng vận tốc của hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian(v1 + v2) + B2: Tìm thời gian hai xe gặp nhau ( s: (v1 + v2) ) - Về nhà tìm hiểu thêm cách giải bài toán về chuyển động ngược chiều của hai chuyển động không cùng một thời điểm xuất phát. - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: HƯƠNG DẪN HỌC ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được tác dụng của: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than - Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). - Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ,bảng nhóm - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - GV gợi ý HS làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu văn có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu khiến hoặc câu cảm thì điền dấu chấm cảm. - HS làm bài vào vở. - GV chốt lại câu trả lời đúng - Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện vui. Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn và xác định xem từng câu kể, câu hỏi hay câu cầu khiến. Trên cơ sở đó phát hiện lỗi để sửa. - HS làm bài vào vở - GV chốt lại kết quả. Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc nội dung của bài tập 3. - Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với dấu câu nào? - Tổ chức cho HS tự đặt câu vào vở - GVnhận xét, kết luận -1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm SGK. - HS theo dõi - HS làm vào vở, 2 nhóm làm bảng phụ, chia sẻ trước lớp Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12 điền dấu ! Các câu 2, 7, 11 điền dấu ? Các câu còn lại điền dấu . - 2 HS đọc - HS đọc - HS theo dõi - HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài. - Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than. - Cậu tự giặt lấy cơ mà? Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi. - Giỏi thật đấy! - Không! - Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp. - Cả lớp theo dõi - HS suy nghĩ - HS tự làm bài trong vở, chia sẻ + Đáp án: a. Chị mở cửa sổ giúp em với! b. Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mìnhđi thăm ông bà? c.Cậu đã đạt thành tích thật tuyệt vời! d. Ôi, búp bê đẹp quá! 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. - Vận dụng cách sử dụng các dấu câu vào viết cho phù hợp. - HS nghe - HS nghe và thực hiện - Yêu cầu HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Soạn 8/2/2022 Chiều: Thứ năm ngày 10 tháng 2 năm 2022 Tiết 1:HƯỚNG DẪN HỌC TOÁN LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIÊN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HÔP CHỮ NHẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: -Yêu cầu HS nhắc lại công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nêu - HS nhận xét - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài . - Lưu ý: Các số đo có đơn vị đo thế nào? - Yêu cầu HS tự làm bài vào vở - GV nhận xét chữa bài: Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS nêu cách làm - Yêu cầu tự làm bài vào vở - GV nhận xét chữa bài - Khi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì? Bài 3: HĐ cá nhân (dành cho HS khá) - Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở. - GV quan sát, uốn nắn - HS đọc đề bài - Chưa cùng đơn vị đo, phải đưa về cùng đơn vị. - HS làm bài, chia sẻ kết quả a) 1,5m = 15dm Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật đó là (25 + 15 ) x 2 x18 = 1440 (dm2 ) Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật đó là: 1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm) b) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: ( Diện tích toàn phần là Đáp số: a) Sxq: 1440dm2 Stp: 2190dm2 b) Sxq: m2 Stp: m2 - HS đọc - Diện tích quét sơn chính là diện tích toàn phần trừ đi diện tích cái nắp, mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy. - HS làm bài, chia sẻ kết quả Bài giải Diện tích quét sơn ở mặt ngoài bằng diện tích xung quanh của cái thùng. Ta có: 8dm = 0,8m Diện tích xung quanh thùng là: (1,5 + 0,6) 2 x 0,8 = 3,36 (m2) Vì thùng không có nắp nên diện tích được quét sơn là: 3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 (m2) Đáp số : 4,26m2 - HS đọc bài - Tính nhẩm để điền Đ, S a) Đ b) S c) S d) Đ 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. - HS nghe và thực hiện - Về nhà vẽ nột hình hộp chữ nhật sau đó đo độ dài của chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật đó rồi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần. - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: HƯỚNG DẪN HỌC LUYÊN TẬP ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện. - Nhận biết được văn kể chuyện, cấu tạo của bài văn kể chuyện - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích văn kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1. - HS : SGK, vở viết 2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút - Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: - Cho HS hát - GV chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết Tập làm văn trước. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS theo dõi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu của BT1. - GV nhắc lại yêu cầu. - Cho HS làm bài - Trình bày kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng + Thế nào là kể chuyện ? + Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? + Bài văn kể chuyện có cấu tạo như thế nào? Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai giỏi nhất? - GV giao việc: + Các em đọc lại câu chuyện. + Khoanh tròn chữ a, b hoặc c ở ý em cho là đúng. - Cho HS làm bài - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: 1. Câu chuyện có mấy nhân vật? 2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào? 3. ý nghĩa của câu chuyện trên là gì? - HS đọc - HS nghe - HS làm bài theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Là kể một chuỗi sự việc có đầu, có cuối liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi câu chuyện nói lên một điều có ý nghĩa. - Hành động của nhân vật - Lời nói, ý nghĩ của nhân vật - những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu - Bài văn kể chuyện gồm 3 phần: + Mở bài + Diễn biến + Kết thúc - HS đọc - HS làm bài - HS chia sẻ - Bốn nhân vật - Cả lời nói và hành động - Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn kể chuyện. - HS nghe và thực hiện - Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện; đọc trước các đề văn ở tiết Tập làm văn tiếp theo. - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: