Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Trần Đức Huân

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

 

docx 26 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 27/3/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2021
Tiết 1 CHÀO CỜ TUẦN 27
------------------------∆------------------------
Tiết 2: Toán. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
2. Kĩ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. HS làm bài 1, bài 2 , bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: 
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
10'
10'
10'
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính vận tốc chuyển động đều
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Thực hành
Bài 1: (tr.139)
- Gọi 1 HS đọc đề bài
- Muốn tính vận tốc ta làm như thế nào? 
- Yêu cầu 3 HS làm vào bảng phụ; HS còn lại làm vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Gọi HS nhận xét ,chữa bài 
- Có thể tính vận tốc bằng m/giây được không? Tính bằng cách nào?
- Yêu cầu HS về nhà tính bằng đơn vị m/giây, so sánh cách tính bằng đơn vị nào tiện hơn.
Bài 2: (tr.140)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài, giải thích mẫu.
- Yêu cầu HS viết vào bảng ở SGK hoặc hướng dẫn HS trình bày theo cách sau:
Với s = 130km; t = 4 giờ thì:
V = 130 : 4 = 32,5 (km/giờ)
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
+ Gọi HS khác nhận xét và chữa bài vào vở
Bài 3: (tr.140)
- Gọi 1 HS đọc đề bài, phân tích tự làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ.
+ Gọi HS nhận xét bài bạn.
+ Nhận xét, chữa, chốt bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính vận tốc.
- Chốt bài, liên hệ, mở rộng KT.
C. Kết luận:
- Gọi HS nêu lại cách tính vận tốc.
- Nhận xét giờ học, dặn dò HS.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2 bạn nhắc lại quy tắc.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc đề bài. 
- Lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Làm bài, chữa bài.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
Đáp số: 1050 m/phút
- Đổi 5 phút = 300 giây rồi tính hoặc lấy 1050 : 60.
- Đọc, giải thích, tính và điền vận tốc vào ô trống trong bảng.
- Làm bài vào vở.
- Đọc kết quả
Đáp số: a) 49 km/giờ
 b) 35m/giây
 c) 78m/phút
- Đọc, phân tích, thảo luận nêu cách giải.
Bài giải
Quãng đường đi bằng ôtô là:
25 - 5 = 20(km)
Vận tốc của ôtô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40 km/giờ
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc: TRANH LÀNG HỒ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm nhỏ, thực hành.
- Phương tiện: Trang minh hoạ bài đọc trong SGK. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
2'
12'
12'
8'
3'
A. Mở đầu.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học.
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Kết nối.
2.1. Luyện đọc 
- Gọi 1HS đọc toàn bài 
- Giới thiệu tranh làng Hồ lên bảng lớp và giới thiệu về mỗi tranh.
- Gọi HS chia đoạn: 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ và luyện đọc câu dài.
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm sau đó gọi đại diện một số nhóm đọc báo cáo.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Đọc diễn cảm toàn bài
2.2. Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + 2 và trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên một bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
+ Giới thiệu sơ qua về làng Hồ 
- Gọi 1HS đọc đoạn 3 trước lớp và trả lời câu hỏi: 
+ Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
- Cho HS đọc thầm lại đoạn 2 + 3.
+ Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và đoạn 3 thể hiện sự đánh giá của tác giải đối với tranh làng Hồ.
+ Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
- Nhận xét, chốt.
2.3. Luyện đọc lại.
- Đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn cần luyện lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm đôi
- Cho HS thi đọc.
- Nhận xét + khen những HS đọc hay.
C. Kết luận:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài văn.
- Nhận xét giờ học. 
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
+ 2 HS đọc bài + trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo.
- Chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “... tươi vui”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “...mái mẹ.
+ Đoạn 3: Còn lại
- 3HS đọc nối tiếp lần 1
- Tìm từ khó, luyện đọc từ khó.
- 3HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải.
- Luyện đọc câu dài.
- Đọc theo nhóm 3; 2 nhóm thi đọc
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Đọc thầm và trả lời:
- VD: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ
- 1HS đọc trước lớp và trả lời:
+ Kĩ thuật tạo màu rất dặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp....
- Đọc thầm.
+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng điệp cũng là một màu sáng tạo, góp phần làm đa dạng kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
Có thể trả lời:
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi.
+ Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc..
- Đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- Một vài HS thi đọc.
- Lớp nhận xét
- Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo
------------------------∆------------------------
Buổi chiều
Tiết 2: Chính tả ( nhớ-viết) CỬA SÔNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ cuối của bài Cửa sông.
2. Kĩ năng: Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Phương tiện, phương pháp
PT: Bảng phụ kẻ bài tập 2 .
PP: HĐ nhóm, cá nhân
III. Tiến trình dạy học	 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
15’
15’
2’
A. Mở đầu:
1. Kiểm tra bài cò 
2. Giới thiệu bài:
B. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Cá nhân
- Đọc mẫu.
- Đọc từng câu, cho hs rút ra từ khó, gv ghi bảng, hs phân tích, gv xoá bảng, cho hs viết vở nháp.
- Đọc mẫu lần 2.
- Nhắc cách viết, cách ngồi.
- Chấm 8 vở.
- Nhận xét bài chấm.
- Tổng kết lỗi.
2. Hoạt động 2: Cá nhân
a) Bài 2:
+ Cho hs làm bài cá nhân vào vở. Cho 2 hs làm trên bảng phụ.
- Phát bảng phụ cho 2 hs làm.
+ Gọi hs phát biểu ý kiến, nêu cách viết.
+ Mời 2 hs đính bài lên bảng, trình bày:
C. Kết luận.
- Nhắc các chữ hs viết sai nhiều.
- Về xem lại bài
- Xem trước: Tiết 1 Ôn tập giữa HKI.
- Nhận xét tiết học.
- Hs nhắc cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài và viết 2 tên người, tên địa lí nước ngoài
- HS l¾ng nghe .
- 1 hs đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối cuả bài Cửa sông.
- nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,
- HS nhớ, viết bài.
- HS soát bài.
- Sửa lỗi.
- 1 hs đọc yêu cầu bài 2.
+ Hs làm vở, giải thích cách viết.
Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-pô, A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi, Et-mân Hin-la-ri, Ten –sinh No-rơ-gay.
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân.
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong 1 bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ. Ấn Độ, Pháp.
 Viết giống như cách viết tên riêng VN, vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
+ Nhận xét.
+ 1 hs đọc lại.
- HS l¾ng nghe thùc hiÖn .
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 28/3/2021
Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 3 năm 2021
Tiết 1. Toán: QUÃNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu. HS làm bài 1, bài 
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề 
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: Bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
2’
7'
7'
17'
7'
10'
3’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Mời 02 bạn nêu lại quy tắc, công thức tính vận tốc.
- Nhân xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám ph: GTB, ghi đầu bài
2. Kết nối:
2.1. Bài toán 1:
- Gọi 1HS đọc đề bài toán 1 trong SGK trang 140.
- Gọi 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Nhận xét bài trên bảng giúp HS hiểu và nêu được cách tính quãng đường.
- Ghi bảng:
 42,5 × 4 = 170(km)
 v × t = s
- Muốn tính quãng đường ta làm thế nào?
- Ghi bảng công thức: s = v × t
- Yêu cầu HS lên bảng hoàn thành công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian.
- Gọi HS nhắc lại cách tính quãng đường .
2.2. Bài toán 2:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để giải BT.
- Gọi 1HS lên làm bài ở bảng, dưới lớp làm nháp.
- Gọi 1HS nhận xét bài của bạn.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
- Lưu ý HS có thể đổi số đo thời gian dưới dạng phân số
- Yêu cầu một vài HS nêu lại cách tính quãng đường.
3. Thực hành:
Bài 1: (tr.141)
- Yêu cầu HS đọc và làm bài vào vở.
+ Yêu cầu 1HS làm bài bảng phụ và trình bày trước lớp.
- Quan sát, hỗ trợ.
+ Gọi HS nhận xét, chữa bài.
+ Nhận xét, chữa, chốt bài.
Bài 2: (tr.141)
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài và thảo luận theo cặp, 1 cặp làm bài vào bảng nhóm, các cặp còn lại làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS làm vào vở (1 cách); ... - Lắng nghe, ghi vở.
- 1HS đọc bài.
- Nghe và đọc bài tập.
- Trao đổi bài theo cặp.
- Những HS làm bài vào phiếu lên dán trên bảng lớp
- Lớp nhận xét.
- 1HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Quan sát tranh ảnh và nghe GV giới thiệu
- Suy nghĩ, viết đoạn văn vào vở hoặc vở bài tập.
