2. Năng lực :
Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo
3. Phẩm chất:Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán
II. Đồ dùng dạy học: SGK, 6 hình lập phư¬ơng có cạnh 1cm - Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5
TUẦN 24 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2023 Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Biết công thức tính các hình đã học. Biết vận dụng công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài tập có liên quan đến yêu cầu tổng hợp. 2. Năng lực : Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất:Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán II. Đồ dùng dạy học: SGK, 6 hình lập phương có cạnh 1cm - Học sinh: Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5 III. Tiến trình dạy - học 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với câu hỏi: + HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. + HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao ( cùng đơn vị đo ). V = a x b x c - Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh V = a x a x a - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV kết luận Bài 2( cột 1): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Ô trống cần điền là gì ? - Yêu cầu HS làm bài - GV kết luận - HS đọc - HS nêu - Cả lớp làm bài - HS lên chữa bài rồi chia sẻ Bài giải: Diện tích một mặt hình lập phương là: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2) Diện tích toàn phần hình lập phương là: 6,25 x 6 = 37,5(cm2) Thể tích hình lập phương là: 6,25 x 2,5 = 15,625(cm2) Đáp số: S 1 mặt: 6,25 cm2 Stp: 37,5 cm2 V : 15,625 cm3 - Viết số đo thích hợp vào ô trống - Diện tích mặt đáy, diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. - HS làm bài. - HS chia sẻ kết quả Hình hộp chữ nhật Chiều dài 11 cm Chiều rộng 10 cm Chiều cao 6 cm Diện tích mặt đáy 110 cm2 Diện tích xung quanh 252 cm2 Thể tích 660 cm3 Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS đọc bài và tự làm bài - GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh - HS đọc bài và tự làm bài, báo cáo kết quả cho GV Bài giải Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là: 9 x 6 x 5 = 270 (cm3) Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là: 4 x 4 x 4 = 64(cm3) Thể tích gỗ còn lại là : 270 - 64 = 206 (cm3) Đáp số: 206 cm3 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật với mọi người - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút) - Về nhà tìm cách tính thể của một viên gạch hoặc một viên đá. - HS nghe và thực hiện Điều chỉnh-bổ sung .. Tiết 3: Thể dục GVC Tiết 4: Tập đọc LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ I. Yêu cầu cần đạt:: 1. Kiến thức: -Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung của bài : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa ; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa). 2. Năng lực: - Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Phẩm chất: - Giáo dục thái độ tôn trọng pháp luật. II. Đồ dùng dạy học - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên - Học sinh: Sách giáo khoa III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" đọc thuộc lòng bài thơ: Chú đi tuần? + Nêu nội dung của bài? - Gv nhận xét, bổ sung - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - HS nêu - Lớp nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) - Gọi HS đọc tốt đọc bài - Bài văn có thể chia làm mấy đoạn ? - Cho HS nối tiếp nhau đọc bài trong nhóm. - Hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ khó. - Hướng dẫn học sinh đọc đúng các câu. - Cho HS luyện đọc theo cặp . - Mời 1 HS đọc cả bài. - GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn.GV đọc bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục. - 1HS đọc bài - Bài văn có thể chia 3 đoạn + Đoạn 1: Về cách xử phạt. + Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng. + Đoạn 3: Về các tội. - Học sinh đọc nối tiếp trong nhóm. + Lần 1: HS luyện đọc các từ: luật tục, tang chứng, nhân chứng, dứt khoát + Lần 2: HS đọc nối tiếp lần 2 và tìm hiểu nghĩa một số từ khó trong SGK. -1 em đọc chú giải sgk. - HS luyện đọc theo cặp . -1 HS đọc cả bài. - HS lắng nghe 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) - Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi, sau đó chia sẻ câu trả lời: + Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ? + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội? + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ? - GV chốt ý. + Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết ? - GV tiểu kết và nêu 1 số luật cho HS rõ - Gọi 1 HS đọc lại bài. - Bài văn muốn nói lên điều gì ? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH: + Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. +Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. + Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy. - Tang chứng phải chắc chắn: phải nhìn tận mặt bắt tận tay; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao, của kẻ phạm tội;. + Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.. - HS nghe -1 HS đọc lại *ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa. 4. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) - Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. - GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 1: + GV đọc mẫu - YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. - Nhận xét, tuyên dương. - 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc. - HS lắng nghe. - HS luyện đọc theo cặp, thi đọc. 5. Hoạt động ứng dụng: (2phút) + Học qua bài này em biết được điều gì ? + Giáo dục hs: Từ bài văn trên cho ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. - HS nêu - HS nghe 6. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) - Về nhà tìm hiểu một số bộ luật hiện hành của nước ta. - HS nghe và thực hiện CHIỀU Tiết 1: Chính tả NÚI NON HÙNG VĨ I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Nghe-viết đúng chính tả bài: Núi non hùng vĩ. - Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2) - HS khá giỏi giải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT 3) 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ(BT2). - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo HS (M3,4) giải được câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử(BT3). 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: - GDHS rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp. II. Đồ dùng dạy học: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ. - Học sinh: Vở viết. III. Tiến trình dạy học : 1. Hoạt động khởi động:(3 phút) - GV cho HS chơi trò chơi "Viết đúng, viết nhanh" viết những tên riêng trong bài thơ "Cửa gió Tùng Chinh" - GV nhận xét - Giưới thiệu bài - Ghi bảng - Hai Ngàn, Ngã Ba, Tùng Chinh - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động chuẩn bị viết chính tả:(7 phút) - GV đọc bài chính tả + Đoạn văn miêu tả vùng đất nào? - GV cho HS tìm và viết một số từ khó, dễ lẫn - HS theo dõi trong SGK + Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc. - tày đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan- xi- păng, Mây Ô Quy Hồ. 3. HĐ viết bài chính tả. (15 phút) - GV đọc mẫu lần 1. - GV đọc lần 2 (đọc chậm) - GV đọc lần 3. - HS theo dõi. - HS viết theo lời đọc của GV. - HS soát lỗi chính tả. 4. HĐ nhận xét bài (3 phút) - GV NX7-10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. - Thu bài NX - HS nghe 5. HĐ làm bài tập: (8 phút) Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài, tự làm bài - Cho HS phát biểu ý kiến - GV kết luận và chốt lại lời giải đúng Bài 3: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu của bài - GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự lên bảng - GV chia lớp thành 6 nhóm - Trình bày kết quả - GV nhận xét, chốt lời giải đúng - GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố - Tìm các tên riêng trong đoạn thơ sau: - HS nối tiếp nhau nêu, nhận xét câu trả lời của bạn Lời giải: + Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A- ma Dơ- hao, Mơ - nông + Tên địa lí: Tây Nguyên, (sông) Ba. - Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau: - 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả Đáp án: 1. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo. 2. Quan Trung, Nguyễn Huệ. 3. Đinh Bộ Lĩnh- Đinh Tiên Hoàng. 4. Lý Thái Tổ - Lý Công Uẩn 5. Lê Thánh Tông. - HS nhẩm thuộc lòng các câu đố 6. Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam với mọi người. - HS nghe và thực hiện 7. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Tìm hiểu về 5 vị vua nêu ở trên. - HS nghe và thực hiện Tiết 2: Luyện toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: Tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. Kĩ năng giải toán có nội dung hình học 2. Năng lực: Năng lực Tự chủ và tự học . Năng lực giao tiếp và hợp tác . Năng lực Giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ. II. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động:(5phút) 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1: HĐ cá nhân Điền dấu > , < hoặc = vào chỗ chấm. a) 3 m3 142 dm3 .... 3,142 m3 b) 8 m3 2789cm3 .... 802789cm3 Bài 2:HĐ cá nhân Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 21 m3 5dm3 = ...... m3 b) 2,87 m3 = m3 ..... dm3 c) 17,3m3 = dm3 .. cm3 d) 82345 cm3 = dm3 cm3 Bài 3: HĐ cá nhân Tính thể tích 1 hình hộp chữ nhật có chiều dài là 13dm, chiều rộng là 8,5dm ; chiều cao 1,8m. Bài 4: HĐ cá nhân Một bể nước có chiều dài 2m, chiều rộng 1,6m; chiều cao 1,2m. Hỏi bể có thể chứa được bao nhiêu lít nước ? (1dm3 = 1 lít) - HS đọc yêu cầu . - HS làm bài,chia sẻ trước lớp a) 3 m3 142 dm3 = 3,142 m3 b) 8 m3 2789cm3 > 802789cm3 - HS đọc yêu cầu . - HS làm bài,chia sẻ trước lớp a) 21 m3 5dm3 = 21,005 m3 b) 2,87 m3 ... động sáng tạo:(1 phút) - Vẽ một bức tranh về một cảnh đẹp ở châu Á hoặc châu Âu theo cảm nhận của em. - HS nghe và thực hiện Tiết 4: Khoa học AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Nêu được một số qui tắc cơ bản về sử dụng điện tiết kiệm, an toàn Nhận biết và có kĩ năng ứng phó để đảm bào an toàn cho bản thân, tránh lãng phí khi sử dụng điện 2. Năng lực: Năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. II. Đồ dùng dạy học: Thông tin, Tranh ảnh 1 số đồ vật, phiếu học tập. - HS : SGK III. Quá trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi Bắn tên trả lời câu hỏi: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? + Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua. + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì ? + Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài - Ghi bảng - Hs chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) Hoạt động 1 : Các biện pháp phòng tránh bị điện giật. - GV chia lớp thành 4 nhóm – giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nội dung tranh vẽ + Làm như vậy có tác hại gì? - Trình bày kết quả - GV nhận xét + Tìm các biện pháp để phòng tránh điện: Cho HS liên hệ thực tế + Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 98, SGK * Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện vai trò của cầu chì và công tơ - Cho HS thảo luận theo câu hỏi: + Điều gì có thể xảy ra nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V + Cầu chì có tác dụng gì? + Hãy nêu vai trò của công tơ điện. Hoạt động 3 : Các biện pháp tiết kiệm điện - Cho HS thảo luận theo câu hỏi: + Tại sao phải tiết kiệm điện ? + Chúng ta phải làm gỡ để tránh lãng phí điện ? + Liên hệ việc tiết kiệm điện ở gia đình em ? - GV giúp HS liên hệ và hướng dẫn cách tiết kiệm điện. - Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết - HS nhận nhiệm vụ - Thảo luận nhóm về các tình huống dẫn đến bị điện giật và các biện pháp đề phòng bị điện giật - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận +Hình 1 : Hai bạn nhỏ đang thả diều nơi có đường dây điện đang chạy qua. Một bạn đang cố kéo khi chiếc diều bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm. Vì có thể làm đứt dây điện, dây điện có thể vướng vào người làm chết người. + Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay vào ổ điện và người lớn kịp thời ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng, vì có thể điện truyền qua lỗ cắm trên phích điện, truyền sang người gây chết người. + Không sờ vào dây điện + Không thả diều, chơi dưới đường dây điện. + Không chạm tay vào chỗ hở của dây điện hoặc các bộ phận của kim loại nghi là có điện + Để ổ điện xa tầm tay trẻ em. + Không để trẻ em sử dụng các đồ điện + Tránh xa chỗ có dây điện bị đứt. + Báo cho người lớn biết khi có sự cố về điện. + Không dùng tay kéo người bị điện giật ra khỏi nguồn điện. - HS thực hành theo nhóm : đọc thông tin và trả lời câu hỏi trang 99 SGK - HS thảo luận rồi báo cáo: - Nếu dùng nguồn điện 12v cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó. - Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh, đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt, tránh được sự cố về điện. + Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng. Căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả - HS thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ: + Vì điện là tài nguyên Quốc gia. Năng lượng điện không phải là vô tận. Nếu chúng ta không tiết kiệm điện thì sẽ không thể có đủ điện cho những nơi vùng sâu, vùng xa. + Không bật loa quá to, chỉ bật điện khi thật cần thiết, khi ra khỏi phòng phải tắt điện. - HS liên hệ - HS đọc mục “ Bạn cần biết ” SGK 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Mỗi tháng gia đình em thường dùng hết bao nhiêu số điện và phải trả bao nhiêu tiền ? - HS nêu 4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút) - Về nhà tìm hiểu các thiết bị sử dụng điện của gia đình em và kiểm tra xem việc sử dụng những đồ dùng đó đã hợp lí chưa ? Em có thể làm gì để tiết kiệm, tránh lãng phí khi sử dụng điện ở nhà. - HS nghe và thực hiện CHIỀU Tiết 1: Luyện T.Việt Tiết 2: Mĩ thuật Tiết 3: HĐNG Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2023 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học . Phẩm chất: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy: Các hình minh họa trong SGK - Học sinh: Vở, SGK III. Tiến trình dạy học : 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS phát biểu: + Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào? - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS trả lời - HS mở sách, vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1(a,b): HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - GV