- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
TUẦN 28 Ngày soạn: 02/4/2021 Ngày giảng: Thứ hai ngày 05 tháng 4 năm 2021 Tiết 1 CHÀO CỜ TUẦN 28 ------------------------∆------------------------ Tiết 2 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.Biết đổi đơn vị đo thời gian. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu. HS làm bài 1, bài 2. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: Luyện tập, thực hành - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Muốn biết mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy bao nhiêu km ta phải biết điều gì? - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng - Cho HS chia sẻ trước lớp: + Thời gian đi của xe máy gấp mấy lần thời gian đi của ô tô? + Vận tốc của ô tô gấp mấy lần vận tốc của xe máy ? + Bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian khi chuyển động trên một quãng đường? Bài 2 : HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét chốt lời giải đúng - HS đọc - Biết dược vận tốc của ô tô và xe máy. - HS làm vở, 1 HS lên bảng giải sau đó chia sẻ cách làm: Bài giải 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ Mỗi giờ ô tô đi được là : 135 : 3= 45 (km) Mỗi giờ xe máy đi được là : 135 : 4,5 = 30 (km) 1 giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy là : 45 - 30 = 15( km) Đáp số : 15 km - HS chia sẻ - Thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô. - Vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy - Cùng quãng đường, nếu thời gian đi của xe máy gấp 1,5 lần thời gian đi của ô tô thì vận tốc của ô tô gấp 1,5 lần vận tốc của xe máy - HS đọc - HS làm vở, 1 HS lên bảng cách làm Giải : 1250 : 2 = 625 (m/phút);1giờ = 60 phút Một giờ xe máy đi được là : 625 x 60 = 37 500 (m) 37500 m = 37,5 km Vận tốc của xe máy là : 37,5 km/ giờ Đáp số : 37,5 km/giờ 2’ 3.Hoạt động Vận dụng: - Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống - HS nghe và thực hiện 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 4 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2). 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. 3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Đất nước" - GV nhận xét - Giới thiệu bài - ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng bóc thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: Tìm ví dụ để điền vào bảng tổng kết sau: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Bài tập yêu cầu làm gì ? - Thế nào là câu đơn? Câu ghép ? - Có những loại câu ghép nào ? - Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng - Giáo viên nhận xét chữa bài. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài (5 HS) về chỗ chuẩn bị. - HS trả lời - HS nhận xét - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm + Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép) - HS nêu. + Câu ghép không dùng từ nối + Câu ghép dùng từ nối - HS làm bài vào vở, 1 HS đại diện làm bài bảng lớp. - HS nhận xét, chia sẻ - Các kiểu cấu tạo câu - Câu đơn Ví dụ: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. - Câu ghép Câu ghép không dùng từ nối 2’ 3.Hoạt động Vận dụng: - Câu văn dưới đây là câu đơn hay câu ghép: Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương. - HS nêu: câu ghép 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà luyện tập viết đoạn văn có sử dụng các câu ghép được nối với nhau bằng các cách đã được học. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 2 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 (tiết 2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc 3.Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS thi đọc bài “Tranh làng Hồ” và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài - ghi bảng - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, kết luận - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: - HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm - HS nhận xét 2’ 3. Hoạt động Vận dụng: - Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp - HS nêu, ví dụ: + HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà tiếp tục tập đặt câu - GV nhận xét tiết học - Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 3 Ôn Toán ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.Biết đổi đơn vị đo thời gian. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm 4. Năng lực: - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực tư duy và lập luận toán học, II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: Luyện tập, thực hành - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 3 giờ 15 phút = ...giờ A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ b) 2 giờ 12 phút = ... giờ A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ Bài tập 2: Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km? Bài tập3: Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu? Lời giải : a) Khoanh vào B b) Khoanh vào B Lời giải: Thời gian xe chạy từ A đến B là: 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ TB mỗi giờ xe chạy được số km là: 120 : 2 = 60 (km/giờ) Đáp số: 60 km/giờ. Lời giải: 2 giờ người đó đi được số km là: 30 – 3 = 27 (km) Vận tốc của người đó là: 27 : 2 = 13,5 (km/giờ) Đáp số: 13,5 km/giờ. 2’ 3.Hoạt động Vận dụng: - Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống - HS nghe và thực hiện 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Ngày soạn: 04/4/2021 Ngày giảng: Thứ ba ngày 06 tháng 4 năm 2021 Tiết 1 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. 