- Một vài HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Lắng nghe.
------------------------∆-----------------------
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 Khoa học
 CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Biết một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
2. Kĩ năng: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Luyện tập, thực hành
- Phương tiện: 1 tờ giấy khổ to ghi những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả cây cối. Tranh, ảnh SGK.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động Khởi động:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộp bí mật" với các câu hỏi như sau:
+ Kể tên một số loại quả ?
+ Quả thường có những bộ phận nào ?
+ Nêu cấu tạo của hạt ?
+ Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ?
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động Khám phá:(28phút)
Hoạt động1 :  Quan sát
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn
- Yêu cầu HS quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ.
- Trình bày kết quả 
- GVKL : ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2 : Cuộc thi làm vườn giỏi
- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp về cách trồng một số loại cây có cây con mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
- GV đi hướng dẫn giúp đỡ HS
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét, khen ngợi HS ham học hỏi, biết cách quan sát và trình bày lưu loát, dễ hiểu
Hoạt động 3 : Thực hành trồng cây
- GV tổ chức cho HS trồng cây từ bộ phận của cây mẹ ở vườn trường hoặc trong lớp.
- GV phát cây, lá, rễ cho HS theo nhóm
- Hướng dẫn HS cách làm đất, trồng cây.
- Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của cả lớp
- GV nhận xét 
- HS hoạt động trong nhóm theo định hướng của GV
- Nhóm trưởng điều khiển theo nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK. HS vừa kết hợp vừa QS hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung :
* Ví dụ:
+ Chồi mọc ra từ nách lá của ngọn mía. Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại. Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía.
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lồi lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm có một chồi.
+ Củ hành hoặc củ tỏi : chồi mọc ra từ phía đầu của củ.
+ Đối với lá bỏng : chồi được mọc ra từ mép lá.
- 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận về việc trồng cây từ bộ phận của cây mẹ.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau trình bày
- HS trồng cây theo nhóm
- HS quan sát 
3.Hoạt động Vận dụng:(2 phút)
- Báo cáo, chia sẻ kết quả quá trình phát triển cây mà mình trồng.
- HS báo cáo
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Chia sẻ lí do với mọi người lí do khiến cây con phát triển tốt hoặc phát triển chưa tốt.
- HS nghe và thực hiện
------------------------∆-----------------------
Tiết 2: Ôn Toán ÔN THỜI GIAN
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về thời gian.
- Giải được các bài toán lời văn có liên quan.
II. Phương tiện, phương pháp
	PT: Phiếu BT
	PP: Động não, HĐ nhóm, cá nhân
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
A. Mở đầu.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài:
35’
B. Hoạt động dạy học.
a) Bài 1: vbt-66
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đầu bài.
- YC Nêu kết quả
- Nhận xét
- Học sinh đọc. Nêu cách làm
- Học sinh làm bài theo nhóm vào phiếu BT.
- HS nêu kết quả.
- Giáo viên kết luận, chốt nội dung bài.
- Học sinh chữa bài
b) Bài 2: vbt-66
- YC HS đọc đầu bài. Nêu cách làm bài
- Học sinh đọc đầu bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Cho HS làm bài vào phiếu BT
- Nhận xét chốt bài
- Học sinh nêu cách làm
- Học sinh làm bài vào phiếu
- Dán phiếu lên bảng báo cáo kq.
c) Bài 3: vbt-67
- Cho HS đọc đầu bài.
- HS đọc
- Cho HS nêu cách làm bài và làm vào vở
- Chốt lại kết quả: 
- HS làm bài vào vở
- HS nêu kết quả và giải thích
- HS chữa bài
- Nhận xét chữa bài.
2’
 C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Khen những bạn tích cực làm bài.
------------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn Tiếng việt ÔN TẬP TẢ CÂY CỐI 
I. Mục tiêu
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi, tự hào về đất nước.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do.
II. Phương tiện, phương pháp 
	PT: Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đoạn văn. 
	PP: HĐ nhóm, cá nhân
III. Tiến trình dạy học:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2’
A. Mở đầu.
- Kiểm tra bài cũ.
- Giới thiệu bài.
B. Hoạt động dạy học.
8’
1. Luyện đọc:
- GV cho đọc bài theo đoạn như SGK.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
- HS đọc thầm bài.
- Lần lượt 3 HS. 
- Giáo viên cho HS đọc theo cặp.