cho HS thảo luận để tìm ra cách giải - Yêu cầu các nhóm làm bài - GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - GV mời 1 HS đọc đề bài toán - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - HS làm bài cá nhân - GV nhận xét bài làm của học sinh - HS đọc yêu cầu của bài - HS thảo luận nhóm - Các nhóm làm bài - Đại diện HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp Bài giải 1m = 10dm ; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm Diện tích kính xung quanh bể cá là: (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2) Diện tích kính mặt đáy bể cá là: 10 x 5 = 50 (dm2) Diện tích kính để làm bể cá là: 180 + 50 = 230 (dm2) Thể tích của bể cá là: 50 x 6 = 300 (dm3) 300 dm3 = 300 lít Đáp số: a: 230 dm2 b: 300 dm3 - HS đọc yêu cầu của bài - HS nêu quy tắc - Cả lớp làm vào vở - HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp Bài giải a, Diện tích xung quanh của hình lập phương là: (1,5 x 1,5) x 4 = 9 (m2) b, Diện tích toàn phần của hình lập phương là: (1,5 x 1,5) x 6 = 13,5 (m2) c, Thể tích của hình lập phương là: 1,5 x1,5 x 1,5 = 3,375 (m3) Đáp số: a, 9m2 ; b, 13,5m2 c, 3,375m3 - HS làm bài, báo cáo giáo viên - Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. - Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N. 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích, thể tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:( 1 phút) - Vận dụng kiến thức tính nguyên vật liệu làm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương. - HS nghe và thực hiện Tiết 2: Tập làm văn ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý. 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: Yêu thích môn học II. Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh 1số đồ vật, phiếu học tập - HS : SGK, vở viết III. Tiến trình dạy học : 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi. - Gv nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS đọc - HS nhận xét. - HS mở sách, vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) Bài 1 : HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu của bài + Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý ? Hãy giới thiệu để các bạn được biết. - Gọi HS đọc gợi ý 1 - Yêu cầu HS tự làm bài - Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm gắn lên bảng đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết đầy đủ - Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để sửa chữa dàn bài của mình theo hướng dẫn của GV - Gọi HS đọc dàn ý của mình Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - Gọi HS đọc gợi ý 1 - GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý 1 để lập dàn ý. - GV cùng HS cả lớp nhận xét và bổ sung - Yêu cầu HS sửa vào dàn ý của mình - Gọi HS đọc gợi ý 2 - Tổ chức cho HS trình bày miệng theo nhóm - Gọi HS trình bày miệng trước lớp - Nhận xét khen HS trình bày tốt - HS đọc yêu cầu của bài, HS khác lắng nghe - HS nối tiếp nhau nói tên đồ vật mình định chọn để lập dàn ý - 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp - HS làm bài vào vở. Sau đó HS làm vào bảng nhóm, chia sẻ trước lớp - HS theo dõi - HS sửa bài của mình - 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình - HS đọc yêu cầu của bài - 1 HS đọc, HS khác lắng nghe. - HS làm bài vào vở . - HS đọc bài, chia sẻ trước lớp - Từng HS dựa vào dàn ý đó lập trình bày bài trong nhóm của mình. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. - Sau mỗi HS trình bày, cả lớp thảo luận trao đổi bài . 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Chia sẻ với mọi người về cách lập dàn ý bài văn tả đồ vật - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1phút) - Về nhà chọn một đồ vật khác để lập dàn ý. - HS nghe và thực hiện Tiết 3: Tiếng anh GVC Tiết 4: Sinh hoạt NHẬN XÉT CÁC HOẠT ĐỘNG TUẦN 24 I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Nhận biết được ưu nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua . - Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm. - Nắm được nhiệm vụ tuần 24 II. Đồ dùng dạy học: - GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần - HS: Lớp trưởng và các Tổ trưởng ĐỒ DÙNG DẠY HỌC nội dung. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể 1 bài. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp - 3 Tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - Lớp trưởng lên nhận xét chung các ban. - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm. *. Ưu điểm: *Nhược điểm: Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 25 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ - Tiếp tục thi đua dạy tốt- học tốt - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức. Hoạt động 4: Sinh hoạt theo chủ điểm ........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: