Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học

 

docx 49 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Ngày soạn: 18/9/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2021
Tiết 1:Toán ( Dạy lớp 5 C )
Tiết 14:LUYỆN TẬP CHUNG
Mục tiêu:
Kiến thức: Biết nhân, chia hai phân số.
Kĩ năng: Chuyển số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với 1 tên đơn vị đo. HS làm bài 1, 2, 3.
Phẩm chất: Yêu thích môn toán, cẩn thận, chính xác.
Năng lực:
Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
Đồ dùng dạy học
GV:
HS: SGK, vở viết
Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động:
Cho HS tổ chức trò chơi "Ai nhanh và đúng hơn" với các phép tính sau:
a. 9 - 4 =	...	b. 3 +	5	= .....
10	5	2	10
c. 4 - 1 + 9 =..
10	10	10
GV nhận xét
Giới thiệu bài - Ghi bảng
HS chơi trò chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 3 thành viên. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi HS lên bảng làm nhanh 1 phép tính, sau đó tiếp đến bạn khác. Khi trò chơi két thúc, đội nào nhanh và đúng thì đội đó thắng.
HS nghe
HS ghi vở
2. HĐ thực hành:
*Mục tiêu: Nắm vững kiến thức, làm được các bài tập theo yêu cầu.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS vào vở, báo cáo kết quả
- Nhận xét chữa.
7 x 4 = 28 ;	2 1 ´ 3 2 = 9 ´ 17 = 153
9	5	45	4	5	4	5	20
1 : 7 = 1 ´ 8 = 8 
+ Có thể hỏi thêm học sinh:
+ Muốn nhân 2 phân số ta làm như thế nào?
+ Muốn chia 2 phân số ta làm như thế nào?
+ Muốn thực hiện các phép tính với hỗn số ta làm như thế nào?
Giáo viên nhận xét
Bài 2: HĐ cá nhân
Đọc yêu cầu bài 2.
Yêu cầu HS nêu lại cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
Nhận xét.
Bài 3: HĐ cá nhân
Đọc yêu cầu bài 3.
GV hướng dẫn mẫu
Yêu cầu HS làm bài cá nhân
GV nhận xét chữa bài
3. HĐ tiếp nối:
- Cho HS nhắc lại cách thực hiện các
phép tính với hỗn số.
4. HĐ sáng tạo:
- Về nhà vận dụng kiến thức vào thực
tiễn.
5 8	5	7	35
11 :11 = 6 : 4 = 6 ´ 3 = 18 = 9
5	3	5 3	5	4	20	10
Học sinh trả lời.
Học sinh nêu.
Học sinh trả lời.
Học sinh nghe
Tìm x:
HS nêu
Cả lớp làm vở, chia sẻ kết quả
x + 1 = 5	x ´ 2 = 6
4	8	7	11
x = 5 - 1 ;	x = 6 : 2
8	4	11 7
x = 3	x = 21
8	11
Cả lớp theo dõi
HS theo dõi
2m15cm = 2m + 15 m = 2 15 m
100	100
1m 75cm = 1m + 75 m = 1 75 m
100	100
5m36cm = 5m + 36 m = 5 36 m
100	100
8m 8cm = 8m + 8 m = 8 8 m.
100	100
- HS thực hiện.
- HS nghe và thực hiện.
Tiết 3. Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của bài tập1.
2. Kĩ năng: Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước viết một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
 * HS (M3,4) biết hoàn chỉnh các bài văn ở bài tập 1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
 * GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Ngữ liệu dùng để Luyện tập( Mưa rào) có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT. 
3. Phẩm chất: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, giáo dục bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bút dạ, 2 đến 3 tờ giấy khổ to
- HS: SGK, vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động hỗ trợ của GV
Hoạt động học của HS
1. HĐ khởi động
 Cho HS thi trình bày dàn ý của bài văn miêu tả một cơn mưa.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài -Ghi bảng
2. Thực hành
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đề văn mà Quỳnh Liên làm gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn?
 - Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến.
- Em có thể viết thêm gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Yêu cầu 4 em lên bảng và đọc đoạn văn
- Giáo viên nhận xét sửa chữa
- Yêu cầu các học sinh khác đọc
- Nhận xét, khen ngợi HS viết đạt yêu cầu
Bài 2: HĐ cả lớp
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Em chọn đoạn văn nào để viết ?
3.Vận dụng
Vận dụng kiến thức vào viết văn.
Dặn HS về nhà thực hành viết đoạn văn miêu tả và chuẩn bị bài học sau.
HS trình bày 
- HS theo dõi
- HS ghi vở
Học sinh đọc yêu cầu
- 5 học sinh đọc nối tiếp từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Các nhóm nối tiếp nhau phát biểu.
 + Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt, tới rồi tạnh ngay.
 + Đoạn 2: Ánh nắng và con vật sau cơn mưa.
