Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Năng lực

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 41 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Thứ hai ngày 13 tháng 3 năm 2023
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục các em lòng quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.
2. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS thi đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài
- Bài này chia làm mấy đoạn?
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, tìm từ khó, luyện đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm bài văn
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đ1:Từ đầu.....rất nặng
+ Đ2: tiếp đến ...tạ ơn thày
+ Đ3: còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc theo cặp, thi đọc đoạn trước lớp
- 1HS đọc cả bài
- HS theo dõi
b. Hoạt động tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
* Cách tiến hành:
- Cho HS trưởng nhóm điều khiển nhóm nhau trả lời câu hỏi:
+Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy dỗ cho cụ từ thuở vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
- GV giảng thêm: Thầy giáo Chu rất yêu quý kính trọng người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng, người thầy đầu tiên trong đời cụ.
+ Những câu thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môm sinh đã nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?
 - GV nhận xét và giải thích cho HS nếu HS giải thích không đúng
- GV: Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bồi đắp và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được tôn vinh trong xã hội. 
- Nêu nội dung chính của bài?
- HS thảo luân trả lời câu hỏi
+ Các môn sinh đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy.
+ Chi tiết: Từ sáng sớm đã tề tựu trước sân nhà thầy dâng biếu thầy những cuốn sách quý...
 + Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng ..Thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ
- Tiên học lễ, hậu học văn: Muốn học tri thức phải bắt đầu từ lễ nghĩa, kỉ luật.
- 2 HS nêu
+ Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
c. Hoạt động luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc diễn cảm từng đoạn của bài. 
- Yêu cầu HS nêu cách đọc
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Từ sáng .. dạ ran
- GV đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS thi đọc
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS theo dõi
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS liên hệ về truyền thống tôn sư trọng đạo của bản thân.
- HS nêu
- Tìm đọc các câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo và kể cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Toán
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức :Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số. Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế. 
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm
- Học sinh: Vở, SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu các đơn vị đo thời gian đã học.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
Ví dụ 1
- GV nêu bài toán
- Giáo nhiệm vụ cho nhóm trưởng điều khiển nhóm tìm hiểu ví dụ và cách thực hiện phép tính sau đó chia sẻ trước lớp 
+ Trung bình người thợ làm xong một sản phẩm thì hết bao nhiêu?
+ Muốn biết 3 sản phẩm như thế hết bao nhiêu lâu ta làm tính gì?
- Cho HS nêu cách tính 
- GV nhận xét, hướng dẫn cách làm 
(như SGK)
- Cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách nhân.
+ Khi thực hiện phép nhân số đo thời gian có nhiều đơn vị với một số ta thực hiện phép nhân như thế nào? 
Ví dụ 2
- Cho HS đọc và tóm tắt bài toán, sau đó chia sẻ nội dung
- Cho HS thảo luận cặp đôi:
+ Muốn biết một tuần lễ Hạnh học ở trường hết bao nhiêu thời gian ta thực hiện phép tính gì?
- HS đặt tính và thực hiện phép tính, 1HS lên bảng chia sẻ cách đặt tính
- Bạn có nhận xét số đo ở kết quả như thế nào?(cho HS đổi)
- GV nhận xét và chốt lại cách làm 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta làm gì?
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện nhiệm vụ.
+ 1giờ 10 phút 
+ Ta thực hiện tính nhân 1giờ 10 phút với 3
+ HS suy nghĩ , thực hiện phép tính 
- 1- 2 HS nêu 
 1 giờ 10 phút
 x 3
 3 giờ 30 phút 
- HS nêu lại
+ Ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó 
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm , chia sẻ cách tóm tắt
- Ta thực hiện phép nhân
3giờ 15 phút x 5
 3giờ 15 phút
 x 5 
 15 giờ 75 phút 
- 75 phút có thể đổi ra giờ và phút 
- 75 phút = 1giờ 15 phút 
15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút 
- Khi nhân các số đo thời gian có đơn vị là phút, giây nếu phần số đo nào lớn hơn 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền trước .
