Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán có liên quan.

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác

 

docx 45 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG LỚP 5A1
TUẦN 21
Thứ
Buổi
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
13/2/2023
Sáng 
Chào cờ
Toán 
Luyện tập
Tập đọc
Lập làng giữ biển
Chính tả 
Hà Nội
Chiều
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (tiết 1)
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)
Lịch sử
Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Địa lí
Châu Âu
Thứ 3
14/2/2023
Sáng 
LTVC
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (trang 38)
Toán
Diện tích xung quanh và diên tích toàn phần của hình lập phương
Đạo đức
Bảo vệ cái đúng, cái tốt (tiết 2)
Chiều
Thứ 4
15/2/2023
Sáng 
Toán
Luyện tập
Tập đọc
Cao Bằng
TLV
Ôn tập văn kể chuyện
Thứ 5
16/2/2023
Sáng 
Toán
Luyện tập chung
LTVC
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (trang 44)
Kể chuyện
Ông Nguyễn Khoa Đăng
Kĩ thuật
Lắp xe cần cẩu (tiết 1)
Thứ 6
17/2/2023
Sáng 
Toán
Thể tích của một hình
TLV
Kể chuyện (KT viết)
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Củng cố quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải một số bài toán có liên quan.
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, slide bài giảng
- HS: vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động mở đầu 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi và trả lời câu hỏi:
+ Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh.
 + Nêu cách tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- Nhận xét
- Nêu mục tiêu giờ học
+ Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)
+ Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy
2. Hoạt động luyện tập, thực hành 
Bài 1: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diên tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Giúp HS đổi đơn vị đo
- Yêu cầu hợp tác làm bài theo nhóm lớn. (Nhóm 1,3,5,7 câu a; nhóm 2,4,6 câu b)
- Sửa bài, tuyên dương
HS nêu yêu cầu đề bài
Cá nhân nhắc lại
Cá nhân thực hiện
Nhóm lớn thực hiện làm bài
Đại diện nhóm trình bày kết quả
Bài 2
- Gọi HS đọc đề bài
- 1HS đọc 
+ Bài toán cho biết gì? 
+ Bài toán hỏi gì?
+ Thùng không nắp thì diện tích cần sơn sẽ như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét, chốt kết quả đúng
Chiếc thùng tôn không có nắp:
Chiều dài: 1,5 m
Chiều rộng: 0,6 m
Chiều cao: 8 dm
Diện tích được quét sơn ....m2?
+ Diện tích cần sơn là tổng diện tích của 5 mặt.
- Cả lớp làm bài vào vở
 Bài giải
Đổi: 8dm = 0,8m
Diện tích xung quanh của thùng hình hộp chữ nhật là:
(1,5 + 0, 6) 2 0,8 = 3,36(m2)
Diện tích cần sơn của thùng hình hộp chữ nhật là:
 3,36 + 1,5 0, 6 = 4,26( m2)
 Đáp số: 4,26 m2
Bài 3 Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Gọi HS đọc yêu cầu
+ Bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc bài
- Nhận xét. 
=> Khi thay đổi vị trí các mặt thì diện tích xung quanh thay đổi nhưng diện tích toàn phần không thay đổi (cần xác định đúng đáy..)
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
+ Nêu quy tắc tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật?
+ Nêu quy tắc tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
- Dặn HS về làm VBT, chuẩn bị bài Diện tích xung quanh diện tích toàn phần của hình lập phương
- 1HS đọc
a) Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau Đ 
b) Diện tích toàn phần của hai hình hộp chữ nhật không bằng nhau. S
c) Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật bằng nhau S
d) Diện tích xung quanh của hai hình hộp chữ nhật không bằng nhau Đ 
+ Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao.
+ Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
- HS lắng nghe.
Điều chỉnh sau bài dạy:
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được nghĩa các từ trong bài: ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu, làng biển, chân trời
- Nêu nội dung bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: lưới đáy, lưu cữu, ngôi làng, đất liền.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ . Nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, đọc diễn cảm toàn bài phù hợp diễn biến câu chuyện và từng nhân vật.
- Trả lời được các câu hỏi về nội dung của bài đọc.
- Giúp HS phát triển năng lực văn học, thẩm mĩ để HS thấy được những phẩm chất đáng quý: mạnh dạn, táo bạo, dám nghĩ dám làm của những người dân chài, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới.
 	2. Phẩm chất
Có trách nhiệm bảo vệ môi trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Máy tính, bài giảng trình chiếu.
- HS: vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Hoạt động mở đầu
-Cho HS chơi trò chơi “A-li-ba-ba” kết hợp trả lời câu hỏi:
- HS chơi
- Đọc bài “Tiếng rao đêm” và Trả lời câu hỏi:
 + Chi tiết nào trong chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
+ Nêu ý chính của bài? 
- Nhận xét.
- 3HS lên bảng
+ Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh ta có 1 cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc tường và những chiếc bánh giò tung toé, mới biết anh là người bán bánh giò.
+ Ca ngợi hành động cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.
- Nêu mục tiêu giờ học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn.
 1)Từ đầu  toả ra hơi muối.
 2) Bố Nhụđể cho ai?
 3) Ông Nhụ quan trọng nhường nào.
 4) Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1, GV kết hợp sửa phát âm và hướng dẫn đọc câu dài
- Yêu cầu HS đọc thầm chú giải
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2, GV kết hợp hướng dẫn giải nghĩa từ : ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu, làng biển (ảnh), chân trời 
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 3 - Tiếp tục sửa sai (nếu có) 
- Nhận xét
- Cho HS luyện đọc cá nhân.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- 1HS đọc toàn bài.
- 4 HS đọc.
+ lưới đáy, lưu cữu, ngôi làng, đất liền.
+ Ông đã hiểuý tưởng/ trai ông/
 Nhụ đi/ và sau đó/ cả nhà sẽ đi.
- HS đọc thầm chú giải ở SGK.
- 4 HS đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 + Làng biển: Làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
+ Dân chài: Người dân làm nghề đánh cá
- 4 HS đọc.
- Nhận xét giọng đọc của bạn.
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài.
 + Bài văn có những nhân vật nào?
+ Nhụ, bố Nhụ, ông Nhụ
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
1. Quyết định lập làng giữ biển của bố Nhụ.
 + Bố và ông của Nhụ bàn nhau về việc gì?
+ Họp làng để di dân ra đảo
 + Bố Nhụ nói” con sẽ họp làng” điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào trong làng?
+ Bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo của làng, xã.
 + Qua cuộc trò truyện bố Nhụ đã quyết định gì?
- HS nêu ý 1
->Vì sao ông lại quyết định như vậy?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
2. Ích lợi của việc lập làng ngoài đảo.
 + Theo lời bố Nhụ việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi ?
 * Theo em còn có ích lợi gì?
+ Đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài.
+ Việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần bảo vệ chủ quyền, gìn giữ môi trường biển của đất nước ta.
 + Những người dân chài mong ước điều gì?
+ Có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
 + Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
+ Giống một ngôi làng ở trên đất liền có chợ, có trường học, có nghĩa trang
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
3. Ông Nhụ đã hiểu và đồng tình với quyết định của bố Nhụ.
 + Khi nghe bố Nhụ nói ông Nhụ đã có phản ứng như thế nào?
+ phản đối
 + Tìm chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Nội dung đoạn 3 cho em biết gì?
+ Bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, 2 má phập phồng như người ông đã hiểu
- HS nêu ý 3
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại
4. Suy nghĩ của Nhụ về làng mới
 + Đoạn nào nói lên suy nghĩ của Nhụ? 
+ Vậy là  chân trời.
 + Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+ Một Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời
 * Bài đọc giúp em hiểu điều gì?
+ Ý chính: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới.
- HS nghe ghi lại ý chính của bài tập đọc.
=> Bài ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời bỏ mảnh đất quê hương .Việc làm của họ không chỉ phục vụ riêng cho họ là xây dựng một cuộc sống tươi đẹp hơn mà còn là gìn giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
 + Nêu giọng đọc toàn bài.
 +Nêu cách đọc lời ông Nhụ.
 + Nêu cách đọc lời bố Nhụ
 +Nêu cách đọc lời đáp của Nhụ
 +Nêu cách đọc đoạn kết bài
- 4 HS đọc nối tiếp bài.
+ Giọng kể chuyện: lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi
+ Điềm tính, dứt khoát, kiên quyết, gay gắt.
+ Vui vẻ, thân mật.
+ Nhẹ nhàng.
+ Đọc chậm, giọng mơ tưởng.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 4
 + Nêu từ cần nhấn giọng.
+ Nhấn giọng: mọi ngôi làng, có chợ, có trường học, có nghĩa trang, giấc mơ, bất ngờ, đi với bố, quyết định, cả nhà, 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- 3-5 HS đọc
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
 + Em thích đoạn nào? Vì sao? 
 + Việc lập làng ngoài biển còn có lợi gì?
- 2 HS nêu
+ Việc lập làng ngoài biển không chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tươi đẹp của những người dân chài mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền, gìn giữ môi trường biển đảo của đất nước ta.
=> Liên hệ giáo dục QP&AN : Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến ngư dân. Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25-8-2014, Nghị định bao gồm những chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế và một số chính sách khác nhằm phát triển thuỷ sản, đồng thời góp phần bảo vệ ch ...  lên lắp hình 3b 
+ Hướng dẫn lắp hình 3c.
- Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi để tìm các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c 
- Nhận xét, bổ sung.
* Lắp ráp xe cần cẩu ( H1- sgk)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sgk 
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng).
- Hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.
- Quan sát nhận xét:
- Cần lắp 5 bộ phận : giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe.
-HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
- Quan sát.
-1 HS lên lắp hình 3a, dưới lớp quan sát.
-1 HS khác lên lắp hình 3b 
- Lắp nối hình 3a vào hình 3b
-2 HS lên để tìm các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c
- Lớp quan sát và nhận xét.
- Quan sát, thực hiện.
2.Hoạt động thực hành
- Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu ? 
- Chia sẻ với mọi người về cách lắp ghép mô hình xe cần cẩu.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Tìm hiểu thêm các cách lắp ghép mô hình khác
- HS nghe và thực hiện ở nhà
Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ Sáu ngày 17 tháng 2 năm 2023
MÔN: TOÁN
BÀI: THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
- So sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
- NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung của bài học. 
- HS: vở, SGK...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS tổ chức trò chơi bằng cách:
 Nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài 
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
a) Ví dụ 1
- GV đưa ra hình chữ nhật sau đó thả hình lập phương1cm x 1cm x1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật
- GV nêu: Trong hình bên hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật, hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương
b) Ví dụ 2
- GV dùng các hình lập phương 1cm x1cm x1cm để xếp thành các hình như hình C và hình D trong SGK
+ Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
+ Hình D gồm mấy hình lập phương như thế ghép lại?
- GV nêu: Vậy thể tích hình C bằng thể tích hình D
c) Ví dụ 3
- GV tiếp tục dùng các hình lập phương 1cm x 1cm x1cm xếp thành hình P
+ Hình P gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
+ Tiếp tục tách hình P thành hai hình M và N
- Yêu cầu HS quan sát và hỏi
+ Hình M gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
+ Hình N gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại? 
+ Có nhận xét gì về số hình lập phương tạo thành hình P và số hình lập phương tạo thành hình M và N?
- GV nêu: Ta nói rằng thể tích của hình P bằng tổng thể tích của hình M và N. 
- HS quan sát mô hình
- HS nghe và nhắc lại kết luận của GV
- HS quan sát 
- Hình C gồm 4 hình lập phương như nhau xếp lại
- Gồm 4 hình như thế ghép lại
- HS quan sát
- Hình P gồm 6 hình ghép lại
- HS trả lời
- Số hình lập phương tạo thành hình P bằng tổng số hình lập phương tạo thành hình M và N.
3. HĐ luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS quan sát kĩ hình và tự trả lời câu hỏi
- GV cùng HS khác nhận xét và chữa bài
 Bài 2: HĐ cá nhân
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như bài 1
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài
- HS đọc, quan sát rồi báo cáo kết quả
+ Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ
+ Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ
+ Hình hộp chữ nhật B có thể tích lớn hơn hình hộp chữ nhật A
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ
+ Hình B gồm 27 hình lập phương nhỏ
+ Hình A có thể tích lớn hơn hình B
- HS tự làm bài
- Có 5 cách xếp hình lập phương cạnh 1cm thành hình hộp chữ nhật
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về biểu tượng về thể tích của một hình trong thực tế. 
- HS nghe và thực hiện
- Tìm cách so sánh thể tích của 2 đồ vật ở gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: KỂ CHUYỆN (KIỂM TRA VIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
- Nắm được cách viết bài văn kể chuyện.
	- Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
	2. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Giáo dục Hs có ý thức thể hiện tình cảm với người được tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Máy tính, tivi để chiếu nội dung của bài học. 
- HS: vở, SGK...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Các em đã được ôn tập về văn Kể chuyện ở tiết Tập làm văn trước. Cô cũng đã dặn mỗi em về nhà đọc trước 3 đề bài trong SGK để chọn cho mình một đề. Trong tiếp Tập làm văn hôm nay các em sẽ làm một bài văn hoàn chỉnh cho một trong ba đề các em đã chọn.
- GV ghi bảng
- HS nghe
- HS chuẩn bị vở
2. Hoạt động thực hành
- GV ghi ba đề trong SGK lên bảng lớp.
- GV lưu ý HS: Các em đọc lại ba đề và chọn một trong ba đề đó. Nếu các em chọn đề ba thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật (sắm vai).
- Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện sẽ kể.
- GV ghi lên bảng lớp tên một vài câu chuyện cổ tích hoặc một vài câu chuyện các em đã được học, được đọc.
- HS làm bài
- GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi...
- GV thu bài khi hết giờ
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp lắng nghe.
- HS lắng nghe + chọn đề.
Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những truyện đã được học.
Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
- HS nối tiếp nhau nói tên của bài em đã chọn 
Ví dụ : em muốn kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn giữa em và bạn Hương. Một bạn thân của em hồi em còn học lớp 3.
Tôi rất khâm phục ông Giang Văn Minh trong truyện trí dũng song toàn. Tôi sẽ kể câu chuyện về ông, về niềm khâm phục, kính trọng của tôi với ông.
 Tôi rất thích truyện cổ tích Thạch Sanh, tôi sẽ kể câu chuyện này theo lời kể của Thạch Sanh. 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo và cách viết bài văn kể chuyện
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà có thể chọn một đề khác để viết thêm.
- Dặn HS về nhà đọc trước đề bài, chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 23.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 22
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nêu được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới 
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Tìm và hát những bài hát về mùa xuân.
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 22
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
 Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_22_nam_hoc_2022_2023_vu_thi_tam.docx