 + Đoạn 3: Cay cối sau cơn mưa.
 + Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
 - Đoạn 1: viết thêm câu tả cơn mưa.
 - Đoạn 2: viết thêm các chi tiết miêu tả chị gà mái tơ, đàn gà con, ...sau cơn mưa.
 - Đoạn 3: viết thêm câu văn miêu tả một số cây, hoa sau cơn mưa.
 - Đoạn 4: viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
- 4 em viết bảng nhóm, lớp làm vở
- 4 học sinh đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét bổ sung ý kiến 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài văn
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập
- Học sinh nối tiếp nhau ý kiến.
+ Em viết đoạn văn tả quang cảnh trước khi cơn mưa đến.
+ Em viết đoạn văn tả cảnh cơn mưa
+ Em tả hoạt động của con người sau cơn mưa
- 2 HS viết bảng nhóm, HS viết vào vở
- 5-7 em đọc bài viết của mình
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. .................................................................................................................................
Tiết 4. Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
2. Kĩ năng: Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
3. Phẩm chất: Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh.
4. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động hỗ trợ của GV
Hoạt động học của HS
1. Mở đầu
Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều khiển)
Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu
3. Thực hành
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo giáo viên rồi chia sẻ trước lớp:
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
+ Bạn hiểu phóng xạ là gì?
+ Bom nguyên tử là gì?
+ Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
4. Vận dụng
- Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc.
- GV và HS nhận xét giọng đọc
- GV treo bảng đoạn 3.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt
- Nếu được đứng trước tượng đài, bạn sẽ nói gì với Xa-da-cô?
- Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên trái đất này ?
HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS ghi vở
Học sinh đọc bài, chia đoạn:
+ Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
+ Đ2: Tiếp đến .. nguyên tử
+ Đ3: tiếp đến ..644 con.
+ Đ4: còn lại.
- HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm
- HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
Cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi
Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới
- Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4)
- Lớp lắng nghe
- Đoạn 1: đọc to rõ ràng; 
- Đoạn 2: trầm buồn.
- Đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động. 
- Đoạn 4: trầm, chạm rãi.
- HS nhận xét
- HS quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- Học sinh thi đọc, lớp nhận xét
-HS trả lời
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. ................................................................................................................................. 
Ngày soạn: 18/9/2021
 Chiều: Thứ hai ngày 21/09 /2021
Tiết 1. Khoa học
CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ EM BÉ ĐỀU KHOẺ ?
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
2. Kĩ năng: Giúp đỡ phụ nữ có thai.	
3. Phẩm chất: Luôn có ý thức giúp phụ nữ có thai.
4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh ảnh 
 - Học sinh: Sách giáo khoa.	
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động hỗ trợ của GV
Hoạt động học của HS
1, Khởi động
Cho HS tổ chức trò chơi "Hỏi nhanh- Đáp đúng" với câu hỏi sau:
+ Nêu quá trình thụ tinh
+ Mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2, Hình thành kiến thức mới
* HĐ1: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ? 
- Y/c HS Quan sát H1, 2, 3, 4
- Thảo luận theo nhóm 4 điền vào phiếu học tập
- Yêu cầu ghi vào phiếu: 
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
- Kết luận: Sử dụng mục bạn cần biết trang 12 SGK
*HĐ2: Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai.
Thảo luận câu hỏi: 	
- Mọi người trong gia đình cần phải l ... S: SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Hoạt động mở đầu
 - Cho HS thi viết số từ khó, điền vào bảng mô hình cấu tạo từ các tiếng: tiến, biển, bìa, mía.
- GV đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đội HS thi điền
- HS nghe
- HS viết vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Chuẩn bị viết chính tả. 
*Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
- GV đọc toàn bài.
- Dáng vẻ người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
*Hướng dẫn viết từ khó : 
- Trong bài có từ nào khó viết ?
- GV đọc từ khó cho học sinh viết.
- Học sinh đọc thầm bài chính tả.
- Cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên một mảng nắng, thân hình chắc khoẻ, khuôn mặt to chất phát gợi lên nét giản dị, thân mật.
- Học sinh nêu: buồng máy, ngoại quốc, công trường, khoẻ, chất phác, giản dị.
 - 3 em viết bảng, lớp viết nháp
2.2. HĐ viết bài chính tả
- GV đọc lần 1.
- GV đọc lần 2 cho HS viết bài.
- HS theo dõi.
- HS viết bài
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài. 
- GV đọc soát lỗi
- Chấm 7-10 bài, chữa lỗi
- Học sinh soát lỗi.
- Đổi vở soát lỗi.
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu nội dung bài tập
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3: HĐ nhóm
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm 
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và sửa câu thành ngữ, ý chưa đúng.
- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp.
- Lớp làm vở.
- Các tiếng chứa uô: cuốn, cuộc, buôn, muốn,
- Các tiếng có chứa ua: của; múa
- Tiếng chứa ua dấu thanh đặt ở chữ cái đầu âm chính ua là chữ u.
- Tiếng chứa uô dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính uô là chữ ô.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài.
+ Muôn người như một (mọi người đoàn
kết một lòng)
+ Chậm như rùa (quá chậm chạp)
+ Ngang như cua (tính tình gàn dở khó nói chuyện, khó thống nhất ý kiến)
+ Cày sâu cuốc bẫm (chăm chỉ làm việc ruộng đồng)
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm
- Em hãy nêu quy tắc đánh dấu thanh của các tiếng: lúa, của, mùa, chùa
- HS trả lời
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. ............................................................................................................................
Ngày soạn: 22/9/ 2021
Chiều: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021
Tiết 1:Toán
Tiết 20: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. 
- Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. 
- HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Ổn định tổ chức
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- Hát
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành: 
Bài 1: HĐ cặp đôi
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài.
 - Gọi HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
Bài 2(a, c): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nhận nhận xét.
 GV đánh giá
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu đề bài 
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu cách đổi.
- Chữa bài, nhận xét bài làm.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- Thảo luận cặp, hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài.
- HS báo cáo kết quả, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2HS nêu, lớp nhận xét
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ
135m = 1350dm
342dm = 3420cm
15cm = 150mm
1mm= cm
1cm = m
1m = km
- HS nêu
- HS chia sẻ
 4km 37m = 4037m; 354 dm = 34m 4dm
 8m 12cm = 812cm; 3040m = 3km 40m
3. Hoạt động ứng dụng
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau:
 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữa nhật.
- HS đọc bài toán
- HS làm bài
Giải:
Đổi : 4 dam = 40 m.
Nửa chu vi thửa ruộng là :
480 : 2 = 240 (m)
Chiều rộng thửa ruộng là :
(240 – 40) : 2 = 100 (m)
Chiều dài thửa ruộng là :
100 + 40 = 140 (m)
Diện tích thửa ruộng là :
140 100 = 1400 (m2)
Đáp số : 1400 m2 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Về nhà đo chiều dài, chiều rộng mặt chiếc bàn học của em và tính diện tích mặt bàn đó.
- HS nghe và thực hiện.
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. ...............................................................................................................................
Tiết 2: Luyện từ và câu
Tiết 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu nghĩa của từ “hoà bình”(BT1): tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2).
- Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố(BT3).
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng vốn từ. Yêu thích cảnh làng quê.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng lớp viết nội dung bài tập 1, 2, 3 
 	- HS : SGK, vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "truyền điện": Đặt câu với cặp từ trái nghĩa mà em biết ?
- GV đánh giá
- Giới thiệu bài
- Chúng ta đang học chủ điểm nào?
- Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của từ loại hoà bình, tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình và thực hành viết đoạn văn.
- Học sinh thi đặt câu.
- HS nghe
- Học sinh lắng nghe
- Chủ điểm: Cánh chim hoà bình.
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gợi ý: Dùng bút chì khoanh vào chữ cái trước dòng nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình”
- Vì sao em chọn ý b mà không phải ý a?
- GV kết luận: Trạng thái hiền hoà yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người. 
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS làm bài theo cặp.
- GV nhận xét chữa bài
- Nêu nghĩa của từng từ, đặt câu với từ đó
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc
- HS làm bài
- Đáp án: 
+ ý b : trạng thái không có chiến tranh
- Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái, không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài
- 2 học sinh thảo luận làm bài :
- 1 học sinh nêu ý kiến học sinh khác bổ sung. 
 - Từ đồng nghĩa với từ "hoà bình" là "bình yên, thanh bình, thái bình."
- HS nêu nghĩa của từng từ và đặt câu
- Ai cũng mong muốn sống trong cảnh bình yên.
- Tất cả lặng yên, bồi hồi nhớ lại.
- Khung cảnh nơi đây thật hiền hoà.
- Cuộc sống nơi đây thật thanh bình.
- Đất nước thái bình.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- 1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở.
- 3-5 HS đọc đoạn văn của mình.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Từ hoà bình giúp en liên tưởng đến điều gì ?
- Từ hoà bình giúp en liên tưởng đến:
ấm no, an toàn, yên vui, vui chơi
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. ..............................................................................................................................
Tiết 3: Kể chuyện
 Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE- ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét được lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- GV: Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình.
	- HS: SGK, vở....
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS thi kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai” và nêu ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
3. Hoạt động luyện tập, thực hành kể chuyện
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em có thể đưa ra những giải pháp gì để trái đất luôn hòa bình, không có chiến tranh ?
- HS thi kể lại theo tranh 2-3 đoạn câu chuyện
- HS nghe
- HS ghi vở
- HS đọc đề bài
- HS nghe và quan sát
- HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
Điều chỉnh, bổ sung: .............................................................................................. ...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.docx