- Học sinh đọc cặp.
- 1 HS đọc toàn bài. 
15’
3’
2. HS đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc diễn cảm 
- Tuyên dương HS đọc tốt nhất
C. Kết luận
- HS nêu nội dung bài
- Nhận xét tiết học.
- HS rèn đọc 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 131/3/2021
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02 tháng 4 năm 2021
Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết tính thời gian của một chuyển động đều. Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
2. Kĩ năng:Vận dụng kiến thức làm các bài tập có liên quan.HS làm bài1,bài 2, bài 3.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học
 II. Phương pháp - phương tiện:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm, cá nhân.
- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của hs
5’
2’
10’
10’
10’
 3’
A. Mở đầu.
1. Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3HS nhắc lại quy tắc và công thức tính thời gian, vận tốc của một chuyển động đều.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
2. Thực hành:
Bài 1: (tr.143)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1HS làm bài vào bảng phụ; dưới lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS ở mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- Gọi HS đọc bài làm và giải thích cách làm của mình.
- Gọi HS nhận xét và chữa bài vào vở.
- Nhận xét.
Bài 2: (tr.143)
- Gọi 1HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi 1HS làm bảng nhóm; HS còn lại làm vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Gọi HS đọc bài làm.
- HS nhận xét và chữa bài vào vở.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lưu ý HS khi làm bài, quãng đường và vận tốc cần tính theo cùng một đơn vị độ dài.
Bài 3: (tr.143)
- Gọi 1HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở,1HS lên bảng làm.
- Lưu ý HS: Khi tính xong kết quả cần phải ghi tên đơn vị thời gian chính xác vào kết quả.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài sau.
- 3HS nêu lại:
+) t = s : v à s = v × t à (muốn tìm số bị chia lấy thương nhân với số chia).
+) v = s : t (Tìm số chia lấy số bị chia chia cho thương)
- Lắng nghe, ghi vở.
- 1HS đọc.
- Làm bài, chữa bài.
s (km)
261
78
165
96
v (km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
+ 4,35 giờ = 4 giờ 21 phút
+ 2,4 giờ = 2 giờ 24 phút
- Đọc đề bài.
- Làm bài.
- Trình bày bài giải.
Bài giải
 Đổi 1,08m = 108cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường là: 108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút
- Đọc đề bài.
- Tính thời gian đại bàng bay được 72km.
- HS làm bài.
Bài giải
Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường là:
 72 : 96 = (giờ) 
 Đổi giờ = 45 phút
 Đáp số: 45 phút
------------------------∆-----------------------
Tiết 2. Tập làm văn TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Nắm được cấu tạo bài văn tả cây cối.
2. Kĩ năng: Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần.
3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm
4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Phương pháp - phương tiện dạu học:
- Phương pháp: Thực hành
- Phương tiện: Giấy kiểm tra. Tranh vẽ 
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động củaHS
3’
2’
10’
20’
3’
A. Mở đầu:
1. Ôn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
B. Hoạt động dạy học.
1. Khám phá: GTB, ghi đầu bài.
2. Kết nối:
- Hướng dẫn HS thực hành: Cho HS đọc đề bài và Gợi ý.
- Hỏi HS về sự chuẩn bị bài của mình.
- Dán lên bảng lớp tranh, ảnh đã chuẩn bị hoặc đặt các cây, trái lên vị trí trong lớp mà HS dễ quan sát.
3. Thực hành:
- Lưu ý các em về cách trình bày bài văn, cách dùng từ, đặt câu và cần tránh một số lỗi chính tả các em còn mắc phải ở bài Tập làm văn giờ trước.
- Cho học sinh làm bài.
- Quan sát, hướng dẫn học sinh.
- Thu bài.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng các bài thơ đã học.
- HĐTQ thực hiện.
- Lắng nghe, chép đề bài.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm lại.
- Một số HS trình bày ý kiến về đề mình đã chọn
- Chú ý lắng nghe.
- Làm bài.
- Nộp bài
------------------------∆-----------------------
Tiết 4 Sinh hoạt . NHẬN XÉT TUẦN 27
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
	- Hoạt động khác: Một số bạn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp.
 3. Phương hướng hoạt động tuần 28.
 - Ổn định tốt nề nếp học tập
	- Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng dịch covit
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.
	- Chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID 19,

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_27_tran_duc_huan.docx