3.3. HĐ luyện tập, thực hành
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài và chia sẻ cách làm 
- GV nhận xét củng cố cách nhân số đo thời gian với một số tự nhiên 
Bài tập chờ
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS hoàn thành bài, 2 HS lên bảng chữa bài,chia sẻ trước lớp:
 4 giờ 23 phút 
 x 4
 16 giờ 92 phút 
 = 17 giờ 32 phút 
 12 phút 25 giây 5
x
 12 phút 25 giây 
 5
 60 phút125 giây (125giây = 2phút 5giây)
Vậy : 12phút 25giây 5 = 62phút 5giây
- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp
 Bài giải
Thời gian bé Lan ngồi trên đu quay là:
1 phút 25 giây x 3 = 4 phút 15 giây
 Đáp sô: 4 phút 15 giây
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng làm phép tính sau:
a ) 2 giờ 6 phút x 15 
b) 3 giờ 12 phút x 9 
- HS nghe và thực hiện
a ) 2 giờ 6 phút x 15 = 30 giờ 90 phút
 = 1 ngày 7 giờ 30 phút
b) 3 giờ 12 phút x 9 = 27 giờ 108 phút
 = 28 giờ 48 phút
- Giả sử trong một tuần, thời gian học ở trường là như nhau. Em hãy suy nghĩ tìm cách tính thời gian học ở trường trong một tuần.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Địa lí
CHÂU PHI (Tiếp theo)
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức:Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
 	+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
 	+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Năng lực
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
2. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ kinh tế châu Phi, tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
 - HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu đặc điểm địa hình châu Phi(Mỗi HS nêu 1 đặc điểm)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nhận xét
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
3. Dân cư châu Phi.
+ Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục?
+ Người dân châu Phi chủ yếu là người da màu gì?
+ Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao?
- GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
4. Hoạt động kinh tế. 
- Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ch ... ác nhau của các ý kiến ban đầu.
- Tổ chức cho HS đề xuất các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu về về sự sinh sản của thực vật có hoa
- GV tổng hợp các câu hỏi của các nhóm, chỉnh sửa và nhóm các câu hỏi phù hợp với nội dung tìm hiểu về sự sinh sản của thực vật có hoa và ghi lên bảng.
+ Sự sinh sản của thực vật có hoa diễn ra như thế nào?
4. Thực hiện phương án tìm tòi:
- GV tổ chức cho HS thảo luận, đề xuất phương án tìm tòi để tìm hiểu về quá trình sinh sản của thực vật có hoa. GV chọn cách nghiên cứu tài liệu.
- GV yêu cầu HS viết câu hỏi dự đoán vào vở Ghi chép khoa học trước khi tiến hành nghiên cứu tài liệu. 
- GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ tranh hình 1 SGK để các em nghiên cứu
5.Kết luận, kiến thức:
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả sau khi tiến hành nghiên cứu tài liệu kết hợp chỉ vào hình 1 để biết được sự sinh sản của thực vật có hoa.
- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của mình ở bước 2 để khắc sâu kiến thức. 
Hoạt động 2 : Trò chơi Ghép hình vào chữ 
- GV đưa sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính và các thẻ chữ .
- Cho các nhóm thi đua gắn các thẻ chữ vào hình cho phù hợp, nhóm nào làm nhanh, đúng nhóm đó thắng.
- Cho các nhóm giới thiệu về sơ đồ.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3 : Thảo luận : 
- Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng mà bạn biết 
- Bạn có nhận xét gì về hương thơm, màu sắc của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra các loại hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió.
- GV chốt lại đáp án đúng
- HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học về sự sinh sản của thực vật có hoa, sau đó thảo luận nhóm 4 để thống nhất ý kiến ghi vào bảng nhóm.
- Các nhóm đính bảng phụ lên bảng lớp và cử đại diện nhóm trình bày
- HS so sánh sự giống và khác nhau của các ý kiến.
-Ví dụ HS có thể nêu:
+ Có phải quả là do hoa sinh ra không ?
+Mỗi bông hoa sinh ra được bao nhiêu quả?
+Quá trình hoa sinh ra quả diễn ra như thế nào?
+Vì sao sau khi sinh ra quả, hoa lại héo và rụng?
+Vì sao khi mới được sinh ra, quả rất nhỏ?
+Mỗi cây có thể sinh ra được bao nhiêu quả?
+Nhị và nhụy của hoa dùng để làm gì?
+ Vì sao có loại cây hoa có cả nhị và nhụy, vì sao có loại cây hoa chỉ có nhị hoặc nhụy?
- HS theo dõi
- HS thảo luận
- HS viết câu hỏi; dự đoán vào vở
Câu hỏi
Dự đoán
Cách tiến hành
Kết luận
- HS nghiên cứu theo nhóm để tìm câu trả lời cho câu hỏi: Sự sinh sản của thực vật có hoa diễn ra như thế nào? và điền thông tin vào các mục còn lại trong vở ghi chép khoa học sau khi nghiên cứu.
- HS các nhóm báo cáo kết quả:
- HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành sơ đồ thụ phấn của hoa lưỡng tính.
- HS chơi trò chơi
- Đại diện nhóm giới thiệu
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Hoa thụ phấn nhờ côn trùng: dong riềng, phượng, bưởi, cam 
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: cỏ, lúa ngô 
- Hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc rực rỡ, hương thơm ... 
- HS nêu, lớp nhận xét.
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Nêu đặc điểm của các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng ?
- Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng thờng có mầu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm hấp dẫn côn trùng. Ngược lại các loài hoa thụ phấn nhờ gió không mang màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có như ngô, lúa, các cây họ đậu
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ươm một số hạt như lạc, đỗ đen vào bông ẩm, giấy vệ sinh hoặc chén nhỏ có đất cho mọc thành cây con.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 17 tháng 3 năm 2023
Toán
VẬN TỐC
1. Yêu cầu cần đạt	
	- Kiến thức:Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Bảng phụ, chuẩn bị mô hình như SGK.
 - Học sinh: Vở, SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu kết quả tính thể tích của hình lập phương có độ dài cạnh lần lượt là : 2cm;3cm; 4cm; 5cm; 6cm..
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
*Cách tiến hành:
 Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
Bài toán 1: HĐ cá nhân
- Cho HS nêu bài toán 1 SGK, thảo luận theo câu hỏi:
+ Để tính số ki-lô-mét trung bình mỗi giờ ô tô đi được ta làm như thế nào?
- HS vẽ lại sơ đồ
+ Vậy trung bình mỗi giờ ô tô đi được bao nhiêu km?
- GV giảng: Trung bình mỗi giờ ô tô đi đợc 42,5 km . Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là 42,4 km trên giờ: viết tắt là 42,5 km/giờ.
- GV cần nhấn mạnh đơn vị của bài toán là: km/giờ.
- Qua bài toán yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính vận tốc.
Bài toán 2:
- Yêu cầu HS đọc bài và tự làm bài.
- Chúng ta lấy quãng đường ( 60 m ) chia cho thời gian( 10 giây ).
- Gv chốt lại cách giải đúng.
- HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe
+ Ta thực hiện phép chia 170 : 4
- HS làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ô tô đi được là:
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5 km
+ Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km
- HS lắng nghe
- 1 HS nêu.
- HS nêu: V = S : t
- HS tự tóm tắt và chia sẻ kết quả
 S = 60 m
 t = 10 giây
 V = ?
- HS cả lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
3.3. HĐ luyện tập, thực hành
*Mục tiêu: - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng trực tiếp công thức để tính.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Cho HS phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận
- Cả lớp theo dõi
- HS áp dụng quy tắc và tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài, chia sẻ cách làm
Bài giải
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/giờ
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS phân tích đề
- HS làm bài
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
 Đáp số: 720 km/giờ
- HS đọc bài, tóm tắt rồi giải sau đó chia sẻ trước lớp.
 Bài giải
 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy của người đó là
 400 : 80 = 5 (m/giây)
 Đáp số: 5 m/giây
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào?
- Muốn tìm vận tốc của một chuyển động ta lấy quãng đường đi được chia cho thời gian đi hết quãng đường đó.
- Tìm cách tính vận tốc của em khi đi học.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
1. Yêu cầu cần đạt 
- Kiến thức:Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS tính cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
2. Đồ dùng dạy học
 - GV: Hệ thống 1 số lỗi mà HS thường mắc.
 - HS : SGK, vở viết
3.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS thi đọc đoạn kịch Giữ nghiêm phép nước đã viết lại ở giờ trước.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đọc
- HS nhận xét
- HS nghe 
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài, viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
* Cách tiến hành:
 Nhận xét chung về kết quả bài viết.
+ Những ưu điểm chính:
- HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài 
- Bố cục: (đầy đủ, hợp lí), 
- Diễn đạt câu, ý.
- Cách dùng từ, dùng hình ảnh để miêu tả hình dáng, công dụng của đồ vật.
- Hình thức trình bày:
 + Những thiếu sót, hạn chế: 
- Một số bài bố cục chưa rõ ràng. Nội dung phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng.
- Diễn đạt còn lủng củng, câu ý viết còn sai, câu văn còn mang tính liệt kê chưa gợi tả, gợi cảm.
- Một số bài chưa biết cách sử dụng dấu câu, chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hoá)
Hướng dẫn HS chữa bài.
- GV trả bài cho từng HS 
- Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung.
+ GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS chữa.
Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn.
- Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
 - HS lắng nghe
- Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở.
- HS tự viết đoạn văn, vài em đại diện đọc đoạn văn.
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- HS nghe và thực hiện
- Yêu cầu các em về nhà viết lại bài văn tả đồ vật. 
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 26
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức: Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
- Năng lực: Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
- Phẩm chất: Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS.
2. Chuẩn bị 	
Nội dung sinh hoạt
3. Các hoạt động dạy học
3.1.Tổ chức
3.2. Nội dung
a) Nhận xét 
* Ưu điểm
* Nhược điểm
b) Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Học và làm bài đầy đủ.
- Giữ gìn lớp học và khu chuyên sạch sẽ.
- Nhận xét giờ
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
...................................................................................................................................
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2022_2023_vu_dinh_thi.doc