2. Kĩ năng: HS làm bài 1, bài 2. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1a : HĐ cặp đôi - GV gọi HS đọc bài tập - Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi: + Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán ? + Đó là chuyển động cùng chiều hay ngược chiều ? + HS vẽ sơ đồ - GV giải thích : Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180 km từ hai chiều ngược nhau - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận Luyện tập Bài 1b: HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc bài tập - Yêu cầu HS làm tương tự như phần a - GV nhận xét , kết luận Bài 2: HĐ cặp đôi - HS đọc đề bài, thảo luận: + Muốn tính quãng đường ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét , kết luận - HS đọc - HS thảo luận - 2 chuyển động : xe máy và ô tô - Chuyển động ngược chiều - HS quan sát - HS làm vở,1 HS làm bảng lớp sau đó chia sẻ cách làm: Giải a, Sau mỗi giờ, cả ô tô và xe máy đi được quãng đường ... g số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4. ------------------------∆------------------------ Tiết 3 Tiếng Việt KIỂM TRA (đọc - hiểu, luyện từ và câu) Đề Ban giám hiệu chỉ đạo ra đề kiểm tra ------------------------∆------------------------ BUỔI CHIỀU Tiết 1 Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. 2. Kĩ năng: Vận dụng những hiểu biết về quá trình phát triển của côn trùng để có biện pháp tiêu diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khoẻ con người. 3. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động. - Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi: + Mô tả tóm tắt sự thụ tinh của động vật? + Ở động vật thông thường có những kiểu sinh sản nào? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Khám phá. Hoạt động 1: Làm việc với SGK - GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi: + Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? + Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? + Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với cây cối, hoa màu? - GVKL: Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận - GV cho HS thảo luận theo cặp + Gián sinh sản như thế nào? + Ruồi sinh sản như thế nào? + Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau? + Ruồi thường đẻ trứng ở đâu? + Gián thường đẻ trứng ở đâu? + Bạn có nhận xét gì về sự sinh sản của côn trùng? - GVKL: - Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 - Các nhóm bào cáo: + Bướm cải thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải. + Ở giai đoạn sâu, bướm cải gây thiệt hại nhất, sâu ăn lá rau nhiều nhất. + Để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra, trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp: bắt sâu, phun thuốc, diệt bướm... - Các nhóm quan sát hình 6, 7 SGK và thảo luận, báo cáo kết quả + Gián đẻ trứng. Trứng gián nở thành gián con. + Ruồi đẻ trứng. Trứng ruồi nở ra dòi hay còn gọi là ấu trùng. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Giống nhau: Cùng đẻ trứng + Khác nhau: Trứng gián nở ra gián con. Trứng ruồi nở ra dòi. Dòi hóa nhộng, nhộng nở thành ruồi con. + Ruồi đẻ trứng ở nơi có phân, rác thải, xác chết động vật + Gián thường đẻ trứng ở xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo + Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 2’ 3.Hoạt động Vận dụng. - HS vẽ hoặc viết sơ đồ vòng đời của một loại côn trùng vào vở. - HS nghe và thực hiện 1’ 4. Hoạt động sáng tạo. - Vận dụng kiến thức đã học để hạn chế tác hại của côn trùng đối với đời sống hàng ngày. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 2 Ôn TV ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu 2. Kĩ năng: Đọc trôi chảy các bài tập đọc 3.Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm. 4. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS thi đọc bài “Tranh làng Hồ” và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV nhận xét - GV giới thiệu bài - ghi bảng - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài 1: Ôn luyện tập đọc và HTL - Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc - Yêu cầu HS đọc bài gắp thăm được và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc. - GV nhận xét đánh giá. Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV nhận xét, kết luận - Từng HS lên bốc thăm chọn bài (xem lại 1- 2 phút) - HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - Dựa theo câu chuyện Chiếc đồng hồ, em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo câu ghép: - HS làm vào vở; 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ cách làm - HS nhận xét 2’ 3. Hoạt động Vận dụng: - Cho 1 HS đặt 1 vế câu, gọi 1 HS khác nêu tiếp vế còn lại cho phù hợp - HS nêu, ví dụ: + HS1: Nếu hôm nay đẹp trời + HS2: thì tôi sẽ đi dã ngoại 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà tiếp tục tập đặt câu - GV nhận xét tiết học - Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 3 Ôn Toán ÔN TẬP I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.Biết đổi đơn vị đo thời gian. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức về tính vận tốc, thời gian, quãng đường, đổi đơn vị đo thời gian để làm các bài tập theo yêu cầu 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm 4. Năng lực: Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy và lập luận toán học, II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: Luyện tập, thực hành - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian của chuyển động. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành: Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng: a) 3 giờ 15 phút = ...giờ A. 3,15 giờ B. 3,25 giờ C. 3,5 giờ D. 3,75 giờ b) 2 giờ 12 phút = ... giờ A. 2,12 giờ B. 2,20 giờ C. 2,15 giờ D. 2,5 giờ Bài tập 2: Một xe ô tô bắt đầu chạy từ A lúc 9 giờ đến B cách A 120 km lúc 11 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ xe chạy được bao nhiêu km? Bài tập3: Một người phải đi 30 km đường. Sau 2 giờ đạp xe, người đó còn cách nơi đến 3 km. Hỏi vận tốc của người đó là bao nhiêu? Lời giải : a) Khoanh vào B b) Khoanh vào B Lời giải: Thời gian xe chạy từ A đến B là: 11 giờ - 9 giờ = 2 giờ TB mỗi giờ xe chạy được số km là: 120 : 2 = 60 (km/giờ) Đáp số: 60 km/giờ. Lời giải: 2 giờ người đó đi được số km là: 30 – 3 = 27 (km) Vận tốc của người đó là: 27 : 2 = 13,5 (km/giờ) Đáp số: 13,5 km/giờ. 2’ 3.Hoạt động Vận dụng: - Vận dụng cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào thực tế cuộc sống - HS nghe và thực hiện 1’ 4. Hoạt động sáng tạo: - Về nhà tìm thêm các bài toán tính vận tốc, quãng đường, thời gian để luyện tập cho thành thạo hơn. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Ngày soạn: 07/4/2021 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 09 tháng 4 năm 2021 Tiết 1 Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2 , bài 3(a, b), bài 4. 3. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm 4. Năng lực: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học II. Phương pháp - phương tiện dạy học: - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải - Phương tiện: Bảng phụ. III. Tiến trình dạy học TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 5’ 1. Hoạt động Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi :Chọn quả bóng màu đỏ trong 3 hộp: Hộp 1 chỉ có bóng đỏ Hộp 2 có cả ba loại bóng: Xanh, đỏ, vàng Hộp 3 không có bóng đỏ Trong hộp 1 em có chắc chắn lấy được bóng đỏ không? Trong hộp 2 em có thể lấy được bóng đỏ không? Trong hộp 3 em có thể lấy được bóng đỏ không? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi HS: chắc chắn lấy được bóng đỏ. HS: có thể lấy được bóng đỏ. HS: không thể lấy được bóng đỏ - HS nghe - HS ghi vở 28’ 2. Hoạt động Thực hành Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. Viết phân số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần a và viết hỗn số chỉ phần đã tô màu của mỗi hình ở phần b. - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số - Yêu cầu HS làm bài - Lưu ý HS, khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào. - GV nhận xét , kết luận Bài 3(a, b): HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất - GV nhận xét chữa bài Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài, so sánh 2 phân số cùng mẫu và khác mẫu - GV nhận xét chữa bài - HS nêu - HS tự làm rồi chia sẻ kết quả: a. Hình 1: + Hình 2: Hình 3: + Hình 4: - Rút gọn các phân số: - HS nêu - Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm: - Quy đồng mẫu số các phân số - 2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo. a, - HS nêu - Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng làm, 2’ 3.Hoạt động Vận dụng. - GV nhắc lại cách so sánh và quy đồng các phân số - HS nhắc lại 1’ 4. Hoạt động sáng tạo. - Về nhà tìm hiểu thêm các cách so sánh phân số khác. - HS nghe và thực hiện ------------------------∆------------------------ Tiết 2 Tiếng Việt KIỂM TRA (Viết) Đề Ban giám hiệu chỉ đạo ra đề kiểm tra ------------------------∆------------------------ Tiết 4 Sinh hoạt . NHẬN XÉT TUẦN 28 1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần - Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ. - Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng. - Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng. - Hoạt động khác: Một số bạn chưa thực hiện tốt nội quy của lớp. 3. Phương hướng hoạt động tuần 29 - Ổn định tốt nề nếp học tập - Vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ phòng dịch covit - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân. - Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập. - Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. - Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch COVID 19
Tài liệu đính kèm: