Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

-Kiến thức

+ Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 + Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Năng lực

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

docx 43 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 20 tháng 3 năm 2023
Tập đọc
TRANH LÀNG HỒ
1. Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
	+ Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: GD học sinh biết quý trọng và gìn giữ những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
2. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ bài đọc, bảng phụ ghi phần luyện đọc
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- Ghi bảng 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó.GV tổ chức cho HS đọc câu khó.
- GV cho HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:
+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tươi vui.
+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.
+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
b. Hoạt động tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
* Cách tiến hành:
-HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?
+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
- Nêu nội dung bài
* KL: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng – những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
- Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của DT và nhắn nhủ mọi ngời hãy quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
3.3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào. 
* Cách tiến hành:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài
- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài
-Vì sao cần đọc như vậy?
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ GV đưa ra đoạn văn 3.
+ Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét 
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng
- HS nêu
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS theo dõi
3.4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
- Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì?
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
1. Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
	+ HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.
- Năng lực
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Bảng phụ, Bảng nhóm
 - Học sinh: Vở, SGK 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
	- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 - HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi:
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho 1 HS làm vở
- GV nhận xét HS
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu HS đọc đề bài toán
- Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Chốt lời giải đúng.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài
- GV giúp đỡ HS khi cần thiết
- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe
- HS thảo luận cặp đôi
+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
- 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán
+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
S
130km
147km
210m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
V
32,5km/ giờ
49km/giờ
35m/giây
- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS chữa bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
- HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên
Bài giải
Thời gian đi của ca nô là:
7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút
1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là:
30 : 1,25 = 24(km/giờ)
 Đáp số: 24 km/giờ
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS giải bài toán sau:
Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ?
- HS giải
 Giải
Đổi 1 giờ 40 phút = 1 giờ = giờ
Vận tốc của người đó là:
 25 : = 15 ( km/giờ)
	 ĐS : 15 km/giờ
- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Địa lý
CHÂU MĨ
1. Yêu cầu cần đạt
-Kiến thức
+ Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 	+ Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 	+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
 	+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
- Yêu thích môn học
*GDBVMT: 
 Liên hệ về:- Sự thích nghi của con người đối với môi trường. 
 - Trung và Nam Mĩ khai thác khoáng sản trong đó có dầu mỏ
 - Ở Hoa Kì sản xuất điện là một trong nhiều ngành đứng đầu thế giới. 
	- Năng lực
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
2. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	- GV: Quả địa cầu; tranh, ảnh về rừng A- ma- dôn
 	- HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": nêu đặc điểm dân cư và kinh tế châu Phi(Mỗi HS chỉ nêu 1 ý)
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
 - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn của lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Mĩ.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
1. Vị trí địa lý và giới hạn
- GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông - Tây
- Quan sát quả địa cầu và cho biết: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
+ Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào?
+ Quan sát H1 và cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào?
- Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu và đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?
- GVKL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ, Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
2. Đặc điểm tự nhiên
- GV chia lớp thành các nhóm
+ Quan sát H2 rồi tìm các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ?
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét 
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu?
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma- dôn?
- GVKL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên 2 bán cầu Bắc và Nam, vì thế Châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đớ ... học
-Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học 
- Vở bài tập toán
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3.1. Mở đầu 
- Khởi động, kết nối.
- Cho HS nêu cách tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
3.2. Luyện tập, thực hành
*Bài 1: HS làm cá nhân
*Bài 2: HS làm cá nhân
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
*Bài 3: HS làm vở.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 4: HS làm cá nhân
- GV gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3.3. Vận dụng, trải nghiệm 
- GV chốt: s =v x t; 
 v = s :t
 t = s :v
- Nêu cách tính thời gian?
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải
Thời gian của người đi bộ là:
11 : 4,4 = 2,5 (giờ)
	 Đáp số: 2,5 giờ
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải
Thời gian để máy bay bay được là:
1430 : 650 = 5,5 (giờ)
	Đáp số: 5,5 giờ 
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
Bài giải
Thời gian ô tô đi hết số quãng đường là:
279 : 46,5 = 6 (giờ)
	Đáp số: 6 giờ 
- HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
- HS nêu
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Khoa học
 CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
1. Yêu cầu cần đạt
	-Kiến thức
+ Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
+ Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
+ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 	- GV: Hình vẽ trang 110, 111 SGK 
 	- HS : SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:
+ Kể tên một số loại quả ?
+ Quả thường có những bộ phận nào ?
+ Nêu cấu tạo của hạt ?
+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ?
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ. 
* Cách tiến hành:
Hoạt động1 :  Quan sát
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn
- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.
- Trình bày kết quả 
- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu
Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây
- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm
- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.
- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp
- GV nhận xét 
- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV
- Nhóm trưởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :
* Ví dụ:
+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.
+ Đối với lá bỏng : chồi được mọc ra từ mép lá.
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày
- HS trồng cây theo nhóm
- HS quan sát 
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.
- HS báo cáo
- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa tốt.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Thứ sáu ngày 24 tháng 3 năm 2023
Toán 
LUYỆN TẬP
1. Yêu cầu cần đạt
	-Kiến thức
 + Biết tính thời gian của một chuyển động đều. 
	+ Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
	+ Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan
	+ HS làm bài 1, bài 2, bài 3.	
- Năng lực
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 - Giáo viên: Bảng phụ, bảng lớp
 - Học sinh: Vở, SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu cách tính v,s,t.
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. 
 - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.	
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 2 : HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào ?
- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS
- Viết số thích hợp vào ô trống 
- Tính thời gian chuyển động
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
s (km)
261
78
165
96
v(km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi
- Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.
- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.
 - Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:
Giải :
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là :
108 : 12= 9 (phút)
Đáp số : 9 phút
- 1 HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :
72 : 96 = 3/4 (giờ)
3/4 giờ = 45 phút
 Đáp số : 45 phút
- HS làm bài sau đó báo cáo kết quả
Bài giải
Đổi 10,5km = 10 500m
Thời gian để rái cá bơi là:
10 500 : 420 = 25 phút
 Đáp số : 25 phút
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Nêu công thức tính s, v, t ?
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Tập làm văn
 TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
1. Yêu cầu cần đạt
	-Kiến thức
 + Nắm được cấu tạo bài văn tả cây cối.
	+Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
- Năng lực
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học
 	- GV: Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số cây cối
 	- HS : SGK, vở viết
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
3.1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc một đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây ( lá, hoa, quả, rễ, thân). 
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS nghe
- HS nghe
- HS mở vở 
3.2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
* Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS làm bài 
- GV nêu đề bài. 
- Yêu cầu HS chọn một trong các đề bài đã cho.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 
- GV lưu ý HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
* HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi của HS
- GV giúp đỡ HS yếu
* Thu bài
- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.
- 1 HS đọc gợi ý (Tìm ý cho bài văn). Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp làm bài vào vở
3.3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 28
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà chọn một loài cây khác để tả cho hay hơn.
 - HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
..............................................................................................................................
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1. Mục tiêu
- Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
- Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
- Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS.
2. Chuẩn bị 	
Nội dung sinh hoạt
3. Các hoạt động dạy học
a.Tổ chức
b. Nội dung
a) Nhận xét 
* Ưu điểm
* Nhược điểm
b) Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Học và làm bài đầy đủ.
- Giữ gìn lớp học và khu chuyên sạch sẽ.
- Nhận xét giờ
4. Điều chỉnh sau bài học:
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_vu_dinh_thi.docx