Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Hằng

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Hằng

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

 

docx 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trương Thị Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 28
Thứ hai ngày 27 tháng 3 năm 2023
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
3. Phẩm chất: GD học sinh tình yêu quê hương, đất nước.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Bảng phụ kẻ bảng tổng kết “Các kiểu cấu tạo câu” (BT1); bảng nhóm.
- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước"
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
* Cách tiến hành:
Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc
- Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
- GV nhận xét đánh giá.
 Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Thế nào là câu đơn? Câu ghép ?
- Có những loại câu ghép nào ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị.
- HS trả lời
- HS nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
+ Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) 
- HS nêu.
+ Câu ghép không dùng từ nối
+ Câu ghép dùng từ nối
 - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp. 
- HS nhận xét, chia sẻ
- Các kiểu cấu tạo câu
- Câu đơn
Ví dụ:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời.
- Câu ghép
+ Câu ghép không dùng từ nối
Ví dụ:
Lòng sông rộng, nước xanh trong.
+ Câu ghép dùng từ nối
Ví dụ:
Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được 5, 6 phát.
Nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép:
Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương.
- HS nêu: câu ghép
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ----------------------------------------------------------------
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 - Biết đổi đơn vị đo thời gian.
2. Kĩ năng:
 - HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1, bài 2.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ, bảng nhóm
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp: làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải, thực hành luyện tập
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
 - Biết đổi đơn vị đo thời gian.
 - HS làm bài 1, bài 2.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
- Cho HS chia sẻ trước lớp:
+ Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô?
+ Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ?
+ Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên một quãng đường?
Bài 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài 4 (ĐHT): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, tóm tắt bài toán rồi làm bài.
- GV quan sát, hướng dẫn HS nếu cần thiết.
- HS đọc 
- Biết dược vận tốc của ô tô và xe máy. 
- HS làm vở, 1 HS lên bảng giải sau đó chia sẻ cách làm:
Bài giải
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Mỗi giờ ô tô đi được là :
135 : 3= 45 (km)
Mỗi giờ xe máy đi được là :
135 : 4,5 = 30 (km)
Mỗi giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là :
45 - 30 = 15( km)
Đáp số : 15 km
- HS chia sẻ
- Thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô.
- Vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy 
- Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy
- HS đọc 
- HS làm vở, 1 HS lên bảng chi sẻ cách làm
Giải :
1250 : 2 = 625 (m/phút); 1giờ = 60 phút
Một giờ xe máy đi được là :
625 x 60 = 37 500 (m)
37500 m = 37,5 km
Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/ giờ
 Đáp số : 37,5 km/giờ
- HS đọc bài , tóm tắt bài toán rồi làm bài sau đó báo cáo giáo viên
 Bài giải
 72km/giờ = 72 000m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400m là:
 2400 : 72000 = 1/30 (giờ)
 1/30 giờ = 2 phút
 Đáp số: 2 phút
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------------------------------------------
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1.Kiến thức
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
2.Kĩ năng:
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
3.Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
4.Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng 
 - GV: Hình ảnh sưu tầm được về việc bảo vệ môi trường.
 - HS: SGK, vở, SBT
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi đua :Nêu nội dung phần ghi nhớ bài Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi 
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương theo khả năng.
- Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát
- Bước 1: Quan sát các hình và đọc ghi chú, ghi chú ứng với mỗi hình .
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời một số HS trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cho cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào và thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Bước 3:
- GV nhận xét, kết luận
-Hoạt động 2: Triển lãm
 - Bước 1: Làm việc theo nhóm 4
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
+Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
 - Bước 2: Làm việc cả lớp.
+Mời đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV nhận xét, tuyên dương 
- HS làm việc theo cặp 
- Vài HS phát biểu 
- HS nghe 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc lại các thông tin cần biết trong bài 
- HS liên hệ về việc bảo vệ môi trường ở nơi mình đang sống.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Về nhà thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nơi em sống.
- HS nghe và thực hiện
- GV tổng kết bài, nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà học bài; ôn tập
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường với mọi người nơi mình sinh sống.
- HS nghe
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
........................................................................................................................................................................................................................ ... 3: 3	H4: 4
- Rút gọn các phân số:
- HS nêu
- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:
- Quy đồng mẫu số các phân số
- 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo.
a, và 
b, và 
; giữ nguyên phân số 
- HS nêu
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm
	>	 =	 
 < 
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- GV nhắc lại cách so sánh và quy đồng các phân số
- HS nhắc lại
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà tìm hiểu thêm các cách so sánh phân số khác.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------
Tiếng Việt
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (Tiết 7)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc với tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn văn; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn.
2.Kĩ năng: Tìm được các câu ghép, các từ đồng nghĩa, từ mang nghĩa chuyển. Củng cố kiến thức về liên kết các câu trong bài bằng: thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ.
3.Phẩm chất: Yêu thích môn học.
4.Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ 
 - HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động khởi động
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
+ Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc với tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn văn; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài văn.
+ Tìm được các câu ghép, các từ đồng nghĩa, từ mang nghĩa chuyển. Củng cố kiến thức về liên kết các câu trong bài bằng: thay thế từ ngữ, lặp từ ngữ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ôn luyện tập đọc 
- GV yêu cầu HS đọc thầm.
- Gọi 1 HS đọc to trước lớp
- GV nhận xét đánh giá.
- HS đọc thầm
- HS đọc, lớp theo dõi
- HS nghe
Bài 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS đọc bài văn
- GV đọc mẫu bài văn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải SGK
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
1. Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?
2. Tác giả cảm nhận mùa thu bằng những giác quan nào?
3. Trong câu ‘‘Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.”, từ đó chỉ sự vật gì? 
4. Vì sao tác giả có cảm tưởng nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất?
5. Trong bài văn có những sự vật nào được nhân hoá?
6. Trong bài văn có mấy từ đồng nghĩa với từ xanh?
7. Trong các cụm từ chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
8. Từ chúng trong bài văn được dùng để chỉ những sự vật nào?
9. Trong đoạn thứ nhất (4 dòng đầu) của bài văn, có mấy câu ghép?
10. Hai câu ‘‘Chúng cứ hát mãi, hát mãi cho đến lúc những ngọn khói tan biến vào không gian mênh mông. Không gian như một cái chuông lớn vô cùng treo suốt mùa thu, âm vang mãi tiếng ca của trẻ con và tiếng cựa mình của cây cối, đất đai.” Liên kết với nhau bằng cách nào?
- Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi
- Một HS đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS nghe
- 1 HS đọc phần chú giải sau bài.
- HS đọc thầm lại bài văn và làm bài, 1 HS làm bài bảng nhóm, chia sẻ kết quả 
- HS đọc kĩ bài văn xem chủ đề mà tác giả muốn nhắc tới là gì (Mùa thu ở làng quê)
- HS suy nghĩ xem để miêu tả được những sự vật của mùa thu, tác giả đã phải quan sát bằng giác quan nào? (Bằng cả thị giác, thính giác và khứu giác (ngửi))
- HS đọc và tưởng tượng theo câu văn của tác giả (Chỉ những hồ nước)
- HS suy nghĩ và trả lời (Những cánh đồng lúa và cây cối, đất đai)
- Nhân hoá là gọi hoặc tả sự vật bằng từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (Những cánh đồng lúa và cây cối đất đai)
- "Xanh" là từ ngữ chỉ màu sắc, hãy tìm những từ ngữ miêu tả cùng cấp độ xanh trong bài (xanh mướt, xanh lơ)
- Chiếc dù: Bộ phận có hình vòm để chắn mưa và tay cầm.
+ Chân đê: Phần cuối cùng của con đê tiếp giáp với đất (từ Chân mang nghĩa chuyển)
+ Xua xua tay: Hành động dùng tay đưa qua đưa lại theo một biên độ bày tỏ ý muốn từ chối.
- HS tìm trong bài văn những câu văn có chứa từ "chúng" rồi xét xem từ này được dùng để chỉ đối tượng nào (Các hồ nước, những cánh đồng lúa, bọn trẻ)
- HS nhớ lại Câu ghép là câu có từ hai cụm chủ - vị trở lên (ý a)
- Bằng cách lặp từ ngữ. Đó là từ không gian. 
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà luyện đọc lại đoạn văn; chuẩn bị tiết kiểm tra giữa kì.
- Vận dụng cách lặp từ, thay thế từ ngữ khi nói và viết.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------
HĐTN
Tôi chuẩn bị vào lớp 6 (t2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Em nhận ra được ưu điểm và điểm cần cố gắng của bản thân
- Em biết giới thiệu về sự thay đổi của bản thân qua các năm học tiểu học
- Em tự tin, tự giác, trách nhiệm và có kĩ năng thích ứng với môi trường mới, chuẩn bị tốt để bước vào lớp 6.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Sách TNST.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: Hát 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu chủ đề bài học.
b. Bài dạy
* Hoạt động 4: Tự tin bước vào lớp 6
Mục tiêu: Em sẵn sàn, tự tin khi chuyển sang học cấp học mới, trường học mới.
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- GV cho HS làm bài tập theo nhóm 2
- GV nhận xét sửa
* Hoạt động 5: Em thấy mình đã lớn lên
Mục tiêu: Em tự giới thiệu hình ảnh bản thân với những sự thay đổi qua từng năm học. 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 1
- GV nhận xét 
- GV hướng dẫn và cho HS làm bài tập 2 trang 77
- GV nhận xét 
* Hoạt động 6: Em học được gì?
Mục tiêu: Em tự đánh giá được sự chuẩn bị của bản thân để sẵn sàn bước vào lớp 6
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Thảo luận nhóm 2 
- GV chốt lại ý đúng
- GV nhận xét. 
3. Củng cố- dặn dò
- Xem lại bài đã học
4 . NX tiết học
-HS đọc yêu cầu bài 1, 2,3,4 lựa chọn ý 
đúng.
- HS đọc thông tin và làm vào bài tập trang 75,76
- Vài HS đọc bài làm
- HS nhận xét bổ sung
- HS thảo luận và làm bài tập
-HS dán hình mình đã chuẩn bị vào 
-Trình bày lớp quan sát
- Vài HS nêu suy nghĩ của mình hiện nay có gì khác so với trước.
- NX bổ sung
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét bổ sung
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
TỔNG KẾT TUẦN 28
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+Tích cực tham các hoạt động của lớp, trường
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
+Tổ 4
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
+Tổ 4
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2-4 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_truong_thi.docx